Chuyên đề Phương pháp giảng dạy cho trẻ học khó môn Tiếng Việt, Toán

doc 15 trang Giang Anh 20/03/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp giảng dạy cho trẻ học khó môn Tiếng Việt, Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_phuong_phap_giang_day_cho_tre_hoc_kho_mon_tieng_vi.doc

Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Phương pháp giảng dạy cho trẻ học khó môn Tiếng Việt, Toán

  1. số IQ bình thường; thứ ba là trẻ có điều kiện khó khăn không đi học được hoặc khác biệt về văn hóa; thứ tư là có sự khác biệt lớn giữa kết quả học tập thấp và sự phát triển bình thường của các giác quan. Trẻ mắc chứng khó học thường có thành tích học tập rất thấp và kéo dài trong nhiều năm. Rất khó để cha mẹ nhận ra trẻ mắc chứng này. Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình chậm hơn những đứa trẻ khác trong học tập thường cho rằng trẻ “dốt” . - Chứng khó học là một dạng khuyết tật bẩm sinh “không nhìn thấy”, làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ và chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập. Do “không nhìn thấy” nên vô tình các bậc cha mẹ thường cho là trẻ lười biếng, nhút nhát, quậy quá, nặng hơn nữa là dốt. Cần biết rằng, trẻ mắc chứng này vẫn sinh hoạt và giao tiếp bình thường. Thậm chí có trẻ còn thông minh, nhanh nhẹn hơn so với trẻ cùng tuổi trong các hoạt động khác nhưng kết quả học tập thì luôn luôn thấp. - Trẻ mắc chứng khó học khi bước vào trường thường trở nên kém cỏi so với các bạn. Trẻ không có khả năng học tập mặc dù trí tuệ bình thường, không bị tổn thương não hay khiếm khuyết về giác quan, cũng không phải do rối nhiễu tâm lý hay môi trường giáo dục không thuận lợi. Đối với những trẻ này, nếu không được can thiệp, giúp đỡ sẽ bị thiếu hụt kỹ năng học tập trầm trọng. Trẻ không thể tiếp nhận và xử lý thông tin, hậu quả tất yếu là trẻ trở nên chán học, thậm chí còn gây rối trong giờ học. 2. Nguyên nhân khó học Nguyên nhân gây chứng khó học xuất phát từ di truyền và sự rối loạn chức năng não trong quá trình phát triển. Vì vậy, để phát hiện trẻ mắc chứng khó học, dựa vào các dấu hiệu nhận biết là: trí tuệ trẻ bình thường (IQ>=90); Giác quan không bị khiếm khuyết; Não không bị tổn thương; Cảm xúc ổn định (trẻ không đang ở trong tình trạng sợ hãi, lo âu hay chịu những sang chấn về tâm lí ); Môi trường giáo dục thuận lợi (không có những thay đổi đột ngột từ phía gia đình hay nhà trường). Sau khi loại bỏ tất cả 5 dấu hiệu trên mà kết quả học tập của trẻ vẫn ở mức quá thấp, trẻ vẫn khó đọc, viết, tính toán so với mặt bằng chung thì lúc đó nên nghĩ đến việc trẻ mắc chứng khó học. 3. Đặc điểm học sinh khó học và giải pháp khắc phục 3.1. Đặc điểm về khả năng ghi nhớ: - Học sinh khó học có biểu hiện rối loạn về trí nhớ (Học sinh thường quên cách đánh vần các từ, cách làm toán và những lời hướng dẫn dặn dò của thầy cô, mặc dù tiết học trước học sinh đã có thể thực hiện thành thạo). Không chủ động sử dụng được những thủ thuật ghi nhớ mà những học sinh bình thường hay sử dụng. Ví dụ, để học thuộc các thông tin của một bài học, những học sinh khác sẽ chủ động đưa ra các thủ thuật giúp mình nhớ tốt hơn như: xếp chúng vào một nhóm, đặt những điểm mốc quan trọng, gắn kết nó với những đặc điểm riêng. Khi học một danh sách các từ, học sinh bình thường hay nhắc lại các từ đó hay nhóm chúng vào trong các nhóm có đặc điểm chung là vật dụng, động vật, thực vật thì học sinh khó khăn về học tập không làm được như vậy. - Học sinh khó học gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện: khó có thể nhớ được đầy đủ các thông tin nếu các thông tin đó được cung cấp chỉ bằng một kênh là ngôn ngữ nói. Việc xử lý âm thanh chậm hơn không cho phép các học sinh khó khăn về học tập có đủ thời gian để nạp những thông tin đó vào bộ nhớ ngắn hạn. Do đó, hầu hết những gì được trình bày trước người học sẽ bị mất đi, không được lưu giữ trong bộ nhớ ngắn hạn và cũng không được truyền tải tới bộ nhớ dài hạn. Khiếm khuyết liên quan tới các dạng khó khăn về học tập dường như diễn ra trong bộ nhớ ngôn ngữ và ảnh hưởng tới khả năng giải mã, xếp loại và gợi lại thông tin đã được truyền tải.
  2. Giải pháp tăng cường khả năng ghi nhớ: - Ghi nhớ chỉ dẫn. - Rõ ràng, ngắn gọn, đầy đủ, nhắc lại nhiều lần. - Chia nhỏ thành từng phần; cho ví dụ cụ thể. - Kết hợp đồ dùng trực quan. - Ghi nhớ tài liệu - Hướng dẫn kĩ cách sử dụng sách, vở, cách ghi chép và lưu tài liệu. - Kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên, kịp thời; động viên, tuyên dương. - Tăng cường, bổ sung tài liệu dần dần, vừa sức. 3.2. Đặc điểm về khả năng tập trung chú ý: Học sinh khó học thường bị chi phối rất nhiều bởi nhiều tác nhân kích thích nên chỉ có thể tập trung trong thời gian ngắn, lơ đãng hay bị chi phối bởi tất cả những hoạt động ở xung quanh Nhiều trẻ quá hiếu động, xuất hiện những hành vi vận động không mục đích (sờ ngón tay ngón chân, hỏi liên tiếp cùng một câu hỏi, không thể đứng hoặc ngồi yên). Đây là nguyên nhân chính khiến học sinh thường quên bắt đầu nhiệm vụ, bỏ dở hoặc không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Học sinh khó khăn về học tập thường hay làm nhanh cho xong việc để nói với giáo viên là các em đã làm xong. Các em có thể làm sai tất cả các câu hỏi do làm trước khi đọc hoặc nghe xong hết câu hỏi. Mặt khác, các em thường gây ra mất trật tự (làm ồn, nói tự do, làm phiền các bạn, đánh bạn), hay cáu kỉnh, làm hư hại/mất đồ dùng học tập mà bản thân trẻ không ý thức được điều đó. Giải pháp tăng cường khả năng tập trung chú ý: - Hạn chế số lượng công việc để từng bước thực hiện - Hướng dẫn chậm, cụ thể, chi tiết; hỗ trợ các giờ tự học - Chia nhỏ nhiệm vụ trong mỗi công việc - Giảm tối đa các yếu tố gây nhiễu (không xếp trẻ ngồi gần cửa sổ, tách trẻ với những bạn cá biệt, môi trường lớp học yên tĩnh ) 3.3. Đặc điểm về xã hội và cảm xúc: - Học sinh khó học thường xuất hiện những rối loạn cảm xúc trong phát triển từ cấp độ nhẹ tới nghiêm trọng. Hầu hết học sinh khó khăn về học tập không đạt được mức độ thích nghi tâm lý ổn định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không có một đặc điểm hay công thức chung nào cho các biểu hiện về tính cách, sự thích nghi về mặt tâm lý, năng lực xã hội, khả năng tự hiểu mình hoặc các chỉ số thể hiện chức năng tâm lý xã hội khác ở học sinh khó khăn về học tập. - Khoảng 70% học sinh khó học tự đánh giá mình thấp trong nhận thức học tập Các giáo viên đều cho rằng những khó khăn trong học tập của các học sinh khó học không phải do thiếu nỗ lực hay trí tuệ mà là do học sinh bị suy giảm, hoặc có những khiếm khuyết mang tính xã hội. - Một số học sinh khó học khi gặp thất bại trong việc học tập lại xuất hiện hành vi gây gổ và mang tâm lý tự ti. Thay vì cố gắng học và hoàn thành những bài tập cần làm, những học sinh này lại thường cố làm những gì mà mình không thể làm nổi. Việc không xác định khả năng của bản thân thường khiến cho học sinh cảm thấy bi quan hơn, mất niềm tin vào chính mình và đánh mất luôn cả lòng tự trọng. Trên thực tế, nhiều học sinh
  3. khó học có kết quả học tập kém nhưng lại không thua kém bạn bè cùng trang lứa trong các lĩnh vực khác như trong các mối quan hệ trong gia đình, thể chất và xã hội. Giải pháp tăng cường sự tự tin: - Đánh giá cao khả năng của trẻ (sự độc lập, giá trị riêng của trẻ trong nhóm, ) - Hiểu rõ nhu cầu và khả năng của trẻ; tôn trọng những đặc điểm riêng của trẻ - Quan tâm, đồng cảm, chia sẻ, yêu thương, chấp nhận, - Kiên nhẫn, dành nhiều thời gian hơn cho trẻ 3.4. Đặc điểm về hoạt động học tập - Những học sinh khó học thường không có dấu hiện bị khuyết tật trí tuệ, hầu hết đều có chỉ số thông minh (IQ) ở mức độ trên trung bình nhưng việc lĩnh hội và vận dụng 1 hoặc nhiều hơn 2 trong số các kĩ năng học tập như đọc, đọc hiểu, viết, làm toán, suy luận toán học gặp nhiều khó khăn. - Có sự lệch lạc trong quá trình xử lí thông tin, với trẻ bình thường thì việc tiếp nhận các thông tin như nghe giáo viên giảng bài, nhìn lên bảng, chép bài vào vở và dần dần sẽ tiếp thu được các kiến thức mới. Nhưng với trẻ khó khăn về học tập thì việc tiếp thu được các kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn. Trong thực tế, chúng ta có thể gặp những học sinh khó khăn về học tập học lớp 5 rồi mà vẫn chưa thể đọc trơn được, có học sinh khó khăn về học tập học hết lớp 3 nhưng vẫn không thể làm toán được nếu không có que tính, hoặc có học sinh khó khăn về học tập học hết lớp 1 mà không thể thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. - Phần lớn học sinh khó học thường không có khả năng học các môn học sử dụng nhiều kĩ năng học tập. Học sinh thường rất kém trong việc trả lời vấn đáp, ghi chép, nghe hiểu, đọc lướt, phát hiện và chữa lỗi sai, dẫn đến kết quả học tập thường rất thấp trong các môn đọc, làm văn và làm toán. Giải pháp nhìn nhận và tác động học sinh: - Nhìn nhận mỗi học sinh là chủ thể với những hành vi, nhận thức và tình cảm riêng biệt. - Các biện pháp giáo dục và can thiệp tương ứng với từng đối tượng. - Tập trung vào những điểm mạnh của học sinh để xây dựng