SKKN Tổ chức dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, giáo viên hướng dẫn học viên học tập hiệu quả

pdf 10 trang binhlieuqn2 03/03/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, giáo viên hướng dẫn học viên học tập hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_day_hoc_theo_huong_tang_thoi_luong_hoc_tap_va_p.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Tổ chức dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, giáo viên hướng dẫn học viên học tập hiệu quả

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ: TRUNG TÂM GDTX YÊN KHÁNH II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc Trình độ: Thạc sĩ Địa chỉ: Khánh Mậu – Yên Khánh – Ninh Bình Điện thoại: 0912856529 Email: nvthanhyk@ninhbinh.edu.vn III. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Tên sáng kiến: Tổ chức dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, giáo viên hướng dẫn học viên học tập hiệu quả - Lĩnh vực áp dụng: Quản lí hoạt động dạy học ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm Như chúng ta đã biết đối tượng người học của trung tâm nói chung yếu nhiều về kiến thức, một phần là do đã bỏ học quá lâu, một phần là do không thi được vào các trường chính quy mới vào đây để học. Mặt khác lại học cùng chương trình văn hoá cơ bản với các trường THPT, thời lượng học tập lại ít hơn (37 tuần đối với THPT, 35 tuần đối với GDTX) dẫn đến việc lĩnh hội kiến thức là hết sức khó khăn. Chính vì vậy việc tăng thời lượng học tập từ 35 tuần lên 37 tuần/năm học làm giảm bớt áp lực cho học viên là hết sức cần thiết. Đối với chương trình dạy văn hoá cấp THPT ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình đang thực hiện với thời lượng 35 tuần thực học (trong một năm học), được chia làm 2 học kỳ, học kỳ I là 18 tuần, học kỳ II là 17 tuần . Số môn học hiện tại là 9 môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Giáo dục công dân; trong đó có 07 môn bắt buộc (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí) và 02 môn tự chọn (Tiếng Anh, Giáo 1
  2. dục công dân). Số tiết của mỗi môn được quy định theo từng khối lớp được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1. Quy định số tiết mỗi môn học theo PPCT 35 tuần HỌC KỲ 1 HỌC KỲ 2 Số Số Môn Tổng số tiết Tổng số tiết TT tiết/Tuần tiết/Tuần học LỚP LỚP LỚP LỚP 10 11 12 10 11 12 10 11 12 10 11 12 1 Toán 3 4 4 54 72 72 4 4 4 68 68 68 2 Vật lý 2 2 2 36 36 36 2 2 2 34 34 34 3 Hoá học 2 2 2 36 36 36 18 2 2 2 34 34 34 17 4 Sinh học 1 2 1 18 36 18 tuần 1 1 2 17 17 34 tuần 5 Văn-TV 3 3 3 54 54 54 3 4 3 51 68 51 6 Lịch sử 2 1 2 36 18 36 1 1 1 17 17 17 7 Địa lý 1 1 2 18 18 36 2 1 1 34 17 17 8 Tiếng 3 3 3 54 54 54 3 3 3 51 51 51 Anh 9 GDCD 1 1 1 18 18 18 1 1 1 17 17 17 Cộng 18 19 20 324 342 360 1026 19 19 19 323 323 323 969 Khối lớp 10 có tổng số tiết học văn hoá là: 647tiết/ năm học Khối lớp 11 có tổng số tiết học văn hoá là: 665 tiết/ năm học Khối lớp 12 có tổng số tiết học văn hoá là: 683 tiết/ năm học Kết thúc chương trình học văn hoá cấp THPT tại trung tâm GDTX học viên phải học với tổng số tiết là 1995 tiết, thời lượng mỗi tiết học là 45 phút. Như vậy đối tượng đầu vào ở các trung tâm GDTX là yếu hơn các trường THPT công lập trên địa bàn nhưng thời lượng học tập lại ít hơn dẫn đến những khó khăn cho việc truyền đạt và lĩnh hội kiến thức. Áp lực học tập đối với người học tại các trung tâm GDTX nặng hơn so với các trường THPT, thời gian để rèn luyện kỹ năng bị co hẹp lại. Việc tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên còn nhiều hạn chế: - Thứ nhất, giáo viên thường quan tâm nhiều đến việc truyền đạt kiến thức theo Phân phối chương trình hiện hành mà ít rèn luyện kỹ năng học của học viên vì sợ không kịp tiến độ bài dạy, trong khi đó khả năng tiếp thu của học viên các trung tâm GDTX lại hạn chế. 2
