Báo cáo chuyên đề rèn luyện kỹ năng đọc - Hiểu văn bản văn học cho học sinh

ppt 9 trang vanhoa 6070
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo chuyên đề rèn luyện kỹ năng đọc - Hiểu văn bản văn học cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_chuyen_de_ren_luyen_ky_nang_doc_hieu_van_ban_van_hoc.ppt

Nội dung tóm tắt: Báo cáo chuyên đề rèn luyện kỹ năng đọc - Hiểu văn bản văn học cho học sinh

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH I. Xác định mục đích tiếp nhận văn bản văn học: -Tiếp nhận được giá trị tư tưởng. - Đặc sắc về nghệ thuật. - Đối thoại được với người đọc khác. - Bày tỏ sự tán thành hay phản đối văn bản văn học đó. II. Yêu cầu của việc tiếp nhận văn bản văn học: Tiếp nhận văn bản văn học phải bắt đầu từ hiểu ngôn từ → hiểu ý nghĩa của hình tượng → hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả để hình thành sự đánh giá văn bản văn học đó, cao hơn là biết thưởng thức, thụ hưởng các giá trị văn bản nghệ thuật văn chương. III. Quy trình đọc hiểu văn bản văn học: 1. Đọc thông suốt toàn văn bản để có ấn tượng toàn vẹn về văn bản đó. Quy trình cơ bản của việc đọc có thể tiến hành theo các bước: a. Đọc kĩ: Phải đọc thật nhiều lần b. Đọc sâu: Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ ngữ, hình ảnh,
  2. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH III. Quy trình đọc hiểu văn bản văn học: b. Đọc sâu: Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ ngữ, hình ảnh, sự kiện và tâm tình nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong giao tiếp với môi trường sống của nhân vật và tác phẩm. c. Đọc sáng tạo: Đọc để bổ sung những nội dung mới làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá và thưởng thức gía trị vĩnh hằng của tác phẩm. * Đối với thơ: Nên đọc thuộc càng nhiều càng tốt (đối với thơ chữ Hán, nên cố gắng thuộc bản phiên âm và bản dịch thơ). * Đối với truyện (tác phẩm văn xuôi): Đọc để bước đầu nhớ được cốt truyện, hệ thống các chi tiết đắt giá có liên quan đến nhân vật chính. * Đọc văn bản văn học cần cảm nhận mạch văn, chất văn của văn bản, phát hiện những điểm đặc sắc khác thường thú vị. Đây là tiền đề để đi sâu vào lớp nghĩa thứ hai của văn bản.
  3. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH III. Quy trình đọc hiểu văn bản văn học: 2. Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: - Hình tượng trong văn bản văn học được xây dựng, biểu đạt, sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ qua chi tiết, hình ảnh, cốt truyện, tâm trạng tùy từng thể loại mà có sự khác nhau về chất liệu ngôn từ. - Do đó khi đọc-hiểu hình tượng văn học đòi hỏi phải nhập thân vào hình tượng để tưởng tượng, cụ thể hóa tình cảnh, để hiểu cái điều mà ngôn ngữ văn học biểu đạt, khái quát. - Đọc-hiểu còn phải biết phải biết phát hiện các mặt đối lập trong bản thân hình tượng, logic ẩn chứa bên trong mà nhà văn muốn gửi gắm. 3. Đọc-hiểu được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm: - Tư tưởng, tình cảm, của nhà văn gửi vào tác phẩm không chỉ là của cá nhân họ về cuộc đời, về con người mà còn là của tầng lớp, giai cấp, thời đại mà tác giả như là một đại diện.
