Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy - học truyền thuyết lớp 10 Trung học Phổ thông

doc 40 trang thulinhhd34 4171
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy - học truyền thuyết lớp 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_truyen_thuyet_lop.doc
  • docBÌA_29.51.02.doc
  • docMau 1.1_29.51.02.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy - học truyền thuyết lớp 10 Trung học Phổ thông

  1. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với bản chất và tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của từng thể loại nói riêng là yêu cầu cấp thiết đối với việc dạy học trong trường THPT. Dạy học truyền thuyết theo thi pháp thể loại truyền thuyết tương đối khó, vì ngoài việc tiếp cận tác phẩm trên phương diện ngôn từ còn cần kết hợp các yếu tố Folklor khác ngoài văn bản. Điều này đòi hỏi người dạy phải cảm thụ vẻ đẹp tác phẩm truyện cổ tích, nhất là khả năng diễn xướng dân gian. Bên cạnh đó, cần phải tổ chức các hoạt động tham gia các lễ hội văn hóa dân gian để có thể đưa truyền thuyết trở về với môi trường thực của truyện. Các thiết bị dạy học phục vụ việc dạy học trực quan hóa sinh động cũng rất cần được trang bị. Qua tìm hiểu tôi cũng nhận thấy rằng, có rất nhiều vấn đề về nội dung, phương pháp dạy học truyền thuyết đang được tranh luận. Để có được các giải pháp hiệu quả hơn nữa chúng ta cần phải có thêm thời gian và công sức. Tuy nhiên với bản tính ham học hỏi, thích thú với việc được tôn trọng, hấp dẫn bởi vừa chơi vừa học, được thể hiện mình. Bên cạnh sự nhiệt tình tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Tôi tin tưởng rằng những phương pháp đã nêu sẽ thành công tốt đẹp trong giờ dạy truyện truyền thuyết lớp 10 THPT. 2. Kiến nghị Đề nghị Sở Giáo dục hoặc nhà trường đầu tư thêm băng hình, tư liệu, tranh ảnh để phục vụ trong quá trình giảng dạy truyện truyền thuyết. Mong rằng, trong thời gian tới những nhà quản lý giáo dục cần quan tâm và chỉ đạo sâu sát hơn nữa mang tính vĩ mô đối với phương pháp dạy học truyện truyền thuyết. Có những giải pháp phù hợp và định hướng cụ thể, kịp thời hơn nữa để giúp cho những giáo viên giảng dạy truyện truyền thuyết thực hiện đạt hiệu quả cao hơn. Thư viện nhà trường bổ sung thêm đầu sách tham khảo cho giáo viên và học sinh. Mong các đồng nghiệp và Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm đóng góp những ý kiến chân thành, giúp tôi bổ sung đầy đủ hơn vào sáng kiến kinh nghiệm này. 24
  2. Tôi xin chân thành cảm ơn.! VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Không có. IX. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học phổ thông đã được quan tâm, đầu tư nhiều, tuy nhiên hiệu quả của nó vẫn còn khá khiêm tốn. Từ thực trạng đổi mới phương pháp dạy học tại trường THPT nơi tôi giảng dạy, tác giả đề xuất các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Phương pháp dạy – học truyền thuyết lớp 10 THPT như sau: - Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trình độ kĩ năng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Nếu giáo viên chưa có nhận thức đúng và trình độ về đổi mới phương pháp dạy học thì hoạt động dạy học theo thi pháp thể loại không thể thực hiện tốt được. - Thứ hai, phẩm chất và năng lực của học sinh có ảnh hưởng quan trọng đến dạy học theo thi pháp trong dạy học tích cực. Việc xác định các phẩm chất, năng lực của học sinh là tương đối phức tạp vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : bản thân học sinh, môi trường xã hội, thành phần dân