Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp tham mưu của Hiệu trưởng về việc xây dựng củng cố đội ngũ

doc 12 trang trangle23 17/08/2023 2193
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp tham mưu của Hiệu trưởng về việc xây dựng củng cố đội ngũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_bien_phap_tham_muu_cua_hieu_truong.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một vài biện pháp tham mưu của Hiệu trưởng về việc xây dựng củng cố đội ngũ

  1. PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài: - Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng và đa dạng về nhiều mặt, đòi hỏi thế hệ tương lai phải đáp ứng được nhu cầu của nhiều lĩnh vực khác nhau, nghĩa là chúng ta phải đào tạo ra một thế hệ mới với những con người mới được phát triển nhân cách toàn diện. Bậc học mầm non được xem là những viên gạch đầu tiên trong quá trình hình thành nhân cách con người. Vì vậy việc giáo dục nhân cách con người phải được bắt đầu từ bậc học mầm non. Trong đó giáo viên sẽ sử dụng và kết hợp hài hoà các phương pháp, biện pháp, phương tiện để tổ chức mang tính giáo dục với phương châm lấy trẻ làm trung tâm hoặc tổ chức cho trẻ hoạt động tích cực nhằm tạo ra môi trường phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. - Vì thế chúng ta càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ. Nơi trẻ bước đến ngưỡng cửa đầu tiên, vào ngày đầu xa mẹ, cái xinh cái đẹp đập vào ánh mắt trẻ thơ trước tiên đó là trường mấm non, mẫu giáo, chúng ta khẳng định rằng “Đội ngũ giáo viên” quyết định việc học bằng chơi, chơi bằng học của trẻ mẫu giáo; Cơ sở vật chất là cái vẽ đẹp bên ngoài dù là cơ quan hay trường học nó đều có sức lôi cuốn mọi người xung quanh, tác động quan hệ, mọi hoạt động. Đối với trường học mẫu giáo có đẹp, có đầy đủ cơ sở vật chất, dễ lôi cuốn phụ huynh đưa con em tới trường. Trường mầm non phải đạt chuẩn về cơ sở vật chất, phải đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường, thuận lợi cho trẻ tới trường. Trường phải kiên cố hoá có hàng rào, có cổng có biển trường, bóng mát, các phòng học phải thậy sự “Ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè” có đủ trang thiết bị đồ chơi để phục vụ cho việc dạy và học. - Muốn đạt tiêu chuẩn trên, Hiệu trưởng phải là người coi trọng trong công tác tham mưu, tham mưu đứng hàng đầu là cơ sở vật chất hoàn thiện dẫn đến kết quả mọi công tác. Muốn vậy Hiệu trưởng cần làm tốt công tác tham mưu với ban ngành đoàn thể ở địa phương và các cấp lãnh đạo để xây dựng cơ sở vật chất nên tôi quyết định chọn đề tài “Một vài biện pháp tham mưu của Hiệu trưởng về việc xây dựng củng cố đội ngũ” trường MG Mỹ Yên, xã Mỹ yên làm đề tài nghiên cứu, đối chiếu với thực tiễn địa phương, đối chiếu việc làm của bản thân, là cơ sở ban đầu trong việc đóng góp vào công tác dạy và học cho các cháu mẫu giáo hôm nay và mãi mãi về sau. - Nhằm làm rõ thực trạng về một vài biện pháp xây dựng và củng cố đội ngũ, thường rất phong phú và đa dạng, tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh thực tế nên tôi chỉ nghiên cứu vấn đề chính yếu đó là xây dựng và cũng cố đội ngũ. Nhằm khắc phục một số vấn đề hạn chế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường MG Mỹ Yên. 1
