Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh Lớp 4

docx 17 trang Đinh Thương 15/01/2025 471
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_nang_cao_hieu_qua.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy nâng cao hiệu quả tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh Lớp 4

  1. 8 Phòng thực hành máy tính trước giờ học Biện pháp 3: Điều hành tổ chức giờ dạy Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất nhà trường không đảm bảo 1 máy/1 học sinh, giáo viên nên chia lớp thành hai nhóm thực hành. Bước này vô cùng quan trọng, bởi vì học sinh thường hay mất trật tự trong các giờ thực hành. Với việc chia nhóm, học sinh nhóm sau có thể quan sát các bạn nhóm trước thực hành và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mà không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên. Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm hiệu quả, buộc giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Vì vậy, giáo viên cần xác định đúng mức nội dung thực hành, phải vừa sức với học sinh, thuộc nội dung học sinh đã được nghiên cứu, dễ tổ chức thực hiện trong điều kiện trang bị máy tính hiện có của nhà trường.
  2. 9 Học sinh ngồi 2 em/ 1 máy tính trong nhóm Giáo viên hướng dẫn học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu bằng máy chiếu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động; đồng thời quan sát, theo dõi và bổ trợ học sinh khi cần. Phát hiện những nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh kịp thời, chỉ trợ giúp, tránh đi sâu can thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện một thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ năng thực hành. Biện pháp 4: Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành Một số bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành theo những yêu cầu đã nêu. Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhanh nhất.
  3. 10 Ví dụ 1: Khi dạy bài “Sao chép màu” Hướng dẫn học Tin học lớp 4 với nội dung bài thực hành dưới đây: Giáo viên có thể chia nhỏ nội dung như sau: - Dùng công cụ chọn màu đỏ để vẽ hình thứ nhất - Chọn màu vàng để vẽ mặt trời, cánh buồm - Sau đó chọn màu tím để vẽ hình giác cánh buồm thứ hai - Chọn chọn hình có sẵn để vẽ đám mây - Chọn màu xanh nước biển để vẽ - Cuối cùng chọn màu xanh lá cây để vẽ núi Ví dụ 2: Khi dạy bài : “Thực hành tổng hợp”
  4. 11 Giáo viên có thể chia nhỏ thành các yêu cầu sau: Dùng công cụ vẽ hai bức tường nhà, ô cửa sổ, ô cửa ra vào Dùng công cụ vẽ mái nhà, con đường, đường viền xung quanh Dùng công cụ vẽ cây xanh Dùng công cụ tô màu theo mẫu Các bài tập không quá dài mà được nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với kiến thức của bài học trước hoặc liên hệ với môn học khác. Ví dụ: Khi thực hành vẽ hình vuông, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ theo mẫu sau:
  5. 12 Ở hình vẽ trên, ngoài việc vẽ hình vuông học sinh còn được ôn lại cách vẽ đường thẳng, đường cong, tô màu và trang trí hình vuông. Qua đó các em sẽ liên tưởng đến bài trang trí hình vuông trong môn Mĩ thuật lớp 4 Biện pháp 5: Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến” Phương pháp này không chỉ dùng trong môn Tin học, ở cấp Tiểu học. Mà ở các môn học khác, cấp học khác vẫn có hiệu quả cao. Trong phương pháp này, giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn, trong mỗi nhóm lại chia thành các cặp mỗi cặp ngồi một máy tính, ngồi cố định với nhau trong suốt học kì, các em sẽ cùng học, cùng thực hành ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học. Giáo viên sẽ theo dõi quá trình học, tiến bộ của các nhóm qua các tuần, tháng và có đánh giá sau mỗi tháng, học kì. Xem hai bạn nào tiến bộ nhất trong nhóm đó thì cuối học kì cô sẽ có phần thưởng. Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh, phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”. Với phương pháp này thì giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu để các học sinh giỏi này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn thực hành. Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật kỹ trước
  6. 13 khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo viên cũng nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả. Trong hai bạn này sẽ có một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu. Khi thực hành thì học sinh giỏi sẽ làm mẫu trước và bạn còn lại làm theo dưới sự giúp đỡ của bạn bên cạnh. Biện pháp 6: Có phần thưởng để khuyến khích học sinh Trong môn Tin học Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm, các trò chơi để treo thưởng, khuyến khích cho học sinh có đọng lực học tập. Ví dụ nhóm nào hoàn thành bài trước thời gian quy định thì sẽ được chơi các phần mềm trong máy tính hoặc vào xem mạng internet Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung vào làm bài và hoàn thành sớm yêu cầu của giáo viên.
  7. 14 Học sinh giải trí sau khi hoàn thành bài trước thời gian Chương III: Kiểm chứng biện pháp: Từ sau khi áp dụng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ yêu thích môn học hơn. Thao tác thành thạo, đúng chuẩn, biết vận dụng môn tin học vào trong học toán, tiếng việt và đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong hoạt động nhóm . Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu áp dụng biện pháp này ở những giờ học bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, góp phần
  8. 15 không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. So với năm học trước thì số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học thao tác chậm, chưa biết thao tác giảm đáng kể. * Kết quả thu được trước và sau khi thực hiện: Học kì 1năm học 2020 - 2021 Trước khi thực Sau khi thực hiện hiện đề tài đề tài Mức độ thao tác Số học Số học Ghi chú Tỉ lệ % Tỉ lệ % sinh sinh Thao tác nhanh, 15/76 19,7 29/92 31,5 Tăng 11,8% đúng Thao tác đúng 25/76 32,9 50/92 54,3 Tăng 21,4% Thao tác chậm 20/76 26,3 8/92 8,7 Giảm 17,6% Chưa biết thao tác 16/92 21,1 5/92 5,4 Giảm 15,7% Những biện pháp tổ chức giờ học thực hành tin học của trường Tiểu học thực hiện có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào học tập các môn học khác trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng học của học khiến các em có hứng thú với môn học, giúp các khám phá các kiến thức của một số môn học như Tiếng Việt, Toán. 3. Kiến nghị: Với mục đích nâng cao chất lượng giờ học thực hành Tin học lớp 4 và hoàn thành được môn học với chất và lượng tôi xin có một số kiến nghị sau:
  9. 16 a. Đối với nhà trường: Với bộ môn tin học cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học thực hành. - Nhà trường định kì bảo dưỡng phòng máy, nâng cấp các máy cũ chạy còn chậm, nâng cấp đường truyền. b. Đối với tổ chuyên môn. + Phổ biến các biện pháp áp dụng để nâng cao hiệu quả giờ học thực hành trong các giờ học của môn Tin học để cho các giáo viên có thể vận dụng vào giảng dạy có hiệu quả. c. Đối với giáo viên; - Thường xuyên trau dồi kiến thức của bộ môn, học hỏi các kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp. Tăng cường nghiên cứu các kiến thức tham khảo đề phục vụ cho công tác chuyên môn của mình ngày càng được nâng cao hơn nữa. d. Đối với học sinh: Cần được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập. Có ý thức tổ chức kỉ luật trong phòng máy. Thực hiện đúng các thao tác mà giáo viên đã hướng dẫn, luyện tập chăm chỉ để có kĩ năng thực hành nhanh và đúng. Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo cấp trên, các đồng nghiệp bổ xung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy hiệu quả. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chuyên môn và sự đóng góp ý kiến quý giá của các đồng nghiệp trong nhà trường đã giúp tôi hoàn thành và áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.
  10. 17 Học kì 2 1năm học 2020 - 2021 Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện đề tài đề tài Mức độ thao tác Số học Số học Ghi chú Tỉ lệ % Tỉ lệ % sinh sinh Thao tác nhanh, 20/76 26,3 32/92 34,8 Tăng 12,6% đúng Thao tác đúng 36/76 47,4 55/92 59,8 Tăng 12,4% Thao tác chậm 15/76 19,7 5/92 5,4 Giảm 14,3% Chưa biết thao tác 5/76 6,5 0/92 0 Giảm 6,5% Những biện pháp tổ chức tiết thực hành tin học của trường Tiểu học thực hiện có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào học tập các môn học khác trong nhà trường. Tôi xin chan thành cảm ơn! Bắc Ninh, ngày 22 tháng 10 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Hưng XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG