Sáng kiến Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở - Trần Ngô Bảo Phước

docx 17 trang Giang Anh 21/03/2024 990
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở - Trần Ngô Bảo Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_trung_hoc.docx
  • pdf18-19_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_lop_o_truong_thcs_-_gv_tran_ngo_bao_phuoc_134202014.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở - Trần Ngô Bảo Phước

  1. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước 2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung: Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, giáo viên phải thấy rằng đó là trách nhiệm lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là em, là con trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó có thể xây dựng được những phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả * Cách thức: Những giải pháp, việc làm cụ thể mà tôi đã và đang áp dụng để làm tốt công tác chủ nhiệm một lớp: + Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm: Giáo viên phải nắm bắt được tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, giáo viên giảng dạy, giáo viên tổng phụ trách Đội Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nền nếp cũng như học tập. Việc bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng là học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. Thường là các em nam hay tự ái khi lớp trưởng là nữ. Trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng mọi cách, khẳng định khả năng của lớp trưởng. Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lý rất lớn đến các em. Nên đổi chỗ định kì khoảng 2 tháng một lần để các em đều được ngồi ở những vị trí phù hợp, đảm bảo phát triển cân đối về mắt. + Xây dựng Ban cán sự lớp: Ban cán sự lớp là một yếu tố rất quan trọng đảm bảo duy trì tốt mọi hoạt động của lớp vì vậy GVCN phải lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho mỗi em. GVCN 7
  2. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước phải kiểm tra thường xuyên, động viên, rút kinh nghiệm, đưa ra một số giải pháp để ban cán sự lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ví dụ : Mỗi em trong ban cán sự đều có sổ sách ghi chép công tác mình làm và hiểu được nội dung của công việc mình phụ trách. Cuối tuần dến tiết sinh hoạt lớp, các em tự giác xếp thi đua theo tổ, số liệu từng mảng công tác để trình bày trước lớp và cô chủ nhiệm. Tiết sinh hoạt lớp, GVCN như người dự giờ buổi sinh hoạt của các em, nghe các em báo cáo, chờ ý kiến chỉ đạo và triển khai công tác mới của cô “cố vấn”. Gắn các em vào các phong trào để các em cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy được thầy cô và bạn bè tín nhiệm nên sẽ cố gắng làm việc cho thật tốt. Về quyền lợi: GVCN luôn động viên các em cán bộ lớp qua việc tuyên dương khen thưởng (nếu có) mỗi đợt thi đua để cổ vũ tinh thần các em. Một điều cần quan tâm là GVCN phải linh động từng nội dung công tác, phải kết hợp thật hài hòa việc thực hiện, giảm biết thời gian không đáng có để các em tập trung vào việc học là chính. + Xây dựng tổ chức lớp tự quản và tiến bộ: Làm thế nào để xây dựng được một tập thể lớp tự quản theo đúng nghĩa của nó. Tức là các em tự quản lý: hành vi, đạo đức, tác phong, nề nếp, hoạt động của lớp khi không có giáo viên. Điều này GVCN phải tạo trước cho các em ý thức tự giác và việc quản lý theo dõi hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp phải được thực hiện thường xuyên.Muốn vậy, ngay từ đầu năm học GVCN cho tiến hành việc theo dõi thi đua của các tổ. Các tổ trưởng và tổ phó tự quản lý thành viên của tổ mình, phân công theo dõi trực chéo nhau giữa các tổ dưới sự giám sát của cán bộ lớp tương ứng với nội dung từng hoạt động. Ví dụ Truy bài phút đầu buổi, các tổ trưởng sẽ kiểm tra việc chuẩn bị bài các bộ môn trong buổi hôm đó của các bạn trong tổ như thế nào. Cán sự các môn và lớp phó học tập sẽ kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ trưởng. Tiết trống hoặc không có giáo viên, lớp sẽ ôn bài hoặc hoạt động tập thể dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng. 8
  3. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước Những sai phạm của các tổ, thành viên trong lớp được ghi tên và nêu ra trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Tiết sinh hoạt lớp là tiết quan trọng nhất trong một tuần thời lượng chỉ có 45 phút mà công việc lớp trong tuần có rất nhiều thi làm sao giải quyết truyền tải hết. Vì vậy, GVCN phải tập cho lớp việc đánh giá, xếp thi đua trước. Mỗi bộ phận có sẵn bản tổng hợp báo cáo. Đến tiết sinh hoạt các em tự thông báo kết quả thi đua, các nội dung được thực hiện trong một tuần (những việc đã làm được và không làm được với lý do cụ thể), tình hình lớp tromh tuần, số bạn vi phạm học tập (không chuẩn bị bài, không thuộc bài ), vi phạm việc rèn luyện đạo đức tác phong (không đồng phục, mất đoàn kết, mất trật tự ), vi phạm về công tác văn thể, lao động, tự quản. GVCN theo dõi, ghi sổ từng nội dung sinh hoạt trong tuần thông qua báo cáo của từng bộ phận. Lần lượt giải quyết từng nhóm vụ việc, tìm lý do sai phạm, đưa ra biện pháp xử lý. GVCN nhận xét kết quả thi đua tuyên dương tổ, cá nhân tốt. Triển khai nội dung tuần tiếp theo và nhắc nhở các em thực hiện tốt các nội dung của lớp trong tuần tiếp theo. Trong bất cứ phong trào nào động viên khen thưởng luôn là yếu tố không thể thiếu. Tùy theo tình hình, đặc thù của lớp mà GVCN nên áp dụng những nội dung biểu điểm thi đua thích hợp. Một tập thể đoàn kết tham gia tốt các phong trào không phải tự dưng mà có. Phải là kết quả của quá trình đầu tư làm công tác tư tưởng, vô hiệu hóa các phần tử học sinh cá biệt thường gây rối phá vỡ tính đoàn kết trong tập thể. Thường thường sự chia rẽ nội bộ hay xảy ra ở các bạn khác thôn, xóm hoạc giữa các nhóm khác nhau về sở thích, sức học Điều này GVCN nên nắm bắt để có biện pháp dàn xếp, xử lý. + Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân 9
  4. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước Khi tiếp xúc với học sinh, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, có những việc nên làm và những việc không nên làm: Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều kiện khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, con ngoại hôn, cha mẹ là người say sưa, lười lao động do đó giáo viên và tập thể lớp luôn cần có sự quan tâm giúp đỡ. Đối tượng này thường tự ti, mặc cảm nên cần phải khéo léo tế nhị trong cách đối xử cũng như giúp đỡ các em. Những buổi lao động, xây dựng trường, sinh hoạt đội, thi làm báo tường rất dễ dàng tạo điều kiện để thầy và trò gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn. Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc để các em tự tin phát huy khả năng của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao làm các em tránh được những sai sót thay vì nhăn nhó, bất lành, giáo viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, hướng dẫn lại. Có làm như vậy, giáo viên mới giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn. Đặc biệt trong lao động ngoài việc hướng dẫn, phân công công việc nặng nhọc, khó khăn. Thử hỏi có mấy học sinh đứng chơi, không chịu lao động trong khi thấy thầy đang làm? Giáo viên, cùng lao động với các em vừa tạo nên không khí sôi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục các tính tích cực, không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động Phương pháp giảng dạy mỗi giáo viên có sự khác nhau. Bên cạnh đó còn tuỳ thuộc vào đặc trưng bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm có thể khẳng định rằng mình biết được tất cả các phương pháp giảng dạy của các bộ môn? Một số học sinh lười học cho rằng thầy cô dạy khó hiểu, yêu cầu cao nên các em đạt kết quả học tập bộ môn thấp. Giáo viên chủ nhiệm cần tìm cách phân tích , để các em có nhận thức đúng đắn, từ đó xác định đúng trách nhiệm học tập của mình và tự giác hoàn thành yêu cầu do giáo viên đề ra. 10
  5. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước + Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp: Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh nhiều vấn đề trong mỗi buổi học là điều khó có thể tránh khỏi, giáo viên chủ nhiệm phải có mặt với lớp vào mười lăm phút đầu buổi, nếu buổi nào giáo viên chủ nhiệm không có tiết dạy, thấy không cần thiết cũng phải đến lớp. Giáo viên đến lớp như vậy để giúp các em ôn bài, chuẩn bị bài mới hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kịp thời chấn chỉnh Nếu thực hiện tốt và thường xuyên khâu sinh hoạt đầu buổi, học sinh sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết học sau. Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc và hàng tuần nên có cuộc họp với cán bộ lớp. Tuy rằng lớp có lớp trưởng, lớp phó nhưng giáo viên không hoàn toàn giao cho các em mà phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc nhở, động viên. Giáo viên chủ nhiệm cần phải biết phát huy khả năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. Định hướng cho cán bộ lớp làm việc, tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em, giáo viên giúp cán bộ lớp làm việc là chính thay vì làm tất cả. Cán bộ lớp là những người gần gũi, sát với lớp nhiều hơn giáo viên chủ nhiệm nên các em giúp giáo viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, hiệu quả hơn và giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả hơn. Có một số học sinh thường chán ngán giờ sinh hoạt lớp, thậm chí có trường hợp vài em bỏ trốn. Sở dĩ có hiện tượng này vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là kiểm điểm những sai sót của một số em vi phạm nội quy chủa trường, lớp. Vì vậy, giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ này. Giáo viên cho lớp nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, sinh hoạt văn nghệ, thi sáng tác thơ văn, câu hỏi giải quyết tình huống Có như thế, những em vi phạm nội quy hầu hết đều tự nhận thấy sai lầm của mình, sẽ tự thấy hối hận, xấu hổ, kể cả học sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kịp thời đối với học sinh. Giáo viên không thiên vị, phải công minh trong khi khen cũng như chê các em. Những lời động viên 11