  3. - Thứ hai, giáo viên chưa chú trọng và sử dụng có hiệu quả đến các biện pháp tâm lý – giao tiếp nhằm động viên tinh thần, cổ vũ, lôi cuốn người học tham gia một cách tự giác, tích cực vào giờ học; còn nặng về chê, giảm về khen làm cho học viên dễ bị mặc cảm, tự ti. ` - Thứ ba, giáo viên chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học viên tự học, sử dụng tài liệu, đồ dùng học tập và biết tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh. Hầu hết các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh chưa chú trọng nhiều đến việc dạy học phân hóa đối tượng, khả năng nhận thức của các học viên lại khác nhau nên thời gian quan tâm đến học viên yếu kém không được nhiều. Công tác tổ chức dạy thêm theo yêu cầu tuy đã được quan tâm nhưng thời lượng còn quá ít (quân bình mỗi môn học chỉ có 01 tiết/tuần), do vậy học viên ít có thời gian lấp lỗ hổng kiến thức và luyện tập, thực hành. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Mục đích - Tăng thời lượng học tập của học viên nhằm giảm tải bớt áp lực từ phía người học; học viên sẽ được tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng hơn, theo kịp với chương trình hiện hành. - Việc phân hóa đối tượng giúp cho công tác bồi dưỡng học viên giỏi và phụ đạo học viên yếu kém thuận lợi và có hiệu quả hơn, giúp cho người học có thời gian học tập thuận lợi, phù hợp với điều kiện của bản thân. - Giúp học viên biết cách học và tự học hiệu quả, nâng dần chất lượng dạy học. 2.2. Nội dung và phương pháp tiến hành 2.2.1. Tăng thời lượng học tập trên lớp của học viên - Tăng thời lượng học tập từ 35 tuần thành 37 tuần/năm học: Để học viên sẽ được tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng hơn, theo kịp với chương trình hiện hành ta thực hiện chương trình với 37 tuần trong một năm học như bảng sau: 3
  4. Bảng 2. Quy định số tiết mỗi môn học theo PPCT 37 tuần HỌC KỲ 1 HỌC KỲ 2 Số Tổng số Số Tổng số tiết TT Môn học tiết/Tuần tiết tiết/Tuần LỚP LỚP LỚP LỚP 10 11 12 10 11 12 10 11 12 10 11 12 1 Toán 3 4 4 57 76 76 4 4 4 72 72 72 2 Vật lý 2 2 2 38 38 38 2 2 2 36 36 36 19 18 3 Hoá học 2 2 2 38 38 38 2 2 2 36 36 36 tuần tuần 4 Sinh học 1 2 1 19 38 19 1 1 2 18 18 36 5 Văn-TV 3 3 3 57 57 57 3 4 3 54 72 54 6 Lịch sử 2 1 2 38 19 38 1 1 1 18 18 18 7 Địa lý 1 1 2 19 19 38 2 1 1 36 18 18 8 Tiếng Anh 3 3 3 57 57 57 3 3 3 54 54 54 9 GDCD 1 1 1 19 19 19 1 1 1 18 18 18 Cộng 18 19 20 342 361 380 1083 19 19 19 342 342 342 1026 Khối lớp 10 có tổng số tiết học văn hoá là: 684 tiết/ năm học Khối lớp 11 có tổng số tiết học văn hoá là: 703 tiết/ năm học Khối lớp 12 có tổng số tiết học văn hoá là: 722 tiết/ năm học Như vậy khi kết thúc chương trình học văn hoá cấp THPT tại trung tâm GDTX học viên phải học với tổng số tiết là 2109 tiết, thời lượng mỗi tiết học là 45 phút. Với việc tăng cho mỗi môn học 2 tuần học như vậy sẽ phần nào kéo giãn những phần kiến thức khó, làm cho việc tiếp thu kiến thức của học viên nhẹ nhàng hơn và tăng cường được thời gian luyện tập cho học viên. - Tổ chức dạy học hai buổi/ngày: Mục đích của việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày là lấp đầy kiến thức bị hổng từ lớp dưới cho học viên yếu, đặc biệt là học viên đầu cấp, bồi dưỡng học 4
