Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập thí nghiệm theo nhóm

doc 12 trang Giang Anh 20/03/2024 2110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập thí nghiệm theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_sinh_hoc_tap_thi_nghiem_th.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức học sinh học tập thí nghiệm theo nhóm

  1. MỤC LỤC Trang A-ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B-NỘI DUNG 3 I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN III. MỘT SỐ VÍ DỤ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ THCS IV. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI C-NỘI DUNG 11 1
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Quy luật của quá trình dạy học là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tuy nhiên quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh Vật lý là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, và thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động cho người học, tạo điều kiện cho người học tự chiếm lĩnh tri thức, từ đó sẽ hiểu và nhớ bài học sâu sắc hơn cũng như được rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, các định luật và tính chất vật lý thường được rút ra dựa trên cơ sở tiến hành thí nghiệm. Nhiệm vụ cơ bản của bộ môn Vật lý là rèn luyện kỹ năng sử dụng các dụng cụ vật lý , kỹ năng đo lường , rèn luyện cho học sinh phương pháp tiến hành thí nghiệm cũng như biết cách xử lý các số liệu thí nghiệm. Đối với tình hình thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Vật lý : Thiết bị dạy học Vật lý tương đối đầy đủ cho Giáo viên và học sinh , nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị đó vào hoạt động nhóm cho học sinh như thế nào để phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giúp các em tự tiến hành được các thí nghiệm đơn giản, từ đó tìm ra được kiến thức của bài học. Ngoài ra việc thực hiện các thí nghiệm Vật lý là phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học , tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành và thái độ làm việc, ứng xử với tập thể. Để đạt được điều đó thì việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm và thực hiện các thí nghiệm trong mỗi bài học là rất quan trọng , quyết định thành công của mỗi tiết dạy , vì vậy tôi quyết định 2
  3. chọn đề tài “ TỔ CHỨC HỌC SINH HỌC TẬP THÍ NGHIỆM THEO NHÓM ” B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong những năm học gần đây , do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục , nhà trường đã có sự trang bị thêm các thiết bị , dụng cụ dạy học môn Vật lý nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình THCS . Tuy nhiên , số lượng dụng cụ vật lý được trang bị cho bộ môn vẫn còn hạn chế do kinh phí trang bị tương đối cao. Tổ bộ môn Vật lý của trường luôn được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn qua các buổi học tập huấn, nhằm tiếp cận nhanh nhất với những đổi mới trong phương pháp dạy học để truyền tải đến học sinh . Về phía học sinh, các em có sự thích thú, năng động trong các hoạt động học tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng học sinh mang tâm lý ỷ lại, thụ động trong các hoạt động học tập , dễ dẫn đến việc hình thành thói quen phân chia 2 nhóm đối tượng học sinh: Nhóm tích cực – thường là học sinh khá giỏi . Nhóm thụ động – thường là những học sinh trung bình – yếu. II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để nâng cao chất lượng và hiệu quả khi tổ chức thí nghiệm theo nhóm, cần thực hiện các nội dung sau: 1. Xây dựng tổ chức: đây là một giai đoạn quan trọng, góp phần quyết định hiệu quả của hoạt động nhóm, nên người giáo viên cần xây dựng được các nhóm học tập thảo luận và giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. + Mỗi nhóm có ít nhất 6 thành viên , và nên có đủ 3 đối tượng học sinh : giỏi khá – trung bình và yếu , xen kẽ học sinh nam và nữ để tạo sự đồng đều cho các nhóm. + Xen kẽ giữa học sinh mạnh dạn tự tin và học sinh nhút nhát tự ti , cũng như các em có khả năng diễn đạt tốt với các em khả năng diễn đạt yếu. 3
  4. Việc xếp chỗ ngồi như vậy giúp cho các nhóm có năng lực đồng đều nhau không nhóm nào bị áp lực tâm lý là nhóm mình kém hơn, qua đó cũng sẽ tác động đến kết quả học tập của các em tốt hơn. 2. Những yêu cầu khi tổ chức hoạt động nhóm: 2.1 Giáo viên: - Cần xác định số lượng nhóm – phân chia nhiệm vụ trong nhóm. - Xác định mục đích, yêu cầu của thí nghiệm . - Các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài học. - Chuẩn bị giáo án, bố trí thời gian thích hợp cho các thí nghiệm, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong thí nghiệm. - Dặn dò học sinh chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm cần thiết. 2.2 Học sinh: - Xem trước nội dung thí nghiệm , yêu cầu của thí nghiệm ( theo SGK ) - Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cần thiết mà giáo viên đã dặn dò. 3. Trình tự tổ chức hoạt động thảo luận theo nhóm Quá trình tổ chức hoạt động thí nghiệm theo nhóm chia thành 3 giai đoạn sau: GIAI ĐOẠN 1 Làm việc chung cả lớp: Chia lớp thành các nhóm – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. GIAI ĐOẠN 2 THÍ NGHIỆM THEO NHÓM Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. GIAI ĐOẠN 3 Làm việc chung cả lớp : Trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm – GV hướng dẫn các nhóm khác nhận xét. 4
