Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giúp nâng cao tầm vóc cho học sinh trường THCS Cát Lái

docx 21 trang Giang Anh 21/03/2024 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giúp nâng cao tầm vóc cho học sinh trường THCS Cát Lái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cac_phuong_phap_giup_nang_cao_tam_voc.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giúp nâng cao tầm vóc cho học sinh trường THCS Cát Lái

  1. niên. Chính vì giai đoạn học THCS là giai đoạn quan trọng nhất trong việt phát triển chiều cao và thể chất của trẻ nên tôi thực hiện chuyên đề “CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO TẦM VÓC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS” và chuyên đề này đã được đưa thành sáng kiến áp dụng cho học sinh tại trường THCS Cát Lái để cát em có thể phát triển tối ưu về tầm vóc và thể chất cho hôm nay và cả tương lai mai sau. 2. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề a. Mục đích: - Sự chênh lệch về tầm vóc trẻ em Việt so với thế giới có rất nhiều nguyên nhân, từ khách quan (điều kiện kinh tế), tới không hình thành thói quen tốt cho trẻ từ sớm như thói quen thể dục, thể thao, thói quen đi ngủ đúng giờ. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng của trẻ hằng ngày không đầy đủ, khoa học và trong những giai đoạn vàng đang bị bỏ quên. - Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh rằng, sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, di truyền, luyện tập thể thao và môi trường sống. Trong đó yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất, chính vì thế trẻ em rất cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ trong bụng mẹ để đến khi trưởng thành đạt chiều cao tối đa và sức khỏe tốt nhất. Theo Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em học đường thiếu vitamin D, vitamin A, sắt, kẽm chiếm tới 60%, đặc biệt là thiếu kẽm ở lứa tuổi nhỏ chiếm tới 70%. Trong khi đây là các vi chất dinh dưỡng rất quan trọng để phát triển tối đa chiều cao, tầm vóc của các em. - Vì thế, mong muốn của các bậc cha mẹ học sinh cho con mình cao lớn ngang tầm với các bạn cùng trang lứa ở các nước trong khu vực là điều chắc chắn đạt được, nếu chúng ta bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ và luyện cho bé những thói quen tập luyện thể dục thể thao và sinh hoạt khoa học. Đồng thời, chuẩn bị cho con có chế độ dinh dưỡng thật đúng và đủ. b. Yêu cầu: Để các em học sinh có thể phát triển tầm vóc tối đa chúng ta cần tuân thủ theo các yêu cầu sau: - Ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng mỗi đêm và luôn đi ngủ trước 10h vì thời gian ban đêm là thời gian quan trọng nhất giúp xương phát triển. - Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm chứa nhiều Canxi, Magie như tôm, cua, cá Uống 400 – 500 ml sữa mỗi ngày sẽ giúp bổ sung canxi kích thích hệ xương. - Thường xuyên ra ngoài hít thở không khí, đón ánh mặt trời thời điểm trước 9h sáng vì vitamin D từ ánh sáng mặt trời lúc này rất tốt cho sự phát triển chiều cao của cơ thể. - Ngoài việc luyện tập các động tác kéo giãn xương khớp, cần siêng năng tập với các bài tập bơi lội, đi bộ, đạp xe, bóng rổ, nhảy dây vào buổi sáng. II. Trực trạng tầm vóc của các em học sinh lớp 6E: 1. Tình hình thực trạng: 2
  2. Thông thường khi trẻ qua bậc tiểu học, bước chân vào cấp THCS, ý thức về nghề nghiệp tương lai của mình dần hình thành rõ ràng hơn. Tại trường THCS Cát Lái qua buổi sinh hoạt NGLL cho thấy, những em học sinh hướng ngoại thì mong muốn trở thành tiếp viên hàng không, nhà ngoại giao, doanh nhân thành đạt; trẻ ưa hoạt động thì mong muốn trở thành vận động viên thể dục, thể thao, người mẫu Hầu hết tất cả những nghề nghiệp trong mơ của trẻ, hay những hoạt động xã hội, các cuộc thi trí tuệ và cả nhan sắc, thể hình đều có vẻ “ưu ái” với những ai sở hữu chiều cao đạt chuẩn và vóc dáng cân đối. Nếu để trẻ đi hết “tuổi cao” mà vóc dáng không bằng bạn bằng bè, thì cơ hội “tỏa sáng” trong các hoạt động tập thể, và cả những giấc mơ về một công việc tốt trong tương lai dường như sẽ bị thu hẹp lại so với các bạn tầm tốt hơn. Theo thống kê, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam chỉ đạt 163,7 cm, thấp hơn 13 cm so với chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam là 153 cm, thấp hơn 10,7 cm của WHO. Theo bản đồ chiều cao người dân của các nước trên thế giới thì Việt Nam nằm trong số các nước có chiều cao trung bình thấp nhất. Đây là một thực trạng đáng lo ngại bởi sự hạn chế về chiều cao là một bất lợi kéo theo sự hạn chế cơ hội phát triển của các cá nhân cũng như của cả quốc gia trong các đấu trường quốc tế. Qua kết quả khảo sát Chiều cao trước khi áp dụng đề tài với 35 học sinh lớp 6E trường THCS Cát Lái so với chiều cao trung bình trẻ em của cả nước ( theo số liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia) tôi thấy như sau: Tuổi Nam Nữ HS Lớp 6E Trẻ em VN HS Lớp 6E Trẻ em VN 11 128.3m 129.9m 130.8m 130.9m 12 134.5M 134.6m 137.5m 137.9m 2. Nguyên nhân của thực trạng trên: - Do các em chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Do các em ít chú trọng đến việc tập luyện thể dục thể thao. - Không có thối quen ăn uống và ngủ nghĩ khoa học. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Biện pháp dinh dưỡng để nâng cao tầm vóc - Dinh dưỡng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chiều cao. - Là yếu tố rất quan trọng trong giai đoạn cơ thể phát triển về thể chất và trí tuệ. * Dinh dưỡng hợp lý: • Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu để giúp cơ thể sống, hoạt động và không ngừng tăng trưởng. Ngoài 3 bữa ăn chính trong ngày cần có thêm 2-3 bữa phụ, giúp trẻ tăng cân, tăng cao mỗi tháng đúng tiêu chuẩn. • Để nhận được đủ chất dinh dưỡng trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính, thường xuyên ăn đa dạng thực phẩm với hơn 20 loại thực phẩm mỗi ngày. 3
  3. • Cần cung cấp đủ canxi theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia để trẻ tăng trưởng tốt là trên 500mg/ngày, vì vậy cần chú trọng lượng sữa mỗi ngày khoảng 500ml – 750ml/trẻ/ngày. * Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao: PROTEIN (Chất đạm): Chất đạm cần cho tăng trưởng và phát triển của cơ thể, vì vậy rất quan trọng đối với trẻ em đang tăng trưởng.Là thành phần men tiêu hóa, nội tiết, kháng thể Trẻ không đủ protein, sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến chiều cao. LYSIN: Là acid amin (chất đạm) thiết yếu. Nhu cầu cơ thể cao, nhưng hay thiếu hụt trong khẩu phần ăn của người Việt Nam. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến nấu nướng thức ăn. Trẻ thiếu lysin sẽ không tổng hợp protein có triệu chứng thiếu protein (gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn ). Thức ăn nhiều lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. CANXI: Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%), giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi trẻ thay đổi theo tuổi: Trung bình trẻ 6 tháng – 18 tuổi cần khoảng 400 – 700mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi : sữa, cua, ốc, tôm, tép, cá, đậu hũ, các loại rau. VITAMIN D: Vitamin D giúp hấp thu canxi tại ruột tốt hơn và tăng tái hấp thu canxi tại thận. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể nhận vitamin D một ít từ thức ăn (sữa, bơ, phomai, trứng, gan gà, tôm, dầu gan cá thu ) và tiền chất vitamin D nằm dưới da. Tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D với thời gian từ 15-30 phút/ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt. SẮT: Sắt là nguyên liệu để tạo máu.Thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, gây chậm tăng trưởng, ảnh hưởng sức khỏe, sức học, khả năng tư duy, sáng tạo kém. Thức ăn nhiều sắt: Gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. KẼM: Chất kẽm rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, chuyển hóa– trao đổi chất kẽm và cuối cùng là tăng trưởng kém. Nhu cầu kẽm: 0,5mg/kg cân nặng, tối đa 15mg một ngày. Thức ăn nhiều kẽm: hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, trứng (lòng đỏ), cá, đậu nành. IOD: Là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên hoạt động của nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nếu thiếu iod sẽ dẫn đến sự trì trệ về phát triển thể chất lẫn tâm thần của trẻ. Nhu cầu Iod tăng dần theo tuổi: Từ 50 – 150mcg/ngày. Thức ăn nhiều Iod: Muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo. 4
  4. Như vậy sự phát triển toàn diện về chiều cao và thể chất đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Để đạt được sự phát triển tối ưu, bạn cần tìm cho mình một chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi và giới tính. Dinh dưỡng cần bằng là yếu tố quan trọng nhất cho một cơ thể khoẻ mạnh. Ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa chính để kích hoạt khả năng chuyển hoá của cơ thể. Hormone tăng trưởng được sinh ra từ những thực phẩm nêu trên được đưa vào cơ thể. Vì thế, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất rất cần thiết để cơ thể phát triển toàn diện. Bên cạnh đó hệ miễn dich đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển chiều cao và cơ thể. Để đảm bảo sức khoẻ, hệ miễn dịch cần hoạt động tốt và hoàn thành được trách nhiệm bảo vệ cơ thể. Những loại bệnh tật có thể khiến sự tăng trưởng bị chậm đi. Do đó, hãy bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng, đảm bảo sự phát triển bình thường cho cơ thể. 2. Các phương pháp tập luyện thể dục thể thao nâng cao tầm. Phương pháp 1: Đạp xe đạp. Để việc đạp xe hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tăng trường chiều cao, các bạn cũng cần chú ý điều chỉnh cách ngồi sao cho phần chân được kéo giãn nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chọn những chiếc xe có phần yên quá cao. Dù bạn nghĩ rằng cách này làm xương kéo giãn tối đa nhưng nó lại có thể gây hại khớp. 5
  5. Khi đạp xe, hãy chú ý đạp đều chân Chỉnh sửa toàn bộ kỹ thuật hoặc từng phần kỹ thuật động tác nếu học sinh chưa thực hiện chính xác. 1. Tác hại của tư thế đi xe đạp sai Tư thế đi xe đạp sai làm ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng đều là những tư thế sai, cần điều chỉnh. Nếu bạn đạp xe để rèn luyện thân thể giúp phát triển chiều cao với tư thế sai thì chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy kết quả như mong muốn. Lưu ý: 2 cách đạp xe sai, không giúp phát triển chiều cao Đạp xe bằng ngón chân thay vì cả bàn chân. Nhưng điều này không đến nỗi tai hại vì nó còn có cái lợi khác như học khiêu vũ hay làm cho khỏe các bắp thịt ở chân và cổ chân. Nhưng dĩ nhiên là điều này sẽ không làm mình cao hơn lên tí nào cả. Vì thế bạn nên tập cho bé cách đạp xe bằng cả bàn chân, không phải chỉ bằng ngón chân. Tệ hại hơn là khi đi chiếc xe quá khổ so với thân hình hiện tại. Để với đến bàn đạp, mỗi khi đạp trẻ thường phải nghiêng cả thân người qua một bên. Tuyệt đối cần tránh 2 lỗi lầm này khi cho học sinh đạp xe. 2. Cách đạp xe giúp tăng chiều cao Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duỗi thẳng, hóp chặt bụng, dùng cách thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời chú ý tới nhịp điệu đạp xe. Động tác: Nhiều người cho rằng, đạp xe chính là chân đạp xuống dưới, bánh xe quay thì đạp. Thực ra, đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Như vậy đạp xe nhịp nhàng không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ. Cơ thể bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu hơn khi các cơ xương được hoạt động đúng nhịp giúp tăng chiều cao hiệu quả. 6
  6. Tốc độ: Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. Lấy ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong 30 phút: 10 phút đầu đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng, và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó, đạp nhanh hết mức có thể. Ở giữa giai đoạn này, người tập phải có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi, và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt. 10 phút cuối là thời gian thả lỏng nên cần đạp chậm. Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ, để so sánh tốc độ cao nhất để đạt được qua mỗi ngày. Hình minh họa 7
  7. 3. Để đạt được hiệu quả tốt nhất giúp cải thiện chiều cao - Lựa chọn mua một chiếc xe đạp phù hợp với chiều cao của mình. Nên điều chỉnh yên xe sao cho chân của mình có thể co duỗi ra hết cỡ khi đạp và chỉnh lại cổ xe để khi đi chúng ta có thể vươn người cùng với chiều cao của yên xe. - Điều quan trọng để mang lại kết quả tốt nhất là duy trì thói quen tập luyện thường xuyên và điều chỉnh cường độ tăng dần. - Nếu việc tập luyện trở nên khó khăn vì bạn không thu xếp được thời gian đạp xe ngoài trời thì chúng ta có thể lựa chọn mua một chiếc xe đạp tập thể dục trong nhà giúp việc đạp xe trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn. 4. Một số lưu ý trong quá trình đạp xe cải thiện chiều cao - Duy trì tập luyện thường xuyên, đúng cách, tốt nhất là từ 3 – 6 giờ/tuần. - Chăm chỉ luyện tập kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn ngủ điều độ. Các bạn cũng phải theo dõi và quan sát sự phát triển của cơ thể, biết khi nào nên điều chỉnh lại xe, đặc biệt là nâng yên xe lên để việc tập luyện của mình được hiệu quả hơn. Phương pháp 2: Hít xà Để tập luyện bài tập này cần người tập có một lực lớn từ cánh tay mới có thể dễ dàng nâng người lên khỏi xà ngang và thu lại kết quả tốt nhất. Cách luyện tập hít xà đơn không khó nhưng cũng không dễ, để đạt được hiệu quả bạn cần vận dụng các động tác một cách khoa học và nỗ lực nhiều hơn. Các bước thực hiện bài tập hít xà đơn tăng chiều cao: Bước 1: Đầu tiên dùng 2 tay bám vào thanh xà phía trên, để cơ thể trong trạng thái treo người tự nhiên trên xà. Hai tay nắm chặt thanh xà lưu ý vươn hai tay nắm xà rộng hơn độ rộng của vai. Bạn có thể để lòng bàn tay quay vào trong hoặc hướng ra ngoài tùy thuộc vào thói quen của người tập để có thể dễ dàng thực hiện động tác tốt nhất. Nên nhớ tư thế bám và đu xà khi tập luyện cần phải chính xác để không làm lệch cơ xương và vai. Bước 2: Tiếp theo dùng lực ở 2 tay, từ từ nhấc cơ thể lên cao hướng lên trên xà cho đến khi cằm bạn vượt qua chiều ngang của thanh xà thì mới dừng lại. Cố gắng để nguyên tư thế trong vòng hai đến ba giây (hoặc lâu hơn càng tốt). Bước 3: - Giữ tư thế treo người trên xà, sau đó bạn có thể từ từ hạ người xuống dưới và quay lại tư thế ban đầu như trong bước 1 cho đến khi hai tay kéo thẳng hết mức. Cuối cùng lặp lại động tác như vậy nhiều lần để đạt hiệu quả cao nhất. Những lưu ý cần nhớ khi tập luyện bài tập hít xà đơn Để tập luyện hít xà đơn tăng chiều cao hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 8
  8. - Trước khi thực hiện bài tập bạn cần khởi động cơ thể với những động tác nhẹ nhàng trước, để tránh trong quá trình tập luyện các động tác giãn cơ mạnh, thì cơ thể sẽ bị co rút gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. - Trong khi tập luyện phải luôn để cơ thể luôn trong tư thế thẳng người. - Chú ý động tác kéo người lên xà khi thực hiện bài tập để nhịp thở là thở ra và khi hạ người xuống thì hít vào. Duy trì tư thế và nhịp thở đúng cách như vậy sẽ giúp bạn rèn luyện sức bền và tăng chiều cao một cách tốt nhất. - Thời gian tập xà đơn thích hợp nhất là trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Cho nên bạn nên cố gắng dành thời gian tập luyện vào buổi sáng lúc mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ hoặc trước khi ngủ trưa hay sau khi mới thức dậy vào buổi chiều. Hít xà đơn đúng cách để tăng chiều cao nhanh nhất 9
  9. Phương pháp 3: Nhảy dây Nhảy dây là một trong những bài tập thể dục tăng chiều cao hiệu quả nhất cho người có chiều cao khiêm tốn. Nhảy dây giúp tăng cường sự phát triển của xương, giúp cải thiện tầm vóc cơ thể. Dưới đây là 5 cách nhảy dây đúng cách để tăng chiều cao. Bước 1: Nhảy dây tăng chiều cao mức cơ bản Chuyển động của sợi dây sẽ tỷ lệ với di chuyển đôi chân của bạn.Bạn không nhất thiết phải nhảy cao, chỉ đủ để chân vượt qua được dây (giống như trong hình). Tiếp đất đồng thời và nhảy lên bằng cả hai chân, bạn có thể thực hiện động tác này trong 1 phút và kiên trì tập luyện thường xuyên. Hình minh họa 10
  10. Bước 2: Phương pháp nhảy dây thay thế chân Lúc sợi dây được tung, chuyển động lên phía trên đầu của bạn, bạn di chuyển đôi chân của mình lên trên sàn nhà (tạo khoảng cách với sàn nhà/ mặt đất). Tại mỗi vòng xoay của sợi dây, chân bạn sẽ tiếp xúc với sàn nhà khác nhau.Tiếp tục động tác giống như bạn đang chạy tại chỗ, cố gắng duy trì tập luyện trong 1 phút và bạn có thể nghỉ ngơi. Hình minh họa 11
  11. Bước 3: Nhảy dây nâng cao chân Lặp lại các động tác nhảy thay thế chân và thử nâng cao đầu gối 1 góc 90 độ trong mỗi lần nhảy, có thể thay đổi đều ở hai chân. Tiếp tục trong 1 phút và sau đó nghỉ ngơi 1 phút tương đương. Hình minh họa 12
  12. Bước 4: Nhảy dây theo nhịp điệu Thực hiện các bước nhảy thay thế chân đồng đều theo chuyển động lên xuống của sợi dây. Bạn có thể nhảy 8 động tác cơ bản của chân phải và sau đó đổi sang chân trái. Mỗi chân sử dụng khoảng 1 phút cho động tác này và 1 phút đồng đều cho chân còn lại. Thực hiện các bước nhảy thay thế chân đồng đều theo chuyển động lên xuống của sợi dây. Bạn có thể nhảy 8 động tác cơ bản của chân phải và sau đó đổi sang chân trái. Mỗi chân sử dụng khoảng 1 phút cho động tác này và 1 phút đồng đều cho chân còn lại. Hình minh họa Bạn có thể thực hiện động tác nhảy cơ bản hoặc nhảy thay thế chân trong 5 phút. Nếu không thể duy trì được lâu, bạn có thể nhảy khoảng 1 phút, nghỉ ngơi trong 1 phút tiếp theo và lặp đi lặp lại khoảng 5 lần. Hãy cố gắng hoàn thành 600 lần nhảy trong mỗi lần luyện tập để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất. 13
  13. Hình ảnh các em học sinh trường THCS CÁT Lái được tập nhảy dây để nâng cao thể trạng và tầm vóc trong giờ học thể dục. Học sinh luyện tập nhảy dây 14
  14. Phương pháp 5: Bóng rổ Bóng rổ ra đời vào năm 1981 do tiến sĩ James naismith sáng tạo ra, bóng rổ dần dần được người chơi yêu thích bởi những tác dụng thần kỳ của nó đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với sự phát triển chiều cao. Bóng rổ được nhiều người biết đến với sở trường tăng chiều cao. Những động tác của bóng rổ đều có tác động kích thích trực tiếp sự phát triển hệ xương mạnh mẽ nhất.Vì thế, lựa chọn môn bóng rổ để hỗ trợ chiều cao là một sự lựa chọn thông minh. Khi chơi bóng rổ, người chơi phải luôn thay đổi động tác và tư thế bật nhảy và vươn cao người thường xuyên. Nó giúp cơ thể không còn bị lực hút của trái đất giữ lại nữa, các đĩa đệm giữa các khớp xương sẽ giãn nở ra.Theo các chuyên gia sức khỏe nghiên cứu và khẳng định, chơi bóng rổ trong một tiếng đồng hồ sẽ làm cho các hooc môn tăng trưởng tăng lên đến 300 lần. Oxit nitric và Lactate là 2 yếu tố chính cho sự tiết hooc môn tăng trưởng. Và nếu chơi bóng rổ ngoài trời còn giúp cơ thể tổng hợp nhiều vitamin D rất có ích cho sự phát triển của xương. 1. Động tác ném bóng Ném bóng là một trong những động tác quan trọng nhất trong môn bóng rổ. Ném bóng có vào rổ hay không quyết định bạn có được điểm hay không và điểm số là cách quyết định thắng thua một cách trực tiếp. Mới đầu khi bắt đầu chơi môn bóng rổ, bạn sẽ phải học từ những điều cơ bản nhất, học đập bóng tại chỗ, di chuyển bóng và ném bóng. Các động tác ném bóng đỏi hỏi bạn phải rướn người, bật nhảy và căng toàn bộ cơ thể để có thể ném bóng vào rổ, chính những động tác đấy là hành động kéo giãn cơ thể, kích thích sự phát triển chiều cao đặc biệt là những em trong độ tuổi thanh thiếu niên đang dậy thì. Bạn nên cho con em mình học bóng rổ từ sớm để phát huy chiều cao, thúc đẩy chiều cao của các em một cách tốt nhất. 2. Lên rổ/úp rổ Đây cũng là động tác cơ bản quan trọng mà những người chơi môn bóng rổ cần nắm chắc. Động tác lên rổ đòi hỏi bạn phải bật nhảy đúng chân, dứt khoát sau đó dùng tay xác định vị trí rổ và nhắm thẳng vào mục tiêu. Lên rổ nếu xét theo tư thế thì có 2 cách: lên rổ 1 tay, lên rổ 2 tay + Lên rổ 1 tay: cánh tay duỗi hơi thẳng, lòng bàn tay hứng trái banh đưa lên trước Lên rổ 1 tay còn có 1 hình thức khác: động tác của tay lên rổ giống như lúc ném gập cánh tay lại, hướng trái bóng về phía trước và duỗi thẳng khi lên rổ, khác động tác ném là tay kia ko cần phải giữ bóng, không “gò bó” khác ở động tác chân nữa. + Lên rổ 2 tay: đưa trái bóng vào rổ = 2 tay!!! có thể hất bóng lên hoặc đẩy bóng tới. 3. Yếu tố khiến bạn tăng chiều cao khi chơi môn bóng rổ Tóm lại tất cả những yếu tố kích thích đến sự tăng trưởng chiều cao khi chơi môn thể thao bóng rổ là: 15
  15. + Khi chơi bóng rổ, bạn phải bật nhảy thường xuyên để thực hiện các động tác tranh bóng, ném bóng, úp bóng vào rổ do đó cả cơ thể sẽ phải vươn dài ra, xương cột sống được kéo giãn + Khi nhảy ném bóng, bật nhảy, cơ thể không còn bị áp lực chèn ép nữa mà toàn thân được thả lỏng, kéo giãn, các đĩa đệm giữa các khớp xương sẽ giãn nở ra. + Chỉ cần 1 tiếng chơi bóng rổ mỗi ngày, không chỉ giúp phát triển chiều cao mà còn là một cách đơn giản để giúp cơ thể thêm săn chắc, biện pháp giảm béo phì hiệu quả đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Sau đây là một vài hình ảnh học sinh trường THCS Cát Lái tập luyện môn Bóng rổ và thi đấu giải “Bóng rổ học đường mừng xuân do TT TDTT Quận 2 tổ chức” Giờ học năng khiếu bống rổ của học sinh trường THCS Cát Lái 16
  16. V. Qua quá trình áp dụng sang kiến trên. Kết quả đạt được thể hiện qua bảng sau: Sau khi áp dụng “Các phương pháp nâng cao tầm vóc cho học sinh trường THCS” thí điểm là học sinh lớp 6E của trường THCS Cát Lái đã cải thiện được chiều cao đáng kể như bảng thông tin bên dưới: Tuổi Nam Nữ HS Lớp 6E Trẻ em bình HS Lớp 6E Trẻ em bình cao thêm thường cao thêm thường 11 5,5cm 4.7cm 6,5cm 5.7cm 12 6.4cm 5.7cm 6.6cm 6.3cm Như vậy qua bản thông tin trên cho thấy chuyên đề “Các phương pháp nâng cao tầm vóc cho học sinh trường THCS” mang lại hiệu quả và tính khả thi cao để áp dụng cho học trường THCS “lứa tuổi từ 12 đến 15 tuổi”. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 19
  17. Một vài hình ảnh so sánh tầm vóc học sinh của lớp 6E sau khi áp dụng chuyên đề “Các phương pháp nâng cao tầm vóc cho học sinh trường THCS” với các em cùng lứa tuổi ở lớp khác không dược áp dụng chuyên đề này. 20
  18. Học sinh lớp 6E bên trái, bên phải là học sinh khối 6 của các lớp khác 21