  6. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em. Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kịp thời sau mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lý học sinh cá biệt không nên quá nghiêm khắc. + Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác: - Phối hợp với gia đình học sinh Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp nhà trường với đoàn thể, địa phương, gia đình Trong đó, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vây, công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu tố quan trọng. Với tôi việc đến thăm gia đình học sinh rất cần thiết. Trước khi đến thăm phụ huynh học sinh, giáo viên cần phải phân loại đối tượng học sinh: Hạnh kiểm tốt, học tập tốt – hạnh kiểm tốt, học tập trung bình, yếu – hạnh kiểm trung bình, yếu để có kế hoạch đi thăm. Tốt nhất là nên đi thăm trước đối với gia đình những em có hạnh kiểm trung bình, yếu hoặc những trường hợp đặc biệt khác của học sinh Đến với gia đình những em chăm ngoan là nhằm để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, phương pháp học tập của các em. Tiện thể giáo viên báo cho gia đình biết những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập Thường là phụ huynh của đối tượng này lo lắng, quan tâm đến con cái nhiều hơn khi biết thêm con mình từ giáo viên chủ nhiệm. Đến với học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập, việc giáo viên chủ nhiệm đến nhà thăm gia đình là hết sức cần thiết. Vì có những học sinh gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Đến khi được giáo viên chủ nhiệm báo cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ mới vỡ lẽ. Có gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình xem như chẳng có chuyện gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thông tin từ giáo viên. 12
  7. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước Nhưng giáo viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, thậm chí phải tác động nhiều lần để cùng nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả. Và điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học sinh phải có mặt các con. Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, bản thân tôi nhận thấy, muốn có tác dụng tốt và hữu ích thì chúng ta có thể thực hiện như sau: Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc giáo dục học sinh là việc làm thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ nhiệm. Sau mỗi lần được giáo viên chủ nhiệm đến nhằm bản thân học sinh có tiến bộ rõ, nếu tiến bộ chậm cũng được rồi GVCN phải là người huy động được tiềm năng, trí tuệ và khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là vấn đề tư tương đạo đức ý thức học tập cũng như việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Muốn có sự phối hợp này cần nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của chính phụ huynh học sinh và sự yêu nghề mến trẻ của GVCN. - Phối hợp với các giáo viên bộ môn: GVCN phải thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập của lớp cũng như của từng học sinh để nắm bắt được khả năng trình độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị giáo viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp các em lấy lại kiến thức cơ bản. Còn trong các tiết học đề nghị giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở, gọi các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng giáo viên bộ môn tuyên dương hoặc cộng điểm để các em có hứng thú trong học tập - Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh: GVCN cũng thường xuyên phối hợp với các thầy cô phụ trách công tác đội, để thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh lớp mình cũng như phối hợp học sinh cá biệt của lớp. 13
  8. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước Ngoài việc học kiến thức văn hóa, thì việc tham gia các hoạt động đội là một điều không thể thiếu. Thông qua đó, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến GVCN phải luôn phối hợp với Đội TNTP, hiểu biết về hoạt động đội của các em, luôn động viên nhắc nhở các em trong các hoạt động đội c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: * Đối với giáo viên chủ nhiệm: Luôn quan tâm, theo dõi và gần gũi với các đối tượng học sinh. Đánh giá được khả năng tư duy, nhận thức về học tập và ý thức tham gia các hoạt động của học sinh. Tìm hiểu được điều kiện sống, sự quan tâm của gia đình đối với học sinh. Nhìn thấy được sự thay đổi trong tâm, sinh lí của các em học sinh để có phương pháp giáo dục. Tranh thủ được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của các bộ phận và của đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm. * Đối với gia đình phụ huynh học sinh: Luôn phải quan tâm đến nhu cầu học tập của học sinh. Theo dõi sự phát triển của con cái để hiểu được tâm, sinh lí con cái và đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong học tập của học sinh. Luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến con cái để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về tinh thần, vật chất cho con cái học tập tốt. Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để có hướng đi đúng cho con cái và có biện pháp giáo dục con cái tốt nhất. * Đối với cá nhân học sinh: Luôn xác định nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong một tập thể, một môi trường học tập là quan trọng nhất. Có phương pháp học tập khoa học, có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan trọng của việc học và rèn luyện. Luôn có lối sống lành mạnh, luôn học tập những chuẩn mực đạo đức đúng đắn để có cách ứng xử đúng với thầy cô, cha mè, bạn bè và những người xung quanh. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Luôn biết lắng nghe lời dạy của gia đình, thầy cô và sự góp ý của bạn bè. Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, tự giác chấp hành nội quy trường lớp và nhiệt tình để hoàn thành tốt mọi kế hoạch đề ra. 14