cư, bản sắc văn hóa địa phương Trước khi xây dựng kế hoạch ứng dụng phương pháp dạy học theo thi pháp thể loại truyền thuyết thì người giáo viên phải quan tâm đến phẩm chất và năng lực của học sinh từng lớp để thiết kế bài giảng cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. - Thứ ba, ứng dụng phương pháp dạy học theo thi pháp truyền thuyết gắn liền với yêu cầu về thiết bị dạy học, phương tiện kĩ thuật Giáo viên cần phải có sự thống kê kĩ càng trước khi thiết kế bài giảng và chuẩn bị tốt trước khi tiến hành bài giảng trên lớp. X. ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nhờ dạy học theo phương pháp dạy - học truyền thuyết lớp 10 THPT giúp giáo viên và học sinh chủ động với phương pháp dạy học theo thi pháp thể loại truyền thuyết nên học sinh có thể tiết kiệm được thời gian, công sức. Hiệu quả giảng dạy, học tập được nâng cao. Qua đó rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả hơn. 25
  3. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ VÀ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Lê Hoàn Trường THPT Phương pháp dạy Phạm Công Bình học truyền thuyết – Huyện Yên Lạc lớp 10 THPT – Tỉnh Vĩnh Phúc Trên cơ sở Luận văn tốt nghiệp Đại học của tôi năm 2005, Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đặt ra vấn đề mới có tính thực tiễn: đổi mới phương pháp dạy - học truyền thuyết lớp 10 THPT theo thi pháp thể loại truyền thuyết trong nhà trường THPT nơi tôi đang giảng dạy. Yên Lạc, ngày 27 tháng 02 năm 2020. , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 24 tháng 02 năm 2020 KT. HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN PHÓ HIỆU TRƯỞNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Hồng Chi Nguyễn Lê Hoàn 26
  4. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu; NXB Giáo dục, H, 1983). 2. Những đặc điểm thi pháp các thể loại văn học dân gian (Đỗ Bình Trị; NXB Giáo dục, H, 1995) 3. Những cố gắng tìm tòi trong việc đổi mới phương pháp nghiên cứu truyện cổ tích (Nguyễn Thị Huệ; NXB Giáo dục, 1990) 4. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1 – NXB Giáo dục 2008. 5. Thi pháp văn học dân gian ( Nguyễn Trường Phát; NXB Giáo dục, H 2000). 6. Văn học dân gian trong nhà trường (Nguyễn Xuân Lạc; NXB Giáo dục, H, 1998 ) 7. Văn hóa dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu thể loại, (Chu Xuân Diên; NXB Giáo dục, H, 2001). 8. Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh (chủ biên): NXB Giáo dục, H, 2003). 9. Tranh ảnh trên mạng xã hội 27
  5. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 11 – Đọc Văn TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY (Truyền thuyết) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết qua việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể kể về thành Cổ Loa, mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. - Thấy được vai trò, đóng góp của An Dương Vương đối với đất nước và đánh giá của nhân dân đối với những đóng góp của nhân vật. - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. * Kĩ năng: - Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. - Phân tích nhân vật và văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. * Thái độ: Có tinh thần cảnh giác với kẻ ngoại bang, biết xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng vàc chung, cá nhân với cộng đồng. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc – hiểu tác phẩm truyền thuyết theo đặc điểm thể loại. + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. 28