  4. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH III. Quy trình đọc hiểu văn bản văn học: - Đọc tác phẩm để nắm được tư tưởng, tình cảm của tác giả-đó không phải là lời nói trực tiếp, ở ngôn ngữ tường minh mà phần lớn là ở ngoài lời, ở hàm ý → đòi hỏi phải đọc nhiều, đọc kỹ thì mới có khả năng khái quát chính xác và phải đọc sáng tạo. 4. Đọc-hiểu để thưởng thức văn học: - Đọc tác phẩm từ ngôn từ đến hình tượng, người đọc sẽ tiếp nhận tư tưởng, tình cảm của người viết gửi gắm vào ngôn từ, hình tượng đó, tìm ra tầng hàm nghĩa, nhận ra người viết kí thác điều muốn nói, quan niệm về nhân sinh, hoài bão, ước mơ - Lúc đó, người đọc như lại hiểu chính mình, hiểu cuộc đời với bao số phận khác nhau, chia sẻ sự xúc động, niềm say mê, nổi giận hờn của tác giả. Tâm hồn sẽ được thanh lọc, nhận thức được sâu sắc hơn, tầm nhìn được mở rộng.
  5. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH IV. Quy trình dạy đọc-hiểu văn bản “Thương vợ” của Trần Tế Xương Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa giám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.
  6. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà - Đọc và học thuộc tác phẩm. -Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu những thông tin về tác giả Trần Tế Xương. - GV giao cho HS một số câu hỏi đơn giản, yêu cầu HS tìm chi tiết theo nội dung câu hỏi yêu cầu: + Hình ảnh bà Tú được hiện lên qua các chi tiết, hình ảnh nào trong bài thơ? + Sự cảm nhận của em về bà Tú qua những hình ảnh, chi tiết đó. + Hình ảnh bà Tú được hiện lên trong bài thơ qua sự cảm nhận của ai? Vì sao ông Tú lại có thể nói được những điều đó về vợ mình? + Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm? + Nội dung chủ đạo của bài thơ này là gì? - HS soạn bài theo hướng dẫn của GV.
  7. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH Bước 2: GV dạy đọc-hiểu tác phẩm trên lớp. - Hoạt động 1: Dẫn vào bài. -Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm. + HS đọc và tóm tắt tiểu dẫn (SGK) + GV nhận xét, góp ý, nhấn mạnh những vấn đề quan trọng, then chốt. - Hoạt động 3: GV hướng dẫn đọc-hiểu chi tiết. + GV yêu cầu 1 đến 2 HS đọc tác phẩm, hướng dẫn đọc chậm, xót thương, cảm phục khi nói về bà Tú. Chú ý thay đổi giọng điệu khi tác giả tự mỉa mai, tự trào nói về bản thân mình. + HS thảo luận, tìm hiểu bố cục, thể loại tác phẩm. 1. Hình ảnh bà Tú: GV đưa ra vấn đề: - Bà Tú được tác giả giới thiệu ở những phương diện nào? - Được hiện lên qua những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh nào?
  8. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH 1. Hình ảnh bà Tú: GV đưa ra vấn đề: -Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong việc xây dựng hình ảnh bà Tú? Hiệu quả nghệ thuật của chúng? - Qua đó em cảm nhận được điều gì về bà Tú? - Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hình ảnh bà Tú? HS làm việc theo nhóm 2. Hình ảnh ông Tú: - HS đọc lại câu thơ nói về ông Tú. -GV đưa ra vấn đề, HS cùng thảo luận: + So với bà Tú, ông Tú được giới thiệu bằng cách nào? + Nỗi lòng của ông đối với vợ được thể hiện như thế nào? + Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng? + Từ đó, em cảm nhận như thế nào về con người Trần Tế Xương?
  9. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CHO HỌC SINH 3. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: GV yêu cầu HS xác định chủ đề, tư tưởng của tác phẩm HS phát biểu GV định hướng: Bài thơ thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho vợ. Qua lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. 4. Nghệ thuật đặc sắc: - GV nêu vấn đề: Trần Tế Xương đã thành công ở những đặc điểm, nghệ thuật nào qua bài thơ Thương vợ. - GV định hướng: + Qua cách vận dụng sáng tạo hình ảnh “con cò” trong ca dao. + Sử dụng nhiều thành ngữ. + Cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi.