Chuyên đề Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên

doc 6 trang Giang Anh 20/03/2024 2441
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_suc_khoe_sinh_san_tuoi_vi_thanh_nien.doc

Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên

  1. Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ Chuyên đề tháng 03 - Năm học 2018 – 2019 Tổ Sinh học CHUYÊN ĐỀ: SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN I. MỤC TIÊU : - Góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và nhiệm vụ năm học nói riêng; - Chia sẻ, cung cấp cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng cơ bản cần có về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; - Góp phần hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với đoàn viên học sinh khi đến tuổi vị thành niên. II. NỘI DUNG 1. Xây dựng chuyên đề: Nôi dung chương trình ngoại khóa dự kiến như sau: (Tháng 03 có chương trình báo cáo) KẾ HOẠCH Tổ chức Chuyên đề ngoại khóa “Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên” Thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch của tổ chuyên môn năm học 2018 - 2019, Tổ Sinh xây dựng kế hoạch tổ chức Chuyên đề ngoại khóa “Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên” như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và nhiệm vụ năm học nói riêng; - Chia sẻ, cung cấp cho học sinh những hiểu biết và kĩ năng cơ bản cần có về vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; - Góp phần hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối với đoàn viên học sinh khi đến tuổi vị thành niên. II. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian: Dự kiến tổ chức buổi ngoại khóa vào sáng thứ 2 đàu tuần (Tháng 3) 2. Địa điểm: Sân trường THCS Huỳnh Văn Nghệ 3. Thành phần: BGH, Học sinh khối 8,9 và Giáo viên các lớp III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC 1. Nội dung, hình thức: TT Nội dung Cách thức tổ chức 1 Ổn định tổ chức - MC phối hợp với GV trong tổ Sinh và Đoàn trường ổn định tổ chức. 2 Văn nghệ mở đầu - Dự kiến 2 – 3 tiết mục văn nghệ có nội dung liên quan đến lứa tuổi học trò để mở đầu chương trình. 3 Khai mạc – phổ biến hình MC dẫn thức tổ chức chuyên đề NỘI DUNG CHÍNH 4 Cung cấp những kiến thức cơ - GV tổ sinh biên soạn câu hỏi và câu trả lời có bản về giới tính, sức khỏe sinh nội dung liên quan đến chủ đề, phối hợp với đoàn sản tuổi vị thành niên trường tổ chức cho HS sinh hoạt 15 phút theo chủ
  2. (Kèm theo phần thi giành cho đề trong khoảng thời gian 2 tuần. khán giả) - GV tổ sinh phối hợp với ban cán sự lớp thu thập các vấn đề học sinh thắc mắc liên quan đến chuyên đề trong quá trình giảng dạy. - Tổ chức tư vấn, giải đáp các thắc mắc đã thu thập hoặc các thắc mắc đến trực tiếp từ học sinh trong buổi ngoại khóa nhờ “Tổ tư vấn”, thành viên “tổ tư vấn” là GV tổ sinh. - Các thắc mắc này có thể cho khán giả trả lời. Nếu HS trả lời đúng sẽ có quà. 5. Tổ chức thi giữa 3 đội chơi - Thành lập đội chơi: GV được giao nhiệm vụ của 2 khối phối hợp với học sinh thành lập các đội chơi/mỗi khối. - Nôi dung và thể lệ thi gồm: 4 phần thi: 1. Chào hỏi + Mỗi Đội chuẩn bị 1 màn chào hỏi (tối đa 5 phút), giới thiệu về đội và chủ đề giới tính, sức khỏe sinh sản; 2. Hiểu biết + Mỗi khối có 1 đội chơi (gồm 5 người) và đội tiếp sức từ các học sinh còn lại của khối; + Cả 3 đội chơi cùng tham gia phần hiểu biết với 10 câu hỏi; + Nếu đội chơi không trả lời được hết câu hỏi trong gói câu hỏi của mình thì các học sinh còn lại của khối được quyền tiếp sức. Đội tiếp sức trả lời đúng thì được cộng 1 điểm cho đội chơi/câu hỏi và sẽ có quà từ BTC. 3.Tình huống + Mỗi khối có 1 đội chơi cho phần tình huống (gồm 5 người); + Đội chơi tiến hành bốc thăm đội đưa ra tình huống cho mình; + Thời gian cho 1 tình huống gồm: Đưa ra tình huống 2 phút, suy nghĩ và trả lời tình huống 5 phút (tình huống đưa ra thể hiện bằng tiểu phẩm) + Sau khi 3 đội chơi trả lời xong tình huống, ban giám khảo sẽ đánh giá và cho điểm. 4. Tài năng + Đội khối 10 và 11 tham gia tài năng bằng vở kịch (tối đa 10 phút) với nội dung liên quan đến vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên; + Đội khối 12 tham gia tài năng bằng 1 vở kịch hoặc 1 tiết mục văn nghệ (có thể thêm phụ họa). * Cơ cấu điểm (100 điểm)
  3. - Chào hỏi: 20 điểm; - Hiểu biết: 20 điểm; - Tình huống: 30 điểm (đưa ra tình huống cho đội bạn 10 điểm, giải quyết tình huống từ đội bạn 20 điểm); - Tài năng: 30 điểm. * Cơ cấu giải thưởng 1 Giải nhất; 1 Giải nhì; 1 Giải ba; 6 Tổng kết hội thi – bế mạc - BGK công bố kết quả hội thi - Các tập thể có ý thức tham gia tốt, tổ Sinh đề xuất với Đoàn trường xem xét cộng điểm thi đua. IV. MỘT SỐ YÊU CẦU 1.Các GV trong tổ họp thống nhất nội dung, cách thức tổ chức chương trình để trình Ban giám hiệu đầu tuần 8. 2. Tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho GV phụ trách các nội dung: Văn nghệ, nội dung câu hỏi sinh hoạt chuyên đề trong 2 tuần tại các lớp, nội dung câu hỏi phần thi hiểu biết, duyệt kịch bản các tình huống và phần thi tài năng. 3. Sau khi trình Ban giám hiệu. Các GV được giao nhiệm vụ lên kế hoạch cụ thể cho HS tập luyện, dự kiến kinh phí để trình BGH. 4. GV chủ trì phối hợp với GVCN các lớp trong khối chọn ra các đội hình riêng cho mỗi phần thi (phải có thành viên của nhiều lớp cùng tham gia). 5. Các đội chơi xây dựng kịch bản phần giới thiệu, phần tình huống và phần tài năng theo yêu cầu và báo cáo về cho đ/c phụ trách khối và BTC muộn nhất ngày 20/3/2019 để BTC duyệt và các đội tiến hành tập luyện. Các đội chủ động tập luyện, thuê trang phục biểu diễn cho Đội thi của mình. Nếu lớp nào có nhiều thành viên tham gia, ý thức tốt sẽ có xem xét về thi đua. 6. Các GV được phân nhiệm vụ chuẩn bị nội dung câu hỏi phải hoàn thành trước tuần 18. 7. Các GV được giao nhiệm vụ phải kiểm tra, đôn đốc HS thường xuyên trong quá trình tập luyện. 8. Dự kiến tổng duyệt chương trình vào tuần 20. 9. Tổ Sinh có trách nhiệm đánh giá các lớp có ý thức, tình thần tham gia tốt để tham mưu với Đoàn trường cộng điểm thi đua. Hết./. 2. Phương pháp, hình thức và các phương tiện cần thiết cho buổi ngoại khóa: a. Phương pháp: Tổ chức ngoại khóa theo chương trình chung của toàn trường. - Nghiên cứu khoa học: sgk, báo mạng và thực tiễn. - Giải quyết vấn đề: Tìm hiểu, xử lí các thông tin để giải quyết các nhiệm vụ mà thầy cô giáo phân công. - Làm việc nhóm. - Đóng vai – diễn kịch. b. Phương tiện - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận là tài liệu học sinh tìm hiểu và các dụng cụ cần thiết để giới thiệu và tư vấn kiến thức cho học sinh: các dụng cụ tránh thai, các dụng cụ cần thiết học sinh sử dụng để diễn kịch
  4. - Trang phục biểu diễn, đạo cụ, loa máy, máy chiếu và màn hình c. Địa điểm - Sân trường, được tổ chức chung cho cả 3 khối vào một buổi chiều d. Thời gian thực hiện: 25/3/2019 3. Nội dung cụ thể cho các phần thi: a. Phần thi chào hỏi: Định hướng về nội dung như sau: - Đội 1 (5 HS khối 8, 5 HS khối 9): Thể hiện màn chào hỏi giới thiệu về đội dưới dạng thể loại vè, có liên quan đến vấn đề sức khỏe – kết hợp phong tục ngày xưa – ngày nay. - Đội 2 (5 HS khối 8, 5 HS khối 9): Thể hiện màn chào hỏi trong tình huống một đôi bạn học sinh yêu nhau, rủ nhau đi chơi bạn trai rủ bạn gái quan hệ tình dục bạn gái từ chối => Bạn trai chia tay bạn gái vì bạn gái không đồng ý - Đội 3 (5 HS khối 8, 5 HS khối 9): Thể hiện màn chào hỏi dưới dạng tiểu phẩm kết hợp vè giới thiệu các thành viên có nội dung liên quan, thể hiện phong cách hài hước. b. Phần thi hiểu biết: - Câu hỏi giành cho 3 đội chơi. Câu 1 : Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn trai đã bước vào tuổi dậy thì chính thức? A. Lớn nhanh, cơ bắp phát triển. B. Ria mép phát triển. C. Vỡ giọng. D. Xuất hiện “giấc mơ ướt” (xuất tinh lần đầu). Câu 2 : Sự thụ tinh xảy ra ở đâu? A. Tử cung. B.Âm đạo. C. 1/3 phía trên ống dẫn trứng. D.