Báo cáo Tìm hiểu chương trình môn giáo dục thể chất

pptx 30 trang Giang Anh 21/03/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Tìm hiểu chương trình môn giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbao_cao_tim_hieu_chuong_trinh_mon_giao_duc_the_chat.pptx

Nội dung tóm tắt: Báo cáo Tìm hiểu chương trình môn giáo dục thể chất

  1. BÁO CÁO TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Giáo viên : Nguyễn1 Thị Khuyên
  2. MỤC LỤC • ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC I • QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC II • MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT III • YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC IV • NỘI DUNG GIÁO DỤC V • PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VI • ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC VII 2
  3. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC GDTC là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 và được đổi tên thành môn Giáo dục thể chất tích hợp liên môn, đề cao yêu cầu liên hệ và vận dụng vào hoạt động thực tiễn hằng ngày. Về nội dung cốt lõi: căn Môn GDTC về nội dung cứ vào các yêu cầu cần đạt dạy học theo hai giai đoạn mà xác định nội dung môn + Giai đoạn giáo dục cơ bản học nhằm đáp ứng các yêu +Giai đoạn giáo dục định cầu cần đạt về phẩm chất và hướng nghề nghiệp năng lực của học sinh
  4. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương trình môn GDTC được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học TDTT và khoa học sư phạm hiện đại bảo đảm phù hợp với tâm – sinh lý, phát triển thể chất của HS. Chương trình môn GDTC có tính mở để HS được lựa chọn phù hợp với thể lực, nguyện vọng và khả năng tổ chức của nhà trường(nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế ). Chương trình môn GDTC vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những quan điểm của các Chương trình Thể dục đã có, đặc biệt là Chương trình hiện hành.
  5. III. MỤC TIÊU Mục tiêu chung ❖Môn GDTC giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, trung thực và trách nhiệm; hình thành nhân cách và phát triển cá tính. ❖Môn GDTC góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 5
  6. Mục tiêu ở cấp tiểu học Giúp học sinh tham gia các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích; nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và ý thức giúp đỡ bạn trong tập luyện; tự giác tập luyện TDTT. Giúp học sinh khám phá, thực hiện các bài tập thực hành; chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội, Giúp học sinh năng lực chăm sóc sức khoẻ; năng lực hoạt động thể dục thể thao 6
  7. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ❖ Những điểm mới của việc xây dựng chương trình môn học là thiết kế theo sơ đồ ngược (back-maping) Bắt đầu xác định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (kết quả đầu ra)mà lựa chọn, đề xuất các nội dung dạy học.
  8. Yêu nước Trách Nhân nhiệm Yêu cầu ái cần đạt về phẩm chất Trung Chăm thực chỉ
  9. Yêu Năng lực chăm sóc sức khỏe: thể hiện trong sinh cầu hoạt hằng ngày và các hoạt động rèn luyện thể chất cần ở nhà trường đạt Năng lực vận động cơ bản là năng lực được học về sinh thể hiện qua việc xác nhận được nội dung các năng vận động cơ bản trong chương trình môn học lực Năng lực hoạt động thể thao được thể hiện ở khả năng nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục đặc thể thao đối với cơ thể. thù
  10. Năng lực tự chủ và tự học: biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tư liệu, thông tin phù hợp với các mục đích, nhiệm Yêu vụ học tập của mình cầu Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh cần được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối đạt về hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực năng hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu lực có tính đồng đội chung Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người học tích cực, chủ động, hình thành kĩ năng vận động một cách hiệu quả nhất.
  11. Yêu Năng lực chăm sóc sức khỏe: thể hiện trong sinh cầu hoạt hằng ngày và các hoạt động rèn luyện thể chất cần ở nhà trường đạt Năng lực vận động cơ bản là năng lực được học về sinh thể hiện qua việc xác nhận được nội dung các năng vận động cơ bản trong chương trình môn học lực Năng lực hoạt động thể thao được thể hiện ở khả năng nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục đặc thể thao đối với cơ thể. thù
  12. Phương pháp giáo dục của môn GDTC Phương pháp tập thể (phương pháp đồng loạt):Ưu điểm chính của nó là cho phép giáo viên luôn trực tiếp chỉ đạo cả lớp. Phương pháp phân nhóm (chia tổ luyện tập):Ưu điểm là cho phép giáo viên chú ý có lựa chọn đến học sinh đang thực hiện những động tác phức tạp có thể bảo hiểm hoặc giúp đỡ. Phương pháp tập luyện vòng tròn: Dưới sự hướng dẫn giáo viên các nhóm đồng thời thực hiện động tác của nhóm Phương pháp cá nhân (tổ chức cá biệt): đòi hỏi học sinh phải có tính tổ chức cao, có trình độ chuẩn bị, có thiết bị cơ sở vật chất đảm bảo an toàn.
  13. Cách thức đánh giá Đánh giá kết quả học tập căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu đạt được đối với từng lớp, cấp học Đánh giá phải đảm bảo toàn diện, khách quan, kết hợp ( thường xuyên và định kỳ; của giáo viên, học sinh và PHHS ) Đánh giá sự tiến bộ về năng lực, thể lực, ý thức học tập Đánh giá định tính (nhận xét, mức xếp loại) và đánh giá định lượng( kết quả học tập bằng điểm số).
  14. Thảo luận Nhóm 1: Quý Thầy (cô) hãy xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  15. Thảo luận Nhóm 2: Quý Thầy (cô) hãy xác định yêu cầu cần đạt về năng lực chung? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  16. Thảo luận Nhóm 3: Quý Thầy (cô) hãy xác định yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  17. Thảo luận Nhóm 4: Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những gì? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  18. Thảo luận Nhóm 5: Quý Thầy (cô) hãy xác định mục tiêu của hoạt động 1, các bước tiến hành, dự kiến sản phẩm và tiêu chí đánh giá? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  19. Thảo luận Nhóm 6: Quý Thầy (cô) hãy xác định mục tiêu của hoạt động 2, các bước tiến hành, dự kiến sản phẩm và tiêu chí đánh giá? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  20. Thảo luận Nhóm 7: Quý Thầy (cô) hãy xác định mục tiêu của hoạt động 3, các bước tiến hành, dự kiến sản phẩm và tiêu chí đánh giá? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  21. Thảo luận Nhóm 8: Quý Thầy (cô) hãy xác định mục tiêu của hoạt động 4, các bước tiến hành, dự kiến sản phẩm và tiêu chí đánh giá? Bài dạy: Động tác Vươn thở của bài thể dục phát triển chung - “Trò chơi chuyền bóng tiếp sức”.
  22. B. Các hoạt động học B.1. Hoạt động khởi động. Mục tiêu: Làm nóng cơ thể để phòng chống tai nạn thương tích. Hoạt động: GV giao cán sự lớp điều khiển khởi động . Phương pháp tổ chức: Đồng loạt . Hình thức tổ chức tập luyện: Theo đội hình hàng ngang. Dự kiến sản phẩm học tập: 100% HS được làm nóng cơ thể. Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu: Tích cực tham gia hoạt động.
  23. B.2. Hoạt động bài cũ, bài mới Mục tiêu: Nắm được kỹ thuật của động tác Vươn thở Hoạt động: HS xem tranh - giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật của động tác Vươn thở Phương pháp tổ chức: Học sinh tập đồng loạt, nhóm đôi. Hình thức tổ chức tập luyện: Theo đội hình hàng ngang, dọc. Dự kiến sản phẩm học tập: 90% HS nắm được kỹ thuật của động tác Vươn thở. Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu: Tích cực tham gia tập động tác Vươn thở.
  24. B.3. Hoạt động Trò chơi chuyền bóng tiếp sức. Mục tiêu: Phát triển tố chất thể thao. Hoạt động: Phát triển tố chất thể thao. Phương pháp tổ chức: Học sinh tập theo đội. Hình thức tổ chức : Theo đội hình hàng dọc. Trò chơi vận động: Phát triển tố chất chất nhanh, khéo léo.Mô tả trò chơi: Lớp chia làm 4 đội. Bóng được chuyền từ bạn đầu hàng xuống lần lượt đến bạn cuối hàng, đội nào nhanh nhất sẽ thắng. Dự kiến sản phẩm học tập: 100% Học sinh biết được luật chơi. Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu: Tích cực tham gia hoạt động trò chơi.
  25. B.4. Hoạt động kết thúc. Mục tiêu: Thả lỏng, hồi tỉnh. Hoạt động: Đưa cơ thể về trạng thái ban đầu. Phương pháp tổ chức: Học sinh tập đồng loạt. Hình thức tổ chức tập luyện: Theo đội hình hàng ngang. Dự kiến sản phẩm học tập: 100% HS được hồi phục cơ thể. Dự kiến tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu: Học sinh tích cực thả lỏng.