Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi

doc 14 trang thulinhhd34 4390
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_he_thong_ban_tu_dong_cung_cap.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG TRƯỜNG THCS ĐỒNG TĨNH BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Kim Khuyên Tam Dương, năm 2019 1
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, đối tượng sản xuất là loại động vật nhằm cung cấp các sản phẩm vật nuôi về thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu con người. Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Thịt, trứng, sữa . nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người. Chăn nuôi ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu. Địa phương tôi đang công tác toàn gia đình thuần nông chủ yếu là làm ruộng, đời sống còn gặp nhiều khó khăn giờ cũng đã dần dần chuyển từ trồng trọt sang việc xen lẫn chăn nuôi gia súc gia cầm cũng đã làm cho nền kinh tế trong gia đình em có phần khấm khá hơn. Đồng Tĩnh cũng đang dần dần chuyển đổi sang chăn nuôi gia súc gia cầm với quy mô vừa và nhỏ và kinh tế các hộ cũng thấy có sự thay đổi và cải thiện rất nhiều. Mới đầu chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng giờ đây đã chuyển sang chăn nuôi với quy mô lớn hơn nhưng bản thân tôi nhận nhận thấycác hộ chăn nuôi mất rất nhiều thời gian và công sức để cho đàn gia cầm ăn. Từ thực tiễn trong gia đình, đồng thời bản thân mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường, tại địa phương cho thấy và cũng được sự giúp đỡ của đồng nghiệp và phụ huynh học sinh em đã mạnh dạn nêu ý tưởng “SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÁN TỰ ĐỘNG CUNG CẤP THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI”. Việc này giúp giảm sức lao động và tiết kiệm được thời gian, giảm ô nhiễm môi trường do thức ăn rơi vãi ra ngoài. 2. Tên sáng kiến: “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Khuyên. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Đồng Tĩnh – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0965441254 - E-mail: Nguyễn Thị Kim Khuyên @gmail.com 2
  3. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo Viên: Nguyễn Thị Kim Khuyên. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 13 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: - Đội tuyển dự thi KHKT: 10/10/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: * Về nội dung của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lí luận. 7.1.1. Những vấn đề đang tồn tại Xã hội ngày càng phát triển làm chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Việc sử dụng máy móc không còn xa lạ. Trên thị trường ngày nay cũng có 1 số máy móc hiện đại nhưng chỉ mang tính chất tác dụng đơn lẻ và giá thành khá cao. Với Việt Nam thì đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ. Chính vì vậy, tôi đã chọn dự án này để Việt Nam có thể theo kịp các cường quốc năm châu như lời Bác đã dạy. 7.1.2. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan: 7.1.2.1Trên thế giới - Hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới đều sử dụng thiết bị hiện đai trong chăn nuôi. 3
  4. - Nhược điểm Các thiết bị hiên đại úng dụng trong các trang trại lớn nhưng trong hộ gia đình thì chưa thích hợp. Kể cả máy móc và mô hình chưa phù hợp với địa phương trên địa bàn và trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là đối tượng nghề nông. Giá thành cao không phù hợp với điều kiện của người dân Việt Nam. Vì vậy nên cũng rất ít được sử dụng và không phổ biến. Linh kiện khó tìm trong nước, khó sửa chữa, lắp đặt.Không phù hợp với đất nước ta hiện nay. 7.1.2.2 Trong nước Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, đối tượng sản xuất là loại động vật nhằm cung cấp các sản phẩm vật nuôi về thực phẩm để đáp ứng nhu cầu thiết yếu con người. Ngành chăn nuôi gia súc gia cầm cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Thịt, trứng, sữa . nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người. 4
  5. Hình 1. Hộ chăn nuôi gà quy mô vừa (1000- 1500 con) Chăn nuôi ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị kinh tế cao cho xuất khẩu. Hình 2. Máng ăn của gà. Nhược điểm Bản thân tôi nhận người chăn nuôi rất vất vả khi cho đàn gia cầm ăn và phải bỏ nhiều thời gian, công sức ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 5
  6. 7.1.2.3 Kết luận Như vậy, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu các thiết bị đang có trên thị trường, tôi và học sinh đã thấy được những ưu điểm và một số nhược điểm của nó. Tôi cùng nhóm học sinh đã nghiên cứu lắp đặt“ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi” tích hợp những ưu điểm và hoàn thiện một số nhược điểm, để có thể phù hợp với mọi đối tượng, đặc biệt là chăn nuôi vừ và nhỏ trên địa bàn. Nên chúng em đã xây dựng hệ thống trên 2 ý tưởng chính: * Ý tưởng thứ nhất - Dựa trên các loại máy cơ đơn giản: + Ưu điểm: Dễ kiếm dễ thưc hiện giảm chi phí. + Nhược điểm: Cần có sự tham gia của con người. * Ý tưởng thứ hai. - Với thiết bị này áp dụng cho cả gia súc gia cầm. + Ưu điểm: - Giảm chi phí trong chăn nuôi. - Tiết kiệm thời gian. - Giảm ô nhiễm môi trường. + Nhược điểm: Cần phải. có sự tham gia của con người * Phương pháp tối ưu tối ưu nhất Từ những ưu, nhược điểm của hệ thông nói trên, chúng em đã nhận thấy cả hai phương án đều khả thi và có thể thực hiện được trong điều kiện kiến thức trên ghế nhà trường nên chúng em đã tích hợp cả 2 để có thể hoàn thiện sản phẩm “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi”. 7.1.3. Mục tiêu nghiên cứu của dự án: 6
  7. Dự án:“Hướng dẫn học sinh sản phẩm sản phẩm “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi”., để phục vụ đời sống trong sản suất nông nghiệp, đưa con người tiến gần hơn với công nghệ và mở ra một hướng đi mới cho việc nghiên cứu. Đặc biệt hơn là lợi ích vô cùng to lớn mà nó mang lại. Nó giúp những người thân không phải tốn thời gian di chuyển thức ăn, , giảm chi phí về kinh tế, tránh ô nhiễm môi trường 7.1.4. Thiết kế và chế tạo: 7.1.4.1. Cơ sở thiết kế Như chúng ta đã biết, trong những năm qua, khoa học công nghệ và xử lí thông tin có những bước tiến vượt bậc và ngày càng phát triển mạnh. Đặc biệt, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các hệ thống cơ khí nó đã làm cho ngành điện , cơ khí trở lên phong phú và đa dạng hơn. Đã góp phần rất lớn trong việc đưa kĩ thuật hiện đại và mọi lĩnh vực của hoạt động sản xuất, kinh tế và đời sống xã hội với một số hệ thống như “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi” và để tiến tới hệ thống tự động: Như vậy, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu các thiết bị đang có trên thị trường, tôi đã thấy được những ưu điểm như hoạt động của các loại máy cơ đơn giản và tự động hóa cao, có độ chính xác lớn. Chính vì vậy, nên đây chính là cơ sở nghiên cứu của tôi xây dựng lên dự án Hướng dẫn học sinh chế tạo “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi” 7.1.4.2 Phương pháp thiết kế cơ khí và nguyên lý hoạt động - Phương pháp thiết kế tổng quát Sử dụng các thiết bị đã có trên thị trường và sưu tầm mội số thiết bị cũ đã qua sử dụng của một số loại máy móc, cũng như có tính thẩm mỹ thì vấn đề đặt ra là phải tính toán một cách chính xác và giải quyết vấn đề liên quan. Một công đoạn thiết kế bao gồm nhiều khâu nhỏ tỉ mỉ để hình thành mô hình trong thực tế hay cũng như việc chọn lọc các chi tiết có sẵn trong thực tế. Mô hình được thiết kế đơn giản , dễ sử dụng. - Nguyên lý làm việc: Nguyên lí - Phần chuyển động: Thùng được gắn 2 bi lăn chuyển động trên thanh ray U cố định. Khi cho gà ăn đóng điện cho động cơ hoạt động và dùng bộ điều khiển đẩy bi lăn và điều chỉnh lượng thức ăn chảy xuống sao cho hợp lý. Khi hết cám hoặc đến cuối hành trình ta điều khiển sao cho động cơ quay đảo chiều ngược lại, bi lăn về vị trí ban đầu. 7
  8. 7.1.4.3 Cấu tạo . Các thiết bị thiết yếu: - Điều khiển từ xa. - Động cơ đảo chiều. - Bộ đổi nguồn. - Máng ăn và Ray U. - Bi Lăn. - Móc treo. - Thùng chứa cám. - Dây điện. - Máng ăn. 4.2. Các thông số kỹ thuật: * Động cơ một chiều. - Điện áp 24V. - Công suất 288w. * Bộ đổi nguồn. - Điện áp vào 220V. - Điện áp ra 24V. * Bộ điều khiển đảo chiều. - Nguồn cấp: 12V. - Nguồn điều khiển: 12V – 250V. - Công suất chịu tải: 10a/1relay. - Công suất tiêu thụ: < 6mA. - Tần số điều khiển: 315MHz. - Bộ chạy điều khiển:103dB. - Kích thước: 68×48×19mm. 8
  9. Hình 5. Bộ điều khiển Hình 6. Động cơ đảo chiều 24v Hình 7. Máng ăn và Ray U Hình 8. Bi lăn Sau nhiều nỗ lực không biết mệt mỏi chúng em đã chế tạo thành công “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi”. Có thể áp dụng ngay vào cuộc sống thường ngày. 9
  10. Sau khi hoàn thành “ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi”i đã đạt được một số yêu cầu đặt ra. 7.3. Ưu, nhược điểm của hệ thống Sau khi hoàn thành“ Sử dụng hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi” đã đạt được một số yêu cầu đặt ra: * Ưu điểm: - Giảm chi phí trong chăn nuôi. - Tiết kiệm thời gian. - Giảm ô nhiễm môi trường - Hoạt động ổn định. - Giá thành hợp lí, vật liệu dễ tìm, dễ chế tạo. * Nhược điểm Khi hoạt động cần có sự tham gia của con người chưa tự động hóa được. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Nguồn lực: - Học sinh đội tuyển KHKT. - Giáo viên: Vững chuyên môn, trách nhiệm, nhiệt tình. + Thời gian: Bố trí thời gian phù hợp trong các giờ chính khóa. + sở vật chất: Tài chính, linh kiện thiết bị 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá về dự án 10.1.1. Tính mới và sáng tạo Nâng cao nhận thức của HS THCS về Kĩ thuật cơ khí, các máy cơ đơn giản, hệ thống bán tự động 10
  11. Cách thức nghiên cứu, chế tạo của CLB về dự án nghiên cứu khoa học năm học 2018 – 2019 của chúng em có những điểm mới, sáng tạo về sử dụng hệ thống bán tự động chuyển thức ăn trong chăn nuôi. Đây là giải pháp nòng cốt để thực hiện các giải pháp khác. Vấn đề nhận thức của HS về giá trị của các máy cơ đơn giản, hệ thống bán tự động là rất cần thiết. Do đó, điều quan trọng và phải làm ngay là kiên trì thực hiện thử nghiệm các giải pháp tạo động lực trong nghiên cứu khoa học. Sử dụng máy cơ đơn giản trong chăn nuôi. Tích hợp các môn lí ,hóa công nghệ toán cơ khí. Chi phí chế tạo rẻ, linh kiện dễ dùng trong nước, phù hợp với những hộ gia đình hoàn cảnh. Nghiên cứu trên từng đối tượng cụ thể và tích hợp trên cùng một thiết bị để có thể phù hợp với mọi đối tượng hộ gia đình trong chăn nuôi. Nhất là những hộ gia đình đang chăn nuôi với qui mô lớn Đưa công nghệ vào đời sống. 10.1.2 Khả năng áp dụng Triển khai được ngay với trình độ kĩ thuật và thị trường vật tư trong nước hiện nay. Có thể áp dụng cho các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ và vừa. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến + Đề tài được áp dụng có hiệu quả trong năm học – 2018 và đạt được kết quả. - Kết quả khảo nghiệm của học sinh về sử dụng hệ thống bán tự động chuyển thức ăn chăn nuôi. 11
  12. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện sâu sắc về ứng dụng hệ thống bán tự động tại thời điểm tháng 8 và tháng 10 năm 2018 Từ bảng số liệu và biểu đồ, chúng ta nhận thấy việc sử dụng hệ thống bán tự động chuyển thức ăn chăn nuôi mang lại lợi ích cho như thế nào? Thiết nghĩ, nếu được tiếp tục duy trì ứng dụng thì chắc chắn giá trị kinh tế sẽ cao hơn. II. Kết quả khảo nghiệm HS về Hệ thống bán tự động cung cấp thức ăn trong chăn nuôi sau khi đã bước đầu áp dụng. Tỷ lệ (%) Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện sâu sắc về ứng dụng hệ thống bán tự động thời điểm tháng 8 và tháng 10 năm 2018 Kết quả khảo nghiệm này có thể kết luận rằng các ứng dụng đã đề xuất nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần thiết thực nâng cao giá trị kinh tế tiết kiệm thời gian và nhân công trong quá trình vận chuyển thức ăn cho gia cầm ở Huyện Tam Dương hiện nay. 12
  13. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng nhân sáng kiến 1 Học sinh đội tuyển Trường THCS Đồng Lĩnh vực khác KHKT Tĩnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc. Đồng Tĩnh ngày tháng năm Đồng Tĩnh ngày tháng năm Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Kim Đức Chính Nguyễn Thị Kim Khuyên 13