Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học cấp THCS

doc 11 trang Giang Anh 21/03/2024 1980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_mon_sinh_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học cấp THCS

  1. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS I. Tên đề tài: “Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học cấp THCS” II. Nội dung: 1. Đặt vấn đề: Trong cải cách giáo dục, bên cạnh những đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy thì sự đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng. Vì nó cho phép đánh giá khách quan chất lượng dạy và học, đồng thời cũng cho thấy hiệu quả của những cải tiến về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đã thực hiện, từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một phần quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình THCS đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các phần trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải đổi mới kiểm tra. 2. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ở trường THCS hiện nay: - Chưa đạt được sự công bằng, các giáo viên khác nhau nên kiểm tra cũng khác nhau. - Chủ yếu là sử dụng hình thức tự luận, ưu điểm là học sinh nhớ kiến thức lâu nhưng kiến thức nhớ được và hiểu được không được rộng. - Thiếu tính khách quan, phần lớn dựa vào các đề thi sẵn có. - Thiếu tính năng động do chưa có ngân hàng đề thi. - Coi nhẹ kiểm tra đánh giá chất lượng. - Chưa chú trọng đánh giá năng lực thực hành tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, và hầu như ít kiểm tra về năng lực tự học của học sinh. - Việc cho điểm thường có độ tin cậy thấp vì thiếu tiêu chí đánh giá và phụ thuộc một phần tâm trạng, kiểu trình bày của người chấm. - Chưa sử dụng các phương tiện hiện đại trong việc chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. - Kiểm tra chỉ chú trọng lí thuyết, thiếu tính vận dụng thực tế. Kiểm tra có nhiều hình thức: kiểm tra nói, kiểm tra viết, kiểm tra kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn sinh THCS nói chung và của trường THCS An Phú nói riêng, tôi xin mạnh dạng đưa ra vấn đề “Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Sinh học ở cấp THCS”. III. Giải pháp : Trong những hình thức kiểm tra đáng giá nêu trên, tôi sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua sản phẩm là bài thuyết trình, đoạn clip ghi lại nội dung hoạt động trải nghiệm thực tế của học sinh theo yêu cầu đề ra của giáo viên thông qua các chuyến tham quan trải nghiệm mà nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia hoặc các hoạt động tìm hiểu thực tế tình hình ở địa phương nơi mình sinh sống. Nội dung kiểm tra: - Kiểm tra cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Kiểm tra ở 3 mức độ: + Biết: HS nhận đề tài và biết mình cần phải làm gì, tìm hiểu những nội dung nào để giải quyết nội dung phù hợp với yêu cầu giáo viên đề ra. GV: Phan Thị Ngân Hà 1
  2. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS + Hiểu: học sinh biết sắp xếp lại các nội dung theo trình tự và trình bày theo sự hiểu biết của mình chứ không chỉ dừng ở mức độ biết. + Vận dụng: học sinh vận dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới để giải thích những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Hình thức kiểm tra: - Đối với những học sinh có điều kiện tham gia chuyến đi trải nghiệm: học sinh sẽ quay clip, quay thành một đoạn clip hoàn chỉnh, trình bày hết tất cả những nội dung mình muốn rình bày hoặc có thể quay những đoạn clip ngắn sau đó chèn vào bài thuyết trình Power point để thuyết trình trước lớp. - Đối với những học sinh không có điều kiện tham gia chuyến trải nghiệm, giáo viên vẫn sẽ có hình thức khác để kiểm tra đánh giá các em. Ví dụ: yêu cầu các em thực hiện một nội dung clip tương tự nơi mình sinh sống hoặc yêu cầu học sinh học bài để kiểm tra giấy với nội dung kiểm tra là các bài học trong sách giáo khoa. - Điều này để đảm bảo rằng tất cả các em dù có hay không có điều kiện tham gia trải nghiệm đều có thể hoàn thành được bài kiểm tra định kì của bản thân mình. Các cột điểm kiểm tra có thể áp dụng tính điểm: - Cột kiểm 15 phút hoặc kiểm tra 45 phút, tùy theo độ dài, độ khó của chủ đề hoặc đề tài mà giáo viên đưa ra. Kế hoạch thời gian thực hiện: - Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ, giải thích và giải đáp thắc mắc cho học sinh, giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung 2 tuần trước khi học sinh đi tham quan trải nghiệm. - Giáo viên yêu cầu hạn chót nộp bài thuyết trình là 1 tháng sau khi học sinh đi thực địa về để học sinh có thời gian hoàn chỉnh bài viết của mình. - Học sinh thường sẽ được chia theo nhóm từ 6 đến 8 em. Mục tiêu ý nghĩa của bài thuyết trình làm việc nhóm: - Sau chuyến tham quan, ngoài những kiến thức mà các em rút ra từ thực tiễn, các em sẽ còn hình thành được các kỹ năng khác và quan trọng hơn các em sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp trải qua cùng nhau, gắn bó thân thiết với nhau hơn trước khi chia tay nhau để chuẩn bị bước sang trang mới của đời học sinh. IV. Thực nghiệm áp dụng: Ví dụ 1: Đổi mới kiểm tra đánh cột điểm 15 phút Trong chuyến tham quan học tập trải nghiệm tại Đà Lạt của học sinh khối 9 năm học 2019 – 2020, tôi có giao cho học sinh nhiệm vụ như sau: Đề tài 1: Thông qua chuyến tham quan nhà máy sản xuất rượu vang tại Đà Lạt, các em hãy tìm hiểu, chụp ảnh và hoàn thành bài thuyết trình về một trong các quy trình sản xuất mà em tâm đắc nhất trong số các quy trình sau đây: Sản xuất trà Atiso. Sản xuất trà thảo dược. Sản xuất rượu vang. Sản xuất Đông trùng hạ thảo. Đề tài 2: Tại Phân viện sinh học Đà Lạt: GV: Phan Thị Ngân Hà 2
  3. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS Học sinh đóng vai là một phóng viên tác nghiệp tại Phân viện Sinh học Đà Lạt, hãy quay một đoạn clip hoặc chụp một số hình ảnh để làm một bài thuyết trình tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của Phân viện sinh học Đà Lạt. Học sinh có thể chọn một trong hai đề tài và điểm bài làm sẽ được tính vào cột điểm 15 phút. Ví dụ 2: Đổi mới kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra 45 phút Tôi có giao cho học sinh khối 9 (4 lớp dạy 9ATH, 9A1, 9A2, 9A3) đề tài như: Các em hãy quay một clip đóng vai là một nhóm phóng viên đến tác nghiệp tại hiện trường để tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương nơi mình sinh sống. Yêu cầu mỗi nhóm từ 6 đến 8 em, các em sẽ tự phân công nhiệm vụ cho từng bạn (như lấy tin, soạn bài viết, soạn kịch bản, phỏng vấn người dân, chuyên viên quay phim ) để phối hợp nhau tạo thành một đoạn clip hoàn chỉnh. Sau khoảng thời gian 4 tháng (kể cả thời gian nghỉ dịch, thời gian theo dự kiến ban đầu là 2 tháng) thì có rất nhiều nhóm nộp sản phẩm, trong đó có nhiều sản phẩm các em làm rất hay, có ý nghĩa giúp lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường sống xung quanh mình đến toàn thể bạn bè và rộng khắp trên mạng xã hội. Học sinh cũng học được nhiều điều từ việc thực hiện clip, biết được tác hại của ô nhiêm mỗi trường, cần làm gì để khôi phục và bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và