Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức hoạt động cặp, nhóm trong giờ học Tiếng Anh có hiệu quả

doc 14 trang Giang Anh 20/03/2024 1550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức hoạt động cặp, nhóm trong giờ học Tiếng Anh có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_cap_nhom_trong_gio_h.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Kinh nghiệm tổ chức hoạt động cặp, nhóm trong giờ học Tiếng Anh có hiệu quả

  1. Sáng kiến KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CẶP – NHÓM TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH CÓ HIỂU QUẢ PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình thế giới luôn thay đổi, xu thế toàn cầu hoá và hợp tác cùng nhau phát triền vẫn là xu thế tất yếu. Tiếng Anh trong thế kỷ này vẫn được xem là một ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện để giao tiếp quôc tế.Vịêt nam chúng ta vẫn còn là một đất nước đang phát triển vì vậy Tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chúng ta hội nhập, hợp tác để phát triển, đặc biệt khi Viêt Nam gia nhập WTO thì vai trò Tiếng Anh tại Việt Nam càng trở nên cần thiết hơn. Chính vì vậy tiếng Anh là một trong những môn học trong trường phổ thông và cũng là một trong những môn thi bắt buộc trong các kỳ thi cuối cấp của học sinh. Trong giờ học tiếng Anh, hoạt động nhóm là yêu cầu cần thiết trong đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường hiện nay. Với mỗi giáo viên có những cách thức tổ chức khác nhau, theo từng mục đích, yêu cầu và lượng kiến thức cần truyền đạt trong mỗi bài giảng khác nhau. Tuy nhiên để hoạt động nhóm có hiệu quả chúng ta cần thống nhất một số phương pháp chung sao cho dễ thực hiện, đáp ứng được trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nhằm đem lại kết quả cao nhất cho mọi tiết dạy trên lớp của chúng ta mà tất cả mọi giáo viên đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Chính vì thế mà tôi thực hiện sáng kiến “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động cặp – nhóm trong giờ học tiếng anh có hiểu quả”. Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho người học lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. Là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 1
  2. có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp THCS việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. PHẦN II- NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Trong thời kỳ kinh tế mở cửa thì ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng được coi là chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quý báu vô tận của nhân loại. Trong những năm gần đây ngoại ngữ đã trở thành một môn học bắt buộc trong nhà trường. Tuy nhiên nó chưa được coi trọng thực sự bởi vì nó còn mới lạ với học sinh, nhiều em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học môn ngoại ngữ. Muốn học ngoại ngữ một cách có hiệu quả thì cả thày và trò phải áp dụng những phương pháp dạy và học tốt nhất, học phải đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế, hoạt động nhóm trên lớp có hiệu quả sẽ chứng tỏ được điều ấy. II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 1. Mục tiêu: Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trườngTHCS Nguyễn Thị Định, qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp, qua dạy học nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập. 2. Đối tựng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng dạy học theo nhóm ở trường THCS Nguyễn Thị Định 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về kỹ năng dạy học theo nhóm nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học nhóm ở khối lớp 8 THCS Nguyễn Thị Định. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 2
  3. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp ngiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo giõi trong những giờ thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo nhóm. - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng. - Phương pháp ngiên cứu sản phẩm: Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Qua các hoạt động Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 3
  4. III. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM Trong đường hướng lấy người học làm trung tâm,việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thường phức tạp hơn việc xây dựng các mục tiêu giảng dạy rất nhiều. Chúng ta có thể tiến hành kiểu công việc này theo hai giai đoạn.Trong giai đoạn thứ nhất, giáo viên cần tìm kinh nghiệm của học sinh và các phương pháp học tập mà các em ưa thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng day phù hợp. Trong giai đoạn thứ hai, giáo viên cần thu hút sự tham gia tích cực của học sinh vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập của các em. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập cho hoc sinh trong các giờ học nói chung và trong giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên chú ý trong bước thiết chương trình, nội dung của bài giảng.Hai hình thức tổ chức lớp học phổ biến là làm việc theo cặp(Pairwork) và theo nhóm(Groupwork). Qua những năm giảng dạy của mình tại trường THCS Nguyễn Thị Định , tôi nhận thấy việc hoạt động theo nhóm có những ưu điểm và nhược điểm sau : 1. Ưu điểm của hoạt động theo cặp, nhóm. Cần phải hiểu rằng hoạt động cặp nhóm không phải là phương pháp giảng dạy mà là các cách thức tổ chức lớp học.Trong hoạt động theo cặp, giáo viên chia lớp học ra làm các cặp. Mỗi học sinh làm việc với một người bạn của mình và tất cả các căp cùng làm việc một lúc.Trong hoạt động nhóm, giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm từ 4 đến 5 học sinh).Cũng như hoạt động theo cặp,tất cả các nhóm cùng làm việc một lúc. Tuy nhiên nhiệm vụ của mỗi nhóm có thể khác nhau và làm việc theo cặp và theo nhóm là hai hoạt động giao tiếp có rất nhiều điểm lợi. Thứ nhất là, chúng làm tăng sự tham gia của học sinh. Nếu một chủ đề trong lớp được năm hay sáu nhóm thảo luận trong cùng một thời gian thì điều Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 4
  5. này có nghĩa là số lượng người nói và thời gian thảo luận của từng cá nhân được tăng lên từ năm đến sáu lần. Hơn hữa, sự tham gia nhiều không những cuốn hút được những học sinh tích cực mà còn cả những học sinh rụt rè nữa. Học sinh sẽ thấy thoải mái hơn khi giao tiếp trong các nhóm nhỏ và, do đó, có thể tự diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách tự nhiên hơn. Thứ hai là, thông thường học sinh thích hoạt động theo nhóm hơn là phải trả lời giáo viên trước lớp. Lí do là vì, khi giao tiếp trong nhóm nhỏ kiểu ngôn ngữ các em dùng để diễn đạt thường cụ thể, thân mật và các em có điều kiện để thử nghiệm ngôn ngữ mà không bị áp lực từ bên ngoài. Điểm lợi thứ ba của hoạt động giao tiếp theo cặp hay theo nhóm là, nó giải phóng giáo viên ra khỏi vai trò của người dạy, người sửa lỗi và người kiểm soát lớp học, cho phép học sinh đảm nhiệm những vai trò của người giao tiếp tự nhiên. Một điểm lợi nữa của hoạt động giao tiếp theo cặp và theo nhóm là, trong khi tiến hành những hoạt động giao tiếp này, học sinh có nhiều điều kiện để giúp đỡ nhau hơn, các em sẽ học nhau một cách hữu thức hay vô thức thông qua việc chữa lỗi cho nhau và bổ xung kiến thức cho nhau và, do đó , cùng nhau phát triển các kĩ năng. 2. Một số vấn đề thường gặp trong việc tổ chức hoạt động cặp – nhóm cho học sinh và cách khắc phục. - Một vấn đề cũng thường gặp khi tiến hành tổ chức hoạt động cặp – nhóm là học sinh có thể mắc nhiều lỗi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Tuy nhiên giáo viên có thể khắc phục vấn đề này bằng cắch đưa ra những hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành hoạt động và thông qua hình thức kiểm tra sau khi cho học sinh tiến hành thảo luận. Việc này có thể giúp giáo viên phát hiện và sửa những lỗi mà học sinh gặp phải nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên việc sửa lỗi cũng cần được giáo viên cân nhắc kĩ theo từng kĩ năng. Ví dụ, nếu là giờ nói giáo viên cần hạn chế tối đa việc chữa lỗi đặc biệt là những lỗi nhỏ để khuyến khích học sinh nói tránh trường hợp học sinh không dám nói vì sợ sai. - Số lượng HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 5
  6. - Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập. - HS chưa quen với cách hoạt động nhóm mà chỉ ỷ lại cho HS khác làm. - Giáo viên một số chưa thực sự chú trọng đến vấn đề hoạt động tổ nhóm, có người cho rằng môn của mình không thật sự cần hoạt động nhóm, hoặc tiết dạy này không có gì để hoạt động nhóm nên thường cho qua. - GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng trong lớp một cách kịp thời. - Các câu hỏi yêu cầu của GV chưa đủ sức năng đòi hỏi HS phải đầu tư, suy nghĩ mà GV thường lấy ngay những câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc những câu hỏi quá dễ có nội dung trong sách làm đề tài hoạt động nhóm. Hoặc đôi khi, những câu hỏi của giáo viên quá vụn vặt vì nghĩ rằng câu hỏi khó thì các em không trả lời đươc. - Hoạt động nhóm thường chỉ được thực hiện trong các tiết hội giảng, thanh tra nên thường cho sẵn các em đáp án, từ đó các em không cần phải suy nghĩ, tranh luận gì cả. - Việc chia nhóm, phân công nhóm chưa làm tốt, có những em không biết mình phải làm gì và làm như thế nào. - Thời gian cho hoạt động nhóm quá ít. - Chưa có kiểm tra, chỉnh sửa, khen ngợi động viên kịp thời cho nhóm hoạt động tốt. Chưa có những thành viên tích cực được huấn luyện trở thành những trợ giảng cho giáo viên. - Lượng kiến thức cần truyền tải trong một bài giảng bộ môn tiếng Anh quá nhiều và quá dài, do đó thường không đủ thời gian cho các hoạt động nhóm. IV. Nội dung và biện pháp thực hiện 1. Vai trò của giáo viên. Giáo viên là người quản lý tất cả mọi hoạt động của lớp học. Do vậy giáo viên phải đặt kế hoạch cho học sinh, tổ chức, theo dõi, canh chừng thời gian bắt đầu và kết thúc. Giáo viên không được làm việc riêng mà phải quản lý, đôn đốc, giúp đỡ học sinh luyện tập, có thể đi từ nhóm nọ sang nhóm kia kiểm tra xem học sinh có thực hiện đúng yêu cầu bài tập không, có nói chuyện gẫu Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 6
  7. không, hay có điều gì cần giúp đỡ không. Nếu nhận thấy đa số học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng tất cả các nhóm lại để giải thích thêm về yêu cầu bài tập, về cấu trúc hay vấn đề ngữ pháp sau đó mới lại tiếp tục làm việc theo nhóm. 2. Các loại hình luyện tập theo nhóm. a. Trò chơi: Các trò chơi đoàn thông tin để luyện câu hỏi yes/no. Đơn giản nhất là trò đoán: Who am I thinking of? Hoặc Guess what I did (last night / during the weekend). Giáo viên viết đề tiêu đề trò chơi lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý, từ vựng, kiến thức nền, sau đó làm mẫu rồi mới cho học sinh tự chơi. b. Đặt câu hỏi: Yêu cầu các nhóm đọc bài khoá, sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau đó vài phút các nhúm gấp sách lại, lần lượt các trưởng nhóm hoặc thư ký đứng lên đặt một vài câu hỏi, các thành viên các nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Để học sinh có hứng thú hơn trong hoạt động thì các câu trả lời có thể được chấm điểm dựa vào độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin. c. Thực hành có hướng dẫn. Sau khi dùng bài luyện thay thế để học sinh làm quen với cấu trúc và chức năng của nó, ta tổ chức thêm bài luyện tập có ý nghĩa giao tiếp hơn bằng các hoạt động theo nhóm mang tính chất trò chơi và sáng tạo hơn. Ví dụ: Sau khi dạy cấu trúc: Should / shouldn't với nghĩa khuyên bảo: You should / shouldn't + verb (You should eat more fruit) Giáo viên cho một số từ gợi ý để học sinh làm việc theo nhóm. Một người nêu ra các vấn đề của mình và những người khác trong nhóm đưa ra lời khuyên. Một vấn đề có thể có nhiều lời khuyên khác nhau. Để học sinh tích cực hơn nên biến hoạt động này thành một cuộc thi xem nhóm nào đưa ra được nhiều lời khuyên nhất và có những lời khuyên sáng suốt nhất. Các gợi ý có thể là: a. He / fat c. I / failed / English / test b. I / late d. My tooth / aches. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 7
  8. Với tình huống: a. Student 1: He is fat. Student 2: He should eat more vegetable and fruit. b. Student 1: I’m late for school. Student 2: You should get up early. c. Student 1: I failed my English test. Student 2: You should study harder. Student 3: You should study do more grammar exercises. d. Đọc và viết chính tả Tại sao giáo viên lại luôn luôn phải là người đọc chính tả? Công việc này có thể giao cho một người trong nhóm đọc cho các thành viên khác. Tất nhiên đoạn văn cần đọc là ngắn và đã được học rồi. Người đọc bài cũng có thể có trách nhiệm kiểm tra và chữa lỗi cho các thành viên khác trong nhóm. e. Trò chơi đóng vai (Role- play) Sau khi cả lớp đã luyện tập một cấu trúc với một chức năng nào đó, trò chơi đóng vai củng cố những hiểu biết của học sinh về chức năng của cấu trúc đó trong những hoàn cảnh tự nhiên hơn. Trong khi nhóm hoạt động, thư ký nhóm ghi chép vắn tắt các lời thoại để sau đó duyệt lại rồi cả nhóm trình bày trước lớp. Ví dụ: Khi dạy phần B. Speaking – Unit 12 – Water sports Tôi đã áp dụng trò chơi này đối với học sinh , một học sinh đóng vai nhà báo phỏng vấn 3 vận động viên thể thao mới đạt Huy chương vàng tại Sea games. Học sinh hoạt động rất tích cực, và hiệu quả. f. Tiên đoán Bài tập này thường dùng ở lớp khá. Trước khi đọc một bài khoá yêu cầu đoán trước về nội dung của bài hoặc nghĩa từ vựng có thể gặp trong bài. Ví dụ: như trước khi đọc về bài nạn ô nhiễm học sinh có thể đoán trước được rằng bài đó sẽ nói đến vấn đề liên quan đến biển, rừng, tài nguyên g. Trả lời các câu hỏi suy đoán. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 8
  9. Sau mỗi bài đọc, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi để học sinh suy đoán về những tình tiết xảy ra trong bài. Câu trả lời chỉ dựa trên suy luận của học sinh chứ không có trong bài. Học sinh trong nhóm thảo luận và đi tới một câu trả lời chung cho cả nhóm. h. Thảo luận Dùng cho học sinh có kiến thức tương đối cao. Thảo luận cho phép học sinh tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình. Giáo viên đưa ra chủ đề rồi để cho tất cả nhóm bàn bạc thảo luận, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên trong nhóm nói về ý kiến của nhóm. Chẳng hạn, khi dạy phần Speaking của Unit 4 – Volunteers ( class 11), giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra các hoạt động của tổ chức đoàn đội (Thanh thiếu niên tình nguyện). Sau 3 phút nhóm nào liệt kê được nhiều hoạt động nhất là nhóm chiến thắng. Các hoạt động có thể là: - Helping blind people. - Helping elderly people. - Helping handicapped children. - Cleaning up beaches. - Caring for animals. - Protect the environment and work on neighborhood, clean – up campaigns. i, Tạo khoảng trống thông tin Giáo viên tạo ra khoảng trống thông tin giữa các học viên. Ở hình thức hoạt động này, học viên phải tìm kiếm thông tin bằng cách đặt câu hỏi cho nhau. Do đó học viên sẽ tập trung hơn vào nội dung của thông tin hơn là lớp vỏ ngôn ngữ. Ngoài ra khi thực hiện hoạt động này giáo viên cũng tạo ra cho học viên nhu cầu trao đổi thông tin để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với học sinh yếu kém hỏi đáp để ghi lại những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân như ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, sở thích và điền vào bảng thông tin do giáo viên đưa ra. Đối với học sinh khá, giáo viên có thể Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 9