mục tiêu học tập phù hợp khả năng. 4. Một số lưu ý khi giáo dục cho trẻ khó học - Xây dựng mục tiêu thực tế phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. - Xác định được những điều kiện chăm sóc giáo dục hiện có của trẻ (từ nhà trường, gia đình, cộng đồng), tìm hiểu nguyện vọng của gia đình. - Trao đổi, phối hợp, thống nhất các lực lượng giáo dục để thực hiện mục tiêu chung. - Giao việc vừa sức, chia nhỏ từng bước; tạo cơ hội cho trẻ tham gia những hoạt động học tập, tự giải quyết các vấn đề (GV không làm thay); tạo cơ hội cho trẻ thành công. - Phát huy những điểm mạnh, năng khiếu của trẻ (trẻ hay năng nổ thì giao việc cho trẻ: đi thu vở, xếp bàn ghế phát triển năng khiếu về thể thao , văn nghệ cho trẻ)
  4. - Đánh giá cao những điểm tốt về nhân cách: lễ phép, tốt bụng, thật thà, nhiệt tình, biết giúp đỡ người khác, (thường xuyên khen ngợi trẻ trước lớp về việc tốt trẻ đã làm dù nhỏ) - Tạo điều kiện để trẻ thể hiện giá trị của riêng mình trong nhóm học tập. - Tạo điều kiện để trẻ có cơ hội giúp đỡ người khác (bạn bè, thầy cô, cha mẹ, ) - Tuyên dương, động viên trẻ kịp thời (tránh nói suông). - Tuyệt đối tránh: phê bình trẻ trước mặt người khác; dùng những lời tiêu cực để nhận xét trẻ; so sánh trẻ với những bạn bè bình thường khác. - Phân công một số học sinh khá giỏi giúp đỡ, hợp tác với trẻ khó khăn học tập. - Quan tâm, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ trẻ kịp thời khi gặp khó khăn. 5. Các dạng khó học 5.1. Học sinh khó tính toán: Khó khăn về tính toán là một dạng khiếm khuyết cụ thể ảnh hưởng đến khả năng lĩnh hội khái niệm và thực hiện các phép tính toán. Qua trao đổi kinh nghiệm của quá trình giảng dạy, giáo viên thường thấy những học sinh gặp khó khăn khi học về môn toán thường có những biểu hiện sau: - Khiếm khuyết về nhận thức thị giác: + Khó phân biệt chữ số, biểu tượng, hoạt động gần giống nhau (VD: 23 và 32). + Khó sao chép hình ảnh, viết đúng dòng kẻ. + Cảm nhận không gian yếu. + Khó lặp lại một hoạt động theo mẫu cho sẵn. - Khiếm khuyết về nhận thức thính giác: + Khó diễn đạt bằng ngôn ngữ các thuật ngữ Toán học. + Không có khả năng đếm chuỗi số (đếm ngược; đếm theo quy luật: 1, 3, 5, 7 ). + Khó khăn trong việc học chuỗi số. + Khó khăn khi viết số, hoặc các nhiệm vụ đọc-viết. - Trí nhớ về Toán kém: + Không nhớ được các dữ kiện toán hoặc thông tin mới. + Không nhớ các biểu tượng; quên các bước giải toán. + Làm việc luôn chậm; kém trong tổng hợp, khái quát. + Khó khăn khi xác định thời gian; khó giải toán nhiều bước. + Thường không dùng trí óc để ghi nhớ các dữ kiện. - Hạn chế về ngôn ngữ Toán học: + Khó liên hệ các dạng toán và ý nghĩa của nó (cộng, trừ, đo góc, ). + Không dùng từ Toán học, khó hiểu từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa. + Khó khăn khi tập nói liên quan đến Toán học. + Khó khăn khi đặt lời giải để giải toán. - Hạn chế về khả năng liên kết, chú ý:
