Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả con vật ở Lớp 4

pdf 23 trang binhlieuqn2 07/03/2022 20756
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả con vật ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_to.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả con vật ở Lớp 4

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 vật ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất. Tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của con vật đó khiến nó không lẫn với các con vật khác. Ví dụ: Quan sát con mèo, học sinh cần quan sát mắt, mũi, ria, tư thế bắt chuột, để tìm ra các nét riêng của mèo. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước sau: a. Kỹ năng chọn lọc chi tiết: - Kết quả các em quan sát được bao gồm cả phần thô lẫn phần tinh. Vậy làm thế nào để giúp các em sàng lọc bỏ phần thô, chỉ giữ lại phần tinh. Để giúp các em làm công việc đó, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần thiết. Ví dụ: Quan sát con gà trống. Khi quan sát hình dáng học sinh nêu chiều dài, chiều cao của con gà trống, to cở cái . Giáo viên nên hướng các em nêu các chi tiết như: Chú có thân hình to lớn, dáng dấp vạm vỡ, cao khoảng ba gang tay em. b. Kỹ năng sắp xếp ý: Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết cách sắp xếp ý thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần: + Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp) + Thân bài: Miêu tả con vật: - Tả bao quát: (hình dáng, kích thước, màu sắc) Nguyễn Thị Phương Mai Trang 10
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 - Tả chi tiết: (từng bộ phận của con vật) - Tả hoạt động và thói quen. - Ích lợi của con vật. + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật đó (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.) Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập nhanh một dàn bài. Ví dụ: Lập dàn ý tả con mèo: Tôi tổ chức cho các em quan sát con mèo trước ở nhà, trên lớp tôi treo một số tranh ảnh con mèo khác nhau để các em tiện nhớ lại. Sau đó tổ chức cho các em trình bày dàn ý theo phương pháp toa xe lửa. Mở Thân Thân Thân Thân Thân Kết bài bài bài bài bài bài bài Con Hình Bộ Đầu, tai, Chân, Hoạt động, Cảm nghĩ mèo dáng lông mắt, ria đuôi thói quen của em Sau khi học sinh trình bày xong, tôi đặt câu hỏi gợi ý để các em trả lời từng nội dung. Từ cơ sở đó các em sẽ dễ dàng viết thành một bài văn tả con mèo có nội dung. * Hoặc các em có thể lập dàn ý theo cách sau: + Mở bài: Giới thiệu con mèo: - Nhà em có nuôi một chú mèo đã được năm tháng tuổi. + Thân bài: - Tả ngoại hình: Nguyễn Thị Phương Mai Trang 11
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 + Bộ lông màu xám có sắc vằn vàng. + Cái đầu tròn tròn. + Hai tai như hình tam giác, dựng đứng, rất thính nhạy. + Đôi mắt sáng long lanh, ban đêm có màu xanh. + Bộ ria vểnh lên có vẻ oai vệ. + Bốn chân thon nhỏ, bước đi rất êm. + Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng. - Tả hoạt động: + Bắt chuột: ngồi thu mình mắt lim dim để rình chuột, chạy nhanh để vồ chuột. + Hay ra sân tắm nắng sáng. + Kết bài: Tình cảm của em đối với con mèo. - Con mèo đã giúp cho nhà em không còn một bóng chuột nào nữa. - Chăm sóc, chơi đùa, cho nó ăn và xem con mèo như một người bạn thân. Làm nhiều lần như vậy tôi đã xác định cho các em một thói quen tốt. Bài văn của các em sẽ đủ và nhiều ý hơn. Bên cạnh đó tôi còn cung cấp cho các em những từ ngữ miêu tả về hình dáng và hoạt động của các con vật. Nhằm giúp cho các em yếu có vốn từ miêu tả. Biện pháp 4: Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả con vật. Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài văn. Tôi hướng dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một nét nhất định. Ví dụ: Khi tả con mèo: Nguyễn Thị Phương Mai Trang 12
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Đoạn 1: Giới thiệu con mèo. Đoạn 2: Tả hình dáng ( bộ lông, cái đầu, hai cái tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi). Đoạn 3: Tả hoạt động (bắt chuột, đùa giỡn). Đoạn 4: Tình cảm của em đối với con mèo. Ở bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính. Ví dụ: Đoạn tả ngoại hình con mèo. Chà, chú có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông xam xám có sắc vằn vàng xen lẫn. Chú có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng, dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt mèo hiền lành, ban đêm đôi mắt ấy sáng lên có màu xanh long lanh giúp mèo có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai vệ lắm. Bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha và duyên dáng. Chú mèo trông thật đáng yêu! Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố cục chặt chẽ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Lưu ý: + Không cần thiết phải tả đủ các bộ phận mà chỉ cần tả những bộ phận toát lên dáng vẻ riêng biệt của con vật cần tả. + Khi tả các bộ phận, học sinh có thể xen tả tính nết và thói quen sinh hoạt. Nguyễn Thị Phương Mai Trang 13
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 + Không cần theo trình tự một cách máy móc ( Đầu- mình- chân). Học sinh có thể tả trước và tả kĩ bộ phận nổi bật nhất của con vật ( dành cho học sinh giỏi). Biện pháp 5: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ thông qua các môn học khác. Như chúng ta đã biết, thường xuất hiện nhiều trong văn bản miêu tả loài vật là hai biện pháp tu từ “ nhân hóa và so sánh”. Nhờ những biện pháp tu từ này mà các con vật được tả trở nên có tình cảm hơn, cụ thể hơn và cũng vì thế mà chúng cũng trở nên riêng biệt hơn. Để đạt được điều đó thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy, Khi tả con vật người giáo viên cần hướng cho các em những hình ảnh so sánh, nhân hóa. Ví dụ: Tả con gà. - Bộ lông: Màu vàng sậm xen lẫn xanh đen óng ánh như pha kim tuyến. - Cái đầu: Trên đầu chú đội một cái nón hình răng cưa giống như các dãy núi chập chùng ở miền sơn cước nhưng lại đỏ thẫm như màu hồng nhung. - Lông đuôi: Đuôi của chú mới đẹp làm sao, vừa dài vừa cong vút về sau như những cành liễu rũ ven hồ. - Hoạt động: Đối với bạn bè hàng xóm cùng giới với chú thì chú tỏ ra khắc khe, thậm chí nhiều lúc “mất lịch sự” nữa. Đối với những con gà trong nhà, hình như chú không ăn hiếp ai cả mà tỏ ra độ lượng bao dung. Mặt khác, mỗi môn học đều có mục tiêu riêng. Xong ngoài mục tiêu chính đó ra, nếu người giáo viên biết khai thác để mở rộng kiến thức cho học sinh thì ta thấy tất cả các môn học đều bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nhất là trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại là sự “tích hợp” kiến thức của tất cả phân môn còn lại. Các em học tốt các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả thì các em sẽ học tốt phân Nguyễn Thị Phương Mai Trang 14
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 môn Tập làm văn. Vì thế thông qua từng phân môn của môn Tiếng Việt tôi đều chú ý giúp các em khai thác nội dung này. a/ Dạy Tập làm văn thông qua phân môn Tập đọc: - Trong văn miêu tả thì vốn từ ngữ miêu tả rất quan trọng. Việc giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và sử dụng vốn từ ngữ đó một cách chính xác, hợp lý là vấn đề quan trọng của mọi giáo viên. Trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả thì số lượng từ miêu tả rất phong phú, cách sử dụng rất sáng tạo. Sách Tiếng Việt 4 theo chương trình mới thì các loại bài tập đọc lại được biên soạn theo tuần, theo chủ điểm. Thường thì ứng với mỗi chủ điểm là các dạng Tập làm văn mà các em đang học. Vì vậy thông qua các bài tập đọc tôi giúp các em chỉ ra các từ ngữ miêu tả hay, đã được chọn lọc, gọt giũa. Cách sử dụng nghệ thuật của tác giả chọn một vài trường hợp đặc sắc để phân tích kỹ giúp học sinh thấy được sự sáng tạo của các nhà văn khi dùng chúng. Những bài tập đọc mang phong cách nghệ thuật chiếm tỉ lệ cao trong chương trình tập đọc 4 như: Con Sẻ, Con chuồn chuồn nước, Con chim chiền chiện. Qua những bài tập đọc này, giáo viên hướng dẫn để học sinh hiểu về cấu tạo một bài văn miêu tả, cách quan sát sự vật, cách dùng từ ngữ, câu và cách sử dụng nghệ thuật trong khi viết văn miêu tả. Ví dụ: Bài tập đọc: “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – tập 2/127 Khi dạy bài này giáo viên cần giúp học sinh nhận thấy: Qua cách tả từ bao quát ( Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!) đến chi tiết (Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cách mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu). Cách sử dụng từ láy, từ ngữ giàu hình ảnh ( phân vân, màu vàng của nắng mùa thu). Tôi giúp các em hiểu rằng để Nguyễn Thị Phương Mai Trang 15
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 tả màu sắc đặc biệt của Chú chuồn chuồn nước tác giả đã sử dụng các từ: “vàng lấp lánh”, “màu vàng của nắng mùa thu”. Tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh. “Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.” Tôi giúp học sinh hiểu rằng tác giả ca ngợi được vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước theo cách bay của chú chuồn chuồn, qua đó bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương. Mặt khác cũng qua bài dạy giáo viên cho học sinh thấy được khi miêu tả con vật các em cần tả xen kẽ cả tả cảnh và bộc lộ cảm xúc của mình đối với con vật mà mình tả thì bài văn mới sinh động, hấp dẫn. Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong các bài tập đọc cũng rất là sáng tạo. Bằng cách này tôi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng thời thông qua các bài tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài băn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý. b/ Dạy Tập làm văn thông qua phân môn Luyện từ và câu: - Mục tiêu chính của phân môn Luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. - Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ, các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ đó sẽ giúp các em sử dụng các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đó chính xác, hợp lý. - Để tích lũy vốn từ cho học sinh tôi cho học sinh tìm thêm các từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa. Nguyễn Thị Phương Mai Trang 16
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Ví dụ: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả mào của con gà trống còn có nhiều từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ chót, đỏ như son, đỏ như lửa tùy từng ý học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho phù hợp Trong các tiết Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy các em cách viết câu đúng, tôi luôn tìm cách dạy các em cách viết câu văn có hình ảnh. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh. Ví dụ: Tả bộ lông của chú gà trống, tôi đưa ra hai câu: - Câu 1: Chú có bộ lông màu đen và màu đỏ. - Câu 2: Ngoài thân mình, chú khoác một bộ áo óng ánh màu đen bóng pha lẫn màu đỏ lửa trông giống như một bộ áo giáp của một hiệp sĩ. Tôi cho học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn (100% học sinh trả lời là câu 2 hay hơn vì nó tạo cho người đọc hình ảnh rất cụ thể về màu lông thật của gà ) Tóm lại: Với biện pháp này, tôi đã rèn cho học sinh kỹ năng viết câu văn có hình ảnh, đủ ý. c/ Dạy Tập làm văn thông qua phân môn Chính tả: Như ở phần thực trạng tôi đã trình bày, bài văn của các em bị sai lỗi chính tả rất nhiều, điều đó gây khó chịu cho người đọc.Vì vậy trong tất cả các tiết chính tả, tôi luôn chú ý rèn cho các em có ý thức viết đúng chính tả (đây cũng là mục tiêu của môn Chính tả). Phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh cách nghe và viết đúng chính tả ( Tiếng Việt nếu viết sai chính tả sẽ dẫn đến sai nghĩa của câu). Qua việc học chính tả học sinh học tập được cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng các dấu câu như thế nào để bài văn sinh động. Ngoài ra khi viết chính Nguyễn Thị Phương Mai Trang 17
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 tả học sinh còn học tập được cách trình bày bài văn một cách khoa học và rèn óc thẩm mĩ cho các em. * Những vốn từ tích lũy được ở phân môn Tập đọc, Chính tả hay ở Luyện từ và câu tôi đều cho học sinh ghi vào sổ tay của mình. Tóm lại: Thông qua tất cả các môn học này, người giáo viên có thể khéo léo khai thác để làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh (từ ngữ miêu tả) và giúp học sinh biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Xong do đặc trưng của môn học, mỗi giờ học chỉ thiên về một mặt nào đó, nó chỉ hỗ trợ để học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn. Vì thế người giáo viên không thể lạm dụng để biến nó thành một giờ dạy Tập làm văn chính. Biện pháp 6: Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn: Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong giảng dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu rõ cách làm. Vì vậy trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, tôi chọn những bài văn hay, đạt điểm cao của học sinh trong lớp để biểu dương, sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu hỏi để các em trả lời. Ví dụ: - Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? - Em học tập được những gì từ bài làm của bạn? Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được chính bạn của mình. Ngoài ra trong quá trình dạy học, tôi tích lũy được rất nhiều những bài văn hay của học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho các em nghe rồi cùng các em phân tích cái hay, cái cần học tập trong từng bài văn. Nguyễn Thị Phương Mai Trang 18
  10. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Ngoài các biện pháp trên, tôi khuyến khích các em lập sổ tay văn học và hướng dẫn các em cách sử dụng. Sổ tay văn học để ghi những câu văn hay, giàu hình ảnh, các câu văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà các em đọc được trong sách báo, sách tham khảo, trong cuộc sống hàng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cứ như vậy vốn từ ngữ của các em sẽ ngày càng giàu lên. Tóm lại: Việc giúp các em tự đánh giá các bài văn của mình của bạn và không ngừng tích lũy vốn từ sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài miêu tả con vật nói riêng. IV. Kết quả chuyển biến: Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào lớp 4/3 Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Các em đã chủ động, tự giác trong việc hình thành kiến thức. Vốn từ ngữ miêu tả của các em ngày càng phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Cách sử dụng từ của các em chính xác hơn. Trong khi viết văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, các từ láy, các điệp từ Điều này đã được chứng minh qua điểm bài kiểm tra viết ngày một nâng cao về chất lượng. Cụ thể, tôi ra một đề bài kiểm tra lấy kết quả để so sánh. Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích nhất. Kết quả thu được như sau: Nguyễn Thị Phương Mai Trang 19
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 Số Giỏi (9,10) Khá (7,8) Trung bình Yếu (1 4) lượng (5, 6) học sinh 33 Trước khi 0 = 0% 8 em = 16 em = 9 em = thực hiện 24,2% 48,5% 27,3% 33 Sau khi 8 em = 16 em = 9 em = 0 em = 0% thực hiện 24,2% 48,5% 27,3% So sánh Tăng Tăng Giảm Giảm 27,3% đối chứng 24,2% 24,3% 21,2% Kết quả trên cho thấy những biện pháp tác động giáo dục mà đề tài nêu đã giúp bài làm của học sinh đầy đủ hơn về nội dung. Hơn nữa các em biết lược bỏ bớt những chi tiết không cần thiết, không đặc sắc. Cụ thể như sau: + Số học sinh đạt điểm khá, nay các em viết bài ý mạch lạc, có dùng nhiều biện pháp nghệ thuật nên câu văn miêu tả giàu hình ảnh. Vốn từ miêu tả của các em phong phú hơn, dùng từ chính xác hơn. Vì vậy lúc đầu không có học sinh điểm giỏi nay đạt được 8 em điểm 9-10. + Số học sinh đạt điểm trung bình, nay các em viết bài hay hơn trước, diễn đạt ý rõ ràng hơn, có sử dụng biện pháp so sánh khi miêu tả. 16 em điểm trung bình đã đạt điểm khá. + Số học sinh đạt điểm yếu lúc đầu 9 em, nay bài viết của các em không có lạc đề nữa. Không còn mắc lỗi chính tả nữa. Chấm, phẩy đúng nên câu văn trọn ý nghĩa hơn, biết sắp xếp các ý miêu tả rõ ràng hơn, bài viết thể hiện đủ ba phần, đạt mức độ trung bình. Đặc biệt các em có một vốn từ ngữ miêu tả, biết dùng từ để so sánh, nhân hóa làm cho bài văn thêm sinh động hơn. Riêng về hoạt động Nguyễn Thị Phương Mai Trang 20
  12. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 của con vật các em đã nêu được những hoạt động tiêu biểu sinh động của con vật. Nguyễn Thị Phương Mai Trang 21
  13. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 PHẦN III: KẾT LUẬN I/ Tóm lược giải pháp: Qua việc thực hiện đề bài: “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4”, tôi nhận thấy rằng kết quả thu được không phải có ngay trong một sớm một chiều, nó là cả một quá trình. Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực phấn đấu các yêu cầu sau: - Người giáo viên phải tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để dẫn dắt học sinh vào những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, khơi dậy và kích thích để học sinh chủ động một cách tích cực tham gia vào các hoạt động, học sinh tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội tri thức. - Khi tổ chức các hoạt động giáo viên phải tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia, giúp đỡ học sinh sửa chữa kịp thời những sai sót. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lấy thông tin qua việc đọc sách, xem truyền hình, cách quan sát thế giới xung quanh, qua các môn học khác và ghi chép những thông tin đó. - Giáo viên phải thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm để tự đánh giá ưu- khuyết điểm của mình trong giảng dạy và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để dạy tốt hơn. - Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu, tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức đạt được của học sinh. - Cho bài văn về nhà làm thường xuyên, nhận xét đánh giá vào các tiết củng cố buổi chiều. Nguyễn Thị Phương Mai Trang 22
  14. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2012-2013 - Giáo viên cung cấp cho các em những từ ngữ miêu tả về ngoại hình cũng như hoạt động của các con vật để giúp cho học sinh yếu có vốn từ miêu tả. - Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học. Với học sinh trung bình, yếu thì chỉ yêu cầu các em viết đúng, đủ. Với học sinh khá giỏi thì khuyến khích và hướng các em viết câu văn hay, bài văn sinh động. - Đối với học sinh, để làm được một bài văn miêu tả con vật hay, giàu hình ảnh, cảm xúc, lôi cuốn người đọc bắt buộc các em phải có được kỹ năng làm bài. (Từ quan sát, lựa chọn ý, sắp xếp ý, viết đoạn, viết bài.) Và các yêu cầu bổ trợ cho quá trình rèn luyện kỹ năng. Vì vậy ngoài giờ học tập làm văn, học sinh cần có thói quen tích lũy vốn từ, trau dồi cách sử dụng nó thông qua tất cả các giờ học. Ngoài ra, học sinh có thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó cũng rất bổ ích cho việc học văn của các em. II. Phạm vi áp dụng: Tôi đã thường xuyên áp dụng các biện pháp trên khi giảng dạy cho học sinh lớp mình, đặc biệt quan tâm nhiều đến các em yếu để giúp các em theo kịp các bạn trong lớp đồng thời giúp các em viết được mọi bài văn miêu tả và cuối năm đã đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp này có thể áp dụng cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh, các trường trong huyện và các trường trong tỉnh nhà. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế của lớp 4 mình chủ nhiệm. Tuy kết quả bước đầu chưa cao lắm, nhưng với tâm huyết và lòng nhiệt tình, với những nỗ lực của bản thân tôi đã tích lũy được một số bài học thực tiễn.Về những biện pháp giúp học sinh học tốt bài văn miêu tả con vật ở lớp 4. Nguyễn Thị Phương Mai Trang 23