  2. Cơ sở lý luận và thực tiển đề tài: - Trường sở là điều kiện đầu tiên để hình thành một nhà trường đòi hỏi xã hội nói chung những người làm công tác giáo dục nói riêng phải có sự đổi mới mạnh mẽ, trong cách nghĩ, cách làm đối với sự nghiệp giáo dục “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, phát triển đúng hướng xã hội chủ nghĩa và vững chắc thể hiện sự chăm lo tương lai của dân tộc góp phần xây dựng đất nước. - Cùng với sự thay đổi của đất nước ngành học mầm non đã vươn lên mạnh mẽ, nhất là từ khi nhà nước có chủ trương “Đổi mới sự nghiệp giáo dục mầm non” đa dạng hoá các loại hình trường lớp, xã hội hoá giáo dục, mọi người mọi tầng lớp đều có trách nhiệm chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục với phương chăm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tạo điều kiện cho nhà trường vươn lên trong việc xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất. - Hiện nay phân cấp cơ sở vật chất trường mầm non, mẫu giáo là do chính quyền địa phương hỗ trợ và quyết định, tuy nhiên địa phương còn nhiều khó khăn phải giải quyết nhiều việc tồn tại trong xã hội, đời sống nhân dân còn khó khăn, đa số người dân sống nghề trồng lúa, nên mức sống còn thấp do đó việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn mặc dù kinh tế khó khăn nhưng tôi có cái nhìn và nghĩ rằng: Là người quản lí giáo dục mầm non không thể đào tạo con người nếu không có cơ sở vật chất tương ứng nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bật như hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã vận dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục chúng ta không thể hình dung được việc dạy học mà cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, bàn ghế không đúng qui cách lớp học chật hẹp, không mát mẽ làm sao không ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Dạy học mà không có đồ dùng để cháu học, không có dụng cụ cho cháu trãi nghiệm thì làm sao có hiệu quả cao. Càng không thể dạy trẻ tìm hiểu xung quanh với đề tài “Cây xanh” mà trong sân trường không có cây xanh, cũng không thể tổ chức vui chơi mà không có đồ chơi, giáo dục thể chất mà không có sân chơi bãi tập hoặc dụng cụ thể thao, giáo dục vệ sinh mà không có vòi nước sạch không có công trình vệ sinh, đây là con đường phấn đấu đi lên. - Khi có cơ sở vật chất người quản lí phải có kế hoạch thường xuyên, xây dựng bảo quản sử dụng có hiệu quả trang thiết bị trong nhà trường. Hiệu trưởng phải có uy tín trong việc tham mưu, có hiệu quả trong việc quản lí chỉ đạo cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, phát huy được tác động tích cực của những nguồn lực ủng hộ vào việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả cao, song cũng tránh làm mất niềm tin của các cấp lãnh đạo, cộng động và phụ huynh học sinh, đó là tình trạng không có mục đích mua sắm mà không sử dụng không bảo quản, làm mà không có hiệu quả, đó là chưa kể đến tình trạng tiêu cực xảy ra khi trang bị đồ dùng thiết bị, cơ sở vật chất. - Muốn tăng cường nguồn lực của các cấp, các ngành, phụ huynh học sinh, đều trước tiên trường mầm non phải phấn đấu xây dựng kế hoạch làm ra 2