  5. + Khó duy trì sự chú ý vào việc học (nghe giảng, làm theo mẫu, ) + Khó thực hiện đúng, đủ các bước trong thuật toán, giải toán (ví dụ: nhân các số có nhiều chữ số, giải toán có 3 hay 4 lời giải ) - Hạn chế trong nhận thức và trừu tượng hoá: + Khó hiểu khi thay đổi từ ngữ, số liệu trong bài toán (VD: Trẻ khó hiểu khi thay đổi từ ngữ trong một bài toán, vd: “một hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật.” và “một hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật.” + Không biết so sánh kích cỡ, khối lượng vật (lớn). + Không hiểu các kí hiệu Toán học ( , x, ÷, ). + Khó khăn khi hiểu các vấn đề trừu tượng trong Toán học . + Khó diễn đạt suy nghĩ thành lời. - Tâm lý lo sợ học Toán: + Căng thẳng, bế tắc vì thấy mình luôn thua kém bạn bè suy nghĩ, hành động lệch lạc. + Chán học, muốn bỏ học, sợ đến lớp, sợ học Toán, Phương pháp dạy học: - Cho phép trẻ được sử dụng tất cả những công cụ mà trẻ có thể thao tác được (que tính, hạt, thẻ, tranh ảnh ) - Trong trường hợp trẻ có vấn đề về ngôn ngữ viết có thể sử dụng hình vẽ để thay thế. - Luôn đưa ra những ví dụ làm mẫu để trẻ làm theo. - Cải thiện khả năng số học, tính toán các thao tác logic bằng trò chơi. 5.2. Học sinh khó khăn về viết: Là một loại khiếm khuyết trong học tập liên quan đến cách thể hiện những suy nghĩ bằng chữ viết và biểu tượng. Học sinh thường bị rối loạn về biểu tượng hình ảnh, vì thế không viết được chữ hoặc chữ viết méo mó, không đúng kích cỡ, không ngay hàng. - Phân loại: + Khó viết do khó đọc + Khó viết do khó vận động (tay) + Khó viết do hạn chế về tri giác không gian * Biểu hiện: + Không biết cấu tạo chữ, từ + Không có kĩ thuật viết + Tốc độ viết chậm + Sai nhiều lỗi chính tả + Bài luận quá ngắn, thiếu cấu trúc và ý tưởng + Tư thế và vị trí ngồi sai Phương pháp dạy học:
  6. - Khuyến khích trẻ cầm bút và đặt vở đúng cách. - Sử dụng công cụ hỗ trợ để giúp trẻ cầm bút đúng.(Trẻ bại não, trẻ khó khăn về vận động). - Hướng dẫn trẻ tập thể dục tay khi đã mệt mỏi. - Cho trẻ sử dụng loại giấy vở có hàng kẻ nổi bật. - Chia những bài tập có liên quan đến kĩ năng viết thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. 5.3. Học sinh khó đọc: - Kỹ năng đọc có ảnh hưởng quyết định đối với kết quả học tập. Hội Dyslexia của tổ chức UNESCO ước tính trong tổng số trẻ đang đi học có 8 10%, cá biệt có những nơi lên đến 17% (trong đó 90% là trẻ em nam) có khó khăn về đọc, mặc dù chỉ số IQ của những học sinh này từ mức trung bình trở lên và trẻ không bị dị tật gì về cơ quan phát âm, lẫn cơ quan thị giác, thính giác. Các nhà nghiên cứu cũng ước tính chứng khó đọc ảnh hưởng tới 3 10% dân số thế giới. Có những nhà giáo dục học cho rằng thực trạng học sinh Việt Nam “ngồi nhầm lớp”, như báo chí vẫn thường đề cập, có nguyên nhân từ thực tế: nhiều học sinh mắc chứng khó đọc nhưng không được phát hiện và can thiệp trị liệu kịp thời. Khó đọc là một chứng tật bẩm sinh. Là một loại khó khăn về học làm suy yếu khả năng đọc của một đứa trẻ. Mặc dù có trí thông minh bình thường (70 < IQ < 125) nhưng trẻ thường có kết quả học tập thấp. * Biểu hiện của học sinh khó đọc: Thường gặp nhất ở học sinh lớp 1 và lớp 2. Lớp 1 Lớp 2 - Ít quan tâm chi tiết, nội dung tranh. - Đọc với tốc độ rất chậm. - Khó nhớ nội dung, diễn biến câu chuyện. - Mắc nhiều lỗi trong các loại sau: thay thế, - Có vấn đề về giao tiếp: nói ngọng, ngắt lảng tránh, bỏ/ thêm từ, ngập ngừng, ngắt nghỉ sai, không gọi đúng tên vật thông quãng, lặp đi lặp lại từ, tự sửa lỗi. dụng, chậm nhớ thông tin, - Hạn chế hiểu nghĩa văn bản, không tóm tắt - Tiếp thu rất chậm các biểu tượng, chữ cái, được nội dung. hình ảnh, - Sai chính tả nhiều, kĩ năng viết kém. - Khó ghi nhớ các khái niệm. - Khó phân biệt các âm, chữ, từ, Một số người nổi tiếng trên thế giới bị mắc bệnh này như Albert Einstein, Leonardo da Vinci, Thomas Edison, Anthony Hopkins, Guy Ritchie, Ozzy Osbourne, Tom Cruise, Cher, * Xây dựng bài tập hỗ trợ học sinh khó đọc: Căn cứ biên soạn: - Chương trình, SGK Tiếng Việt 1 - SGV, VBT, tài liệu tham khảo, sách hỗ trợ học buổi 2 - Các văn bản quy định và chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải và kiểm tra đánh giá. - Lỗi đọc, dạng tật của từng học sinh. - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ (bộ máy phát âm, sở thích * Nhóm bài tập nhận thức âm, vần: - Nhận biết âm - vần: - Nhận ra một âm, vần cho trước trong một tiếng, từ đã cho
  7. - Phân tách âm vị (tách âm, vần từ một tiếng) - Kết hợp âm vị (ghép âm, vần để tạo tiếng quen thuộc) - Thay thế âm, vần để biểu đạt một tiếng, từ mới * Nhóm bài tập nhận thức âm thanh: - Nhận biết âm - chữ cái - âm (cấp độ âm vị) - Nhận biết âm - tiếng - chữ (cấp độ tiếng) - Nhận biết âm - từ - câu (cấp độ câu) * Nhóm bài tập nhận thức chính tả và viết: - Nhận biết các bộ phận trong một tiếng, chữ - Nhận biết âm vị, tự vị có kiểu dáng tương tự - Nhận biết chữ và nghĩa * Nhóm bài tập đọc lưu loát: - Ở cấp độ tiếng – từ - Ở cấp độ cụm từ - câu - Ở cấp độ đoạn – văn bản * Nhóm bài tập mở rộng vốn từ: - Theo cấu tạo - Theo trường nghĩa * Nhóm bài tập đọc hiểu: - Ở cấp độ từ ngữ - Ở cấp độ câu - Ở cấp độ đoạn, bài * Nhóm bài tập khác: Các bài tập thể dục giúp học sinh tăng sự chú ý, trị liệu chứng khó đọc. Bài tập này đặc biệt tốt đối với những trẻ kèm theo chứng tăng động, giảm chú ý. III. KẾT LUẬN Vấn đề giảng dạy trẻ khó học luôn là đề tài được sự quan tâm của các thầy cô, gia đình và xã hội. Để có thể giảng dạy trẻ khó học, cần có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Trong đó, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định. Người giáo viên phải nhiệt tình, tận tuỵ với nghề nghiệp, có lòng yêu nghề mến trẻ. Giáo viên phải thường xuyên học hỏi để sáng tạo trong bài dạy nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. Giáo viên phải hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, tìm hiểu và phân tích kĩ từng nguyên nhân học sinh khó khăn trong học tập để có những biện pháp giúp đỡ các em hợp lí. Giáo viên phải kiên trì, không vội vàng nôn nóng, luôn luôn tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh để khuyến khích động viên các em kịp thời.
  8. Giảng dạy cho trẻ khó học là việc làm khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người giáo viên luôn có sự nhiệt tình, nhẫn nại, năng động, sáng tạo. Đối với những đối tượng học sinh này thì giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức và kĩ năng mới mà phải thường xuyên ôn tập củng cố kiến thức, kĩ năng cũ cũng như hướng dẫn kĩ cho các em phương pháp học. Tất cả sự cố gắng và nỗ lực của chúng ta sẽ là chìa khoá cho các em bước sang một cuộc đời mới với những kỹ năng cần thiết và sự nhìn nhận tích cực và thực tế. “Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đến với trái tim”. Có thể khi đọc tài liệu này, mỗi chúng ta sẽ có ý kiến đóng góp cũng như có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng tất cả đều chung một mục đích “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”- Hồ Chí Minh.
  9. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán Bài: Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ) GV thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Nga. Lớp: Ba1 Ngày thực hiện: 15/3/2019 I. MỤC TIÊU - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ). - Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Hát 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính - GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép tính - GV thực hiện - HS nhắc lại cách thực - GV cho 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp quan sát, nhận xét hiện phép tính - 2 HS lên bảng làm bài – x 24 x 22 2 4 cả lớp theo dõi, nhận xét - GV cho HS lên bảng làm bài vào bảng con (3 bài) - HS làm bài vào bảng con x 11 x 33 x 20 5 3 4 - GV nhận xét bài làm của học sinh * Hoạt động 2: Nối phép tính với kết quả đúng - HS thực hiện 35 23 x 3 44 11 x 4 54 69 42 x 2 39 84 13 x 3 37
  10. - GV chia học sinh thành 2 nhóm - GV giải thích cách làm - GV cho 2 nhóm thi đua làm bài - HS tự nhận xét bài làm - GV cho 2 nhóm trình bày của nhóm bạn. - GV cho 2 nhóm tự nhận xét bài làm của nhau - HS chú ý - GV nhận xét – tuyên dương học sinh 3. Củng cố-Dặn dò: - Về nhà các em luyện tập lại cách nhân số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số. Chuẩn bị bài sau.
  11. KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Môn: Tập đọc Bài: Quê hương Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Nga Lớp: Ba1 Ngày thực hiện: 15/3/2019 I. MỤC TIÊU 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng - Chú ý các từ ngữ: diều biếc, tuổi thơ, cầu tre, êm đềm, khua nước, trèo hái, rợp bướm vàng bay, nón lá - Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: tình yêu quê hương và tình cảm rất tự nhiên và sâu sắc. Tình yêu quê hương đã nuôi dưỡng người ta lớn khôn, trưởng thành. 2. Thái độ - HS yêu thích môn học và yêu quê hương đất nước mình. II. CHUẨN BỊ - Bảng phụ chép sẵn bài thơ để hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Powpoint trình chiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 1.Ôn định : Hát 2. Bài mới: - Giáo viên giới thiệu vài hình ảnh về quê hương - HS lắng nghe - GV ghi tựa : Quê hương * Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc - HS theo dõi - GV đọc mẫu: giọng thong thả nhẹ nhàng tình cảm: ngắt nhịp thơ và nghỉ hơi đúng: - HS lên bảng gạch chân - Học sinh đọc - GV giới thiệu về bài thơ: có 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. - HS đọc: cá nhân, nhóm - GV yêu câu học sinh gạch chân các từ khó đọc - GV giải thích 1 số từ. -GV hướng dẫn học sinh đọc các từ vừa tìm - GV cho học sinh đọc nối tiết câu, khổ thơ: cá nhân, nhóm - GV cho học sinh đọc lại toàn bài. - GV giáo dục học sinh biết yêu quê hương, đất nước mình. - Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh.
  12. QUÊ HƯƠNG Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Theo Đỗ Trung Quân