  10. giao nhiệm vụ cho học viên thu thập thông tin theo nhóm về một chủ đề nào đó. Học viên sẽ phân công nhau tìm các đặc điểm của nghề nghiệp đó như yêu cầu về bằng cấp, điều kiện làm việc, mức lương Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể yêu cầu học viên phát biểu suy nghĩ của mình về thông điệp của tác giả. j.Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Chúng ta cùng tìm hiểu qua mô hình sau: Giao nhiệm vụ Nhóm trư￿ng   Báo Thư kí cáo viên Vai trò và trách nhi￿m c￿a các thành viên trong nhóm. Thành viên Thành viên 1 Thành viên 3 2 Nhóm trưởng: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 10
  11. V. Kết quả Trong quá trình giảng dạy tôi mạnh dạn áp dụng việc tổ chức cho học sinh làm bài tập cho nhóm ở tất các lớp và tôi nhận thấy rằng những giờ học có hoạt động nhóm học sinh đều có hứng thú, học sôi nổi hơn, quan hệ giữa giáo viên với học sinh gần gũi hơn. Bản thân cũng nắm được điểm mạnh, điểm yếu của học sinh, những vấn đề cần bổ sung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo án của mình. Đồng thời cũng học được cách khoan dung với những lỗi không quan trọng, không làm ảnh hưởng đến nghĩa của lời nói và khuyến khích học sinh mạnh dạn khi sử dụng ngoại ngữ. Một điều mà tôi cũng rất muốn nêu ra trong bài viết này, đó chính là tập cho các em có thói quen làm việc theo nhóm. Sau một hai tiết chia nhóm, học sinh đã hình thành ý niệm về cách thức làm việc theo nhóm. Lúc này giáo viên nên hướng dẫn thêm cho các em về phương pháp thảo luận, làm việc sao cho có hiệu quả nhất. Như vậy từ các tiết sau trở đi, học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được nhiệm vụ của thầy giáo đưa ra là gì và sẽ làm việc theo hướng nào. Hơn thế nữa tôi nhận thấy rằng khi học sinh hoạt động theo cặp – nhóm trong giờ học tiếng Anh thì giờ học đó đạt hiệu quả rất cao. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 11
  12. PHẦN III- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS, ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên Điều quan trong nhất là phương thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy. Theo tôi bất cứ phương pháp nào cũng cần có sự thống nhất và có tính khả thi để mọi giáo viên đều có thể dễ dàng thực hiện. (đặc biệt là phương pháp tổ chức hoạt động nhóm). Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo nhóm tạo ra nhiều cơ hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong các tình huống gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa sự thay đổi trong các hoạt động học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của học sinh. Qua các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng bản thân chúng có quyền tự chủ và trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình. Ngoài ra, chúng cũng có cơ hội để giúp đỡ, học hỏi nhau nhiều hơn. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi xin được trình bày trong bài viết này với mong muốn được góp thêm một ít công sức của mình để chương trình mới, phương pháp mới được sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô. Thạnh Mỹ Lợi, ngày 12 tháng 2 năm 2019. Người viết Tăng Thị Yến Chi Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 12
  13. Tài liệu tham khảo 1. Ngô Thu Dung, Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3, 5/2001. 2. Trần Thị Thu Mai, Về phương pháp học tập nhóm, T/c NCGD số 12/2000. 3. Vũ Thị Sơn, Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm, Tạp chí TT KHGD, số 114, 2005. Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 13
  14. MỤC LỤC Trang Phần I: Đặt vấn đề 01 Phần II: Nội dung I. Cơ sở lý luận 02 II. Mục tiêu, nhiệm vụ của sáng kiến 02-03 III. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 04 IV. Nội dung và biện pháp thực hiện: 06-10 V. Kết quả thực hiện: 11 Phần III. Kết luận và kiến nghị: 12 Tăng Thị Yến Chi – Giáo viên Tiếng Anh 14