  9. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết trong một năm học cho tất cả các mảng của công tác chủ nhiệm. Xác định thời gian thực, hình thức thực hiện và người thực hiện đối với các hoạt động mà giáo viên đã định hướng. Có hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối với các đối tượng phối hợp khác như: Đội TNTP; Thư viện; Văn thư; Giáo viên bộ môn và gia đình học sinh III. KẾT QUẢ Qua thời gian một năm chủ nhiệm lớp 8A1 trong năm học 2017-2018, bằng việc áp dụng kinh nghiệm làm chủ nhiệm của mình, bản thân đã có được những thành công đáng khích lệ cả về phía cá nhân tôi và cả lớp tôi chủ nhiệm. Đồng thời, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay đổi rất lớn của nhiều cá nhân học sinh nói riêng và tập thể lớp nói chung. Cụ thể, sau một năm học, tập thể lớp 8A1 đạt được những thành tích và những sự thay đổi như sau: + Điểm học tập các môn học ở lớp, lực học của đa số học sinh có nhiều tiến bộ và cao hơn so với năm học trước + Ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn, biết nghe lời + Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao hơn đối với các hoạt động phong trào Thái độ và ý thức học tập tốt của học được nâng lên rõ rệt, học sinh cảm nhận được tầm quan trọng của việc học và rèn luyện ở trường, lớp. Đa số học sinh đã chủ động, tích cực và hăng say hơn khi tham gia các hoạt động phong trào ở lớp, trường hay ở cấp trên. Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt của học sinh được thể hiện trông thấy. 15
  10. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp đã giảm rất nhiều, số học sinh được coi là cá biệt đã biết tự thay đổi, tự hòa nhập vào hoạt động chung của lớp. Học sinh dường như mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp và đứng trước tập thể . Tham gia đầy đủ các cuộc vận động và phong trào thi đua, các đợt phát động theo kế hoạch của nhà trường và của các cấp phát động 24/24 = 100 % PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Kết luận Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm chủ nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan về phái năng lực, nhận thức của tôi; cũng có những nguyên nhân từ phía nhà trường, gia đình học sinh hay các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn khi những năm đâu mới được phân công làm công tác chủ nhiệm. Nhưng, sau một thời gian làm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra rằng chính mình sẽ làm thay đổi cách thức chủ nhiệm của mình, để có thể làm tốt được công tác chủ nhiệm. Điều quan trọng hơn nữa là, trong quá trình chủ nhiệm, để làm tốt công tác chủ nhiệm của mình, tôi đã không nôn nóng, vội vàng mà luôn điềm tĩnh, vạch định kế hoạch rõ ràng về thời gian, về nội dung công việc và hình thức thực hiện công việc. Đồng thời luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của những nguồn lực khác trong nhà trường, từ phía gia đình học sinh và từ chính sự tích cực của các đối tượng học sinh. 2. Kiến nghị: Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, luôn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng. Nhưng trong đó, quan trọng nhất là phương pháp và là tâm huyết của giáo viên chủ nhiệm, chứ bản thân tôi không đòi hỏi hay kiến nghị các cấp Lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức, cá nhân hay gia đình học sinh phải làm như thế này, như thế khác. Mà điều tôi luôn mong muốn đó là sẽ luôn nhận được giúp đỡ, phối hợp để công tác chủ nhiệm của mình sẽ luôn đạt kết quả cao hơn. 16
  11. Giáo viên: Trần Ngô Bảo PHước Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một giáo viên dạy tốt văn hóa mà còn phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh cả những giá trị đạo đức, thể chất, thẩm mĩ Vì vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối với giáo viên chủ nhiệm là cái tài của một nhà tâm lí và cái tâm của một nhà giáo dục. Khi làm tốt hai yếu tố này thì người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng đều có thể làm tốt trách nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và luôn để lại ấn tượng tốt trong lòng mỗi thế hệ học trò. Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung,đọ lượng chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục học sinh lớp mình phụ trách. Bằng những kinh nghiệm ít ỏi của mình trong năm tham gia làm công tác chủ nhiệm, tôi đã tự đúc rút được một số phương pháp cho bản thân, dù sao, đó cũng là những ý kiến mang tính cá nhân, tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giáo dục nhà trường cũng như các thầy cô, đặc biệt những thầy cô đã từng làm công tác chủ nhiệm lớp để đề tài được hoàn thiện hơn. Người viết sáng kiến Trần Ngô Bảo Phước 17