Chuyên đề Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

doc 19 trang Giang Anh 20/03/2024 3602
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_day_hoc_am_nhac_o_tieu_hoc_theo_dinh_huong_phat_tr.doc

Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Dạy học Âm nhạc ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

  1. bài hát có nội dung phù hợp Clarinette, Trompette, - Các bài tập đọc nhạc nhịp 3/4 có sử với độ tuổi lớp 5, trong đó Saxophone. dụng thêm hình nốt trắng chấm dôi. chọn 1-2 bài dân ca Việt - Nghe tác phẩm hoặc Các bài tập đọc nhạc dùng thang 5 Nam, 1-2 bài hát nước ngoài. trích đoạn, qua đó giới âm Đô- Rê- Mi- Son- La hoặc 7 âm - Củng cố các kĩ năng hát: thiệu một vài nhạc sĩ Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si. tư thế, hơi thở, phát âm rõ nổi tiếng trong nước Ghi chú: Học 8-9 bài tập đọc nhạc có lời, hát diễn cảm, hoà giọng. và thế giới. lời ca, không dài quá 16 nhịp với âm - Tập hát cá nhân mạnh dạn, - Nghe kể 2-3 câu hình tiết tấu đơn giản, giai điệu dễ tự tin. chuyện về âm nhạc. đọc. Trước mắt, GV cần sử dụng nội dung trong SGV (lớp 1, 2, 3) và SGK (lớp 4, 5) hiện hành là chủ yếu, việc vận dụng một số nội dung mới cần được tích hợp một cách phù hợp, thông qua các hoạt động như: khởi động tiết học, ôn tập bài hát, trò chơi, hoạt động thi đua, biểu diễn, IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC 1. Định hướng chung - Dạy học Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực vận dụng quan điểm lấy người học làm trung tâm, nhằm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện để học sinh có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc. - Giáo viên cần kết hợp linh hoạt nhóm phương pháp dùng lời (giới thiệu, thuyết trình, phát vấn, thảo luận, giao tiếp, giải thích, kể chuyện, nêu vấn đề, chứng minh, ) và nhóm phương pháp tổ chức hoạt động (thực hành, trực quan, làm mẫu, luyện tập, trò chơi, trình diễn, mô phỏng, đóng vai, ). Các phương pháp dạy học cần được sử dụng phù hợp với nội dung và thời lượng học tập. - Giáo viên cần sử dụng phù hợp các phương tiện truyền thống như hình ảnh, video, kết hợp với các phương tiện kĩ thuật số để tạo nên giờ học sinh động và hấp dẫn. Việc sử dụng những nhạc cụ có âm thanh chuẩn giúp học sinh phát triển kĩ năng nghe và hát đúng nhạc. Học sinh cần được học âm nhạc bằng đa giác quan, được trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức: học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham quan di sản văn hoá, giao lưu với nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân, - Giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết sử dụng những kiến thức và kĩ năng đã học làm nền tảng để phát triển năng lực âm nhạc trong giai đoạn tiếp theo. Không nên đề ra những yêu cầu quá cao hoặc tạo nhiều áp lực cho học sinh, bởi vì năng lực âm nhạc phải được học tập và rèn luyện trong thời gian dài mới có thể đạt được. - Giáo viên cần phát huy năng khiếu âm nhạc của từng học sinh, qua đó thực hiện dạy học phân hoá và nâng cao chất lượng giáo dục của cả tập thể. Những học sinh có năng khiếu âm nhạc là hạt nhân khơi dậy tiềm năng, hứng thú và sự tự tin ở những em khác. 2. Phương pháp dạy học ở tiểu học - Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc. Lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện, - Thiết kế các hoạt động trải nghiệm và khám phá âm nhạc tích hợp trong các nội dung học tập. Học sinh cần được tiếp cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc. 7
  2. - Lí thuyết âm nhạc không nên học tách biệt mà cần tích hợp trong các nội dung: hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Học sinh cần được tiếp cận lí thuyết thông qua trải nghiệm thực hành. - Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 cần sử dụng nốt nhạc hình tượng và phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. Từ lớp 4 trở lên kết hợp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kí hiệu ghi nhạc. 3. Các hoạt động đặc thù trong dạy học Âm nhạc Căn cứ vào nội dung dạy học, yêu cầu cần đạt và những điều kiện thực tiễn, giáo viên vận dụng linh hoạt các hoạt động dưới đây cho phù hợp và hiệu quả. - Nghe: nghe tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc, bài hát, bản nhạc; thưởng thức tiết mục âm nhạc. - Đọc: đọc tiết tấu, đọc giai điệu bản nhạc, - Tái hiện: lặp lại nguyên vẹn (bắt chước) các câu hát, tiết tấu, mẫu âm, nét nhạc. - Phản ứng: biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. - Trình diễn (biểu diễn): trình bày kết quả học tập trước mọi người, có kĩ thuật, sự trôi chảy và biểu cảm về âm nhạc. - Phân tích, đánh giá: sử dụng hiểu biết để phân tích về các phương tiện diễn tả của âm nhạc; đánh giá kĩ năng thể hiện âm nhạc của bản thân và người khác. - Ứng dụng: biết kết nối các năng lực, vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm âm nhạc vào thực tiễn. - Sáng tạo: biết ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo. V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Đánh giá kết quả học tập Âm nhạc thực hiện theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016. C. THỰC HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. HÁT - Sử dụng các bài hát từ lớp 1 đến lớp 5 trong SGV và SGK hiện hành (2002-2006). - Dạy hát theo định hướng phát triển năng lực + Dạy học phân hóa: ví dụ HS có năng khiếu âm nhạc có thể được hát mẫu, dùng nhạc cụ chơi giai điệu hoặc đệm cho bài hát; có thể được hát lĩnh xướng, đơn ca hoặc hỗ trợ các bạn, Những HS chưa có năng khiếu thì chủ yếu tham gia hát đồng ca hoặc theo nhóm. + Dạy học tích hợp: ví dụ HS được học hát có sự hỗ trợ của tranh ảnh (mĩ thuật), được giải thích về ca từ chưa hiểu ý nghĩa (ngôn ngữ), được biết về xuất xứ của bài hát (lịch sử, địa lí), được hát kết hợp vận động, nhảy múa (thể chất), + Dạy học thông qua hoạt động: HS được học hát thông qua các hoạt động đặc thù (nghe, đọc, tái hiện, phản ứng, trình diễn, phân tích, đánh giá, ứng dụng, sáng tạo). GV cần xác định được hoạt động trọng tâm (HS tập hát) và không nên quá lạm dụng việc thuyết trình, giải thích và đặt câu hỏi. + Dạy học theo hướng mở: nếu có thời gian, HS cần được học hát kết hợp các nội dung và hoạt động khác (nghe nhạc, đọc nhạc, chơi nhạc cụ tiết tấu, các động tác gõ (vỗ, giậm, đập, búng) bằng cơ thể ). 8
  3. - Quy trình dạy hát Bước 1- Giới thiệu bài hát Bước 2- Đọc lời ca Bước 3- Nghe hát mẫu Bước 4- Khởi động giọng Bước 5- Tập hát từng câu Bước 6- Hát cả bài Bước 7- Củng cố, kiểm tra Khi vận dụng quy trình, GV có thể linh hoạt thay đổi trình tự 4 bước đầu tiên cho phù hợp với thực tiễn dạy học. - Cách dạy ôn tập bài hát + Trong tiết học bài hát, vẫn còn học sinh chưa hát đúng giai điệu, chưa thuộc lời ca, chưa cảm nhận về vẻ đẹp của bài hát, ôn tập bài hát nhằm khắc phục những hạn chế đó. + Hoạt động ôn tập bài hát nhằm giúp học sinh hát thuộc lời ca, hát đúng hơn, hát hay hơn và yêu thích bài hát hơn. Mục tiêu cụ thể là giúp học sinh củng cố lại kiến thức đã học, luyện tập các kĩ năng trình bày bài hát, giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn, tạo các em thêm tự tin, có điều kiện trình bày bài hát đã học, phát huy tính tích cực và tư duy sáng tạo của HS, - Việc ôn tập bài hát không cần thực hiện theo một trình tự nào, những gợi ý sau là minh họa cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực: + Học sinh nghe lại bài hát đã học để nhớ về giai điệu và lời ca. + Học sinh nhắc lại tên bài hát, tác giả, nội dung (nên dùng tranh minh họa). + Học sinh sửa chỗ sai (nếu có) và tập thể hiện sắc thái. + Củng cố giai điệu, tiết tấu: giáo viên đàn một nét nhạc để học sinh nhận biết đó là câu hát nào rồi trình bày lại câu hát đó. Tương tự, giáo viên gõ tiết tấu của một câu hát, học sinh nhận biết đó là tiết tấu của câu hát nào rồi hát câu đó. + Củng cố lời ca: học sinh bổ sung lời ca vào chỗ trống. + Hát kết hợp gõ đệm, vận động theo nhạc hoặc nhảy múa. + Hát kết hợp trò chơi. + Thi đua giữa các tổ, nhóm. + Trình bày hoặc biểu diễn bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. + Cảm nhận về cường độ: 4 nhóm hát nối tiếp 4 câu với cường độ khác nhau (ví dụ: trung bình, hơi nhỏ, trung bình, hơi to) để các em có cảm nhận về cường độ. + Cảm nhận về tốc độ: lần lượt từng nhóm trình bày bài hát với tốc độ khác nhau (chậm, hơi chậm, trung bình, hơi nhanh) để các em có cảm nhận về tốc độ. + Luyện tập các cách hát tập thể: hát hoà giọng (đồng ca), hát nối tiếp, hát đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát tăng dần số lượng học sinh tham gia, hát bè, hát đuổi. Bên cạnh đó, cần hướng dẫn học sinh trình bày bài hát có sự kết hợp 1-2 cách hát, ví dụ: VD: Hát nối tiếp và đồng ca, bài Tiếng hát bạn bè mình (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh): 9
  4. Cách hát Người hát Câu hát Hát nối tiếp Nhóm 1 Trong không gian thân ái Nhóm 2 Một lời mẹ giấc say Nhóm 3 Một đàn chim hiền lành Nhóm 4 Một chồi non lá cành Đồng ca Nhóm 1, 2, 3, 4 Bay lên cao hành tinh này Hát đối đáp và đồng ca, bài Những bông hoa những bài ca (Nhạc và lời: Hoàng Long): Hát đối đáp Học sinh nữ Cùng nhau cầm tay các cô Học sinh nam Lời hát rộn rã đường phố Học sinh nữ Ngàn hoa nở tươi mặt trời Học sinh nam Náo nức tiếng cười yêu đời Đồng ca Cả lớp Những đóa hoa tươi các cô Hát có lĩnh xướng và đồng ca, bài Em yêu hòa bình (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn): Cách hát Người hát Câu hát Hát lĩnh xướng Lĩnh xướng 1 Em yêu hòa bình đường làng Lĩnh xướng 2 Em yêu xóm nhỏ lời ca Đồng ca Cả lớp Em yêu dòng sông bay xa Hát tăng dần số lượng học sinh tham gia: bài Lá thuyền ước mơ (Nhạc và lời: Thảo Linh): Số học sinh hát Câu hát 1 HS Mời bạn lại đây bao miền 2 HS Bạn bè cùng vui mơ hiền 4 HS Là màu xanh lam vô ngần 8 HS Bạn bè của em xa nhau Cả lớp Dập dờn sóng nước vào đời II. ĐỌC NHẠC Trong SGK hiện hành, nội dung đọc nhạc được thực hiện ở lớp 4 và lớp 5, với phương pháp đọc nốt trên bản nhạc. Khóa tập huấn hướng dẫn thêm cho GV phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (tiếng Anh: reading music with hand signs): Đọc các nốt nhạc được kí hiệu bằng tư thế khác nhau của bàn tay (phương pháp Kodály). Với phương pháp này, hoạt động đọc nhạc được thực hiện như trò chơi và có thể vận dụng ngay từ lớp 1. Lưu ý: Phương pháp này chỉ vận dụng khi học sinh đã đọc được nốt trên bản nhạc và không bắt buộc phải sử dụng đối với chương trình SGK hiện hành. Bài tập 1- Đọc 2 nốt Mi, Son 10
  5. Gợi ý về cách thực hiện cho HS lớp 1: Bước 1- GV lấy âm thanh chuẩn, rồi làm mẫu (vừa đọc nhạc, vừa làm kí hiệu bàn tay), HS làm theo (bắt chước) cho đúng. Ví dụ: Có thể sử dụng thêm mẫu âm khác, chỉ dùng âm Son và Mi. Bước 2- GV chỉ đọc nhạc, không làm kí hiệu bàn tay. HS thể hiện kí hiệu bàn tay cho phù hợp với cao độ. Bước 3- GV thay việc đọc nhạc bằng cách đàn mẫu âm trên, hoặc đọc bằng nguyên âm (A, U, I), không làm kí hiệu bàn tay. HS thể hiện kí hiệu bàn tay cho phù hợp với cao độ. Bước 4- HS dùng kí hiệu bàn tay, HS đọc nhạc cho đúng. Bài tập 2- Đọc 3 nốt Mi, Son, La Đọc một số mẫu âm: Bài tập 3- Đọc 5 nốt Đô, Rê, Mi, Son, La Đọc một số bài tập: Thật là hay, Hoa bé ngoan, Đồng lúa bên sông, Năm cánh sao vui, Nhớ ơn Bác, Bài tập 4- Đọc một số bài TĐN trong SGK hiện hành kết hợp sử dụng kí hiệu bàn tay Đọc một số bài tập: Con chim ri, Tôi hát Son La Son, Em tập lái ô tô, Mây chiều, III. NGHE NHẠC Một số lưu ý: - Cần chọn bản nhạc hay, phù hợp với độ tuổi HS. - HS được nghe kết hợp xem hình ảnh hoặc video. - Thời gian nghe trong khoảng 1-3 phút. - HS nghe nhạc kết hợp vận động. Bài tập 1- Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (Wolfgang Amadeus Mozart) Nghe nhạc và vận động: Vỗ 2 tay Chống 2 tay vào thắt lưng, dậm chân 3 lần Vỗ 2 tay lên cao Nghiêng 2 tay sang 2 bên Địa chỉ: Bài tập 2- Mùa xuân, trích trong giao hưởng Bốn mùa (Antonio Vivaldi) Nghe nhạc và vận động phù hợp với hình ảnh: 11
  6. Vỗ hai tay xuống đùi nhịp nhàng Chụm hai tay lên miệng như chim hót, hoặc dang hai tay như chim bay Bàn tay chuyển động nhẹ nhàng như Chụm hai tay che lên đỉnh đầu như dòng nước chảy đang trú mưa Địa chỉ: Bài tập 3- In the Hall of the Mountain King (Edvard Grieg) Nghe nhạc và vỗ tay theo tiết tấu. Địa chỉ: Bài tập 4- The carnival of the Animals (Camille Saint-Saëns) Nghe nhạc và vận động như chú cá đang bơi trong đại dương. Địa chỉ: IV. NHẠC CỤ TIẾT TẤU Nhạc cụ tiết tấu được thực hiện đại trà với tất cả học sinh. Học chơi nhạc cụ tiết tấu bằng: nhạc cụ gõ Việt Nam (trống nhỏ, song loan, thanh phách, ), nhạc cụ gõ nước ngoài (bell, maracas, tambourine, triangle, wood guiro, ), nhạc cụ tự làm hoặc gõ bằng cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, búng tay Lưu ý: ngoài các nhạc cụ gõ để thể hiện tiết tấu, tùy theo điều kiện thực tế, GV có thể hướng dẫn HS sử dụng các nhạc chơi được giai điệu như: xylophone, ukulele, recorder, guitar, pianica, t’rưng, klongput, sáo trúc, đàn phím điện tử và các loại nhạc cụ dân tộc khác. 12
  7. 1. Chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ Các dạng bài tập chủ yếu: Bài tập 1- Nghe tiết tấu và lặp lại GV gõ tiết tấu, HS lắng nghe và lặp lại cho đúng. Nên thực hiện để khởi động cho tiết học, trong thời gian 2-3 phút. Ví dụ: Lưu ý: Nếu không có nhạc cụ gõ, có thể thay thế bằng vỗ tay, giậm chân, búng tay (xem hướng dẫn phần sau). Bài tập 2- Trò chuyện theo tiết tấu GV gõ tiết tấu, HS lắng nghe và lặp lại cho đúng. Tiếp theo GV hỏi và HS trả lời phù hợp với tiết tấu. Ví dụ: GV: Em tên là gì? HS: Em tên là Minh. GV: Em thích làm gì? HS: Em thích đá bóng. GV: Em thích màu gì? HS: Em thích màu đỏ. GV: Em thích mùa nào? HS: Em thích mùa Hè Một dạng khác, đó là HS hỏi và bạn khác trả lời phù hợp với tiết tấu. Ví dụ: HS: Bạn thích làm điều gì? HS: Tôi thích đi xe đạp. HS: Bạn đã biết bơi chưa? HS: Tôi đã biết bơi rồi. HS: Bạn học tiếng Anh chưa? HS: Tôi học tiếng Anh rồi. Bài tập 3- Chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát GV hướng dẫn HS sử dụng nhạc cụ gõ chơi những tiết tấu khác nhau để đệm cho bài hát. Nên thực hiện khi ôn tập bài hát. Ví dụ: Chơi tiết tấu đệm cho bài Múa vui (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước): 13
  8. Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui Cùng nhau múa xung quanh vòng, vui cùng nhau múa đều Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca Nắm tay nhau, bắt tay nhau, vui cùng vui múa đều Chơi tiết tấu đệm cho bài Thật là hay (Nhạc và lời: Hoàng Lân): Nghe véo von trong vòm cây, họa mi với chim oanh Hai chú chim cao giọng hót, hót líu lo vang lừng Vui rất vui bay từ xa, chim khuyên tới hót theo Li lí li lí lì li, thật là hay hay hay Chơi tiết tấu đệm cho bài Tiếng hát bạn bè mình (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh): Trong không gian bay bay, một hành tinh thân ái. Một lời mẹ ru con bình yên giấc say. Một đàn chim tung cánh, đón mây trời hiền lành. Một chồi non thắm xanh lâu bền lá cành. Bay lên cao lên cao, loài bồ câu trắng tinh. Nghe xôn xao xôn xao, tiếng hát bạn bè mình. Yêu thương nhau bên nhau, loài người tay nắm tay. Cho em thơ tương lai, ngát xanh hành tinh này. Chơi tiết tấu đệm cho bài Em yêu hòa bình (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn): Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam Yêu từng gốc đa, bờ tre, đường làng 14
  9. Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn Yêu những mái trường rộn rã lời ca Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm Dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa Giữa đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa 2. Chơi tiết tấu bằng sử dụng các động tác gõ bằng cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay. Ở lớp 1, HS nên bắt đầu luyện tập 3 động tác là: giậm chân, vỗ đùi, vỗ tay, đến lớp 3 có thể tập thêm động tác búng ngón tay, GV hướng dẫn HS sử dụng phương pháp này để đệm cho bài hát, với thời gian khoảng 5-6 phút và nên thực hiện như một trò chơi. GV không sử dụng kiến thức lí thuyết âm nhạc để phân tích về các mẫu tiết tấu. Bài tập 1- Chơi tiết tấu bằng vỗ tay, giậm chân đệm cho bài hát Mời bạn vui múa ca, Lí cây xanh, Thật là hay, Xòe hoa, Hoa lá mùa xuân, Trên ngựa ta phi nhanh, Bài tập 2- Chơi tiết tấu bằng vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi đệm cho bài hát Bài ca đi học, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon, Lớp chúng ta đoàn kết, Khăng quàng thắm mãi vai em, Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh, Bài tập 3- Chơi tiết tấu bằng vỗ tay, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay đệm cho bài hát Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Vỗ 2 Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Búng xuống xuống tay vắt chéo vắt chéo ngón tay đùi đùi lên vai lên vai Thật là hay, Vào rừng hoa, Chú ếch con, Chị Ong Nâu và em bé, Em yêu hòa bình, Bài tập 4- Chơi tiết tấu của một bài hát (Thật là hay) bằng vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay Tự lựa chọn các động tác gõ bằng cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay để chơi tiết tấu của bài Thật là hay. Mỗi câu nên chơi bằng động tác khác nhau. Bài tập 5- Chơi tiết tấu bằng các động tác vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay theo cặp 15
  10. 1 2 3 4 5 6 7 8 Vỗ 2 tay Vỗ tay Vỗ 2 tay Vỗ tay Vỗ 2 tay Vỗ tay Vỗ 2 tay Vỗ tay phải vào phải vào trái vào trái vào vai nhau vai nhau Thật là hay, Múa vui, Chú ếch con, Tiếng hát bạn bè mình, Ước mơ, Bài tập 6- (sử dụng các động tác như bài 5) 1 2 3 4 5 6 7 8 Vỗ 2 tay Vỗ tay Vỗ 2 tay Vỗ tay Vỗ 2 Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay Vỗ 2 tay phải vào trái vào tay lên vai lên vai xuống nhau nhau (vắt chéo) (không đùi vắt chéo) Thật là hay, Múa vui, Chú ếch con, Tiếng hát bạn bè mình, Ước mơ, Bài tập 8- Chơi tiết tấu sử dụng các động tác gõ bằng cơ thể theo lời của bài hát Bim Bum Bid-dy Địa chỉ: V. HÁT, ĐỌC NHẠC VÀ NHẠC CỤ TIẾT TẤU Bài tập 1- Kết hợp giữa hát, đọc nhạc và động tác gõ bằng cơ thể như: vỗ tay, giậm chân, vỗ đùi, vỗ lên vai, búng tay 16
  11. Vỗ tay phải Vỗ tay trái Vỗ hai tay Vỗ tay phải Vỗ tay trái Búng ngón xuống đùi xuống đùi lên vai lên vai tay HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC Dựa trên kế hoạch dạy học Âm nhạc hiện hành của từng lớp, GV bổ sung thêm các hoạt động như: nghe nhạc không lời, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, nhạc cụ tiết tấu, có thể lược bớt một số hoạt động trong kế hoạch cho phù hợp với thời lượng và điều kiện dạy học. Không nhất thiết phải dạy bài hát cố định trong 35 phút, với những bài dễ và quen thuộc, có thể dạy trong khoảng 15-20 phút, để sử dụng thời gian tích hợp các nội dung khác. Cách điều chỉnh kế hoạch dạy học Âm nhạc lớp 1: Tuần Kế hoạch Kế hoạch hiện hành (Tiết) điều chỉnh 1 Học hát: Bài Quê hương tươi đẹp. 2 Ôn tập bài hát: Quê hương tươi đẹp. 3 Học hát: Bài Mời bạn vui múa ca. -Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca. 4 -Trò chơi: Theo bài đồng dao Ngựa ông đã về. 5 Ôn tập 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca. 6 Học hát: Bài Tìm bạn thân. 7 Học hát: Bài Tìm bạn thân (tiếp theo). 8 Học hát: Bài Lí cây xanh. - Ôn tập bài hát: Lí cây xanh. 9 - Tập nói thơ theo tiết tấu (tiết tấu của bài Lí cây xanh). 10 Ôn tập 2 bài hát: Tìm bạn thân, Lí cây xanh. 11 Học hát: Bài Đàn gà con. 17
  12. 12 Ôn tập bài hát: Đàn gà con. 13 Học hát: Bài Sắp đến Tết rồi. 14 Ôn tập bài hát: Sắp đến Tết rồi. 15 Ôn tập 2 bài hát: Đàn gà con, Sắp đến Tết rồi. -Nghe Quốc ca. 16 -Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Nai Ngọc. -Tập biểu diễn các bài hát đã học. 17 -Trò chơi âm nhạc. 18 Tập biểu diễn- Kiểm tra học kì I. 19 Học hát: Bài Bầu trời xanh. 20 Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh. 21 Học hát: Bài Tập tầm vông -Ôn tập bài hát: Tập tầm vông. 22 -Phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. -Ôn tập 2 bài hát: Bầu trời xanh, Tập tầm vông. 23 -Nghe hát (hoặc nghe nhạc). 24 Học hát: Bài Quả. 25 Học hát: Bài Quả (tiếp theo). 26 Học hát: Bài Hòa bình cho bé. 27 Học hát: Bài Hòa bình cho bé (tiếp theo). -Ôn tập 2 bài hát: Quả, Hòa bình cho bé. 28 -Nghe hát (hoặc nghe nhạc). 29 Học hát: Bài Đi tới trường. 30 Ôn tập bài hát: Đi tới trường. 31 Học hát: Bài Năm ngón tay ngoan. 32 Học hát: Bài Năm ngón tay ngoan (tiếp theo). -Ôn tập bài hát: Đi tới trường. 33 -Nghe hát (hoặc nghe nhạc). 34 Ôn tập- Kiểm tra cuối năm. 35 Ôn tập- Kiểm tra cuối năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc, Bộ GDĐT, 2006. 2. Sách giáo viên Nghệ thuật (lớp 1, 2, 3), Bộ GDĐT, 2002, 2003, 2004. 3. Sách giáo khoa Âm nhạc (lớp 4, 5), Bộ GDĐT, 2005, 2006. 4. Hướng dẫn 791/HD-BGDĐT, ngày 25 tháng 06 năm 2013, về Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông. 18
  13. 5. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016, về Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (dự thảo), Bộ GDĐT, 2018. 7. Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc (dự thảo), Bộ GDĐT, 2018. 8. Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học và trung học cơ sở, Lê Anh Tuấn, Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2010. Và một số tài liệu khác. 19