Chuyên đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV AIDS năm 2018
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV AIDS năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_thang_hanh_dong_quoc_gia_phong_chong_hiv_aids_nam.pdf
Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV AIDS năm 2018
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 10 TRƯỜNG THCS LẠC HỒNG Thực hiện: GIÁO VIÊN SINH HỌC VÀ NHÓM HỌC SINH TUYÊN TRUYỀN VIÊN THUỘC CÁC LỚP 9/1 và 8/1
- PHẦN I A. Lời ngỏ: Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/ AIDS năm 2018 và hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm giáo viên Sinh học thuộc tổ Lý – Hóa – Sinh trường THCS Lạc Hồng cùng các em học sinh thuộc nhóm tuyên truyền viên của lớp 9/1; 8/1 được sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trường có tổ chức một buổi chia sẻ thông điệp với chủ đề “ Hãy hành động để tiến tới mục tiêu 90 – 90 – 90 vào năm 2020” Đây là một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Chính trị tại Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (tháng 6/2016), nhằm kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030: "Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS" trong 5 năm tới để đạt được "Mục tiêu 90 - 90 - 90" vào năm 2020. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương đã hưởng ứng Mục tiêu 90 - 90 - 90 của Liên Hợp Quốc từ năm 2014. Buổi chuyên đề được thực hiện vào tiết sinh hoạt dưới cờ ngày 10/12/2018 dưới sự dẫn dắt chương trình của hai học sinh thuộc hai khối: - Khối sáng: Học sinh: Nguyễn Đức Trí và Thạch Hoàng Khang . Lớp 9/1 - Khối chiều: Học sinh: Lưu Hoàng Cẩm Vân và Phan Quỳnh Như . Lớp 8/1 B. Bài cảm nhận của học sinh: HIV/AIDS đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vấn đề này, Liên Hợp Quốc để đề ra mục tiêu 90-90-90, mục tiêu giúp đưa căn bệnh hiểm ác này trở về “cát bụi” trong tương lai. Đó cũng chính là vấn đề mà em và bạn Hoàng Khang đã tuyên truyền ở trường THCS Lạc Hồng sáng ngày 10/12/2018. Là người được tiếp nhận với thông tin này sớm hơn các bạn, chúng em đã hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động này đến với sinh mạng của hàng ngàn người đang nhiễm bệnh, đối với thế hệ tương lai và với sự phát triển của đất nước. Vì thế, trong buổi tuyên truyền, mục tiêu nhắm tới là đưa được những điều quý báu này đến với các bạn học sinh. Em tin rằng một cá nhân không thể giúp mục tiêu này thành hiện thực, nhưng với sự hiểu biết, nhận thức rõ ràng, cộng đồng người Việt sẽ đưa đất nước đạt được mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc trước năm 2030. Chính ý nghĩ này đã thôi thúc chúng em làm buổi tuyên truyền thêm ý nghĩa và cảm thấy vui vì được các bạn đón nhận tích cực! Mong rằng những góp sức nho nhỏ của chúng em và sự tiếp nhận của các bạn sẽ là một trong những nhân tố quan trọng trong chiến dịch phòng chống nhiễm HIV/AIDS của Việt Nam nói riêng và của Liên Hợp Quốc nói chung. Nguyễn Đức Trí (Học sinh lớp 9/1- Trường THCS Lạc Hồng- Q.10)
- PHẦN II A. Hoạt động tuyên truyền: I. Tình hình nhiễm HIV – AIDS ở nước ta và trên thế giới: Ở Việt Nam : Năm 2015, nước ta có 10195 ca nhiễm HIV mới, trong đó có 2130 trường hợp tử vong Cuối năm 2015 : có tổng cộng 254000 người nhiễm HIV Tỉnh Điện Biên có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất : 883 người Kế đến là TPHCM : 712 người Thái Nguyên đứng thứ 3 với 652 người Tỉ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi khoảng 20-40 tuổi Trên Thế Giới 2014(triệu người) 2013(triệu người) 2012(triệu người) Sống chung với 36,9 35 35,3 HIV Ca nhiễm mới HIV 2,0 2,1 2,3 Chết do HIV 1,2 1,5 1,6 Tỉ lệ nhiễm mới và tỉ lệ chết đi do HIV đang giảm dần qua các năm II. HIV – AIDS là gì HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi Virus HIV xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng và dễ dàng vượt qua được hàng rào bảo vệ của các tế bào mono, lympho bào B và xâm nhập ttrực tiếp vào lymphô bào T4, khiến cho loại tế bào lymphô này bị vô hiệu hóa chức năng tiết kháng thể chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường, bệnh ung thư lúc này người bệnh sẽ nhiễm hàng loạt các bệnh cơ hội và cũng chết vì các bệnh cơ hội này. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các tác nhân nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm III. Các con đường lây truyền HIV – AIDS Các con đường nhiệm bệnh HIV/AIDS Đường máu Đường từ mẹ sang con Đường tình dục
- IV. Các giai đoạn khi nhiễm bệnh: Giai đoạn 1(giai đoạn sơ nhiễm): Sau khi nhiễm HIV khoảng 2-8 tuần, người bị lây nhiễm xuất hiện các triệu chứng như sốt, vã mồ hôi, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp, viêm họng, hạch cổ, hạch nách sưng to, phát ban dạng sởi, ngứa ngoài da Giai đoạn 2 (giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng): Thời gian này có thể kéo dài từ 10-12 năm, người nhiễm HIV trong máu nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Những người này có vẻ ngoài khỏe mạnh bình thường, xét nghiệm máu có thể thấy kháng thể kháng HIV Giai đoạn 3 (giai đoạn nhiễm trùng có triệu chứng): Khoảng 1/3 người nhiễm HIV có hạch to nổi toàn thân, thường gặp ở 2 bẹn, vùng cổ, nách, dưới hàm Các hạch có đặc điểm là đối xứng nhau Giai đoạn 4(giai đoạn biến chuyển từ HIV thành AIDS): Giai đoạn này sức đề kháng của cơ thể giảm đi hoàn toàn, người bệnh rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi và nấm; ung thư da, sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, nhiều người bị tiêu chảy mạn tính kèm theo sút cân, xuất hiện các nhiễm khuẩn cơ hội khác như viêm màng não, một số khối u (như Sarcoma Kaposi). Bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng từ 1-2 năm. V. Cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS 1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục: Chung thủy một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều bạn tình và người không biết rõ sức khỏe của họ. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng. Khi mắc bệnh HIV/AIDS cần báo với bạn tình biết và cùng đi khám xét chữa trị bệnh, tránh lây lan bệnh sang người khác. 2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu: Không dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích. Phải xét nghiệm, kiểm tra kĩ máu truyền trước khi truyền máu cho người bệnh. Không săm trổ ở nơi không có uy tín, chất lượng. Nhân viên y tế cần thực hiện tốt quy trình kĩ thuật trong khi thực hiện các thủ thuật tiêm truyền trên người bệnh, đeo găng tay bảo vệ bản thân khi tiêm truyền máu, và tiếp xúc với các dịch nôn, máu của người mắc bệnh. Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người mắc bệnh. 3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con: Không phải bất kì người mẹ nào nhiễm HIV cũng đều lây truyền sang con, vì vậy khi biết mẹ bị nhiễm HIV cần đến ngay cơ sở y tế để có chế độ chăm sóc tốt nhất phòng tránh lây nhiễm bệnh sang con.
- Nếu mẹ sinh con ra có đủ khả năng kinh tế thì nên cho con ăn sữa bột ngoài hoàn toàn. Nếu mẹ không đủ khả năng kinh tế thì nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nghiêm cấm không cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài hoặc sử dụng núm vú cao su cho trẻ, vì làm vậy sẽ khiến dạ dày trẻ non nớt bị tổn thương khiến HIV dễ dàng xâm nhập vào trẻ hơn. 4. Phòng tránh HIV – AIDS trong học đường Trên thực tế, hầu hết trẻ nhiễm HIV – AIDS độ tuổi tiểu học trở lên đều được đến trường học chung với các trẻ em không nhiễm khác, duy chỉ có trẻ nhiễm HIV độ tuổi mầm non thì được chăm sóc, dạy dỗ tại gia đình hoặc các Trung tâm bảo trợ xã hội do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt hơn. Trẻ em ở tuổi tiểu học và phổ thông cơ sở rất hiếu động, chúng có thể trêu chọc gây xây xát da, chảy máu nhưng nếu máu hoặc dịch tiết của học sinh nhiễm HIV dính vào phần da, niêm mạc lành lặn của trẻ không nhiễm HIV thì cũng không có nguy cơ lây truyền HIV. Khi HS nhiễm HIV ngồi học chung lớp, chung bàn, ăn uống chung mâm, vui chơi chung với các HS khác thì không thể lây nhiễm HIV sang cho các bạn, vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. Đối với trẻ ở độ tuổi phổ thông trung học (thanh thiếu niên) ngoài nguy cơ trên có thể trẻ bắt đầu có hành vi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trẻ nhiễm HIV ở độ tuổi này hầu hết đang được quản lý sức khỏe và được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) tại các cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Các trẻ này được tư vấn rất kỹ về cách phòng, tránh lây nhiễm HIV sang người khác và được hướng dẫn quan hệ tình dục an toàn. Khả năng lây nhiễm HIV qua đường tình dục ở người đang điều trị bằng thuốc ARV là rất thấp. Bên cạnh đó, theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu được điều trị bằng thuốc ARV thì làm giảm 96% nguy cơ lây nhiễm HIV sang bạn tình không nhiễm HIV. Chính vì vậy, nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường học đường là rất hãn hữu. Ngoài ra, do được tuyên truyền nhiều về các kiến thức cơ bản của HIV và chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV nên trẻ em nhiễm HIV đã được đến trường và hòa nhập với các HS khác. Tuy vây, nếu không may xảy ra tai nạn có tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của học sinh nhiễm HIV thì ngay sau khi bị tiếp xúc với máu, dịch tiết thì phải xối ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương, rồi rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, có thể là phòng khám ngoại trú HIV gần nhất hoặc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS để các y bác sỹ đánh giá nguy cơ, tư vấn và xử trí kịp thời. Nếu xác định có nguy cơ, trẻ sẽ được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV trong vòng 4 tuần. Việc điều trị dự phòng này cần tiến hành sớm ngay sau khi bị phơi nhiễm hoặc thời gian tối đa là trước 72 giờ. Sau 72 giờ việc điều trị là không có tác dụng dự phòng. Như vậy, chỉ điều trị bằng thuốc kháng HIV khi xác định có nguy cơ và phải dùng thuốc đúng phác đồ và trước 72 giờ. Hiện nay, chủ trương của nước ta là khuyến khích việc đưa trẻ nhiễm HIV đến trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các em. Tại Khoản 2, Điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng quy định: Cơ sở giáo dục không được có các hành vi
- sau đây: Từ chối tiếp nhận HS, SV, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Kỷ luật, đuổi học HS, SV, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Tách biệt, hạn chế, cấm đoán HS, SV, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với HS, SV, học viên hoặc người đến xin học. Do vậy chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Các bậc cha mẹ cần chủ động trang bị cho mình các kiến thức phòng, chống HIV/AIDS để tự bảo vệ chính mình, con cái và người thân và khi có bất kỳ sự việc gì xảy ra cũng đủ kiến thức để phân tích, không hoảng loạn hay lo lắng quá mức cần thiết. Nhà trường cần tuyên truyền, giáo dục cho các em các kiến thức về HIV, kỹ năng sống, điều gì nên làm, điều gì không nên làm và có giám sát các hoạt động vui chơi của các em, đặc biệt là các trò chơi gây xây xát da, chảy máu. Đồng thời, tiếp tục truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng, chống HIV/AIDS. B. Tìm hiểu mục tiêu 90 – 90 – 90 là gì? Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở úc vào tháng 7/ 2014, Liên Hợp quốc đã đưa ra các mục tiêu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người điều trị ARV kiểm soát được lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. - 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình: nếu một người nhiễm HIV mà không biết mình bị nhiễm thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người thân và cho những người khác trong cộng đồng. Khi không biết được số người nhiễm HIV thực tế trong cộng đồng cũng sẽ gây khó khăn trong việc lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS. - 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV: việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội. - 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức độ thấp để có thể sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác:việc kiểm soát tải lượng HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV. Khi các mục tiêu 90 – 90 – 90 đạt được vào năm 2020 sẽ tạo đà để từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV / AIDS vào năm 2030. Tại sao năm 2018, Việt Nam lại chọn chủ đề “ Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90 – 90 – 90. Vì: - Nhiều người nhiễm HIV vẫn chưa biết tình trạng nhiễm HIV của mình. - Nhiều người được chẩn đoán nhiễm HIV vẫn chưa tham ggia điều trị ARV. - Nhiều kết quả được nhưng khó khăn thách thức vẫn rất lớn do vậy cần tăng cường hành động.
- Đây là những mục tiêu hết sức tham vọng và rất thách thức. Tuy nhiên nếu đạt được những mục tiêu này, không chỉ bảo vệ sức khỏe tính mạng của con người mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia. Người dân Việt Nam và cả cộng đồng quốc tế sẽ cùng nhau thực hiện nghiêm túc hành động này để cùng nhau tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2023./. LỄ HƯỞNG ỨNG Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (Ngày 10/12/2018)
- Thầy Hiệu trưởng - Tiến sĩ NGUYỄN THÀNH PHÁT Em: NGUYỄN ĐỨC TRÍ VÀ THẠCH HOÀNG KHANG Học sinh lớp 9/1
- Em LƯU HOÀNG CẨM VÂN VÀ PHAN QUỲNH NHƯhọc sinh lớp 8/1 Giáo viên biên soạn và hướng dẫn học sinh: - TTCM: Nguyễn Thị Thúy Lan - NTCM : Nguyễn Trường Duy