  6. + Năng lực đọc diễn cảm . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Giáo án, Sách giáo viên, sách giáo khoa - Tranh ảnh liên quan. - Tài liệu tham khảo liên quan 2. Học sinh - Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ trước: tranh ảnh về di tích Cổ Loa, lễ hội Cổ Loa) - Đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Coi trọng hoạt động của học sinh. - Kết hợp phương pháp gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Phân tích, bình giảng, nhận xét IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT A. KHỞI ĐỘNG GV cho học sinh xem lễ hội Cổ Loa - GV dẫn vào bài mới: Kết nối Âu Lạc với An Dương Vương và mối tình Mị Châu – Trọng Thủy trong truyền thuyết. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 29
  7. Hoạt động 1: Tìm hiểu phần I. TÌM HIỂU CHUNG Tiểu dẫn 1. Thể loại truyền thuyết - Ôn tập lại, khắc sâu hơn kiến - Khái niệm: Là loại truyện dân gian, kể về thức về thể loại truyền thuyết nhân vật và sự kiện lịch sử theo hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện hiện thái độ của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử - Đặc trưng: Có sự kết hợp: + Cốt lỗi lịch sử + Yếu tố tưởng tượng, hư cấu. Khắc sâu ấn tượng về cụm di tích Cổ Loa trong quan hệ với tác - Môi trường sinh thành, lưu truyền, biến phẩm. đổi: Lễ hội và các di tích lịch sử, văn hóa 2. Cụm di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội Cổ Loa - Di tích lịch sử văn hóa, gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ Mị Châu và giếng Ngọc. ? Nêu xuất xứ tác phẩm? - Lễ hội Cổ Loa: từ ngày 6 đến 16 tháng - Thời gian? Giêng - Không gian? 3. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Xuất xứ: trích từ “Truyện Rùa Vàng” ? Nêu Cốt truyện, nhân vật, sự trong “Lĩnh Nam chích quái”- sưu tập kiện? truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV. + Thời gian: Thời Văn Lang - Âu Lạc. ? Nêu bố cục của tác phẩm? + Không gian: Thành Cổ Loa, biển Đông (Không gian rộng) - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện: Cốt truyện hiện thực và hư ảo; nhân vật lịch sử; sự kiện xây thành Cổ Loa, đánh giặc xâm lược, mất thành 30
  8. - Bố cục: ? Tóm tắt tác phẩm? + Đoạn 1: Từ đầu đến “Bèn xin hòa”: An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước. + Đoạn 2: Tiếp đó đến dẫn vua xuống biển: Cảnh nước mất nhà tan. + Đoạn 3: Còn lại: Mượn hình ảnh ngọc trai - nước giếng để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu. - Tóm tắt: Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản II. ĐỌC HIỂU Nhân vật được chia làm ba giai đoạn: - Xuất thân. - Công lao - Kết thúc 1. Nhân vật An Dương Vương Là vua nước Âu Lạc. Tìm hiểu quá trình xây thành, chế a. Công lao của An Dương Vương. nỏ, giữ nước của An Dương * Xây thành: Vương - Chi tiết: + Ban đầu đắp đến đâu lại lở tới đấy + Vua lập đàn, trai giới, cầu đảo bách thần. + Sứ Thanh Giang giúp, xây thành nửa tháng thì xong + Thành “rộng hơn ngàn trượng”, “xoắn HS làm việc nhóm như hình trôn ốc”, được gọi là “Loa Thành”, “Quỷ Long Thành” + Nhóm 1: quá trình xây thành - Ý nghĩa: + Nhóm 2: Chiến thắng Triệu Đà + Thể hiện con người An Dương Vương: + Nhóm 3: Chi tiết thần kỳ Kiên trì, quyết tâm, không nản chí trước 31
  9. thất bại. + Sức mạnh to lớn của nhà nước, sự sáng tạo độc đáo của người Âu Lạc. - Chế nỏ thần - Chiến thắng Triệu Đà - Chi tiết thần kỳ + Cụ già từ phương Đông + Sứ Thanh Giang + Nỏ thần =>Đánh giá: An Dương Vương là một minh quân, có tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm cao, được nhân dân và thần linh ủng hộ, tôn vinh. C. LUYỆN TẬP ? Thông điệp quan trọng nhất các em học được qua bài học hôm nay là gì? GV yêu cầu mỗi HS đưa ra một thông điệp. GV nhận xét, chốt ý. D.VẬN DỤNG, MỞ RỘNG - Đặt câu hỏi: Từ câu chuyện - Để thành công cần kiên trì, bền bỉ, quyết thành công của An Dương tâm,có ý chí nghị lực, tinh thần vượt khó. Vương, em thấy để thành công - Thời đại công nghệ hiện nay, những âm chúng ta cần những phẩm chất gì? mưu, thủ đoạn của kẻ thù rất phong phú, - Nước ta đang hòa bình vậy có tinh vi, bởi vậy dù đất nước hòa bình nhưng cần cảnh giác gì không ? Vì sao? mỗi công dân vẫn cần tỉnh táo, nâng cao tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù. 32
  10. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Học bài cũ. - Vẽ chân dung An Dương Vương, chuẩn bị phần sau: các nhân vật: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và hình ảnh ngọc trai – giếng nước. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 12: Đọc văn: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG MÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY (Tiết 2) (Truyền thuyết) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ được phản ánh trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. - Bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. - Sự kết hợp hài hòa giữa "cốt lõi lịch sử" với tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật của dân gian. * Kĩ năng: - Đọc (kể) diễn cảm truyền thuyết dân gian. - Phân tích nhân vật và văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. * Thái độ: Có tinh thần cảnh giác với kẻ ngoại bang, biết xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng vàc chung, cá nhân với cộng đồng. 2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực riêng: + Năng lực đọc – hiểu tác phẩm truyền thuyết theo đặc điểm thể loại. + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 33
  11. + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. + Năng lực đọc diễn cảm . II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Giáo án, Sách giáo viên, sách giáo khoa - Tranh ảnh liên quan. - Tài liệu tham khảo liên quan 2. Học sinh - Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ trước: tranh ảnh về di tích Cổ Loa, lễ hội Cổ Loa) - Đồ dùng học tập III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Coi trọng hoạt động của học sinh. - Kết hợp phương pháp gợi tìm, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. - Phân tích, bình giảng, nhận xét IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - An Dương Vương có những công lao gì với đất nước? - Những việc làm của An Dương Vương cho thấy ông là người như thế nào? Thái độ của nhân dân với An Dương Vương ở thời kì dựng nước, giữ nước ban đầu? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS A. KHỞI ĐỘNG Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” (Tố Hữu) Mỗi một truyền thuyết đều là sự thật lịch sử và qua đó thể hiện thái độ của nhân dân với các nhân vật và sự kiện của đất nước. Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy 34
  12. bên cạnh việc ngợi ca công lao của đức vua, nhân dân còn nghiêm khắc đặt vào câu chuyện bài học về việc giữ gìn Tổ quốc. Đó là bài học nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết học hôm nay. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I. Tìm hiểu chung. II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật An Dương Vương a. Công lao của An Dương Vương Hoạt động 1: Hướng dẫn HS b. Sai lầm của An Dương Vương tìm hiểu các nhân vật An * Sai lầm của An Dương Vương Dương Vương, Mị Châu, + Đầu tiên nhận lời cầu hoà của Triệu Đà Trọng Thủy. + Nhận lời gả con gái cho Trọng Thuỷ - con trai Triệu Đà - Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ + Cho phép Trọng Thủy ở rể trong Loa thành thuật “Khăn trải bàn” : chia tờ mà không giám sát, đề phòng. A0 thành các góc, mỗi người + Giặc đến điềm nhiên ngồi đánh cờ ghi ý kiến của mình vào một => Không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ góc, tập hợp thống nhất ý kiến thù, lơ là mất cảnh giác, chủ quan khinh địch, chung của nhóm được ghi vào không lo phòng bị đất nước. giữa. * Hậu quả của những sai lầm trên: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi - Nước mất, nhà tan, phải tự tay chém đầu con nhóm thảo luận về một nhân gái. vật - Hoá dưới biển Đông. HS: tập trung thành nhóm, 2. Nhân vật Mị Châu dùng bút dạ, bút màu viết ý - Mị Châu là một cô công chúa ngây thơ, cả tin, kiến trên giấy A0, thảo luận vô tình trao bí mật quốc gia vào tay giặc mà thống nhất ý kiến rồi cử đại không biết. diện trình bày - Là một công chúa Mị Châu đã sơ ý để cho mọi Nhóm 1: Những sai lầm của bí mật quốc gia rơi vào tay kẻ thù. Nàng bị kết An Dương Vương, hậu quả tội là giặc là một bản án đanh thép và xứng đáng. những sai lầm của nhân vật. - Thái độ của nhân dân: Vừa nghiêm khắc nhưng cũng thấu tình đạt lí: + Nàng đã mắc tội trực tiếp dẫn đến việc nước mất nên nàng phải trả giá một cách bi đát: 35
  13. bị chính cha mình giết. + Nhưng đồng thời nhân dân cũng thể hiện thái độ cảm thông với nàng: Chi tiết Mị Châu đã cầu khẩn trước lúc chết. Nhóm 2: Những sai lầm của + Nhưng đồng thời nhân dân cũng thể hiện Mị Châu, đánh giá về nhân thái đọ cảm thông với nàng: Chi tiết Mị Châu vật. cầu khẩn trước lúc chết. => Mị Châu là một cô gái vừa đàng thương vừa đáng trách. - Chi tiết Ngọc trai - Giếng nước chính là một chút đền bù của tác giả dân gian đối với Mị Châu. Oan tình của Mị Châu đã được hoá giải. => Đây không phải là chi tiết ca ngợi tình yêu chung thuỷ.Nó chỉ hoá giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung của dân tộc ta. Nhóm 3: Hành động của 3. Nhân vật Trọng Thuỷ Trọng Thủy, đánh giá về nhân - Các chi tiết: vật. + Cầu hôn với Mị Châu. + Lấy cắp nỏ thần. + Giúp cha đánh nước Âu Lạc. GV cho treo kết quả làm việc + Thương tiếc Mị Châu rồi chết dưới giếng. nhóm để lên bảng để cả lớp => Đây là một nhân vật khá phức tạp, mâu quan sát. Sau đó mời HS nhận thuẫn được xây dựng thành công. xét bổ sung hoặc đặt thêm câu - Lúc đầu Trọng Thuỷ đơn thuần chỉ là một tên hỏi rồi tổng kết lại về ba nhân gián điệp theo lệnh cha, sang làm rể cho Âu vật như sau: Lạc, thực hiện âm mưu lấy cắp bí mật quốc gia. - Nhưng trong thời gian ở rể có thể y đã có cảm tình thật sự với Mị Châu .Câu nói trước lúc chia tay của Trọng Thuỷ thể hiện được điều đó. - Trọng Thuỷ vẫn hoàn thành nhiệm vụ với vua cha. - Sau đó y đã ôm xác Mị Châu khóc và tự tử ở giếng. => Cái chết của Trọng Thuỷ cho ta thấy sự bế tắc, sự ân hận muộn màng của y. Trọng Thuỷ chẳng qua cũng chỉ là một nạn nhân của chính 36
  14. cha đẻ. Bi kịch của Trọng Thuỷ là bi kịch của nạn nhân của âm mưu chính trị mâu thuẫn và bế tắc trong và sau cuộc chiến tranh xâm lược. Và cũng giống như Mị Châu y có phần đáng thương. => Chi tiết ngọc trai – Giếng nước chỉ là sự chiêu tuyết, bao dung của nhân dân dành cho Mị Châu , chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng. Hoạt động 2: Hướng dẫn học 4.Thái độ của nhân dân và hình ảnh ngọc sinh tìm hiểu thái độ của nhân trai giếng nước. dân với các nhân vật và vẻ đẹp * Thái độ đánh giá của nhân dân đối với An hình ảnh ngọc trai giếng nước. Dương Vương Hoạt động nhóm: Chia học- Nghiêm khắc phê phán những sai lầm sinh thành ba nhóm, mỗi nhóm dẫn đến việc mất nước. suy nghĩ giải quyết một nhiệm- Ngưỡng mộ, suy tôn người anh hùng dân tộc: vụ: + Ghi nhận công lao to lớn của An Dương + Nhóm 1: Thái độ đánh giá Vương: xây thành, chế nỏ, đánh giặc ngoại của nhân dân đối với An xâm Dương Vương + Đồng tình với hành động dũng cảm, quyết + Nhóm 2: Thái độ đánh giá liệt, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên của nhân dân đối với Mị Châu tình cảm cha con, gia đình của An Dương + Nhóm 3: Thái độ đánh giá Vương (chém Mị Châu) của nhân dân đối với Trọng + Bất tử hóa hình ảnh người anh hùng dân tộc Thủy (An Dương Vương theo Rùa Vàng xuống biển) HS trong mỗi góc suy * Thái độ đánh giá của nhân dân đối với Mị nghĩ và trình bày ý kiến của Châu mình. HS khác có thể tranh - Nghiêm khắc kết tội Mị Châu bằng bản án tử luận nêu câu hỏi. GV nhận xét, hình dành cho kẻ gây ra thảm họa mất nước. giải đáp, chốt lại vấn đề: - Cảm thông, thương xót, bao dung: Lời khấn của Mị Châu trước khi chết và sự hóa thân – phân thân (máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch) của nàng đã chứng nhận nàng không có lòng phản nghịch, chỉ là vì bị người lừa dối mà vô tình gây nên tội. * Thái độ đánh giá của nhân dân đối với Trọng Thủy 37
  15. - Nghiêm khắc vạch rõ bộ mặt của một tên gián điệp, kẻ thù của nhân dân Âu Lạc - Cảm thông, độ lượng và muốn hóa giải hận thù khi nhận thấy Trọng Thủy cũng chỉ là nạn nhân của tham vọng xâm lược đen tối Như vậy: Trong mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng, nhân dân ta đã thể hiện quan điểm đúng đắn: phải đặt nghĩa vụ đối với đất nước lên trên tình cảm gia đình, hạnh phúc của cá nhân không thể tách khỏi hạnh phúc của cộng đồng, không thể vì tình riêng mà quên đi nghĩa lớn. GV: Kĩ thuật đặt câu hỏi 4. Đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa văn bản HS: Hoạt động cá nhân. Trả * Nghệ thuật: lời câu hỏi. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử và GV: Nhận xét, chốt lại nội hư cấu nghệ thuật dung - Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai- giếng nước) - Xây dựng những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu * Ý nghĩa văn bản: - Truyền thuyết giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng. C. LUYỆN TẬP GV: Hãy tìm và liệt kê các chi Cốt lỗi lịch sử Chi tiết hư cấu tiết hư cấu tưởng tượng thần - An Dương Vương - Cụ già phương kỳ trong truyện xây thành Cổ Loa đông HS: Làm việc cá nhân: Tìm - An Dương Vương - Sứ Thanh Giang các chi tiết ghi ra giấy A4 chế nỏ - Nỏ thần bằng bút dạ, chữ to. - Chiến thắng Triệu - Máu Mị Châu thành GV yêu cầu HS cả lớp giơ 38
  16. giấy A4, quan sát kết quả làm Đà ngọc trai việc của các em. - Thất bại Triệu Đà - Xác thành ngọc Tập hợp sản phẩm, chốt nội trong lần xâm lược thạch. dung. thứ hai - Vua cầm sừng tê bảy tấc xuống biển. D.VẬN DỤNG, MỞ RỘNG Hoạt động cá nhân, sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút. - Tinh thần cảnh giác trước kẻ thù - Nói về ý nghĩa của các bài - Xử lí mối quan hệ giữa riêng và chung, nhà học lịch sử trong truyện An và nước, cá nhân và cộng đồng. Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy với thực tế cuộc sống hiện nay. V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Ghi nhớ- SGK. - Chuẩn bị bài “Lập dàn ý bài văn tự sự” 39