  3. những đồ dùng dạy học, bảo đảm việc xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi gắn liền với việc sử dụng có hiệu quả. Từ cơ sở, nhiệm vụ đó ta phải giải quyết được mâu thuẫn bất hữu tạo nên được những quan điểm đúng đắn về việc thực hiện xã hội hoá giáo dục mầm non. Cơ sở pháp lý: - Trong các văn bản Nghị quyết của hội đồng Bộ trưởng có nêu: “Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật cho giảng dạy và học tập đồng thời có kế hoạch huy động các tiềm năng xã hội, tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Bộ Giáo dục chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất trường học. - Nghị quyết TW cũng đề ra những giải pháp quan trọng nhất có tính khả thi cao để phát triển giáo dục là tăng cường cơ sở vật chất trường học. - Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khoá X tại đại hội XI Đảng cộng sản Việt Nam cũng nêu rõ “Chăm lo phát triền giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên địa bàn xã, dân cư đặc biệt là ở vùng nông thôn và những vùng khó khăn” - Chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 của Bộ Giáo dục cũng khẳng định việc củng cố phát triển cơ sở vật chất của giáo dục mầm non là: Hiện đại hoá cơ sở trường lớp hiện có đảm bảo trường và sân chơi đúng qui định của Nhà nước, tất cả các trường mầm non phải có công trình vệ sinh đúng qui cách, có đủ nước sạch để trẻ dùng, đảm bảo môi trường trong lành cho trẻ. - Trang bị đủ đồng bộ thiết bị dạy và học, cần có sân chơi, có đồ dùng đồ chơi ngoài trời như trong Văn bản hợp số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 Ban hành điều lệ trường mầm non đã qui định chương IV những nội dung cơ sở vật chất thiết bị đối với trường mầm non. 2. Lịch sử đề tài: - Với sự tập hợp phong cách truyền đạt rất độc đáo, giàu kinh nghiệm và đầy thuyết phục của các cấp lãnh đạo, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức hữu ích và cần thiết cho công tác xây dựng củng cố đội ngũ mà trước hết là “Xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp”, tôi đã quyết tâm thực hiện tại đơn vị mình từ năm 2014 cho đến nay đặc biệt là trong năm học 2015-2016. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Sáng kiến được thực hiện áp dụng tại cơ sở Trường mẫu giáo Mỹ Yên, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu trong nhà trường để nghiên cứu. 3
  4. PHẦN II: NỘI DUNG. 1. Thực trạng đề tài: - Đơn vị Trường mẫu giáo Mỹ Yên là một trong những đơn vị trọng điểm của huyện, nếu xét về điều kiện sẽ đứng sau thị trấn Bến Lức. Thế nhưng từ những năm 2015 được xây dựng kiên cố. - Trước năm 2015 trường MG Mỹ Yên: Thực trạng như sau: Trường có 8 điểm và 10 lớp. Điểm chính : ấp 1 gồm 2 lớp. Điểm 2: ấp 1 gồm 2 lớp. Điểm 3: ấp 2 gồm 1 lớp. Điểm 4: ấp 3 gồm 1 lớp. Điểm 5 : ấp 4 gồm 1 lớp. Điểm 6: ấp 5 gồm 1 lớp Điểm 7: ấp 6 gồm 1 lớp Điểm 8: ấp 7 gồm 1 lớp Tổng số học sinh gồm có 309 cháu. Tổng số cán bô, giáo viên, nhân viên: 11, trong đó Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng 01; Giáo viên: 07; Nhân viên kế toán 01, nhân viên bảo vệ: 01. Trình độ của cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên, trong đó có 5 giáo viên đạt trên chuẩn, và có 2 giáo viên đạt chuẩn. Trường có tổng số 10 phòng học và không có văn phòng, trong đó phòng học đạt chuẩn cấp 4: 1 phòng được xây từ năm 2010, có 1 phòng nâng nền cơi nốc các phòng còn lại bán kiên cố nhưng là tiếp quản của các cơ quan khác. Sân chơi bãi tập các điểm chỉ tạm thời, rất chật hẹp như: điểm chính có hơn 70 cháu nhưng diện tích phòng học sân chơi chưa đầy 100 m 2, đồ dùng đồ chơi ngoài trời không đáng kể. Trước những năm 2010 có lớp tạm, dạy chung với tiểu học, sau đó dạy tạm nhà dân (ấp 7). Nguyên nhân thực trạng phân tích: Trong một thời gian do kinh phí chưa phát triển, sự hiểu biết về vai trò của giáo dục mầm non còn hạn chế đầu tư cho sự nghiệp giáo dục ít, dẫn đến quan niệm trường sở đơn giản phiến diện, giáo dục mầm non thường tiếp quản cơ quan khác hoặc mượn đình chùa, nói chung chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân về điều kiện chăm sóc giáo dục. 4
  5. Nhưng mục tiêu của ngành đề ra: Giáo dục mầm non trong luật giáo dục sửa đổi, trẻ phát triển thể chất, thẫm mĩ, trí tuệ, tình cảm hình thành những yếu tố ban đầu các trường mẫu giáo phải có đủ cơ sở đảm bảo đúng qui cách, không được coi nhẹ, vì liên quan chặt chẻ đến việc giáo dục hình thành nhân cách con người đồng thời có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển nòi giống của dân tộc. Qua nhiều năm quản lý ở trường tôi nhận thấy cơ sở vật chất của trường rất hạn chế, mặt dù hàng năm chúng tôi có kế hoạch, chỉnh trang sửa chữa, nhưng kết quả chưa được như ý muốn, các phòng học bán kiên cố hoạch tạm thời, diện tích chật hẹp ẩm thấp, không đúng quy định (do tiếp quản của cơ quan khác). Nhìn vào biểu bảng số liệu có biến đổi 2015 và hiện nay: TS Năm Tổng Sân Điện phòng Chia ra Hàng rào học số lớp chơi nước học Bán Kiên kiên Lưới B40 cố cố 2010 8 8 0 7 8 8 8 2011 9 9 0 8 8 8 8 2012 9 9 1 8 8 8 9 2013 9 9 1 8 8 8 9 2014 9 9 1 8 8 8 9 2015 10 10 6 4 Kiên cố 3 3 Tổng số học sinh gồm có: 329 cháu. Tổng số cán bô, giáo viên,nhân viên: 30 Trong đó Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng 02; Giáo viên: 20; Nhân viên kế toán 01, nhân viên bảo vệ: 02; cấp dưỡng: 04. Trình độ của cán bộ, giáo viên đạt 100% từ chuẩn trở lên, trong đó có 12 giáo viên đạt trên chuẩn, và có 6 giáo viên đang học trên chuẩn. 5
  6. Trường có tổng số 10 phòng học, trong đó 6 phòng kiên cố và 4 phòng bán kiên cố và có văn phòng, có các phòng chức năng. Sân chơi bãi tập có hơn 1000m 2 có cây xanh bóng mát đồ dùng đồ chơi ngoài trời rất đáng kể đủ chủng loại. - Để thực hiện thực trang trên chúng tôi đề ra các giải pháp giải quyết như sau: 2. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết: - Để xây dựng nội dung, xây dựng đội ngũ vững mạnh trước hết xây dựng “Trường ra trường, lớp ra lớp” chúng tôi đã có các giải pháp: a. Xác định nhiệm vụ của người hiệu trưởng quản lý trường lớp: - Trước hết Hiệu trưởng phải quyết tâm quán triệt quan điểm chỉ đạo, phát triển của Đảng, của ngành trong suốt quá trình quản lý nhà trường và tiếp theo. - Nghiên cứu phát huy, quy chế trong luật giáo dục, trong sổ tay cẩm nang người quản lý giáo dục. - Bền bỉ sáng tạo, vận dụng đúng đắn nhiều biện pháp mới, có thể đạt kết quả để xây dựng và phát huy sự nghiệp giáo dục mầm non ngày càng hoàn chỉnh, dù là trường thuộc diện nông thôn cũng phải đạt chuẩn tối thiểu, cần bám sát điều trong luật giáo dục làm cho lãnh đạo các cấp phụ huynh học sinh hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với con em. - Tự đánh giá theo trường đạt chuẩn, cụ thể những tiêu chí đạt, tiêu chí chưa đạt có lý do gửi đến Đảng ủy, Ủy ban, lãnh đạo Phòng Giáo dục b. Nhiệm vụ cụ thể Hiệu Trưởng. - Bản thân Hiệu trưởng với đạo đức, uy tính, phong cách làm việc của mình thật sự chuẩn mực, nhận thức đầy đủ mọi việc và hiện tượng bằng nhiều hình thức vận động, tuyên truyền tham mưu, trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất các lớp theo định hướng mục tiêu của ngành, của địa phương, đồng thời tổ chức sử dụng vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả .Tổ chúc bảo vệ hệ thống các lớp không những điểm chính mà còn các điểm phụ của ấp - Trang bị bổ sung cải tạo sửa chữa nâng cấp thường xuyên, để đạt hai mục tiêu trên, Hiệu trưởng phải phối hợp nhiều biện pháp c. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể của địa phương. Mẫu giáo Mỹ Yên là cơ sở tiếp quản từ một cơ quan khác (ấp 1) và đã được xây dựng rất lâu năm, các phòng học ở xung quanh là ao hồ, sát đường giao thông, nói chung không phù hợp để đáp ứng nhu cầu giáo dục MN. Việc 6
  7. đầu tiên để giải quyết, cần có địa phương hỗ trợ mới thành công nắm được đều đó chúng tôi tăng cường tham mưu kinh phí để cải tạo sửa chữa, điều chỉnh, sửa sang tạo cảnh quan môi trường sư phạm giáo dục mầm non đơn thần ở nông thôn. Với cơ sở hiện tại trước mắt, với tư tưởng quyết tâm của tôi, từ các cuộc họp giao ban, họp các ban ngành đoàn thể, họp chi bộ Đảng, họp hội đồng nhân dân, tôi đều có báo cáo tình hình thuận lợi, những điểm khó khăn của trường. Sự việc càng trở nên thuyết phục được từng thành viên trong lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, các ngành, các cấp không thể nào chậm chạp hoặc qua lo, mà còn kêu gọi các thành viên, các ngành, các cấp cần có quan tâm giúp đở chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non ở xã nhà. d. Lập kế hoạch xây dựng sửa chữa trình lên cấp trên và đạt kết quả năm 2015-2016 Trường đã xây dựng xong điểm chính đạt chuẩn quốc gia; thì tiếp tục trang bị các thiết bị còn lại bên trong phòng như: màn che, sáo che, các công trình môi trường sư phạm cần thiết khác đối với điểm phụ sửa chữa một số công trình như: lát gạch phòng học ấp 1, thay toàn bộ hệ thống điện nước, trang bị đèn quạt mát cho các lớp học: hơn 10 chiếc. Lập hệ thống rửa tay cho các cháu hợp vệ sinh, sửa chữa nhà và nơi vệ sinh. kinh phí gần 10.000.000 đồng do Ủy ban và phụ huynh đóng góp. Ngoài ra còn sửa chữa sân chơi các bồn bông xung quanh tạo vẽ mỹ quan của trường kinh phí vật tư và ngày công do phụ huynh đóng góp cho. Trường đã sửa chữa các phòng học ở các ấp như: * Điểm lớp ấp 1: Thay nóc dột, thay cột cổng, hàng rào, sửa cổng, sửa cửa lớp học, kinh phí gần 10.000.000đ, kinh phí do uỷ hội và mạnh thường quân ủng hộ * Dựng mái che điểm chính kinh phí 13.000.000đ (phụ huynh và Ủy ban đóng góp) * Kinh phí để chỉnh trang thành lớp học hơn 5.000.000đ do cha mẹ học sinh của lớp hổ trợ (điểm ấp 1) Biện pháp tham mưu: trước đây tôi đã tham mưu nhưng công việc không thành công, lí do chưa mạnh dạn, chưa làm cho chính quyền các cấp, nhân dân hiểu mình và đồng cảm với mình chưa thật sự làm cho lãnh đạo có ấn tượng tốt về trường mẫu giáo sự thuyết phục của bản thân chưa ảnh hưởng lớn đến các cấp lãnh đạo việc làm chưa hoặc định, các bước tiến hành chưa chính xác, việc gì cần trước sẽ làm trước. Nguyên nhân kết quả là do kế hoạch của chúng tôi đã được cấp uỷ và uỷ ban các ngành các cấp đều được thông qua nhiều lần mặt dù kinh phí không có hỗ trợ nhưng họ đã vận động tuyên truyền rộng rải đến cộng đồng, các ngành 7
