Tập huấn soạn giảng, dạy học mĩ thuật theo chủ đề năm học 2017 - 2018

ppt 30 trang Giang Anh 20/03/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn soạn giảng, dạy học mĩ thuật theo chủ đề năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttap_huan_soan_giang_day_hoc_mi_thuat_theo_chu_de_nam_hoc_201.ppt

Nội dung tóm tắt: Tập huấn soạn giảng, dạy học mĩ thuật theo chủ đề năm học 2017 - 2018

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI TRƯỜNG BỒI DƯỠNG GIÁO DỤC TẬP HUẤN SOẠN GIẢNG, DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2017 - 2018 Củ Chi, ngày 11 tháng 10 năm 2017 Báo cáo viên: Nguyễn Thị Thanh Bình Võ Thị Hoàng Dung
  2. DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
  3. I/- QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC MĨ THUẬT TẠI TPHCM 2/- Các văn bản hướng dẫn Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Công văn số 5885/BGDĐT-GDTH ngày 16/10/2014 về việc triển khai tập huấn nhân rộng cho giáo viên Mĩ thuật nhằm vận dụng phương pháp dạy học Mỹ thuật mới của Đan Mạch vào chương trình giáo dục hiện hành trong các trường tiểu học tại Việt Nam; - Công văn số 4716/BGDĐT-GDTH ngày 14/9/2015 về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch; - Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 về việc triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới ở Tiểu học và Trung học cơ sở.
  4. I/- QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC MĨ THUẬT TẠI TPHCM 2/- Các văn bản hướng dẫn Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM - Công văn số 4063/GDĐT-TH ngày 13/11/2014 về triển khai tập huấn nhân rộng đối với giáo viên chuyên trách Mĩ thuật từ ngày 04/12/2014 đến ngày 06/12/2014; - Công văn số 4368/GDĐT-TH ngày 13/11/2014 về triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch; - Công văn số 3070/GDĐT-TH ngày 23/9/2015 về triển khai dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch
  5. II/- NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1/- Các năng lực được phát triển: Năng lực trải nghiệm: Giúp cho học sinh có những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt của học sinh. Năng lực sáng tạo: Tạo ra các sản phẩm mĩ thuật, hợp tác nhóm, cảm thụ được mĩ thuật khi thực hành các nội dung mĩ thuật 2D hoặc 3D
  6. II/- NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1/- Các năng lực được phát triển: Năng lực biểu đạt: Học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau, trải nghiệm niềm vui thích khi tạo ra sản phẩm, biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình. Năng lực phân tích và diễn giải: phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc
  7. II/- NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1/- Các năng lực được phát triển: Năng lực giao tiếp và đánh giá: Khi thực hiện nhận xét, đánh giá sản phẩm, học sinh có thể tiến hành nhiều hoạt động giao tiếp, đánh giá thông qua quá trình tự đánh giá, đánh giá sản phẩm nhóm, đánh giá sản phẩm của nhóm khác, bạn khác
  8. Mô tả: Hình thành ngân hàng hình ảnh theo mẫu, từ ngân hàng hình ảnh có thể chọn lọc và tạo ra tranh chung, sau đó sáng tạo câu chuyện. Cách tổ chức - Chọn học sinh tạo nhiều dáng vẻ khác nhau cho cả lớp cùng vẽ (Mỗi em vẽ 3-4 tranh tùy theo số lượng người mẫu) – Có thể dùng búp bê, gấu bông thay cho mẫu. - Dán ngân hàng tranh tại góc trưng bày - Các nhóm chọn lọc hình mẫu từ ngân hàng, tập hợp vẽ lại thành tranh chung; - Vẽ màu; - Sáng tạo ra câu chuyện theo tranh;
  9. Mô tả: Quan sát và đưa bút chì trên giấy, cố gắng không nhìn giấy, kết hợp tay và mắt, từ đó biết cách quan sát, ghi nhớ những nét đặc trưng. Cách tổ chức - Học sinh tập trung nhìn bạn hoặc nhìn mẫu vật, di chuyển bút chì nhưng cố gắng không nhìn vào giấy, hoặc học sinh tự nhìn vào gương để vẽ chính mình (Mỗi em vẽ 3- 4 tranh); - Chọn sản phẩm ưng ý nhất, vẽ thêm chi tiết và vẽ màu.
  10. Mô tả: Tạo các mảng màu ngẫu nhiên trên giấy A0 hoặc A2 theo giai điệu tiết tấu âm nhạc, sau khi hoàn thành, tưởng tượng ra những hình ảnh, hoặc dùng các mảng màu này để trang trí. Cách tổ chức - Học sinh đi vòng quanh bàn theo nhịp nhạc, chọn màu ngẫu nhiên vẽ các mảng màu trên giấy; (Nếu không gian chật có thể mỗi em một giấy vẽ) - Sau khi hoàn thành mảng màu, có thể suy nghĩ, tưởng tượng ra một hình ảnh mới từ các mảng màu đã tạo ra, hoặc sử dụng mảng màu đó để tạo hình ảnh trang trí.
  11. Mô tả: Xé dán hoặc sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các nhân vật, kết hợp các kỹ thuật vẽ khác để tạo ra địa điểm, nghĩ ra một cốt truyện hợp lý cho sản phẩm. Cách tổ chức - Giáo viên nêu ra chủ đề, đặt các câu hỏi gợi mở về những nhân vật có trong chủ đề, bối cảnh chủ đề và khuyến khích học sinh tạo ra sản phẩm theo yêu cầu; - Sau khi học sinh tạo ra các nhân vật bằng giải pháp xé dán, tạo nhân vật từ vật liệu phế thải, học sinh vẽ tiếp hình ảnh nền, tạo bối cảnh và kể câu chuyện do các em sáng tạo ra dựa trên các nhân vật này.
  12. Mô tả: Sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các mô hình ba chiều, giả lập những công trình có thật, theo yêu cầu của giáo viên hoặc ý tưởng của nhóm để tạo ra mô hình. Cách tổ chức - Giáo viên giới thiệu chủ đề, đặt các câu hỏi gợi ý để giúp học sinh hình thành kiến thức về không gian, bối cảnh; - Học sinh tạo ra các mô hình và sắp xếp lại thành một mô hình tổng thể.
  13. Mô tả: Tạo ra các nhân vật 3D theo yêu cầu từ kẽm mềm, giấy bồi, đất nặn Cách tổ chức - Giáo viên hướng dẫn học sinh tạo ra các sản phẩm theo chủ đề (lịch sử, địa lý, thể thao, động thực vật ) - Học sinh tạo các nhân vật theo yêu cầu, sau đó sử dụng nghệ thuật sắp đặt tạo hình.
  14. Mô tả: Học sinh tạo các con rối từ nhiều vật liệu khác nhau, xây dựng sân khấu và tổ chức biểu diễn. Cách tổ chức - Giáo viên đưa ra các chủ đề, yêu cầu học sinh xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật - Học sinh tạo các nhân vật rối, sau đó tổ chức biểu diễn