  5. viên khá giỏi. Do học viên các trung tâm GDTX phần nhiều bị hạn chế bởi năng lực tư duy trìu tượng, khả năng tiếp thu yếu nên đối với một số môn học đòi hỏi tư duy trìu tượng như Toán, Vật lý, Hóa học và những môn có kết quả khảo sát đầu năm quá thấp, trung tâm có thể bố trí thêm tiết học vào buổi chiều để bù đắp những thiếu hụt trong nhận thức, giúp các em đạt được yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức, kỹ năng. Cách thực hiện: buổi sáng, tổ chức dạy học theo chương trình chính khóa. Buổi chiều thực hiện kế hoạch dạy học phụ đạo học viên yếu và bồi dưỡng học viên khá giỏi. Tăng cường luyện tập, thực hành và rèn luyện kỹ năng; tránh nhận thức một cách máy móc. 2.2.2. Tổ chức dạy học theo hướng phân hoá đối tượng Đối tượng học viên học chương trình văn hoá cấp THPT của các trung tâm GDTX có thể chia ra làm hai đối tượng chính: Học sinh trong độ tuổi đi học và người lao động (đối tượng người lớn tuổi) đi học để nâng cao trình độ và hoàn thiện chương trình bậc THPT. Chính vì vậy việc dạy học bắt buộc phải theo hướng phân hoá đối tượng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người học mà đặc biệt là người lao động. Tại khoản 2 điều 45 (Luật giáo dục 2005) quy định: “ Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống GDQD gồm: • Vừa học vừa làm • Học từ xa • Tự học có hướng dẫn” Trên thực tế tại tỉnh Ninh Bình hoạt động dạy học đang diễn ra dưới hình thức học tập trung cho cả hai đối tượng học sinh trong độ tuổi đi học và người lao động. Hình thức tổ chức dạy học tập trung có ưu điểm rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tuy nhiên việc phân chia lớp học phải hết sức hợp lí mới đạt được hiệu quả cao. Cụ thể: - Với đối tượng là người lao động (chủ yếu là cán bộ các cấp: xóm, thôn, xã ) được phân theo lớp học riêng, những lớp học này được tổ chức học vào hai ngày thứ bẩy và chủ nhật với 7 môn bắt buộc: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, 5
  6. Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí để tạo điều kiện cho họ vừa tham gia công tác, lao động sản xuất vừa đảm bảo theo học chương trình một cách thận lợi. - Với đối tượng học sinh trong độ tuổi đi học được phân đồng đều về giới tính và năng lực ban đầu thành các lớp học, mỗi lớp không quá 42 học viên. Trong đối tượng này, buổi sáng được học theo chương trình chính khoá bình thường theo đúng tiến độ chương trình; buổi chiều có sự phân hoá: những học viên khá, giỏi và có khả năng sẽ được lựa chọn vào lớp học riêng để học bồi dưỡng nâng cao, phát huy mọi khả năng của các em. Những học viên còn lại được củng cố kiến thức đã học, các kiến thức còn hổng ở các lớp dưới, đồng thời tăng cường luyện tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng với chuẩn kiến thức theo yêu cầu. 2.2.3. Tổ chức và quản lí dạy học hiệu quả trên lớp Đây là khâu quản lí diễn biến của quá trình dạy học. Nội dung và cách tiến hành như sau: - Chỉ đạo giáo viên tổ chức có chất lượng các hoạt động học tập của học viên trong các giờ học: Có cách thức, biện pháp theo dõi chất lượng tham gia các hoạt động học tập của tất cả học viên trong quá trình học tập. Giám đốc trung tâm yêu cầu giáo viên tích cực thiết kế và sử dụng các Phiếu học tập, Phiếu giao việc, làm cho tất cả học viên đều phải thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng nhiều hình thức: nghĩ, nói, viết dưới sự điều khiển của người thầy; cũng thông qua hệ thống các phiếu giao việc đó mà giáo viên kiểm soát được mức độ và chất lượng làm việc của học viên. Giáo viên cần sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lý – giao tiếp, xây dựng giờ học thân thiện nhằm động viên tinh thần, cổ vũ, lôi cuốn người học tham gia vào giờ học trong bầu không khí sư phạm dân chủ, cởi mở; khích lệ sự đối thoại nhằm khắc phục tính rụt rè, tự ti của học viên, tôn trọng những kinh nghiệm của họ. Giáo viên phải vừa dạy vừa tìm và sửa chữa khuyết điểm cho học viên; tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên và học viên theo hướng tăng khen, giảm chê, khen công khai, chê kín đáo giúp các học viên tự tin hơn, không bị mặc cảm. Thực hiện phương pháp giảng dạy trực quan, hướng dẫn học viên 6
