Báo cáo mô tả sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế rắn nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

doc 11 trang vanhoa 5780
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo mô tả sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế rắn nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mo_ta_sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_thu_gom_van_ch.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo mô tả sáng kiến kinh nghiệm - Giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế rắn nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : 01/2018/SK 1. Tên sáng kiến: Giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế rắn nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bảo vệ môi trường – Quản lý chất thải y tế. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết ( Nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ): Hệ thống văn bản pháp luận quy định liên quan đến hoạt động quản lý chất thải y tế bao gồm của Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại; Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quản lý chất thải y tế. Bên cạnh đó theo Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh Kon Tum đến năm 2020 nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng cũng như định hướng các giải pháp quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Theo đó định hướng đầu tư 2 cụm xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Y dược cổ truyền (nay là Bệnh viện YDCT-PHCN) và Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi. Để thống nhất phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giúp thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường trước những tác động xấu của chất thải y tế nguy hại. Đối với Sở Y tế cũng là căn cứ để triển khai các hoạt động chỉ đạo, theo dõi và giám sát việc tuân thủ hoạt động quản lý chất thải y tế tại các cơ sở có phát sinh chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
  2. b) Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Kon Tum: * Nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế trên địa bàn (gồm: các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, trạm y tế, các đơn vị y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản xuất, kinh doanh dược phẩm). Chất thải y tế gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. Chất thải rắn y tế là những chất thải phát sinh từ cơ sở y tế, được quy định cụ thể tại Điều 4, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường. * Khối lượng chất thải rắn phát sinh toàn tỉnh Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh Kon Tum là: Chất thải lây CTNH không Chất thải y tế Loại hình cơ sở y tế trên Tổng số TT nhiễm lây nhiễm thông thường địa bàn tỉnh cơ sở (tấn/năm) (tấn/năm) (tấn/năm) 1 Bệnh viện công lập 11 65,95 16,4 297,95 2 Trạm y tế 102 9,2 2,29 65,06 3 Phòng khám đa khoa 7 4,5 1,1 28,34 4 Trung tâm tuyến tỉnh 6 1,7 0,43 14,69 5 Cơ sở y tế khác (*) 6 0,29 0,07 2,52 6 Cơ sở y tế tư nhân 165 4,18 1,04 61,2 Tổng cộng 297 85,82 21,33 469,76 Ghi chú: (*) Trường Trung cấp Y tế, TTYT thành phố Kon Tum, TTYT các huyện Ngọc Hồi và Ia H’Drai. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý hiện tại còn nhiều hạn chế, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng nếu không kịp thời xử lý. Đơn vị tính : Giường bệnh Số giường bệnh Số Số theo quy hoạch giường giường TT Tên bệnh viện bệnh kế bệnh Năm Năm Năm hoạch thực kê 2010 2015 2020 năm 2017 năm 2017 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 400 500 750 500 550 2 Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi 110 250 300 170 220 3 Bệnh viện Phục hồi chức năng - 100 150 50 50 4 Bệnh viện Y Dược cổ truyền 50 100 150 75 98 5 TTYT huyện Đăk Glei 50 100 120 60 108 6 TTYT huyện Đăk Hà 60 120 150 70 130 7 TTYT huyện Đăk Tô 70 120 150 85 149
  3. Số giường bệnh Số Số theo quy hoạch giường giường TT Tên bệnh viện bệnh kế bệnh Năm Năm Năm hoạch thực kê 2010 2015 2020 năm 2017 năm 2017 8 TTYT huyện Kon Plong 50 80 100 50 50 9 TTYT huyện Kon Rẫy 55 100 120 55 55 10 TTYT huyện Sa Thầy 55 100 120 60 118 11 TTYT huyện Tu Mơ Rông 30 80 100 50 50 TTYT huyện IaH’Drai 12 (Hiện nay đang xây dựng, số - - 50 20 20 giường bệnh tính tại PKĐKKV) Thực tế cho thấy hệ thống mạng lưới các bệnh viện có xu hướng mở rộng hơn so với quy hoạch do mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi và yêu cầu ngày càng cao của người dân, sự phát triển của nền y học nước nhà cũng như ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch đến năm 2015, tất cả các TTYT huyện đều không phát triển đạt quy mô giường bệnh kế hoạch như kỳ vọng. Tất cả đều thấp hơn mức quy hoạch của năm 2015. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi, TTYT huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Đăk Hà và Sa Thầy có số giường bệnh thực kê năm 2017 cao hơn nhiều so với chỉ tiêu giường bệnh được giao trong năm. * Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Kiểm định Công Công suất chất Tên Bệnh viện nghệ Năm lắp đặt thiết kế lượng xử lý (Kg/h) công nghệ 01 lò được lắp 25Kg/giờ BVĐK tỉnh Kon Tum Lò đốt đặt năm 2001, Có 02 lò năm 2012 BVĐKKV Ngọc Hồi Lò đốt 2009 15Kg/giờ Có Bệnh xá khu điều trị phong Lò đốt 2012 15Kg/giờ Không Đăk Kia Bệnh viện Y dược cổ truyền Lò đốt 2012 15Kg/giờ Có Bệnh viện Phục hồi chức năng Lò đốt 2012 15Kg/giờ Không TTYT huyện Đăk Glei Lò đốt 2011 15Kg/giờ Có TTYT huyện Đăk Tô Lò đốt 2008 15Kg/giờ Có TTYT huyện Tu Mơ Rông Lò đốt 2013 15Kg/giờ Có TTYT huyện Đăk Hà Lò đốt 2012 15Kg/giờ Không TTYT huyện Kon Rẫy Lò đốt 2013 15Kg/giờ Có TTYT huyện Kon Plông Lò đốt 2011 15Kg/giờ Có
  4. Kiểm định Công Công suất chất Tên Bệnh viện nghệ Năm lắp đặt thiết kế lượng xử lý (Kg/h) công nghệ TTYT huyện Sa Thầy Lò đốt 2012 15Kg/giờ Có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lò đốt 2009 15Kg/giờ Không Hiện nay, tại tỉnh Kon Tum đang áp dụng mô hình xử lý tại chỗ, các lò đốt được đầu tư với công suất thiết kế là 15 kg/giờ. Các công trình xử lý chất thải y tế tại chỗ đều đặt trong khuôn viên của các bệnh viện. Các cơ sở y tế một số nơi chưa được trang bị phương tiện vận chuyển chất thải y tế đúng theo quy định. Đối với các đơn vị chưa có lò đốt chất thải thì các chất thải y tế được xử lý theo phương pháp chôn lấp hoặc thuê bệnh viện khác xử lý. Tất cả các cơ sở y tế đều xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ lò đốt 2 buồng (buồng đốt sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO). Các lò đốt đều có công suất nhỏ (15 Kg/ngày đêm). Một số đơn vị lò đốt đã xuống cấp, hư hỏng không thể hoạt động được. Bên cạnh đó, đối với các lò đốt còn hoạt động thì lượng khói bụi phát sinh tại lò đốt gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường không khí, do đặt gần khu dân cư nên gặp phải sự phản đối của người dân xung quanh. Tên đơn vị Số lò đốt Tình trạng hoạt động 02 lò mới đầu tư năm 2012 không BVĐK tỉnh Kon Tum 3 hoạt động được; lò đầu tư năm 2001 còn hoạt động BVĐKKV Ngọc Hồi 1 Đang hoạt động Bệnh xá khu điều trị phong Đăk Kia 1 Đang hoạt động BV Y dược cổ truyền 1 Đang hoạt động BV Phục hồi chức năng 1 Không hoạt động BVĐK huyện Đăk Glei 1 Đang hoạt động BVĐK huyện Đăk Tô 1 Đang hoạt động BVĐK huyện Tu Mơ Rông 1 Không hoạt động BVĐK huyện Đăk Hà 1 Đang hoạt động BVĐK huyện Kon Rẫy 1 Đang hoạt động BVĐK huyện Kon Plong 1 Đang hoạt động BVĐK huyện Sa Thầy 1 Đang hoạt động * Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại Phát sinh chất thải y tế trong năm 2017 Chất thải nguy TT Tên đơn vị Chất thải rắn y tế Chất thải thông hại không lây lây nhiễm (kg) thường (kg) nhiễm (kg) 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 51.100 4.5 113.150 2 Bệnh viện Phục hồi chức năng 130 5 3.000 3 Bệnh viện Y dược cổ truyền 1.800 87 18.000
  5. Phát sinh chất thải y tế trong năm 2017 Chất thải nguy TT Tên đơn vị Chất thải rắn y tế Chất thải thông hại không lây lây nhiễm (kg) thường (kg) nhiễm (kg) 5 Trung tâm Giám định y khoa 0 0 0 6 Bệnh viện Quân y Tiểu đoàn 24 7 Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà - Bệnh viện 3.240 15 21.600 - Trạm Y tế các xã, thị trấn 66 22 7.920 8 Trung tâm Y tế huyện Đăk Sa Thầy - Bệnh viện 2.229 120 9.150 - Phòng khám đa khoa khu vực Ya Xia 150 6 686 - Trạm Y tế các xã, thị trấn 1.552 - 5.943 9 Trung tâm Y tế huyện Kon Plong - Bệnh viện 2.121 10 2.000 -Trạm Y tế các xã, thị trấn 2.400 - 3.200 10 Trung tâm Y tế huyện Kon Rẫy - Bệnh viện 1.800 40 6.900 - Phòng khám đa khoa khu vực thị trấn 120 15 200 ĐăkRVe -Trạm Y tế các xã, thị trấn 151 5 1.072 11 Trung tâm Y tế huyện Ia Hdrai - Bệnh viện 40.8 71.3 1.152 - Trạm Y tế các xã 25 52 715 12 Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum - Trung tâm Y tế 0.5 - Trạm Y tế các xã, phường 4 6 4 13 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Cơ sở 1: 252 Bà Triệu 95 100 1.080 - Cơ sở 2: 525 Bà Triệu 125 135 982 - Cơ sở 3: 125 Hai Bà Trưng 80 90 976 - Cơ sở 4: 55 Phan Kế Bính 45 50 720 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, thực 14 18 36 120 phẩm, mỹ phẩm 15 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm 16 Trường Cao đẳng y tế (khoa Y) 116 phòng khám tư nhân, phòng xét 17 635 nghiệm tư nhân 1 Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi 5.584 1.030 58.500 2 Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei Bệnh viện 2.360 5 20.620 Phòng khám đa khoa khu vực + Phòng khám ĐKKV Mường Hoong 40 - 30 + Phòng khám ĐKKV Đăk Môn 120 - 360 Trạm Y tế các xã, thị trấn 229 - 1.020
  6. Phát sinh chất thải y tế trong năm 2017 Chất thải nguy TT Tên đơn vị Chất thải rắn y tế Chất thải thông hại không lây lây nhiễm (kg) thường (kg) nhiễm (kg) 3 Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô Bệnh viện 1.752 256 12.775 Trạm Y tế các xã, thị trấn 1.719 - 10.731 4 Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông Bệnh viện huyện 490 5 2.350 PKĐKKV- Đăk Rơ Ông 107 0.3 1.038 Trạm Y tế các xã, thị trấn 695 5 3.276 5 Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi - Trung tâm Y tế - Phòng Khám ĐKKV Đắk Dục 60 84 60 - Trạm Y tế các xã, Thị Trấn 288 346 299 39 phòng khám tư nhân 214 TỔNG CỘNG 30.531 2.594 196.588 Đối với các PKĐKKV, TYT xã ở vùng xa và khó khăn thì vẫn sử dụng phương pháp đốt thủ công và chôn lấp tại chỗ. Trong các đơn vị, ngoại trừ có lò đốt tự xử lý chất thải rắn nguy hại do cơ sở phát sinh còn xử lý cho các cơ sở y tế trên địa bàn xung quanh như các phòng khám, Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn trực thuộc đơn vị. Đối với các cơ sở không tự xử lý được trên địa bàn thành phố Kon Tum thì hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Lộc Hoa để vận chuyển chất thải y tế đến các cơ sở có lò đốt chất thải y tế để xử lý. Đối với Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông mặc dù có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại nhưng đã hỏng và Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai là đơn vị mới được thành lập thì thực hiện đốt và chôn lấp thủ công thực hiện đốt và chôn lấp thủ công trong khuôn viên của đơn vị. Tại các phòng khám tư nhân, chưa có số liệu thống kê cụ thể số lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trong năm của các phòng khám, trong thời gian tới cần thiết có biện pháp quản lý nghiêm túc đối với các phòng khám này. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: (Nêu vấn đề cần giải quyết). Tổ chức phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm xử lý chất thải rắn y tế theo công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt trong cùng khoang xử lý. - Nội dung giải pháp ( Chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể, rõ ràng cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp):
  7. Xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế cho các cơ sở phát sinh chất thải y tế rắn, nguy hại, lây nhiễm không sắc nhọn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng quy định, góp phần bảo vệ môi trường. * Địa bàn xử lý chất thải y tế theo cụm Cụm xử lý tại Bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum: Công suất thiết kế là 40 kg/mẻ thì có thể xử lý với công suất 400 kg/ngày. Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại Bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum sẽ xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plong, Sa Thầy, Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum. Ngoài ra, cụm Bệnh viện Y học cổ truyền còn chịu trách nhiệm xử lý cho các cơ sở thuộc hệ dự phòng, trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh Kon Tum (Khoa Y), các trạm y tế xã, phường; các phòng khám y khoa, phòng xét nghiệm, Bệnh viện Quân y Tiểu đoàn 24, các phòng khám thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh. Cụm xử lý tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi: Với công suất thiết kế là 20 kg/mẻ thì có thể xử lý với công suất 200 kg/ngày. Cụm xử lý chất thải y tế nguy hại BVĐKKV Ngọc Hồi sẽ xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Tu Mơ Rông và huyện Ngọc Hồi. * Phân loại chất thải y tế Đối tượng thu gom chất thải y tế nguy hại để xử lý theo công nghệ vi sóng tại Bệnh viện Y dược cổ truyền và Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi là chất thải y tế nguy hại lây nhiễm không sắc nhọn. Trường hợp nếu trong chất thải y tế có vật sắc, nhọn, cứng như kim loại với bất kỳ hình dạng và kích thước nào, chất thải hóa học nguy hiểm (dược phẩm, hóa chất y tế, chất gây độc tế bào), kim loại nặng, chất phóng xạ, chất nổ, chất gây mê, chất dễ cháy, các bình áp suất, bình kín sẽ gây gãy bộ lưỡi dao và hư hại các thiết bị điện, cơ, cảm biến khiến hệ thống không thể hoạt động được. Do đó việc phân loại đúng chất thải y tế nguy hại để thu gom đóng vai trò rất quan trọng để duy trì tính bền vững của hệ thống. Do đó việc phân loại chất thải y tế phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Liên Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên – Môi trường. * Thu gom chất thải y tế lây nhiễm - Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom. Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
  8. Đối với việc thu gom, lưu giữ chất thải y tế tại các cơ sở y tế, căn cứ số lượng chất thải y tế phát sinh mà có phương án lưu giữ cụ thể, trường hợp lưu giữ chất thải y tế nguy hại cần tuân thủ các quy định về nhà lưu giữ chất thải y tế. Trong quá trình thu gom chất thải y tế, nhân viên thu gom cần ghi rõ nguồn gốc chất thải y tế nguy hại lây nhiễm được thu gom tại nơi nào (ghi rõ khoa phòng, nơi phát sinh chất thải), khi nào (ghi rõ ngày, tháng, năm thu gom chất thải) và cân nặng để tạo điều kiện cho công tác giám sát chất thải y tế nguy hại trong trường hợp phân loại chất thải không đúng, ảnh hưởng đến vận hành của thiết bị xử lý chất thải. * Yêu cầu về bàn giao chất thải y tế - Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày. - Quá trình bàn giao cần được ghi chép, ký nhận đầy đủ, rõ ràng theo quy định. Khi tiếp nhận các bì, thùng chứa chất thải, lái xe vận chuyển phải dán tem, ghi rõ lô chất thải, đơn vị phát sinh, thời gian tiếp nhận tại đơn vị và các thông tin khác theo yêu cầu về quản lý chất thải y tế nguy hại. Trên cơ sở các thông tin này, các cán bộ quản lý tại Cụm sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên để xác định việc phân loại chất thải y tế nguy hại của các đơn vị phát sinh, giảm thiểu rủi ro đối với thiết bị xử lý chất thải của Cụm, đồng thời là chứng cứ để tiến hành phạt, đề nghị bồi thường nếu có rủi ro trong quá trình vận chuyển, xử lý xảy ra đối với việc đơn vị phân loại, bảo quản chất thải y tế nguy hại không đúng quy định. * Tần suất thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại - Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế của 2 cụm (Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi và Bệnh viện YDCT-PHCN) ít nhất là 01 (một) lần/ngày. - Đối với vận chuyển chất thải y tế ngoài cụm xử lý trên cùng địa bàn huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum, tần suất thu gom tiến hành 2 ngày/lần, sử dụng phương tiện xe ô tô có thùng chứa đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của pháp luật. - Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các cơ sở khác phát sinh khối lượng chất thải y tế lớn, thực hiện thu gom 1 lần/ngày hoặc tùy theo khối lượng phát sinh và khả năng lưu giữ để thỏa thuận cùng với cụm để thống nhất. - Đối với thu gom tại các huyện, chất thải y tế của các cơ sở nhỏ như các phòng khám, trạm y tế, phòng khám tư nhân, phòng xét nghiệm sẽ tập trung về Trung tâm Y tế huyện để lưu giữ, sử dụng phương tiện xe mô tô được trang bị thùng chứa chất thải y tế nguy hại đảm bảo các quy định của pháp luật. Định kỳ 2 ngày các cụm xử lý chất thải y tế nguy hại sẽ tiến hành thu gom một lần, vận chuyển về cụm để xử lý.
  9. * Lộ trình vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại Vận chuyển về Cụm xử lý Bệnh viện Y dược cổ truyền - PHCN: - Tuyến thu gom số 1: Sa Thầy – Đăk Hà – TP Kon Tum. - Tuyến thu gom số 2: Kon Plong – Kon Rẫy – TP Kon Tum. Vận chuyển về Cụm xử lý Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi: - Tuyến thu gom số 1: Đăk Glei – Ngọc Hồi. - Tuyến thu gom số 2: Tu Mơ Rông – Đăk Tô – Ngọc Hồi. Tùy theo đăng ký của các đơn vị, từ 2 tuyến chính này có thể chia thành nhiều tuyến phụ, căn cứ thực tế các cụm xây dựng lộ trình cụ thể, thông báo thời gian vận chuyển cụ thể tại từng điểm thu gom chất thải rắn y tế nguy hại đến các đơn vị đăng ký thu gom. * Phương tiện vận chuyển - Mỗi cụm xử lý chất thải rắn y tế được trang bị 1 xe ô tô vận chuyển chất thải kích thước tổng thể (D x R x C) mm là 5.200 x 1.770 x 1.970; kích thước lòng thùng (D x R x C) mm là 3.200 x 1.670 x 380; tải trọng cho phép là 1.250 kg với đầy đủ các thiết bị cần thiết theo quy định. Tại Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi: Xe ô tô biển kiểm soát 82A-002.13 Tại Bệnh viện Y dược cổ truyền: Xe ô tô biển kiểm soát 82A-001.64. - Đối với vận chuyển chất thải y tế tại các huyện, phương tiện vận chuyể sẽ là xe ô tô có trang bị thùng chứa chất thải nguy hại đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và Điều 12 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. * Chất thải y tế sau khi xử lý qua công nghệ vi sóng của 2 cụm Những chất thải y tế nguy hại đã qua xử lý tại 2 cụm với công nghệ vi sóng, đảm bảo các thông số theo QCVN 55:2013/BTNMT thì được coi là chất thải y tế thông thường, chất thải sinh hoạt và được Công ty Môi trường đô thị thu gom, vận chuyển, xử lý như đối với chất thải sinh hoạt, thông thường. Để đảm bảo các chất thải y tế nguy hại sau khi xử lý đạt QCVN 55:2013/BTNMT, các cụm xử lý chất thải y tế nguy hại phải thực hiện kiểm định chất lượng chất thải sau xử lý theo các tiêu chuẩn quy định, gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị định kỳ theo đúng quy định. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp ( Nêu rõ ràng cụ thể khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp mới, có thể áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào) Áp dụng tại toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, nơi phát sinh chất thải y tế nguy hại, lây nhiễm không sắc nhọn.
  10. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp (Nêu hiệu quả, lợi ích cụ thể (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường tính toán số tiền làm lợi, phương pháp tính) đã thu, hoặc dự kiến thu được theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã được áp dụng sáng kiến (nếu có); và theo ý kiến của tác giả sáng kiến) Bảo đảm thu gom, vận chuyển và xử lý triệt để, hiệu quả chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ nguồn thải (cơ sở y tế) trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh. Bảo đảm ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ phát sinh dịch bệnh từ công tác thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại không đúng cách trên địa bàn tỉnh, góp phần đem lại môi trường sống trong lành cho cộng đồng. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) ( là người tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả, không phái là đồng tác giả) - Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và các Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ngọc Hồi. - Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Kon Tum và một số Trạm Y tế trên địa bàn thành phố Kon Tum. 3.6. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có yêu cầu bảo mất, VD: Quy trình, bản vẽ thiết kế ): Không. 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, ). - Hoàn thành đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị, máy móc cho 2 cụm xử lý chất thải y tế. - Sự thống nhất về giá cả vận chuyển, xử lý chất thải và phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại giữa 2 cụm xử lý chất thải và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại. 3.8. Tài liệu kèm: Bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm (nếu có). - Quyết định ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. - Biên bản họp thống nhất về dự thảo đơn giá và phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại giữa Bệnh viện YDCT-PHCN với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện
  11. Đăk Hà, Kon Rẫy, Kon Plong, Sa Thầy, Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum. - Biên bản họp thống nhất về dự thảo đơn giá và phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại giữa Bệnh viện ĐKKV Ngọc Hồi với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn các cơ sở y tế trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông. 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Nhóm tác giả cam kết không sao chép hay vi phạm bất cứ bản quyền của đơn vị, cá nhân nào./. Kon Tum, ngày 27 tháng 12 năm 2018 Người thực hiện Lê Anh Bắc