Ở bất cứ điểm nào trên đường ống dẫn trứng. Câu 3 : Dưới góc độ sinh lý học, tuổi dậy thì là A. thời kỳ trưởng thành sinh dục. B. một giai đoạn trong đời của con người. C. một giai đoạn khó phân biệt được trong đời cá thể. D. thời kỳ trưởng thành nhất của con nguời. Câu 4 : HIV tấn công vào loại tế bào nào trong cơ thể? A. Tế bào biểu bì. B. Tế bào hồng cầu. C. Tế bào tiểu cầu. D.Tế bào Limpho T. Câu 5: Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng bảo vệ kép? A. Bao cao su B. Thuốc tránh thai C. Xuất tinh ngoài âm đạo. D. Đặt vòng tránh thai. Câu 6: Trong giai đoạn dậy thì, ở học sinh nữ xảy ra những biến đổi thể chất như thế nào? A. Tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra, thanh quản mở rộng vỡ tiếng. B. Nổi mụn trứng cá, xương hông rộng ra, cơ ngực vai đùi phát triển. C. Tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra, tử cung lớn và dày hơn. D. Tử cung lớn và dày hơn, nổi mụn trứng cá, xuất hiện ria mép. Câu 7: : Mang thai ở tuổi vị thành niên có những nguy cơ nào sau đây? A. Gây tác hại xấu đến những đứa trẻ sơ sinh. B. Đẻ non cao hoặc sinh ra những đứa trẻ quá nhẹ cân. C. Các vấn đề về y tế và có nguy cơ tử vong cao ngay sau sinh.* D. Đẻ non và dễ tử vong Câu 8 Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về tình bạn khác giới? A. Không thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới. B. Tình bạn khác giới chỉ là hình thức ngụy trang cho tình yêu.
  5. C. Tình bạn khác giới có thể là khởi đầu của tình yêu. D. Luôn có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới. Câu 9: Độ tuổi vị thành niên là: A. từ 6 đến 9 tuổi B. từ 10 đến 19 tuổi * C. từ 20 đến 25 D. từ 6 đến 25 tuổi. Câu 10: Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một tình bạn tốt ? A. Biết bao che khuyết điểm cho nhau. B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau. C. Kết thành bè phái để làm bất cứ gì theo ý thích. D. Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết để cảm thông với nhau. - Câu hỏi giành cho khán giả Câu 1 : Ở tuổi vị thành niên, phương pháp phòng tránh thai nào hiệu quả nhất? A. Dùng thuốc tránh thai B. Dùng bao cao su. C. Đặt vòng D. Không quan hệ tình dục. Câu 2 : Các bệnh nào lây truyền qua đường tình dục? A. Sốt virut, sốt xuất huyết. B. Viêm gan A. C. Bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS D. Bệnh lao. Câu 3: Việc uống thuốc tránh thai hằng ngày có tác dụng gì? A. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. B. Ngăn không cho trứng chín và rụng. C. Cản trở sự hình thành phôi. D. Cản trở sự phát triển phôi. Câu 4: Để xác định phụ nữ có thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sự có mặt của hooc môn nào? A. LH B. progesterone C. HCG. D. Ơstrogen. Câu 5: AIDS là từ viết tắt có nghĩa là: A. Bệnh khả năng miễn dịch. B. Bệnh suy giảm miễn dịch. C. Hội chứng suy giảm miễn dịch. D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. c. Nội dung các tình huống chính HS diễn kịch trong phần thi tình huống như sau - Đội 1 : Hai học sinh nam và nữ yêu nhau. Một hôm hai bạn rủ nhau đi chơi, sau đó bạn nam đã rủ bạn gái vào nhà nghỉ. Nếu là bạn gái trong tình huống này em xử lí như thế nào ? - Đội 2 : Có hai em học sinh nữ trên đường đi học về qua một đoạn đường vắng vào buổi trưa, hay vào vào buổi tối bị một người đàn ông sàm sở mình. Trong tình huống này là hai bạn nữ em xử lí như thế nào ? - Đội 3 : Một HS khối 9 phát hiện mình có bầu. Là học sinh này em xử lí như thế nào ? d. Nôi dung của phần thi tài năng : - Đội 1 : Thể hiện bằng 1 điệu nhảy chacha - Đội 2 : Tiểu phẩm có nội dung hậu quả của lối sống buông thả và việc phá thai. - Đội 3 : Bố mẹ theo làm ăn không quan tâm, chú ý đến con dẫn đến con gái không được giáo dục chu đáo mang thai ngoài ý muốn. III. TỔNG KẾT Buổi ngoại khóa được tổ chức thành công tốt đẹp vào sáng ngày 25/3/2019: Với sự tham gia đông đủ của các em học sinh, thầy cô giáo và chuyên viên tư vấn từ bệnh viện Hùng Vương. Hơn nữa buổi ngoại khóa là sân chơi để các em học sinh thể hiện
  6. những hiểu biết của mình và học hỏi thê m nhiều kiến thức và kĩ năng bổ ích, là sân khấu để các em được thể hiện các tài năng của mình. Đây là buổi ngoại khóa được học sinh và giáo viên đánh giá có ý nghĩa giáo dục rất lơn, nên tôi thiết nghĩ những chương trình như thế này nên được tiếp tục phát huy. Hết./.