Dạy toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

pptx 28 trang Giang Anh 20/03/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dạy toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxday_toan_theo_huong_tich_cuc_hoa_hoat_dong_cua_hoc_sinh.pptx

Nội dung tóm tắt: Dạy toán theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN GÒ VẤP TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC CHUYÊN ĐỀ PHẦN 1 DẠY TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Tháng 8 năm 2019
  2. 1- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY – HỌC TOÁN HIỆN NAY CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC Thảo luận: 1-Tìm hiểu việc học toán hiện nay của HS tiểu học? 2-Tìm hiểu việc dạy toán của giáo viên ? 3- Đề xuất giải pháp khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong dạy và học môn toán ở Tiểu học?
  3. Ít vận dụng kiến thức Chủ yếu ghi nhớ vào giải quyết các vấn kiến thức có sẵn. đề trong cuộc sống. HỌC Kĩ năng đọc đề Chưa có kĩ năng tự SINH toán còn hạn chế. phân tích tình huống. Việc tiếp nhận HS thường phụ thuộc kiến thức mới nhiều vào hướng dẫn chưa được tự của GV. nhiên.
  4. GIÁO VIÊN Chưa áp dụng Chưa thực hiện một cách hiệu Lệ thuộc tốt đánh giá quá quả các PPDH và vào SGK. trình hay đánh giáo dục tích cực. giá năng lực. Mang tính áp Đánh giá kết đặt, một chiều. Không dám quả học tập dựa vượt ra khỏi trên kiến thức khuôn khổ. môn học.
  5. 2- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM • Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đối với GDPT, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
  6. Các thành phần cốt lõi hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học năng lực năng lực năng lực năng lực năng lực sử tư duy và mô hình giải quyết giao tiếp dụng công cụ, lập luận hoá toán vấn đề toán học phương tiện toán học học toán học học toán.
  7. Các thành phần cốt lõi hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học năng lực năng lực năng lực năng lực năng lực sử tư duy và mô hình giải quyết giao tiếp dụng công cụ, lập luận hoá toán vấn đề toán học phương tiện toán học học toán học học toán. phát bồi dưỡng triển phương năng lực pháp tư duy suy luận
  8. CÁC PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN THƯỜNG GẶP - Quy nạp và suy diễn - Phân tích và tổng hợp - Đặc biệt hoá và khái quát hoá - Tương tự và so sánh - Phương pháp tìm tòi lời giải của Polya
  9. Các thành phần cốt lõi hình thành và phát triển cho học sinh năng lực toán học năng lực năng lực năng lực năng lực năng lực sử tư duy và mô hình giải quyết giao tiếp dụng công cụ, lập luận hoá toán vấn đề toán học phương tiện toán học học toán học học toán. Từ hình Sử dụng giải quyết đồ dùng để vấn đề HS tự phát hiện
  10. 21/03/2024
  11. 3- ĐỔI MỚI PPDH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GIÁO tổ chức, Cải tiến VIÊN điều khiển PPDH Khám phá HỌC học hỏi Chủ động, Thực hành SINH tích cực Sáng tạo Vận dụng
  12. TÍNH TÍCH CỰC HÓA Bắt chước Cố gắng Bậc 1 thực hành làm theo mẫu Tìm hiểu và Chủ động tìm hiểu Bậc 2 khám phá để giải quyết vấn đề Sáng tạo Bậc 3 trong Linh hoạt giải quyết vấn đề vận dụng
  13. 4-TÍNH TÍCH CỰC HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Ví dụ: - GV chú ý cho HS nhiều cơ hội thực hành, thực tập, được thể hiện, được nêu ý kiến, (minh họa tiết luyện tập) - HS phải được trao đổi, thảo luận để giải quyết nhiệm vụ, . (minh họa khi dạy kiến thức mới)
  14. KẾT LUẬN • Tính tích cực là một đặc điểm vốn có của con người. Nguồn gốc của tính tích cực là nhu cầu. Con người sinh ra cùng với một loạt các nhu cầu bẩm sinh khác nhau như: nhu cầu ăn, uống, . và sau đó xuất hiện các nhu cầu xã hội. Những nhu cầu này không bao giờ cạn và luôn trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động. Khi nhu cầu nhận thức xuất hiện thì nó sẽ thúc đẩy hoạt động học tập. Vì thế GV hãy biến yêu cầu của nội dung kiến thức thành nhu cầu nhận thức để thúc đẩy HS hoạt động, tìm tòi, khám phá và tự chiếm lĩnh kiến thức.
  15. PHẦN 2 ĐIỂM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT.2018 -MÔN TOÁN
  16. 1- THỜI LƯỢNG • Chương trình môn Toán lớp 1 mới giảm 01 tiết/tuần (cả năm giảm 35 tiết) Chương trình mới 2018 Chương trình hiện hành Mỗi tuần 3 tiết Mỗi tuần 4 tiết Cả năm (35 tuần): 105 tiết Cả năm (35 tuần): 140 tiết
  17. 2- NỘI DUNG • Chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành được cấu trúc thành 4 mạch kiến thức: - Số học - Đại lượng và đo đại lượng - Yếu tố hình học - Giải bài toán có lời văn. • Nội dung chương trình môn Toán lớp 1 mới được cấu trúc thành 2 mạch kiến thức: - Số và phép tính - Hình học và Đo lường.
  18. LỚP 1 Nội dung Yêu cầu cần đạt SỐ VÀ PHÉP TÍNH Số tự nhiên Số tự nhiên Đếm, đọc, viết các số trong - Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; trong phạm phạm vi 100 vi 20; trong phạm vi 100. - Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục. So sánh các số trong phạm - Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong vi 100 phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số). Các phép - Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. tính với số Phép cộng, phép trừ - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số tự nhiên trong phạm vi 100. - Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).
  19. LỚP 1 Nội dung Yêu cầu cần đạt SỐ VÀ PHÉP TÍNH Số tự nhiên Tính nhẩm - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 10. - Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. Thực hành giải quyết vấn đề - Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép tính liên quan đến các phép tính (cộng, trừ) thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình cộng, trừ huống thực tiễn. – Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.
  20. LỚP 1 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Nội dung Yêu cầu cần đạt Hình học trực quan Hình phẳng và - Quan sát, nhận biết hình dạng - Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian: hình khối của một số hình phẳng và hình trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa. khối đơn giản - Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật. - Nhận dạng được khối lập phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật Nhận biết và thực hiện được việc lắp ghép, xếp hình - Thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật gắn với một số hình phẳng và thật. hình khối đơn giản
  21. LỚP 1 HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG Nội dung Yêu cầu cần đạt Đo lường Biểu tượng về đại lượng và - Nhận biết được về “dài hơn”, “ngắn hơn”. đơn vị đo đại lượng - Nhận biết được đơn vị đo độ dài: cm (xăng-ti-mét); đọc và viết được số đo độ dài trong phạm vi 100cm. - Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ. - Nhận biết được giờ đúng trên đồng hồ.
  22. LỚP 1 Đo lường Thực hành đo đại - Thực hiện được việc đo và ước lượng độ dài theo đơn vị đo tự lượng quy ước (gang tay, bước chân, ). - Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. - Thực hiện được việc đọc giờ đúng trên đồng hồ. - Xác định được thứ, ngày trong tuần khi xem lịch (loại lịch tờ hàng ngày). - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài, đọc giờ đúng và xem lịch (loại lịch tờ hằng ngày).
  23. • Chương trình môn Toán lớp 1 mới không có riêng mạch kiến thức "Giải bài toán có lời văn", nhưng nội dung này được đề cập đến trong phần thực hành giải quyết vấn đề ở tất cả các mạch kiến thức. • Trong nội dung Hình học của chương trình môn Toán lớp 1 mới có đề cập đến yêu cầu: Nhận biết được vị trí, định hướng trong không gian như: trên – dưới, phải – trái, trước – sau, ở giữa. Nội dung này không có trong chương trình môn Toán lớp 1 hiện hành. Ngoài ra, so với chương trình hiện hành, nội dung hình học không gian đã được đưa vào sớm hơn, ngay từ lớp 1.
  24. • Đặc biệt, trong chương trình môn Toán lớp 1 mới, có riêng phần Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Trong phần này, gồm các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được học trong môn toán và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo; phát triển cho học sinh năng lực tổ chức và quản lí hoạt động, năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai.
  25. Nhà trường tổ chức cho học sinh một số hoạt động sau và có thể bổ sung các hoạt động khác tuỳ vào điều kiện cụ thể. ❖ Hoạt động 1: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn: - Thực hành đếm, nhận biết số, thực hiện phép tính trong một số tình huống thực tiễn hằng ngày (ví dụ: đếm số bàn học và số cửa sổ trong lớp học, ). - Thực hành các hoạt động liên quan đến vị trí, định hướng không gian (ví dụ: xác định được một vật ở trên hoặc dưới mặt bàn, một vật cao hơn hoặc thấp hơn vật khác, ). - Thực hành đo và ước lượng độ dài một số đồ vật trong thực tế gắn với đơn vị đo cm; thực hành đọc giờ đúng trên đồng hồ, xem lịch loại lịch tờ hằng ngày. ❖ Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi học toán, ) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.
  26. 3- PHƯƠNG PHÁP • Phải tổ chức cho học sinh hoạt động (với đồ vật thật, mô hình, kí hiệu toán học, ). Cần tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập. • Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. • Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm.