Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội trường học gắn kết với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn TP HCM

pptx 24 trang Giang Anh 21/03/2024 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội trường học gắn kết với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn TP HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_xa_hoi_truong_hoc_gan_ket_voi.pptx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội trường học gắn kết với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn TP HCM

  1. CHUYÊN ĐỀ 3 CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC GẮN KẾT VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
  2. • NỘI DUNG 1.HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 2.CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 3.BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG 4.CHĂM SÓC THAY THẾ CHO TRẺ EM 5.VIỆC LẤY Ý KIẾN CỦA TRẺ EM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH , CHÍNH SÁCH , VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT , QUYẾT ĐỊNH, QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỀ TRẺ EM HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM
  3. 6. CÔNG TÁC KẾT NỐI, VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC 7. CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC NGÀY MỘT TỐT HƠN 8.HỆ THỐNG DANH MỤC MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM 9.DANH MỤC THÔNG TIN LIÊN LẠC CÁC CƠ QUAN , ĐƠN VỊ , CÁC NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP TRẺ EM
  4. I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Về số lượng Tính đến nay , theo thống kê của quận - huyện trên địa bàn TP có hơn 1,9 triệu trẻ em , trong đó có hơn 12 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và hơn 23 nghìn trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt ; hơn 3000 trẻ em đang được quản lý chăm sóc trong các cơ sở nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em công lập và ngoài công lập -Những thành tựu trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em của Tp Hcm trong thời gian qua. + Về y tế và chăm sóc sức khỏe + Về vui chơi giải trí và các hoạt động văn hóa nghệ thuật + Về giáo dục +Về thực hiện quyền tham gia của trẻ em + Về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
  5. I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Những khó khăn , hạn chế trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của thành phố trong thời gian qua Song song với những kết quả đạt được , do tính đặc thù của mình, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của thành phố cũng còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm như : + Vấn đề giải quyết trẻ em lang thang ăn xin + Vấn đề giải quyết trẻ em có nguy cơ lao động sớm + vấn đề giải quyết trẻ em vi phạm pháp luật +Vấn đề chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở ,
  6. II. HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM • Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước : Ban điều hành bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp, từ thành phố xuống phường , xã, thị trấn (tham mưu giúp việc cho các Ban này là Nghành lao động –Thương binh và Xã hội các cấp đóng vai trò thường trực , cùng với đó là sự phối hợp , hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan như Y tế, giáo dục, tư pháp , văn hóa . • Hệ thống các Trung tâm công tác xã hội công lập : hiện nay TPHCM có 05 trung tâm công tác xã hội • Hệ thống cac cơ sở BTXH công lập: hiện nay TPHCM có 8 cơ sở bảo trợ xã hội công lập có chức năng nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em • Hệ thống các cơ sở BTXH ngoài công lập : hiện nay TPHCM có trên 40 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập có chức năng chăm sóc , nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em • Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ BVCS trẻ em (các điểm TV cộng đồng , Tv trong trường học, phòng CTXH trong bệnh viện, cộng tác viên trẻ em )
  7. III. CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 1.Các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc -Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn biệt thành phổ cập giáo dục THCS -Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ -Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về vật -Trẻ em bị bỏ rơi chất và tinh thần do bị bạo lực -Trẻ em không nơi nương tựa -Trẻ em bị bóc lột -Trẻ em khuyết tật -Trẻ em bị xâm hại tình dục -Trẻ em nhiễm HIV/AIDS -Trẻ em bị mua bán -Trẻ em vi phạm pháp luật -Trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo hoặc -Trẻ em nghiện ma túy phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo -Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc
  8. III. CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 2.Chính sách hỗ trợ 2.1. Chăm sóc sức khỏe -Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế -Nhà nước trả hoặc hỗ trợ trả kinh phí khám chữa bệnh hoặc giám định sức khỏe cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh -Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các chính sách chăm sóc sức khỏe khác theo quy định của pháp luật
  9. III. CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 2.Chính sách hỗ trợ 2.2 Trợ giúp xã hội -Nhà nước thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng đối với cá nhân , gia đình nhận chăm sóc thay thế ; hỗ trợ chi phí mai táng và chế độ trợ cấp , trợ giúp khác cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội -Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, ở , đi lại theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp cho trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được bảo vệ khẩn cấp theo quy định tại khoản 1 điều 31 Nghị định này
  10. III. CÁC NHÓM TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ 2.Chính sách hỗ trợ 2.3. Hỗ trợ giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp -Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được miễn , giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật giáo dục , đào tạo và giáo dục nghề nghiệp 2.4. Trợ giúp pháp lý , hỗ trợ tư vấn , trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác -Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý -Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tư vấn , trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại điều 48,49,50 Luật trẻ em
  11. IV.BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG 1. Thông tin bí mật đời sống riêng tư , bí mật cá nhân của trẻ em bao gồm: Tên tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bẹnh án ; hình ảnh cá nhân ; thông tin về các thành viên trong gia đình , người chăm sóc trẻ em ; tài sản cá nhân; số điện thoại ; địa chỉ thư tìn cá nhân ; địa chỉ , thông tin về nơi ở , quê quán ,địa chỉ , thông tin về trường lớp , kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho các nhân trẻ em 2.Cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên ; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em
  12. IV.BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG 3.Cơ quan , tổ chức , doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ đảm bảo an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em , các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp , thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em 4. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan , tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan , tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em
  13. V.CHĂM SÓC THAY THẾ CHO TRẺ EM 1.Trường hợp trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội -Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra vụ việc xâm hại trẻ em , trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đưa trẻ em vào chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh quản lý theo quy định tại khoản 3 điểu 38 Nghị định này -Trẻ em được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách áp dụng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt -Sở Lao động-Thương binh và xã hội , cơ quan lao động-thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm theo dõi , đánh giá việc chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội thuộc thảm quyền quản lý
  14. V.CHĂM SÓC THAY THẾ CHO TRẺ EM 2.Trường hợp chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi - Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm lập danh sách và hồ sơ trẻ em có nhu cầu tìm cá nhân , gia đình chăm sóc thay thế gửi Sở lao động – Thương binh và xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện - Trong thời hạn 10 ngày làm việc , Sở lao động –Thương binh và Xã hội , Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ , xem xét , đánh giá sự phù hợp của cá nhân, gia đìnhh đăng ký nhận chăm sóc thay thế ; nếu thấy phù hợp, chuyển danh sách hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân, gia đình đăng kí nhận chăm sóc thay thế cư trú
  15. V.CHĂM SÓC THAY THẾ CHO TRẺ EM 2.Trường hợp chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi(tt) -Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cá nhân , gia đình nhận chăm sóc thay thế thông báo tình hình của trẻ em , tổ chức cho cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế tiếp xúc với trẻ em và đưa trẻ em đến nhà của cá nhân , gia đình nhận chăm sóc thay thế để trẻ em làm quen với môi trường mới ; lấy ý kiến , nguyên vọng của trẻ em về cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế trong trường hợp trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên
  16. V.CHĂM SÓC THAY THẾ CHO TRẺ EM 2.Trường hợp chuyển trẻ em đang được chăm sóc thay thế tại cơ sở trợ giúp xã hội đến cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế, gia đình nhận trẻ em làm con nuôi(tt) -Trong thời hạn 15 ngày làm việc , Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét các điều kiện của cá nhân , gia đình chăm sóc thay thế , nếu đủ điều kiện , thì ra quyết định giao trẻ em cho cá nhân , gia đình nhận chăm sóc thay thế .Ủy ban nhân dân cấp xã gửi quyết định giao trẻ em cho cá nhân , gia đình nhận chăm sóc thay thế đến Sở Lao động –Thương binh và xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan , tổ chức có thẩm quyền để làm cơ sở chấm dứt việc chăm sóc thay thế cho trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội. -Chính sách đối với trẻ em được chăm sóc thay thế và cá nhân , gia đình nhận chăm sóc thay thế thực hiện theo quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội . -Thủ tục chuyển trẻ em sang gia đình nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi -Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc chăm sóc trẻ em được cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế theo quy định.
  17. VI.VIỆC LẤY Ý KIẾN CỦA TRẺ EM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH , CHÍNH SÁCH , VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUYẾT ĐỊNH , QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VỀ TRẺ EM HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM 1.Căn cứ -Luật trẻ em -Nghị định số 56/2017/NĐ-CP -Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH
  18. VI.VIỆC LẤY Ý KIẾN CỦA TRẺ EM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH , CHÍNH SÁCH , VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUYẾT ĐỊNH , QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VỀ TRẺ EM HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM 2.Nguyên tắc chung -Trong quá trình xay dựng chương trình , chính sách , văn bản quy phạm pháp luật, quyết định , quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải lấy ý kiến trẻ em -Nội dung , hình thức lấy ý kiến phải phù hợp với độ tuổi , giới tính , dân tộc , hoàn cảnh, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em
  19. VI.VIỆC LẤY Ý KIẾN CỦA TRẺ EM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH , CHÍNH SÁCH , VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUYẾT ĐỊNH , QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VỀ TRẺ EM HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM 2.Nguyên tắc chung(tt) -Tạo môi trường an toàn , thân thiện , bình đẳng , không phân biệt đối xử , không trù dập , kỳ thị trẻ em bày tỏ hoặc không bày tỏ ý kiến ; bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em tham gia ý kiến -Ý kiến , nguyện vọng của trẻ em , Tổ chức đại diện tiếng nói , nguyện vọng của trẻ em , Hội Bảo vệ quyền trẻ em phải được tôn trọng, lắng nghe , tiếp thu , phản hồi đầy đủ , kịp thời , khách quan ,trung thực và sử dụng đúng mục đích. -Người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em phải có kiến thức , thái độ thân thiện , kỹ năng phù hợp để làm việc với trẻ em
  20. VI.VIỆC LẤY Ý KIẾN CỦA TRẺ EM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH , CHÍNH SÁCH , VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, QUYẾT ĐỊNH , QUY HOẠCH , KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI VỀ TRẺ EM HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ EM 3. Quy trình lấy ý kiến của trẻ em bao gồm các bước sau đây: -Chuẩn bị lấy ý kiến của trẻ em -Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em -Tổng hợp , giải trình , tiếp thu ý kiến của trẻ em -Thông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em 4.Các hình thức tổ chức lấy ý kiến của trẻ em trực tiếp Phiếu lấy ý kiến của trẻ em: -Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm -Thông qua điện thoại -Thông qua môi trường mạng -Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật
  21. VII. CÔNG TÁC KẾT NỐI , VẬN ĐỘNG NGUỒN LỰC 1.Ý nghĩa của công tác kết nối ,vận động nguồn lực trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em 2. Hiểu thế nào là nguồn lực trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em 3. Nguồn lực đến từ đâu 4.Phương thức kết nối, vận động nguồn lực -Hiểu về chính bản thân mình muốn gì -Hiểu về cơ quan , tổ chức , cá nhân mà mình có kế hoạch vận động nguồn lực -Có một kế hoạch cụ thể và chi tiết -Tiếp cận nhà tài trợ và đề xuất hỗ trợ -Cung cấp dịch vụ cho đối tượng cần trợ giúp -Báo cáo cho nhà tài trợ -Duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài
  22. VIII. CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC NGÀY MỘT TỐT HƠN 1.Hiểu về các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em 2. Có các kỹ năng cần thiết để xử lý khi trẻ gặp vấn đề cần được trợ giúp , tang cường vai trò công tác xã hội trong trường học 3. Biết được các cơ quan đơn vị có chức năng can thiệp và trợ giúp trẻ em khi cần thiết 4. Hiểu biết và có kỹ năng trong công tác kết nối, vận động nguồn lực
  23. IX. HỆ THỐNG DANH MỤC MỘT SỐ VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM 1. Hệ thống các văn bản của Trung ương 2. Một số quy định riêng của TPHCM 3. Một số dự án, chương trình có thề liên kết, phối hợp X.DANH MỤC THÔNG TIN LIÊN LẠC CÁC CƠ QUAN , ĐƠN VỊ , CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP TRẺ EM -Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước -Hệ thống các Trung tâm trợ giúp trẻ em
  24. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN