Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

doc 27 trang Giang Anh 21/03/2024 4191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_cong_doan_co.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

  1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ nghệ chào mừng kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ giáo viên và người lao động, nhằm tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Với tinh thần “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, công đoàn trường đã vận động đoàn viên nhà trường đóng góp, ủng hộ các quỹ, như “Quỹ tình nghĩa”, “Quỹ khuyến học”, "tết vì người nghèo" . Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, Ban chấp hành Công đoàn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của đoàn viên như thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ Thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, giáo viên nhà trường. Phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp giải quyết kịp thời, chính xác các chế độ, chính sách cho cán bộ giáo viên. Phong trào “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” đã động viên được hầu hết nữ cán bộ giáo viên tham gia và không ngừng đổi mới nâng cao về chất lượng hoạt động nhằm thực hiện tốt việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng gia đình nhà giáo văn hóa. Mỗi năm, công đoàn nhà trường đều khen thưởng những cá nhân đạt danh hiệu “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà”. Bên cạnh việc chăm lo đời sống tinh thần, hoạt động công đoàn luôn chú ý đến công tác chăm lo đến chế độ chính sách nữ, lao động nữ, cải thiện đời sống vật chất tạo điều kiện để chị em được học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Quán triệt sâu sắc chức năng tham gia quản lý và vai trò vận động, giám sát, công đoàn đã thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên quan đến công đoàn viên. Đã phối hợp và tham mưu với chính quyền thực hiện nghiêm các chế độ chính sách và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Công đoàn đã tham gia, đóng góp ý kiến với Hiệu trưởng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên công đoàn như: phụ cấp thâm niên, làm thêm giờ, dạy phụ đạo, cán bộ viên chức thuộc các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, cán bộ nghỉ hưu ủng hộ bằng vật chất và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cho cán bộ giáo viên hợp đồng. 8
  2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ 5.3.Tổ chức tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động Trước tiên đối với phong trào thi đua nên lồng ghép hài hòa với các cuộc vận động lớn của Ngành và được xây dựng cụ thể qua các đợt thi đua: đợt 1 từ đầu năm học đến 20/11; đợt 2 từ 21/11 đến hết học kỳ I; đợt 3 từ đầu học kỳ II đến 26/3; đợt 4 từ 27/3 đến kết thúc năm học. Ở mỗi tháng, mỗi đợt thi đua, Ban chấp hành Công đoàn đều trình Cấp Ủy phê duyệt, xin ý kiến chỉ đạo thống nhất; sau đó phát động, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể, đầy đủ; tuyên dương, khen thưởng công minh, kịp thời động viên phong trào thi đua yêu nước. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát hoạt động chuyên môn song phải chủ động và linh hoạt trong kế hoạch và phải biến kế hoạch chuyên môn thành phong trào thi đua. 5.4. Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng và chính quyền trong đơn vị. - Đầu năm Ban chấp hành xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm học và từng học kỳ thông qua chi bộ xét duyệt, góp ý để lãnh đạo và tổ chức thực hiện - Tham mưu với Ban chi ủy và chính quyền xây dựng “Quy chế dân chủ”, phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức học tập tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, học tập quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và vận động CB,GV, NV tham gia học tập - Thông qua các phong trào và các hoạt động do Công đoàn tổ chức, phát động đã theo dõi, phát hiện và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Chi bộ bồi dưỡng, kết nạp theo qui định của điều lệ Đảng, góp phần trong công tác phát triển đảng viên, hoàn thành chỉ tiêu, xây dựng tổ chức Đảng trong đơn vị vững mạnh. Cử ủy viên Ban chấp hành là đảng viên nằm trong các tổ công đoàn có nhiệm vụ phát hiện đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho Đảng 9
  3. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ - Trong việc tổ chức các phong trào vui chơi, sinh hoạt tại trường vào các ngày lễ 20/11, 08/03 tổ chức tham quan du lịch cuối năm Ban chấp hàng đều họp bàn lên kế hoạch liên tịch với Ban giám hiệu sau đó thông qua Chi bộ để được sự góp ý, đồng ý mới tiến hành thực hiện. - Giới thiệu và tham gia bình chọn dự trù nhân sự dự bị, dự nguồn ở các chức danh chính quyền. - Ngoài ra Ban chấp hành đều xin ý kiến với chi ủy trong giải quyết và thực hiện các công việc đột xuất của công đoàn. - Công đoàn có nhiệm vụ tham gia phối hợp nhiều mặt như xây dựng tiêu chuẩn thi đua, quy chế phối hợp giữa nhà trường - Công đoàn, Chuyên môn - công đoàn . tổ chức hội nghị CB - CC; tổ chức chỉ đạo các hoạt động của ban thanh tra nhân dân; tổ chức phong trào thi đua trong đơn vị 5.5. Thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp sinh hoạt công đoàn cơ sở Như chúng ta đã biết công đoàn cơ sở là nền tảng, là một mắc xích quan trọng trong chuỗi hệ thống của tổ chức công đoàn. công đoàn cơ sở có vững mạnh thì công đoàn các cấp mới vững mạnh. Vị thế của công đoàn cao hay thấp phụ thuộc những gì công đoàn đã đem lại cho cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ. Để phát huy được vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở, việc tổ chức sinh hoạt thường xuyên là yếu tố quan trọng, cũng là một trong những điều kiện xây dựng đơn vị vững mạnh. Công đoàn cơ sở có vững mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh.Vị trí, vai trò của công đoàn cao hay thấp là phụ thuộc vào những gì công đoàn đem lại cho CNVC-LĐ. Để phát huy được vai trò đó, việc tổ chức sinh hoạt thường xuyên là yếu tố rất cần thiết. Và đó cũng là một trong các điều kiện để đánh giá công đoàn vững mạnh. Thực tế cho thấy, Công đoàn cơ sở nào có nội dung sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn thì Công đoàn nơi đó có phong trào CNVC-LĐ sôi nổi, phong phú, tinh thần dân chủ được phát huy. Ngược lại, 10
  4. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ những Công đoàn cơ sở tổ chức sinh hoạt lấy lệ qua loa đại khái, ít người quan tâm bàn bạc, thảo luận đến nội dung sinh hoạt thì ở những nơi đó, hoạt động Công đoàn rất mờ nhạt và kém hiệu quả. 5.6. Duy trì thi đua giữ danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh Việc phấn đấu trở thành công đoàn cơ sở vững mạnh là điều không dễ, việc duy trì giữ vững danh hiệu này còn khó hơn. Mỗi BCH phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện hơn. Tư tưởng tự bằng lòng với những gì đã có là sự thoái bộ. Do đó danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh cần phải trở thành bộ rễ ăn sâu vào lòng đất từng đơn vị trường học vì vậy: - Sau khi tiến hành đại hội, BCH công đoàn cần bắt tay ngay vào xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể dựa trên nghị quyết đề ra của đại hội. - Việc tiến hành hội nghị CNVC đầu năm phải tiến hành từ tổ chuyên môn, dựa trên đăng ký thi đua, biện pháp thực hiện từ tổ chuyên môn, BCH xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học sao cho phù hợp. - Cuối năm học trong nhiệm kỳ cần tổng kết, đánh giá, chỉ rõ những ưu khuyết điểm, những việc đã làm, những việc chưa làm được trong năm học, từ đó có hướng khắc phục trong năm học tiếp theo. Tránh vì thành tích mà quyên khuyết điểm dù nhỏ nhất. Kịp thời điều chỉnh những thiếu sót, khắc phục những khuyết điểm trong quá trình thực hiện nghị quyết của đại hội Công đoàn cơ sở. Tránh tình trạng để những thiếu sót, sai lầm diễn ra trong thời gian dài. - Xây dựng tập thể công đoàn thành một tập thể đoàn kết nhất trí cao, các thành viên BCH công đoàn cần nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đoàn viên công đoàn, tránh để xảy ra những việc không hay, những xích mích dù là nhỏ trong đoàn viên công đoàn. - Cần làm cho mọi thành viên trong công đoàn nhận thức rõ việc đoàn kết nhất trí một lòng quyết tâm xây dựng và giữ danh hiệu của công đoàn cơ 11
  5. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ sở vững mạnh là vinh dự và trách nhiệm của mỗi đoàn viên. Có như vậy mỗi đoàn viên cần hoàn thành tốt nhiệm vụ của trường và của ngành, Không vi phạm đạo đức nhà giáo, pháp lệnh dân số và kế hoạch hoá gia đình. Có ý thức xây dựng và góp phần giữ vững danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh. 5.7. Công đoàn cơ sở cần chú trọng phối hợp chuyên môn tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức hàng năm, phát huy dân chủ trong mọi hoạt của cơ quan, xây dựng các tiêu chí thi đua và vận động CBCC đăng kí các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể. 5.8. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, trước hết các Công đoàn cơ sở phải gắn việc đổi mới nội dung với phương thức hoạt động. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức Công đoàn, vào các chương tình hoạt động của Công đoàn cấp trên bám sát vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan để xây dựng nội dung, phương thức hoạt động. Định kì, Công đoàn cơ sở cần đánh giá kết quả phong trào CNVC- LĐ và hoạt động Công đoàn, tổng kết công tác thi đua khen thưởng, xây dựng chương trình nhiệm vụ cho từng tháng năm cụ thể. Trên cơ sở đó, chọn những việc trong tâm cần tổ chức triển khai trong từng tháng, từng quí hoặc vào dịp các ngày kỉ niệm lịch sử của đất nước, của ngành, của địa phương mình. 5.9. Mỗi kì sinh hoạt, Công đoàn cơ sở nên tập trung vào một hai nội dung cơ bản, không nên dàn trãi nhiều hoặc rập khuôn cứng nhắc. Trong sinh hoạt lấy CNVC-LĐ làm trung tâm nhằm phát huy trí tuệ cá nhân thành sức mạnh tập thể. Đó là điều cốt lõi trong nâng cao chất lượng sinh hoạt Công đoàn cơ sở. Trước khi tổ chức sinh hoạt BCH CĐ nhất thiết phải hợp trước để bàn kĩ nội dung của cuộc hợp, điều hành linh hoạt rõ ràng. Trong sinh hoạt cần tạo không khí cởi mở, dân chủ để Đoàn viên gắn kết với tổ chức Công đoàn. 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC -100% Cán bộ - Giáo viên - nhân viên tham gia học tập nghị quyết, các chuyên đề chính trị do ngành tổ chức. 12
  6. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ -100% CB- GV- NV đăng kí học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. -100% GV nữ đăng kí danh hiệu Giỏi việc trường - Đảm việc nhà và đạt kết quả 45/45 GV nữ đạt danh hiệu. -100% CBGV-NV của trường đều được trả lương, phụ cấp, công tác phí theo đúng qui định. - Nâng lương đúng hạn cho 10 CB- GV đạt 100%, nâng lương sớm cho 3 CB- GV. - Công đoàn thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc ốm đau cho CBGV, tang lễ gia đình thân nhân kịp thời. Một số phong trào đạt kết quả cao: + Giải 3 “Kéo co nữ” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. + Giải 3 “Kéo co nam - nữ” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. + Giải 3 “Nhảy dây tập thể” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. + Giải Khuyến khích hội thi “Khéo tay Kỹ thuật” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. + Giải khuyến khích hội thi viết bài về “Người Cán bộ Công đoàn của chúng tôi” năm 2018. + Giải phong trào Hội thi “Cắm hoa ngày tết” năm 2018. + Giải khuyến khích phong trào “Kéo co” hưởng ứng “Tháng công nhân” lần thứ 10 năm 2018. + 01 CĐV đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố. + 4 CĐV đạt giấy khen của LĐLĐ đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động Công đoàn CNVC LĐ và hoạt động Công đoàn năm học 2017- 2018. + Giải khuyến khích “Trang trí gian hàng” ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 13
  7. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ + Giải khuyến khích “Hội thi làm bánh mứt Tết” năm 2019. -Tham gia các hoạt động do Công đoàn cấp trên tổ chức 100%. - Công đoàn đạt danh hiệu “Công đoàn vững mạnh” năm 2018 Ngoài ra, từ quyền và lợi ích hợp pháp của GV được thực hiện đầy đủ, đời sống vật chất và tinh thần của CB-GV-NV được nâng lên. Tập thể sư phạm của trường ngày càng gắn bó và đoàn kết, cùng nhau vươn lên trong công tác. 14
  8. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG 15
  9. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Chính quyền và công đoàn ký kết Nghị quyết trong buổi Hội Nghị Cán bộ Công chức năm học 2018 - 2019 16
  10. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Sinh hoạt Công đoàn định kỳ hàng tháng 17
  11. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Hàng năm công đoàn đều giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Chi bộ kết nạp Đảng 18
  12. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Hội thi Giáo viên giỏi cấp Trường – Vòng 2 19
  13. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Tham gia phong trào “ Cắm hoa ngày Tết” 20
  14. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Chúc mừng sinh nhật Công đoàn viên hàng tháng 21
  15. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận: - Ban giám hiệu và BCH CĐ phải phối hợp chặt chẽ, phải nhiệt tình và có trách nhiệm. Thường xuyên gần gũi với Cán bộ - Giáo viên để nắm bắt kịp thời những khó khăn, những tâm tư nguyện vọng của CB-GV từ đó có kế hoạch hỗ trợ kịp thời kịp lúc. - Việc tổ chức các phong trào phải đi sâu vào chất lượng, được duy trì lâu dài và đảm bảo tính công bằng để tạo lòng tin cho CB-GV, tránh việc tổ chức qua loa chỉ mang tính hình thức. - Các khoản đóng góp của CB- GV cho phong trào đều phải được vận động công khai, được đưa ra bàn bạc thống nhất trong CB-GV và phải được tập thể nhất trí cao. - Cần vận động được đông đảo CB- GV tham gia phong trào và sử dụng nhiều người, nhiều lực lượng trong quá trình thực hiện. Không nên chỉ sử dụng một ít người làm việc quá nhiều lần. - Phải tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện phong trào. Biểu dương và nhân rộng những cá nhân, tập thể làm tốt. Rút kinh nghiệm, động viên những cá nhân và tập thể làm chưa tốt để thực hiện tốt hơn trong những lần sau. - Ban giám hiệu, BCH Công đoàn cơ sở, tập thể GV phải luôn luôn đoàn kết, vì có đoàn kết mới phát huy sức mạnh nội lực, mới hoàn thành tốt các phong trào đưa ra. - Công đoàn cơ sở phải thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động phong trào nhằm nâng cao sức khoẻ, tăng cường sự đoàn kết trong tập thể CB- GV. 22
  16. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ - BCH Công đoàn cơ sở luôn tạo điều kiện và phản ánh những tâm tư nguyện vọng của CB- GV để giúp họ an tâm công tác, chăm lo về vật chất và tinh thần cho họ. - BCH Công đoàn cơ sở phải có nhận thức chính trị đúng đắn, phải đặt mối quan hệ Công đoàn với Đảng, với chính quyền, có những qui hoạch và chiến lược để Đoàn viên thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng cũng như của sự nghiệp phát triển giáo dục. - BCH Công đoàn cơ sở phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nội bộ Ban chấp hành phải đoàn kết, nhất trí cao, có phẩm chất đạo đức tốt, phát huy tinh thần trách nhiệm nhiệt tình trong công tác, phải mạnh dạn thẳng thắn phê và tự phê để không ngừng tiến bộ. 2. Bài học kinh nghiệm Công đoàn là trung tâm đoàn kết trong đơn vị, là linh hồn trong phong trào thi đua, chính vì thế Chủ tịch công đoàn nói riêng, Ban chấp hành Công đoàn nói chung ngoài việc gương mẫu, tiên phong trong công tác, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thì cần phải đại diện đoàn viên đề xuất những chính sách phù hợp với nhiệm vụ và quyền lợi của đoàn viên; quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần của đoàn viên để đoàn viên an tâm công tác. Cần quan tâm đến công tác xây dựng đoàn kết nội bộ, tinh thần thi đua tập thể. Từ những giải pháp và kết quả đạt được, bản thân rút ra được một vài bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh: - Để Công đoàn cơ sở thật sự vững mạnh, cần tạo được sự đồng thuận về nhận thức và tình cảm của cơ quan đơn vị. Công đoàn cơ sở phải tạo được mối quan hệ hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa Hiệu trưởng, Ban Chấp hành Công đoàn và CBGV, CNV lao động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Cấp Ủy Đảng. Đây là một công việc không dễ dàng. Tuy nhiên, không giải quyết được mối quan hệ hài hòa ấy, sức mạnh của cơ quan đơn vị sẽ bị giảm sút, vai trò Công đoàn sẽ bị mai một. Muốn vậy, Công đoàn và các bên liên quan phải nhận thức đúng đắn mục đích chung chân chính của đơn vị, xây 23
  17. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ dựng những tình cảm tích cực và hành động một cách khoa học, mạnh mẽ. Đây là nền tảng cho sự phát triển của nhà trường, sự vững mạnh của Công đoàn cơ sở, quyền lợi của nhà giáo và người lao động ngày được nâng cao. - Phải xây dựng một BCH Công đoàn cơ sở gồm những thành viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm hoạt động công đoàn, nhiệt huyết với phong trào chung, có bản lĩnh cứng cỏi, đúng đắn, nhất là vai trò của Chủ tịch Công đoàn. Có vậy, BCH Công đoàn mới thật sự có sức thu phục quần chúng lao động và dễ có khả năng tạo sự hài hòa các mối quan hệ. - Hoạt động Công đoàn cơ sở cần có nội dung chương trình, kế hoạch rõ ràng, phù hợp với cơ quan đơn vị và mang màu sắc Công đoàn. Các hoạt động có chủ định, chủ điểm, hướng đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và mục tiêu chung của Ngành, của cơ quan đơn vị. Hoạt động không nên dàn trải và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Chú trọng đôn đốc, kiểm tra, động viên khuyến khích và rút kinh nghiệm kịp thời. - BCH Công đoàn thật sự gần gũi, lắng nghe và tôn trọng ý kiến quần chúng lao động. Có năng lực dự cảm, phân tích, thuyết phục nhà giáo và người lao động. Biết tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và lãnh đạo của Cấp Ủy và Lãnh đạo của Công đoàn cấp trên trực tiếp. Từ đó có thể tìm ra những hướng cải tiến hiệu quả, thiết thực cho hoạt động Công đoàn - Để thực hiện chế độ báo cáo thông tin chính xác, kịp thời, đúng quy định với Công đoàn cấp trên và những bộ phận hữu quan, BCH Công đoàn nên có một Ủy viên BCH có nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. Vì BCH hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, công việc chuyên môn ở trường khá nặng nề nên việc thực hiện chế độ báo cáo dễ chậm trễ và sai sót. 3. Những kiến nghị, đề xuất 3.1. Đối với Ban giám hiệu. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ với công đoàn trong mọi hoạt động, có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời kịp lúc. 24
  18. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ - Tác động đến tập thể CB-GV để họ tham gia các phong trào một cách tích cực và sôi nổi. - Tăng cường hơn nữa các hoạt động phong trào, các cuộc giao lưu để Công đoàn có dịp trao đổi thêm kinh nghiệm. 3.2.Đối với Liên đoàn Lao động -Thường xuyên quan tâm đến các Công đoàn cơ sở, động viên, khuyến khích và giúp đỡ để CĐV an tâm công tác. -Tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cho Cán bộ công đoàn cơ sở. - Cập nhật các chủ trương, chính sách, các chế độ đãi ngộ để Công đoàn cơ sở nắm bắt kịp thời kịp lúc. Trên đây là một số giải pháp và kinh nghiệm xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh của Công đoàn cơ sở TrườngTHCS Nguyễn Thị Định. Trong hoạt đông công đoàn cơ sở tuỳ theo đặc điểm của mỗi đơn vị mà ban chấp hành công đoàn cần có kế hoạch chỉ đạo và phương pháp hoạt động sát đúng với đơn vị mình. Nhưng theo tôi "Một số biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh" mà tôi đã nêu ở trên là những biện pháp chung nhất đã thực nghiệm và đạt một số kết quả. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Rất mong sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp, để trong thời gian tới bản thân sẽ rút kinh nghiệm khắc phục những hạn chế hạn chế đồng thời phát huy những mặt tích cực để hoạt động công đoàn cơ sở đạt được hiệu quả cao nhất góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu mà đại hội công đoàn giáo dục đã đề ra. Quận 2, ngày 20 tháng 02 năm 2019 Người viết 25
  19. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ Nguyễn Thụy Thúy TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn 1931/HD - TLĐ hướng dẫn xây dựng công đoàn cơ sở. 2. Thông tri 01/TTr- TLĐ hướng dẫn xây dựng Công đoàn cơ sở. 3. Hướng dẫn 187/HD-TLĐ xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. 4. Sổ tay công tác Nữ công năm 2018 – Nhà xuất Bản lao động. 5. Những quy định mới về quản lý tài chính, giải quyết các tranh chấp lao động, kinh tế, giám sát, khen thưởng và xử lý kỷ luật trong hoạt động Công đoàn – Nhà xuất bản Hồng Đức. 26
  20. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH ___ MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Trang 01 2. Mục đích nghiên cứu: Trang 01 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Trang 01-02 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: Trang 02 2. Cơ sở thực tiễn: Trang 02-03 3. Điểm mới trong quá trình nghiên cứu Trang 03 4.Thực trạng của vấn đề: Trang 03- 04 5. Các biện pháp tiến hành: Trang 04- 09 6. Kết quả đạt được: Trang 09-10 7. Một số hình ảnh hoạt động Công đoàn trường Trang 11-16 PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận: Trang 17 2. Bài học kinh nghiệm: .Trang 17-18 3. Kiến nghị, đề xuất: Trang 18- 19 27