Sáng kiến kinh nghiệm Phòng tránh và giải quyết hiện tượng bắt nạt học đường

docx 14 trang Giang Anh 20/03/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phòng tránh và giải quyết hiện tượng bắt nạt học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phong_tranh_va_giai_quyet_hien_tuong_b.docx
  • pdfchuyen_de_phong_chong_bat_nat-_hop_phhs-_gui_gvcn_209201919.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phòng tránh và giải quyết hiện tượng bắt nạt học đường

  1. Chuyên đề: PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG 1. Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em (Luật Trẻ em- 2016). 2. Bắt nạt: là một dạng bạo lực, bao gồm các hành vi thể hiện sức mạnh (về thể chất cũng như tinh thần) để đe dọa hoặc thực hiện các hành vi làm tổn thương đến người khác nhằm kiểm soát và duy trì quyền lực trong một quan hệ bất bình đẳng.
  2. 3. Các hình thức bắt nạt: 1. Bắt nạt thể chất: xô đẩy, đánh đập, chiếm đoạt tài sản ; nhờ chép bài, xách cặp, 2. Bắt nạt tinh thần: mắng chửi, bêu xấu, chọc ghẹo, đe dọa, xa lánh, cô lập 3. Bắt nạt qua phương tiện công nghệ: gửi tin nhắn, gọi điện thoại nặc danh liên tục; phổ biến hình ảnh, tấn công trang web cá nhân trên mạng
  3. 4. Thành phần tham gia: • Trẻ bắt nạt. • Trẻ bị bắt nạt. • Trẻ chứng kiến: ✓Nhìn thấy hoặc biết ai đó đang bị bắt nạt ✓Là người hỗ trợ ✓Là người cổ vũ, khuyến khích ✓Là người phản đối, ngăn cản ✓Là người quay phim, chụp hình
  4. 5.1. Hậu quả đối với trẻ bị bắt nạt: * Tâm lý: • Sợ hãi, bị ám ảnh bởi những lời đe dọa. • Bị xúc phạm danh dự khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi, cô đơn, tổn thương, mất niềm tin vào bạn bè, mất tự tin vào bản thân. • Lo lắng bị thầy cô, cha mẹ phát hiện bắt khai báo; lo lắng bị trả thù khi sự việc bị tiết lộ; chán nản, bế tắc.
  5. 5.2. Hậu quả đối với trẻ bị bắt nạt (tiếp): • Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ nhút nhát, rụt rè, không tự tin, ít giao tiếp, sống khép kín, lo âu, sợ hãi và mất niềm tin vào người khác. • Trẻ buồn chán, thất vọng, cô đơn; cảm thấy không ai hiểu, không ai quan tâm, giúp đỡ mình; dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, thiếu quyết đoán khi trưởng thành. • Về lâu dài, có thể sử dụng chất kích thích để vượt qua cảm giác tồi tệ hoặc sợ hãi
  6. 5.3. Hậu quả đối với trẻ bị bắt nạt (tiếp): * Thể chất: • Mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng về tinh thần; có biểu hiện suy nhược cơ thể • Thay đổi thói quen sinh hoạt, không còn hứng thú với những hoạt động ưa thích; có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như: mất ngủ, đau đầu, đau dạ dày, • Bị đau về thân thể, xây xát, trầy xước, rối loạn ăn uống • Có vết cắt, cào, bầm không giải thích được.
  7. 5.4. Hậu quả đối với trẻ bị bắt nạt (tiếp): * Học tập và hành vi: • Trẻ có thể hình thành thói quen nói dối- nếu sự việc kéo dài. • Nếu bị cô lập kéo dài, có thể khiến trẻ chán ghét bản thân, tìm cách hủy hoại chính mình. • Nếu bị trêu chọc, cô lập: trẻ có xu hướng né tránh các mối quan hệ; trẻ có thể tìm cách thay đổi bản thân mình để không còn bị trêu trọc nữa; trẻ có thể tìm đến các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện, ).
  8. 6.1. Hậu quả đối với trẻ bắt nạt * Tâm lý: • Trẻ càng phát triển tâm lý ngông cuồng, coi thường người khác, cho bạo lực là cách giải quyết vấn đề. • Trẻ sống ích kỷ, không quan tâm đến những người xung quanh, tự coi mình là trung tâm. • Trẻ sẽ có quan niệm sai lệch về các giá trị trong ứng xử với bạn bè; trẻ có thể trở nên bất cần; về lâu dài trẻ cũng có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc và tâm lý, gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội; * Sức khỏe: nếu trẻ bị bắt nạt chống trả thì trẻ bắt nạt có thể sẽ bị tổn thương về mặt thân thể.
  9. 6.2. Hậu quả đối với trẻ bắt nạt (tiếp): * Học tập: • Trẻ sẽ mất tập trung và giảm hứng thú trong các buổi học do tư tưởng và tinh thần phân tán về các trò bắt nạt bạn bè. Kết quả học tập giảm sút. • Trẻ bị hổng kiến thức, sẽ có kết quả học tập kém khi mọi việc bị phát hiện hoặc trong các kỳ thi khi không có sự trợ giúp của trẻ bị bắt nạt.
  10. 6.3. Hậu quả đối với trẻ bắt nạt (tiếp): * Hành vi: • Hình thức và mức độ bắt nạt của trẻ sẽ tăng dần theo thời gian; trẻ sẽ sử dụng các hình thức bắt nạt, bạo lực trong các mối quan hệ khác; có nguy cơ vi phạm pháp luật khi trưởng thành, • Trẻ dần hình thành cách cư xử thiếu tôn trọng những khác biệt của người khác.
  11. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT I. ĐỐI VỚI TRẺ BỊ BẮT NẠT: - Động viên, đảm bảo sự an toàn cho trẻ. - Đánh giá sự tổn thương (nếu cần thiết sẽ kết nối trẻ với dịch vụ tư vấn, y tế ). - Thông báo về kế hoạch hỗ trợ, giải quyết. - Hỗ trợ, hướng dẫn cho trẻ một số cách ứng phó. - Giám sát trẻ thực hiện các ứng phó để đảm bảo trẻ không tiếp tục bị bắt nạt.
  12. II. ĐỐI VỚI TRẺ BẮT NẠT - Tìm hiểu sự việc (hành vi, nguyên nhân, mục đích ). - Giúp trẻ hiểu những hậu quả từ hành vi. - Xử lý: kỷ luật, hướng dẫn việc sửa lỗi, kịp thời động viên khi trẻ có hành vi tiến bộ. - Giúp trẻ phòng ngừa việc tái diễn hành vi bắt nạt. - Kiểm tra, giám sát việc thi hành hình thức kỷ luật của trẻ và kiểm soát trẻ về hành vi bắt nạt có tái diễn hay không
  13. Chung tay: chúng ta sẽ tạo ra cơ hội thay đổi tích cực cho sự phát triển toàn diện của trẻ em- con em chúng ta.
  14. KÍNH CHÚC CÁC BẬC PHỤ HUYNH HỌC SINH CÓ NHỮNG NGƯỜI CON NGOAN.