  8. các nhà đầu tư trên địa bàn của xã để hỗ trợ kinh phí cụ thể như phụ huynh đóng góp hàng chục ngày công cho việc sửa chữa và xây dựng hàng chục triệu đồng cho việc trang bị dạy và học hoặc sửa chữa các đồ dùng đồ chơi ngoaì trời, và sau khi được tiếp nhận cơ sở mới. Do cơ sở vật chất tương đối khang trang sạch sẽ nên được Phòng, Sở cấp đồ dùng đồ chơi, đã chuyển tải xuống các ấp vì vậy đồ chơi các ấp đều có từ 4- 5 món trở lên làm cho đại đa số học sinh và phụ huynh hài lòng môi trường xanh được cũng cố các loại cây xanh đã phát triển duy trì sân chơi bóng mát. các chậu kiểng được mọc lên ở các lớp đều xanh tươi, mỗi lớp có từ 5-10 chậu hoa kiểng mặt dù cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh (điểm phụ) nhưng môi trường xanh đã tương đối xanh sạch đẹp. Trong lớp học đã tranh bị các loại kệ giá cho các lớp đủ để sử dụng, trang trí theo chủ đề trong năm đã trang bị hàng chục triệu đồng cho việc dạy và học bàn ghế cho học sinh, kinh phí do cha mẹ mạnh thường quân và uỷ ban đóng góp, tính đến nay mỗi giáo viên có hàng chục món đồ dùng đủ cho việc tổ chức hoạt động dạy và học, rất phù hợp cho việc đổi mới hình thức. Tóm lại: một số kết quả nhỏ bé trên là nhờ vào việc lập kế hoạch xây dựng và sửa chữa từ trước khi thực hiện cụ thể trong năm 2014 tôi dự kiến kế hoạch để trình lên cấp trên. e. Xây dựng nội quy, quy định chế độ sử dụng giữ gìn bảo quản các lơp học: Ngay những ngày đầu năm học mới chúng tôi bàn giao từng lớp học cho giáo viên đảm trách về việc điện nước, cơ sở phòng học, cửa lớp, sân bãi, bồn hoa, chậu kiểng, soạn ngay nội quy qui định bảo quản các lớp chăm sóc cây xanh duy trì cây xanh, tắt điện, tắt nước trước khi ra về, tiết kiệm không lãng phí, hằng năm vệ sinh bụi bám bàn ghế, sàn nhà, trần nhà hàng tháng vệ sinh nền dội nước,vệ sinh màn, trải bàn các nội dung trên cập nhật vào sổ báo cáo tháng, và báo trên cuộc họp, giáo viên sẽ phản ánh những thuận lợi khó khăn khi thực hiện đồng thời giáo dục các cháu ý thức thói quen tốt giữ gìn lớp học, không bôi bẩn lên tường, gạch biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng qui định biết lao động tự phục vụ, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân khi đi ra ngoài, biết tự nguyện tự giác, nhặt rác bỏ vào đúng nơi qui định, biết lao động như người lớn giáo dục cháu đúng theo tinh thần của ngành là đưa giáo dục môi trường vào ngành giáo dục mầm non. Kết quả: Ban giám hiệu nhà trường đã nhiệt tình tích cực trong công tác kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở cùng nhau tiến bộ, giáo viên điều chỉnh sửa chữa kịp thời sau kiểm tra, đội ngũ ý thức rằng sử dụng tốt và biết giữ gìn lớp học là quyền lợi và nghĩa vụ của mình. 8
  9. f. Thực hiện chế độ kiểm tra đánh giá chất lượng bảo quản cơ sở trường ra trường lớp ra lớp. Mỗi công trình xây dựng sửa chữa đều xác định rỏ khả năng chịu đựng độ bền, vì vậy tổ chức kiểm tra định kỳ để ngăn chặng kịp thời những cái hư hỏng, hoặc sử dụng sai mục đích chúng tôi cùng tổ nhóm kiểm tra việc sử dụng và bảo quản đồ dùng trong phòng, đồ dùng ngoài trời, có biên bản lưu sổ. Tổng hợp ý kiến so sánh kiểm tra kì trước tăng giảm, lí do, từ việc kiểm tra đã giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm của giáo viên vì vậy việc tiến tới mục tiêu xây dựng “trường ra trường, lớp ra lớp” đã góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Hiệu quả của sáng kiến: - Việc xây dựng và củng cố đội ngũ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là công tác mà người quản lí trường học đều mong mỏi thành công đạt mục tiêu giáo dục đề ra vì vậy chúng tôi nghỉ rằng, đây là việc làm thường xuyên và liên tục đòi hỏi người Hiệu trưởng cần phải kiên trì nhẩn nại vượt mọi khó khăn phấn đấu hoàn thành trong các lĩnh vực, không tự hài lòng với khả năng kết quả đạt được mà chú ý công tác xây dựng sửa chữa cơ sở vật chất, xây dựng được “trường ra trường, lớp ra lớp” thì mới xây dựng thành công công tác củng cố đội ngũ. - Cụ thể năm học 2015-2016: - Tổng số học sinh gồm có 329 cháu. - Tổng số cán bô giáo viên nhân viên: 30 Trong đó Hiệu trưởng: 01; Phó hiệu trưởng 02; Giáo viên: 20; Nhân viên kế toán 01; nhân viên bảo vệ: 02; cấp dưỡng: 04. So với năm hoc 2013-2014 (tăng 50% đội ngũ) - Trình độ của cán bộ giáo viên đạt 100% từ chuẩn trở lên, trong đó có 12 giáo viên đạt trên chuẩn, và có 6 giáo viên đang học trên chuẩn. - Trường có tổng số 10 phòng học trong đó 6 phòng kiên cố và 4 phòng bán kiên cố và có văn phòng, có các phòng chức năng. - Sân chơi bãi tập có hơn 1000m2 có cây xanh bóng mát đồ dùng đồ chơi ngoài trời rất đáng kể đủ chủng loại. - Hiện đại hoá cơ sở bảo đảm diện tích lớp hoặc sân chơi đúng qui định của nhà nước là tất cả trường mầm non phải có công trình vệ sinh, có nguồn nước sạch để trẻ dùng đảm bảo môi trường để trẻ chơi “Thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông” xây dưng đội ngũ đủ mạnh về tư tưởng vững về chuyên môn để đáp ứng nhu cầu, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo môi trường của ngành đề ra. 9
  10. III.PHẦN KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp và bài học kinh nghiệm. - Với một vài biện pháp để xây dựng đội ngũ, mặt dù kết quả rất nhỏ bé tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau: - Xác định rõ vai trò trách nhiệm của người việc quản lý cũng được nêu cao ý thức trách nhiệm, tìm tòi học hỏi thường xuyên nâng cao trình độ của bản thân về xây dựng uy tính là điều quan trọng. - Kiên trì bền bỉ trong công tác tham mưu xây dựng sửa chữa, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể biết qui động cộng đồng xã hôi tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện phương chăm “nhà nước và nhân dân cùng làm” có kế hoạch chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ, đồng thời xây dựng bầu không khí tâm lý sư phạm trường mẫu giáo, thuận lợi trong tập thể sư phạm đột phá trong nhà trường có tinh thần kỉ luật có ý thức trách nhiệm, biết tiết kiệm, bảo vệ của công, biết bảo quản trường lớp tốt, (trong đó người đứng đầu đơn vị phải là gương mẫu), phải có kế hoạch hoá xây dựng cơ sở vật chất, điều chỉnh duy trì “trường ra trường, lớp ra lớp” theo định hướng trường đạt chuẩn quốc gia. - Kiên trì bền bỉ phối hợp các bộ phận trong nhà trường thường xuyên phân công, phân nhiệm cho phù hợp với từng đối tượng, từng bộ phận để có sự đôn đốc kiểm tra, Sau những đợt kiểm tra có tổ chức rút kinh nghiệm để điều chỉnh và sửa chữa. 2. Khả năng ứng dụng: Sáng kiến được triển khai ứng dụng tại đơn vị có hiệu quả và có khả năng lan tỏa đồng nghiệp. 3. Những kiến nghị: Không./. 10
  11. Mục lục Phần một : Lời nói đầu I. Lý do chọn đề tài trang: 1 III. Lịch sử đề tài : trang: 4 Phần hai: Nội dung 1. Thực trạng đề tài : trang: 4 2. Các giải pháp : trang: 6 3. Hiệu quả của SKKN: trang: 10 III. Phần kết luận : trang : 11 1. Tóm lược, và bài học kinh nghiệm trang :12 Ý kiến đề xuất: 11