  7. học tập tỉ mỉ (thậm chí cần thiết phải hướng dẫn theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”), làm mẫu và làm nhiều lần trước khi học viên tự giải quyết được vấn đề. Đối với những khái niệm khó, trìu tượng, giáo viên có thể giải thích, phân tích và tăng cường liên hệ thực tiễn để các em dễ hiểu, dễ tiếp thu. - Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên phải tổ chức và quản lí tốt việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời nắm được chất lượng học tập của học viên trên lớp và chất lượng thực hiện những dự tính dạy học trong thiết kế bài học. Bằng các biện pháp, cách thức như quan sát trong giờ học, yêu cầu học viên trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các phiếu học tập, yêu cầu học viên tái hiện, tổng hợp kiến thức, yêu cầu học viên thực hành vận dụng ; qua đó, giáo viên kịp thời nắm được chất lượng tham gia, chất lượng nắm nội dung bài học của học viên. Nếu đa số học viên chưa đạt được yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức thì giáo viên cần điều chỉnh ngay phương pháp dạy học. Giáo viên không chạy theo việc dạy hết nội dung trong SGK, mà cần đảm bảo để mọi học viên đều đạt được kiến thức cơ bản tối thiểu bài học. - Do đặc điểm nhận thức của học viên trung tâm GDTX là thiên về tư duy hình tượng, do đó Ban Giám đốc trung tâm cần chỉ đạo giáo viên tích cực sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn. Hướng dẫn cho học viên cách học là dạy cho họ biết cần phải làm những công việc gì, bao gồm các công việc các em phải làm lúc ở nhà và ở trường. Dạy cho học viên cách học, trước hết là dạy cho họ dành hết tâm trí vào việc học, giáo viên phải giúp cho học viên biết được trách nhiệm học tập của các em thông qua các hoạt động; cần có các biện pháp nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với đối tượng. - Hướng dẫn học viên tự học, sử dụng tài liệu và đồ dùng học tập. Trước hết là cách sử dụng SGK, để làm việc với SGK có hiệu quả, trước hết học viên cần có kĩ năng định hướng thu nhận thông tin thật cụ thể, chính xác. Muốn vậy, giáo viên cần giúp học viên cần nắm vững mục tiêu học tập, từ đó học viên mới định hướng tìm kiếm thông tin khi làm việc với SGK: đọc chương, mục nào, cái gì để nhanh chóng giải quyết được mục tiêu học tập? Ngay từ khâu từ khâu chuẩn bị, giáo viên cần hướng dẫn học viên xác định được mục tiêu chung của 7
  8. bài và gợi ý để học viên tiếp tục xác định các mục tiêu cụ thể; đồng thời hướng dẫn học viên kỹ năng chọn lọc từ SGK những nội dung bản chất nhằm giải quyết mục tiêu học tập, kĩ năng ghi chép thông tin (đánh dấu vào SGK, lập dàn ý, trích ghi và ghi tóm tắt, phân tích thông tin để xác định được các ý chính, ý trọng tâm và loại bỏ các ý rườm rà ít có giá trị thông tin ); xác định mối liên hệ giữa các ý để khu biệt các nhóm ý rồi tổng hợp và khái quát chúng thành các khái niệm, quy luật hoặc nội dung cơ bản của phần tài liệu và ghi nhớ chúng trên nền thông hiểu. Hướng dẫn HS cách sử dụng các đồ dùng, tư liệu tham khảo cho từng môn học. Ví dụ, hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng máy tính bỏ túi, sử dụng từ điển, sử dụng Atlas. Bên cạnh việc hướng dẫn học viên cách học, tự học, giáo viên cần phải phân loại câu hỏi, bài tập giao cho học viên thực hiện ở nhà, bao gồm loại câu hỏi và bài tập bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng giao cho đối tượng học viên trung bình và yếu; loại câu hỏi và bài tập nhằm mở rộng, nâng cao kiến thức cho đối tượng học viên khá, giỏi. V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 1. Hiệu quả kinh tế: Tăng thời lượng học tập chính khóa từ 35 tuần/năm học lên 37 tuần/năm học vẫn nằm trong khung học phí của 9 tháng/năm học (cũng giống như học sinh học THPT), vì vậy học viên không phải đóng số tiền này. Hiện nay học phí của học viên học chương trình GDTX cấp THPT vùng nông thôn là 111 000 đ/tháng/học viên đối với các môn học bắt buộc và 14 000 đ/tháng/học viên đối với 2 môn tự chọn (tiếng Anh, Giáo dục công dân), tổng là 125 000 đ/tháng/học viên. Học viên được học thêm 02 tuần không phải đóng học phí tức là đã giảm được 1/2 tháng học phí (tương đương với 62 500 đ/học viên). Số học viên học chương trình GDTX cấp THPT trong toàn tỉnh Ninh Bình hiện nay là 2942 x 62 500 đ = 183 875 000 đ (Một trăm tám mươi ba triệu tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng) Đối với cán bộ, giáo viên giảng dạy thực hiện giờ nghĩa vụ là 17 tiết/tuần, như vậy 2 tuần sẽ phải thực hiện là 2 x 17 tiết = 34 tiết. Theo quy định mỗi trung 8
  9. tâm GDTX được biên chế 16 cán bộ, giáo viên, nhân viên; số còn lại là hợp đồng lao động (nếu có). Theo định mức chi trả cho mỗi giờ dạy tăng là 50 000 đ thì số tiền dạy 2 tuần cho học viên theo phương thức tăng từ 35 tuần thành 37 tuần thực học giờ chính khóa sẽ tiết kiệm được chi phí là: 16 x 34 x 50 000 đ = 27 200 000 đ Số trung tâm GDTX của tỉnh là 8, do đó tổng số tiết kiệm được là: 8 x 27 200 000 đ = 217 600 000 đ (Hai trăm mười bảy triệu sáu trăm nghìn đồng). 2. Hiệu quả xã hội: Tăng thời lượng học tập học tập của học viên rõ ràng sẽ làm giảm áp lực cho họ, giúp cho việc tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn; giúp cho người học theo kịp với chương trình học, phát huy được khả năng của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ở các trung tâm GDTX. Đối với học viên trung tâm GDTX việc tổ chức và quản lí dạy học trên lớp có một vai trò hết sức quan trọng. Tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng góp phần thúc đẩy nhận thức của người học, từng bước đáp ứng với yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mà chúng ta đang thực hiện. VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Có đủ phòng học và trang thiết bị cần thiết tối thiểu cho hoạt động dạy học của các trung tâm GDTX. - Việc tăng thời lượng học tập trên lớp của học viên phải có sự thống nhất của các trung tâm GDTX và có sự nhất trí chỉ đạo của Sở GD&ĐT. - Việc dạy học phân hóa đối tượng đòi hỏi phải có đủ đội ngũ giáo viên giảng dạy và dựa trên nhu cầu của học viên. Sáng kiến này có thể áp dụng ngay trong năm học mới đối với tất cả các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. * * * Trên cơ sở thực tiễn về công tác quản lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên, xuất phát từ nhận thức về vai trò của công tác quản lý trong việc nâng cao chất 9
  10. lượng dạy học, tôi đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể là: * Tăng thời lượng học tập trên lớp của học viên * Tổ chức dạy học theo hướng phân hoá đối tượng * Tổ chức và quản lí dạy học hiệu quả trên lớp Hi vọng rằng, với sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần nào đó để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm giáo thường xuyên ngày một tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cúa địa phương. Nội dung sáng kiến này đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm GDTX, tuy nhiên vẫn còn nhiều khía cạnh chưa đề cập đến như: Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, xây dựng mối quan hệ phối hợp quản lý giữa các đoàn thể trong trung tâm; xây dựng đông cơ thái độ người học; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, học viên Sáng kiến này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót, rất mong được sự thông cảm. Yên Khánh, tháng 5 năm 2015 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Văn Thanh 10