Sáng kiến kinh nghiệm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946

docx 49 trang thulinhhd34 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nuoc_viet_nam_dan_chu_cong_hoa_tu_sau.docx
  • docMau 1.1_ Don de nghi cong nhan sang kien cap co so.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946

  1. - Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản ., tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về ở Việt Nam, tạo thêm thời gian để lực lượng. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc thêm “Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ”. * Hình thức: Hoạt động cả lớp. * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng Hoạt động cả lớp, cá nhân 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ (đọc thêm) - GV hướng dẫn HS đọc thêm thông qua các nội dung sau: + Nguyên nhân. + Diễn biến chính. + Kết quả, ý nghĩa. - HS tự tìm hiểu SGK (về nhà). Hoạt động 2: Tìm hiểu đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc * Hình thức: Hoạt động cả lớp, cá nhân * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề; phát vấn, học sinh suy nghĩ, trình bày ý kiến; giáo viên nhận xét, kết luận. * Tiến trình: Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm Tích hợp Lịch sử - Học tập và làm theo 2. Đấu tranh với quân Trung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hoa Dân quốc và bọn phản cách Hoạt động cả lớp, cá nhân mạng ở miền Bắc - GV nêu vấn đề: Ngay sau “Tết độc lập”, Đảng và Chính phủ ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù nguy hiểm: quân Anh, Pháp, phát xít Nhật ở miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai ở miền Bắc. Trong đó, quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta với nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. Theo em, chúng ta có nên dùng quân sự để đánh quân Trung Hoa Dân quốc lúc này không? - HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. - GV nhận xét, kết luận: Nếu dùng quân sự để đánh quân Trung Hoa Dân quốc lúc này 37 |
  2. là bất lợi vì quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta dưới danh nghĩa quân Đồng minh; mặt khác, ở miền Nam, Pháp đã lộ rõ dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. Vậy trong tình hình đó, Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh có chủ trương gì? - HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. * Chủ trương của Đảng - GV vận dụng kiến thức Học tập và làm Tránh một mình đối phó với nhiều theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - kẻ thù cùng một lúc  tạm thời hòa Tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của hoãn, tránh xung đột với quân mình phục vụ lợi ích Tổ quốc để làm rõ Trung Hoa Dân quốc. chủ trương, sách lược của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ở miền Bắc (Tích hợp Lịch sử - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) * Biện pháp đối phó - Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội khóa I không qua bầu cử và 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. - GV cho HS quan sát hình ảnh Chính phủ liên hiệp - Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”. - Kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của các tổ chức phản cách mạng, - GV nêu câu hỏi: Đánh giá ý nghĩa của tay sai của Trung Hoa Dân quốc. việc thực hiện các biện pháp đối phó với - Ban hành một số sắc lệnh nhằm quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản trấn áp bọn phản cách mạng. cách mạng ở miền Bắc? - HS suy nghĩ, trả lời. * Ý nghĩa - GV nhận xét, bổ sung, chốt ý. - Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai. - Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. 38 |
  3. Hoạt động 3: Tìm hiểu hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. * Hình thức: Hoạt động nhóm, cá nhân. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề. - Vấn đáp, Thuyết trình kết quả làm việc nhóm chuẩn bị ở nhà. - Kĩ thuật khăn trải bàn. * Tiến trình Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm Tích hợp Lịch sử - Học tập và làm theo 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Lịch sử đẩy quân Trung Hoa Dân quốc - Giáo dục công dân. ra khỏi nước ta Hoạt động nhóm, cá nhân. - GV yêu cầu HS 4 nhóm thảo luận và trình bày ý kiến cá nhân, ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề “Chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp trong thời gian từ 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946” trên giấy A0 (theo kĩ thuật khăn trải bàn: mỗi người trong nhóm viết ý kiến cá nhân tại ô xung quanh, sau đó, thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến chung về chủ đề tại ô trung tâm) - Chi tiết tại Phụ lục Các sản phẩm của học sinh. - Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946), theo đó, Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường lựa - HS các nhóm lắng nghe, nhận xét. chọn: - GV nhận xét, kết luận, chốt lại kiến thức cơ + Cầm súng chiến đấu không cho bản cần nắm. chúng đổ bộ lên miền Bắc. + Hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để tránh đối phó cùng lúc - GV vận dụng kiến thức Học tập và làm theo với nhiều kẻ thù. tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Tinh thần - Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ Trung ương Đảng họp và đã cho lợi ích Tổ quốc để làm rõ chủ trương, chọn giải pháp “Hòa để tiến”. sách lược của Đảng, Chính phủ ta và Chủ - Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp sau Cách Chí Minh thay mặt Chính phủ mạng tháng Tám năm 1945 (Tích hợp Lịch Việt Nam Dân chủ cộng hòa kí sử - Học tập và làm theo tấm gương đạo với đại diện Chính phủ Pháp - G. đức Hồ Chí Minh) Xanhtơni bản Hiệp định Sơ bộ. - GV cho HS quan sát hình ảnh Lễ kí kết 39 |
  4. Hiệp định sơ bộ và nêu câu hỏi: Cảm nhận của em về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh? - HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. - GV nhận xét, kết luận: Hình ảnh một cụ già mảnh khảnh, râu đen, mặc bộ kaki đã cũ màu, đi đôi giày vải chàm, nổi bật lên giữa đám người to béo, sang trọng  lối sống giản dị nhưng không tầm thường (Tích hợp Lịch sử - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)  giáo - Nội dung của Hiệp định sơ bộ dục lối sống giản dị, khiêm tốn cho HS (Giáo + Chính phủ Pháp công nhận dục kĩ năng sống) nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng và tài chính riêng. + Chính phủ Việt Nam đồng ý để cho 15000 quân Pháp được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm. + Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam để đi đến cuộc đàm phán chính thức. - GV: Nhận xét về các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)? - HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. - GV nhận xét, kết luận: + Quyền dân tộc cơ bản gồm có độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. + Trong Hiệp định sơ bộ, Việt Nam chỉ được công nhận là một quốc gia tự do  công nhận tính thống nhất. - Ý nghĩa của việc kí Hiệp định - GV yêu cầu HS theo dõi SGK đánh giá ý sơ bộ: nghĩa của việc kí kết Hiệp định Sơ bộ + Tránh được cuộc chiến đấu bất (6/3/1946) lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù 40 |
  5. cùng một lúc. + Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. + Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. - Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô nhưng thất bại. - Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam, tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng. - GV cho HS quan sát hình ảnh Lễ kí kết Tạm ước 14/9/1946 - HS lắng nghe và hoàn thiện phiếu học tập. BÀI 17 - TIẾT 27 NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946 (Tiếp) III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM VÀ NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ (đọc thêm). 2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc * Chủ trương: Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù, tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc. * Biện pháp đối phó: - Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội khóa I không qua bầu cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp. 41 |
  6. - Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”. - Kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của các tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc. - Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng. * Ý nghĩa: - Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá cách mạng của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai. - Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta - Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946), theo đó, Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù. - Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”. - Chiều ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp, G. Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ - Nội dung Hiệp định Sơ bộ: + Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, nằm trong khối liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng và tài chính riêng. + Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm. + Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam để đi đến cuộc đàm phán chính thức. - Ý nghĩa của việc kí Hiệp định Sơ bộ: + Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. + Đẩy 20 vạn quân Quân Trung Hoa Dân quốc về nước. + Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. - Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phoongtennơblô nhưng thất bại. - Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam, tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng. Hoạt động 4: Tìm hiểu bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Liên hệ với chính sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay. * Hình thức: Hoạt động cả lớp, cá nhân. * Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề; phát vấn, học sinh suy nghĩ, trình bày ý kiến; giáo viên nhận xét, kết luận. * Tiến trình: 42 |
  7. Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cơ bản cần nắm Tích hợp Lịch sử - Giáo dục công dân. Hoạt động cả lớp, cá nhân. - GV nêu vấn đề: Nhờ chủ trương, sách lược khôn khéo của Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Cách mạng tháng Tám, ta đã tránh được cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng trước âm mưu của quân Trung Hoa Dân quốc và Pháp. Vậy cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng của Đảng ta đã để lại bài học kinh nghiệm gì? - HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. - GV nhận xét, kết luận: + Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoàn cảnh. + Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. + Phải biết lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, phân hóa cao độ kẻ thù, tập trung vào kẻ thù chính. - GV: Những bài học kinh nghiệm ấy được vận dụng như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại? * Liên hệ - HS suy nghĩ, trả lời ngắn gọn. - Nguyên tắc: - GV nhận xét, kết luận: + Tôn trọng độc lập, chủ quyền và GV vận dụng kiến thức Giáo dục công dân toàn vẹn lãnh thổ. 11 - Bài 15 - “Chính sách đối ngoại” để + Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng làm rõ chính sách đối ngoại của Đảng ta cùng có lợi. ngày nay. (Tích hợp Lịch sử - Giáo dục - Góp phần tích cực vào cuộc đấu công dân) tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hôi. 4. Hoàn thiện phiếu KWL Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tại lớp, sau đó điền thông tin cột L (những điều đã học được) trên phiếu KWL. Giáo viên nhận xét, kết luận: K W L (Những điều đã biết) (Những điều muốn biết) (Những điều đã học được) 43 |
  8. - Nguyên nhân, diễn Chủ trương, sách lược của Chủ trương tạm thời biến, kết quả, ý nghĩa Đảng, Chính phủ và Chủ hòa hoãn, tránh xung của cuộc kháng chiến tịch Hồ Chí Minh đấu đột với quân Trung Hoa chống thực dân Pháp tranh với quân Trung Hoa Dân quốc. quay trở lại xâm lược Dân quốc và bọn phản Nam Bộ. cách mạng ở miền Bắc. - Các quyền dân tộc cơ bản gồm độc lập, chủ Ý nghĩa của chủ trương - Tránh cùng một lúc quyền, thống nhất và hòa hoãn với quân Trung phải đối phó với nhiều toàn vẹn lãnh thổ. Hoa Dân quốc. kẻ thù. - Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai. - Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. Chủ trương, sách lược của Chủ trương hòa hoãn Đảng, Chính phủ và Chủ với thực dân Pháp. tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946 Ý nghĩa của chủ trương, - Tránh cùng một lúc sách lược đối phó với phải đối phó với nhiều Pháp. kẻ thù. - Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước. - Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau. Bài học kinh nghiệm từ - “Dĩ bất biến, ứng vạn việc giải quyết khó khăn biến”. trong hơn năm đầu sau - Giữ vững sự lãnh đạo Cách mạng tháng Tám của Đảng trong mọi năm 1945. hoàn cảnh. - Cứng rắn về nguyên 44 |
  9. tắc, mềm dẻo về sách lược. - Các vấn đề thực tiễn - Vấn đề thực tiễn: cuộc sống có liên quan đến + Tinh thần sẵn sàng chủ đề. đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. + Tính giản dị, khiêm tốn. + Ý thức và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 5. Củng cố, dặn dò - Củng cố: - Giáo viên yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện các phiếu: + Phiếu học sinh tự đánh giá. + Phiếu đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm. + Tổng hợp phiếu tự đánh giá và đánh giá lần nhau trong nhóm (nhóm trưởng) + Phiếu nhìn lại quá trình thực hiện dự án. - Giáo viên yêu cầu các nhóm chỉnh sửa và chuyển lại sản phẩm hoàn chỉnh làm tư liệu dạy học và làm tư liệu học tập cho các nhóm học sinh khác cùng học tập. - Giáo viên yêu cầu học sinh học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài 18 - “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)”. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 7.1 Tiêu chí - Kiến thức. 45 |
  10. - Thái độ. - Năng lực. - Quá trình. 7.2 Cách thức - Kiến thức: + Bộ câu hỏi định hướng. + Các slide kết quả hoạt động theo nhóm. + Phiếu KWL. - Thái độ: + Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm. + Phiếu nhìn lại dự án. + Phiếu giáo viên đánh giá. - Năng lực: + Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm. + Phiếu nhìn lại dự án (Nhóm trưởng). + Phiếu KWL. + Phiếu giáo viên đánh giá. - Quá trình: + Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm. + Phiếu nhìn lại dự án (Nhóm trưởng). + Phiếu KWL. + Phiếu giáo viên đánh gía. + Phiếu điểm học sinh. Cách tính điểm học sinh (chi tiết theo phụ lục đính kèm) ĐHS= (2*Đ TĐG_ ĐGLN + ĐGVĐG)/3 Trong đó: ĐGV ĐG là điểm giáo viên đánh giá, bao gồm giáo viên đánh giá về đáp án trả lời bộ câu hỏi định hướng cá nhân, đánh giá về bài thuyết trình Powerpoint theo nhóm, đánh giá kết quả KWL và lấy điểm trung bình của 3 kết quả đánh giá đó. ĐTĐG_ ĐGLN là điểm trung bình học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 8. Các sản phẩm của học sinh (phụ lục kèm theo) - Đáp án bộ câu hỏi định hướng. - Các slide kết quả hoạt động theo nhóm. - Phiếu KWL. - Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm (Lấy ví dụ minh chứng phiếu của nhóm trưởng). - Phiếu tổng hợp phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong nhóm (nhóm trưởng) - Phiếu nhìn lại dự án (Nhóm trưởng). - Phiếu tổng hợp phiếu nhìn lại dự án (lớp trưởng) - Phiếu giáo viên đánh giá. - Phiếu điểm học sinh. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Dự án này được áp dụng dạy thử tại lớp 12D2 trường THPT Nguyễn Viết Xuân đã đem lại hứng thú cho học sinh khi tham gia dự án. 46 |
  11. Theo tôi dự án này có thể áp dụng rộng rãi hơn ở các trường học. 8. Những thông tin cần được bảo mật : Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9.1. Đối với giáo viên - Giáo viên cần tích lũy kiến thức của nhiều môn học, biết sử dụng nhiều phương pháp dạy học. - Đặc biệt khi tiến hành dạy học dự án, giáo viên cần luôn đồng hành cùng học sinh, quan tâm, hướng dẫn học sinh để có được các sản phẩm đạt kết quả. 9.2. Đối với học sinh - Học sinh cần tham khảo kiến thức các bộ môn khác liên quan đến bài học. - Phân công người viết, báo cáo sản phẩm theo nhóm đã phân công. - Bài thuyết trình trên powerponit. - SGK Lịch sử 12, Địa lý và Giáo dục công dân 12, vở ghi. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - GV có cơ hội nghiên cứu nhiều môn học khác nhau Địa lí, Lịch sử, giáo dục công dân, Tiếng anh, Công nghệ thông tin , phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. - GV dần nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng mềm trong hoạt động dạy học (sử dụng máy tính, máy chiếu, các công cụ tin học văn phòng, ). - Vận dụng kiến thức liên môn trong bài học, giúp tôi trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và những kĩ năng hoạt động cần thiết nhất. Từ đó khuyến khích các em vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Lợi ích với với học sinh - HS được tiếp cận nhiều với các phương tiện hỗ trợ dạy học, phát huy khả năng nghiên cứu tài liệu, tổng hợp kiến thức (tư liệu, hình ảnh, máy chiếu, ). - HS phát huy được tinh thần học tập và làm việc theo nhóm. - Việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài học cụ thể đã bồi dưỡng cho học sinh vốn kiến thức đa dạng phong phú từ đó vận dụng vào đời sống hiệu quả. Lợi ích với thực tiễn đời sống - xã hội Học sinh hiểu sâu sắc hơn về tình hình nước ta lúc bấy giờ, từ đó xây dựng niềm tin với Đảng và có tinh thân đồng bào 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Nhóm trưởng bộ môn lịch sử trường THPT Nguyễn Viết Xuân đánh giá: Đây là dự án phù hợp với chương trình, có thể nhân rộng - Tổ trưởng tổ Sử - Địa – Giáo dục công dân đánh giá như sau: Việc tích hợp kiến thức ở ba bộ môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân như vậy có lợi ích khá thiết 47 |
  12. thực, giúp tiết kiệm thời gian giảng dạy, học sinh đỡ nhàm chán và kích thích học sinh tư duy sáng tạo. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): không Vĩnh Tường,ngày 12/ 02/2020 Vĩnh Tường, ngày 14/02/2020 Vĩnh Tường, ngày10/02/2020 Thủ trưởng đơn vị CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Hằng 48 |
  13. TÀI LIỆU THAM KHÁO. - Sách giáo khoa: + Lịch sử 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Lịch sử 12 Cơ bản (Sách giáo viên) - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Ngữ văn 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 10 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 11 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. + Giáo dục công dân 12 Cơ bản - NXB Giáo dục, HN, 2008. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 12 - NXB Giáo dục, HN, 2010. - Hướng dẫn ôn thi đại học và cao đẳng môn Lịch sử, Phan Ngọc Liên - Trần Bá Đệ, NXB Đại học sư phạm, HN, 2005. - Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT - NXB Đại học sư phạm, HN, 2014. - Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn, Lĩnh vực: Khoa học xã hội dành cho CBQL và giáo viên Trung học phổ thông, Vụ Giáo dục trung học, Hà Nội, 2015. - Tài liệu tập huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Bộ Giáo dục và đào tạo, HN, 2014. - Tranh ảnh về các khó khăn của nước ta và các biện pháp giải quyết khó khăn của chính quyền cách mạng trong hơn năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Bản đồ Việt Nam (Nguồn: Wikipedia.com). - Bộ câu hỏi định hướng và đáp án. - Các website: + Google.com.vn + Wikipedia.com 49 |