tương lai, biết phối hợp cùng nhau để tạo ra sản phẩm tốt, biết phân công công việc hiệu quả, hợp lí, quan trọng hơn hết là học sinh gắn kết hơn trong quá trình làm việc chung với nhau. Vì là bài làm có đầu tư nên điểm kiểm tra của các em cũng cao hơn so với làm kiểm tra giấy. Việc thay đổi hình thức kiểm tra này giúp các em giảm bớt việc học bài theo lối truyền thống, tăng tính hứng thú cho học sinh. Học sinh năng động, sáng tạo hơn khi làm những bài kiểm tra kiểu dự án như thế này V. Kết quả đạt được: Thống kê kết quả thực tế điểm 15 phút của học sinh từ hai đề tài trên: Giỏi Khá Trung Bình TRÊN TB Yếu Kém DƯỚI TB TỔNG LỚP ( > 5.0 ) ( < 5.0 ) SỐ HS ( 8 10 ) (6.5 7.8) (5.0 6.3 ) ( 3.5 4.8 ) (0 3.3 ) SL % SL % SL % TC % SL % SL % TC % 9A.TH 29 29 100.00 0 0.00 0 0.00 29 100.00 0.00 0.00 0 0.00 9A1 42 42 100.00 0 0.00 0.00 42 100.00 0.00 0.00 0 0.00 9A2 41 37 90.24 1 2.44 1 2.44 39 95.12 0.00 2 4.88 2 4.88 9A3 39 20 51.28 2 5.13 5 12.82 27 69.23 1 2.56 11 28.21 12 30.77 Giải thích kết quả: GV: Phan Thị Ngân Hà 3
  4. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS Lớp 9ATH, 9A1, 9A2 theo thống kê thì tỉ lệ khá giỏi đạt trên 92% vì số lượng học sinh tham gia làm bài trải nghiệm lớn do có nhiều học sinh tham gia chuyến tham quan trải nghiệm. Còn lớp 9A3 là lớp có ít học sinh tham gia chuyến trải nghiệm và phải thay bằng hình thức học bài kiểm tra giấy, nhưng vì lớp 9A3 có nhiều học sinh yếu lại còn lười học nên kết quả kiểm tra thấp hơn 3 lớp còn lại rất nhiều. Thống kê kết quả thực tế điểm 45 phút của học sinh từ đề tài trên: Giỏi Khá Trung Bình TRÊN TB Yếu Kém DƯỚI TB TỔNG LỚP ( > 5.0 ) ( < 5.0 ) SỐ HS ( 8 10 ) (6.5 7.8) (5.0 6.3 ) ( 3.5 4.8 ) (0 3.3 ) SL % SL % SL % TC % SL % SL % TC % 9A.TH 29 29 100.00 0 0.00 0 0.00 29 100.00 0.00 0.00 0 0.00 9A1 42 41 97.62 1 2.38 0.00 42 100.00 0.00 0.00 0 0.00 9A2 41 32 78.05 7 17.07 1 2.44 40 97.56 0.00 1 2.44 1 2.44 9A3 39 24 61.54 8 20.51 6 15.38 38 97.44 1 2.56 0 0.00 1 2.56 Giải thích kết quả: Lớp 9ATH, 9A1 đa số các em tham gia đầy đủ, bài làm có đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ nên điểm của các em rất cao. Còn lớp 9A2, 9A3, đặc biệt là lớp 9A3, rất ít các nhóm đăng kí tham gia làm bài phỏng vấn, các nhóm tham gia làm thì không có sự đầu tư nhiều cho sản phẩm của mình nên thường điểm sẽ thấp hơn. Đồng thời các em không tham gia làm và chọn hình thức học bài kiểm tra giấy truyền thống thì điểm của các em cũng rất thấp do lười học hỏi, lười vận động. VI. KẾT LUẬN: Như vậy thông qua kết quả của các nhóm khi thực hiện các đề tài trên, tôi nhận thấy điểm kiểm tra của các em thường cao hơn so với làm bài truyền thống, các em hiểu biết nhiều hơn, vận dụng được nhiều kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hơn. Do vậy sau này, vận dụng đổi mới kiểm tra đánh giá tôi sẽ sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá này nhiều hơn và sẽ sáng tạo thêm nhiều chủ đề mới, nhiều hình thức kiểm tra mới phù hợp nhiều đối tượng học sinh và phù hợp với nhu cầu đổi mới chương trình theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được bắt đầu triển khai vào đầu năm học 2020 – 2021 góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Sinh học trong trường THCS An Phú noi riêng cũng như trong Quận 2 nói chung. GV: Phan Thị Ngân Hà 4
  5. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS MỘT SẢN PHẨM MINH HỌA VỀ BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC SINH SAU CHUYẾN THAM QUAN Bài thu hoạch Sinh học Chủ đề: Phân viện sinh học Đà Lạt Người thực hiện: Nhóm 3 Lớp 9A1 (2019 – 2020) 1. Giới thiệu chung Phân viện Sinh học Đà Lạt Viện Sinh học Tây Nguyên là một cơ quan nghiên cứu khoa học tại Đà Lạt, Việt Nam. Trụ sở của viện nằm trên một quả đồi cách trung tâm Đà Lạt khoảng 7 km, trước 1975 là một tu viện thuộc tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam. Trước năm 2008, viện có tên Phân viện Sinh học tại Đà Lạt. 2. Vai trò 1. Điều tra nghiên cứu khu hệ động, thực vật Tây Nguyên, Bảo vệ, phục hồi và phát triển các loài sinh vật quý hiếm, các nguồn gen, lưu trữ tiêu bản, thực vật, động vật. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật Tây Nguyên. Nghiên cứu thuần hóa nhập nội các loài động, thực vật có giá trị kinh tế thích hợp với vùng cao nguyên và núi cao. Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp sinh học hiện đại trong công tác nhân giống và cải tạo cây trồng, vật nuôi, bảo quản nguồn gen. Xây dựng ngân hàng gen thực vật Tây Nguyên. GV: Phan Thị Ngân Hà 5
  6. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS 2. Nghiên cứu cơ bản về công nghệ vi sinh vật trong việc bảo vệ môi trường, chế biến, bảo quản thực phẩm. Thuần dưỡng và phát triển một số loài vi sinh vật và nấm có giá trị kinh tế. Xây dựng bộ giống vi sinh vật và nấm. Nghiên cứu chiết tách các hoạt chất sinh học từ thực vật, bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao phục vụ cho các lĩnh vực dược liệu, mỹ phẩm, nông nghiệp. 3. Xây dựng Bảo tàng, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý bộ sưu tập mẫu vật đạt chuẩn quốc gia; tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục về thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu sinh học. Tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho vùng Tây Nguyên. GV: Phan Thị Ngân Hà 6
  7. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS Những mô hình được dựng rất chân thực tại Phân viện Sinh học Đà Lạt 3. Điểm đặc biệt Không chỉ là điểm đến thân quen của các trường học nhờ nguồn vi sinh vật phong phú, Phân viện Sinh học Đà Lạt còn là điểm đến quen thuộc cho các bạn trẻ nhờ khuôn viên đẹp, cổ, mang một vẻ đẹp mơ mộng với tường và các loài hoa như một khu vườn bí mật. GV: Phan Thị Ngân Hà 7
  8. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS Từ tấm ảnh ca sĩ Sơn Tùng MTP đã “check in” trong chuyến đi của mình, các fan đã sục sôi dò tìm “lâu đài huyền bí” tuyệt đẹp này Bạn @vltuananhhh.98 check in bên trong Phân viện GV: Phan Thị Ngân Hà 8
  9. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS Trong chuyến đi này, hai bạn Trần Phạm Thanh Vy và Nguyễn Phạm Uyên Thy cũng tranh thủ chụp cho mình những tấm hình kỉ niệm tại không gian mơ mộng này. Cả lớp đã có một chuyến đi vui vẻ!!! GV: Phan Thị Ngân Hà 9
  10. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS MỘT SẢN PHẨM MINH HỌA VỀ BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC SINH SAU KHI THỰC HIỆN CLIP PHỎNG VẤN Các clip phỏng vấn của học sinh được giáo viên bộ môn là tôi đăng trên facebook cá nhân để học sinh các lớp tham khảo, đồng thời học sinh các khối lớp 6 7 8 có thể học tập kinh nghiệm để sau này các em có thể làm được những clip tương tự. Sau đây là một số links các bài phỏng học sinh thực hiện, được tôi chọn lọc và đăng lên trang cá nhân để học sinh cùng tham khảo: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỪ BÀI PHỎNG VẤN CỦA HỌC SINH: GV: Phan Thị Ngân Hà 10
  11. GV: PHAN THỊ NGÂN HÀ - TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN SINH HỌC CẤP THCS Ngày 19 tháng 6 năm 2020 Người viết Phan Thị Ngân Hà GV: Phan Thị Ngân Hà 11