  5. Giai đoạn 1: Làm việc chung cả lớp: Chia lớp thành các nhóm – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Giai đoạn này gồm các hoạt động chính sau đây: - Giáo viên chia nhóm , giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Giáo viên cần xác định mục tiêu của thí nghiệm : + Với các thí nghiệm đơn giản, giáo viên cho học sinh tự tìm hiểu trong SGK , thảo luận và nêu mục tiêu thí nghiệm, sau đó giáo viên nhấn mạnh lại mục tiêu thí nghiệm. + Với các thí nghiệm khó và phức tạp, giáo viên nên chia thành nhiều bước nhỏ và nêu mục tiêu của từng bước trong thí nghiệm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh xác định phương án thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. Bố trí địa điểm làm việc theo nhóm. Lưu ý : Giáo viên cần xác định đúng và đủ mục tiêu thí nghiệm vì nó có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài học. Giai đoạn 2: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Giai đoạn này gồm các hoạt động chính sau đây: - Trong mỗi nhóm có sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: + Nhóm trưởng : là học sinh có nhiệm vụ điều hành hoạt động của nhóm. + Thư ký: là học sinh có nhiệm vụ ghi chép lại kết quả công việc của nhóm sau khi có sự thống nhất kiến ý của cả nhóm. + Người báo cáo : là học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả trước cả lớp. + Các thành viên khác: tham gia tích cực mọi hoạt động của nhóm. - Thảo luận kế hoạch và phương pháp làm việc của nhóm. - Tiến hành thực hiện: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm. + Thảo luận , thống nhất kết quả và các nội dung cần thiết. - Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả của nhóm trước lớp. 5
  6. Giai đoạn 3: Trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm – GV hướng dẫn các nhóm khác nhận xét. Giai đoạn này gồm các hoạt động chính sau đây: - Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận. III. MỘT SỐ VÍ DỤ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ THCS 1. Tìm hiểu sự phụ thuộc của áp lực vào các yếu tố ( LỚP 8 ) a/ Giai đoạn 1: Làm việc chung cả lớp: Chia lớp thành các nhóm – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: chia lớp thành 8 nhóm thí nghiệm. - Giáo viên xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm: Nhận biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn áp lực và diện tích bị ép. - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn học sinh cách bố trí thí nghiệm theo từng bước và tiến hành thí nghiệm. - Bố trí địa điểm: phân chia mỗi dãy thành hai nhóm thí nghiệm. b/ Giai đoạn 2: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. - Phân công nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo và các thành viên còn lại. - Các nhóm thảo luận kế hoạch và phương pháp làm việc của nhóm - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm như HĐ2 trang 52 và so sánh các áp lực, diện tích bị ép và độ lún của các chiếc đinh nhọn xuống tấm mốp xốp phía trên của trường hợp 1 với trường hợp 2, của trường hợp 2 với trường hợp 3. • Trường hợp 1: Đặt tấm mốp thứ 2 lên trên 4 chiếc đinh nhọn do tấm mốp này nhẹ nên những chiếc đinh không xuyên vào được miếng mốp ( H7.5a ), độ lún h1 6
  7. • Trường hợp 2: Đặt thêm một quyển sách dày và nặng lên tấm mốp ở trên tâm mốp này bị 4 chiếc đinh nhọn cắm xuyên vào (H7.5b), độ lún h2 • Trường hợp 3: thực hiện giống trường hợp 2 nhưng cắm thêm vào tấm mốp ở dưới thật nhiều đinh ghim trên khắp bề mặt tấm mốp lúc này những chiếc đinh nhọn không còn xuyên được vào tấm mốp này ( H7.5c ), độ lún h3 + Thảo luận , thống nhất kết quả và các nội dung cần thiết vào bảng: Áp lực (N) Diện tích bị ép (m2) Độ lún (m) F2 > F1 S2 = S1 h2 > h1 F3 = F2 S3 > S2 h3 < h2 • Dựa vào kết quả thí nghiệm, thảo luận: - Trường hợp 1 với trường hợp 2, trường hợp nào áp lực lớn hơn, diện tích bị ép trong hai trường hợp như thế nào. Trường hợp nào đinh lún vào tấm mốp nhiều hơn? - Trường hợp 2 với trường hợp 3, trường hợp nào diện tích bị ép nhỏ hơn, áp lực trong hai trường hợp như thế nào. Trường hợp nào đinh lún vào tấm mốp nhiều hơn? Giáo viên thông báo học sinh: Độ lún của định vào tấm mốp chính là tác dụng của áp lực. • Từ các kết quả trên, nhóm đưa ra kết luận: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn áp lực và diện tích bị ép. - Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc của nhóm. Lưu ý: Trong quá trình các nhóm tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần quan sát, theo dõi và hướng dẫn học sinh các thao tác thực hiện thí nghiệm chưa chính xác. 7
  8. c/ Giai đoạn 3: Trình bày kết quả thí nghiệm – GV hướng dẫn các nhóm nhận xét. - Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận: “Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ”. 2. Tìm hiểu tác dụng từ của dòng điện (LỚP 9) a/ Giai đoạn 1: Làm việc chung cả lớp: Chia lớp thành các nhóm – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: chia lớp thành 8 nhóm thí nghiệm. - Giáo viên xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm: Nhận biết dòng điện chạy qua dây dẫn gây ra tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó. - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm , hướng dẫn học sinh cách bố trí thí nghiệm theo từng bước và tiến hành thí nghiệm. Lưu ý : Vì là thí nghiệm với dòng điện nên cần nhắc nhở học sinh đảm bảo các quy tắc an toàn về điện khi thí nghiệm. - Bố trí địa điểm: phân chia mỗi dãy bàn học thành hai nhóm thí nghiệm. b/ Giai đoạn 2: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. - Phân công nhiệm vụ: Nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo và các thành viên còn lại. - Các nhóm thảo luận kế hoạch và phương pháp làm việc của nhóm - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ: + Sắp xếp, bố trí thí nghiệm. + Tiến hành thí nghiệm như SGK trang 61 và ghi nhận xét • Bố trí thí nghiệm như H 22.1/61 sao cho lúc công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên. 8
  9. • Đóng công tắc K. Quan sát và cho biết hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa hay không ? + Thảo luận , thống nhất ý kiến và các nội dung cần thiết : • Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí cân bằng. • Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm không còn song song với dây dẫn có lực từ tác dụng lên kim nam châm. • Từ các nhận xét trên, nhóm đưa ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện. - Thu xếp dụng cụ thí nghiệm, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc của nhóm. Lưu ý: Trong quá trình các nhóm tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần quan sát, theo dõi và hướng dẫn học sinh các thao tác thực hiện thí nghiệm chưa chính xác. c/ Giai đoạn 3: Trình bày kết quả thí nghiệm – GV hướng dẫn các nhóm nhận xét. - Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận: “Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực ( gọi là lực từ ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ”. IV. KẾT QUẢ : 1. Thống kê kết quả xếp loại học lực học kì I môn Lý (2016-2017) TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Khối HS SL % SL % SL % SL % SL % Lớp 8 195 42 21.5 49 25.1 50 25.6 34 17.4 20 10.3 Lớp 9 217 54 24.9 64 29.5 63 29 31 14.3 5 2.3 2. Thống kê kết quả xếp loại học lực học kì I môn Lý (2017-2017) TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Khối HS SL % SL % SL % SL % SL % Lớp 8 223 64 28.7 62 27.8 57 25.6 35 15.7 5 2.2 Lớp 9 129 35 27.1 48 37.2 33 25.6 12 9.3 1 0.8 9
  10. V. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI 1. Ưu điểm: - Tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động, tránh sự thụ động trong các hoạt động học tập và xây dựng bài học. - Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tiến hành thí nghiệm, từ đó tự tìm hiểu, nhận biết được những kiến thức mới của bài học. - Việc học tập, thảo luận nhóm dưới sự giám sát của thầy cô giáo cũng giúp hạn chế rất nhiều những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn trong giờ học . 2. Khuyết điểm: - Trong quá trình hoạt động nhóm, một số học sinh chưa chủ động tham gia, hoặc tham gia ít các hoạt động. - Các thành viên trong nhóm nhiều lúc không thảo luận triệt để vấn đề, không tập trung trong các thao tác thí nghiệm để đưa đến kết quả thống nhất. - Giai đoạn chuẩn bị cần nhiều thời gian, vì giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, cũng như thực hiện trước các thí nghiệm nhằm đảm bảo kết quả chính xác trước khi hướng dẫn học sinh tiến hành trong tiết học. 10
  11. C. KẾT LUẬN Tổ chức học sinh thảo luận thí nghiệm theo nhóm trong quá trình học tập sẽ giúp các em tìm thấy sự hứng thú, kích thích khả năng tư duy, hợp tác và trao đổi thông tin giữa các em. Học sinh đã biết phán đoán, tự thực hiện được các thí nghiệm đơn giản, hình thành sự đam mê, muốn chiếm lĩnh tri thức bằng năng lực của mình, nhờ đó khả năng tiếp thu bài học tốt hơn. Lý thuyết trong các bài học sẽ giúp các em tiếp thu những kiến thức, và thực hành sẽ giúp các em vận dụng những kiến thức mới đó vào thực tế xung quanh mình, điều ấy sẽ tạo điều kiện cho các em rèn luyện kĩ năng sống của bản thân, các kĩ năng thực hành. Bên cạnh đó, để có thể đạt được yêu cầu và kết quả tốt trong các thí nghiệm, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, cũng như thái độ nghiêm túc trong quá trình làm việc, ngoài ra nắm bắt được tâm lý của học sinh, giúp các em thoải mái, tự tin trong quá trình thảo luận nhóm cũng là điều kiện giúp việc thảo luận nhóm thực hành thí nghiệm thành công. Quận 2, ngày 25 tháng 2 năm 2019 Người viết Phạm Mai Đào 11
  12. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (Ký tên, đóng dấu) 12