Sáng kiến Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_hoc_tap_theo_nhom.docx
- sktinhocnham_244202020.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2 TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN PHÚ o0o SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM GV: NGUYỄN THỊ NHÂM TỔ: TOÁN - TIN NĂM HỌC: 2019 - 2020
- MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Phương pháp nghiên cứu: 2 IV. Đối tượng nghiên cứu: 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Cơ sở thực tiễn 3 III. Nội dung 5 1. Chuẩn bị 5 2. Giải pháp thực hiện 6 IV. Kết quả - ý nghĩa 9 1. Trước khi áp dụng sáng kiến 9 2. Sau khi áp dụng sáng kiến 9 3. Ý nghĩa 9 C. KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRƢỜNG
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Ngày nay, kiến thức và kĩ năng Công nghệ Thông tin đã trở thành nhu cầu thiết yếu với mọi công dân, mọi lứa tuổi và mọi lĩnh vực. Học sinh cần phải có kiến thức và kỹ năng nền cơ bản để có thể sử dụng và hội nhập với cuộc sống hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ trong học tập và cuộc sống. Tin học có vai trò to lớn đối với sự phát triển tư duy thuật toán, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho học sinh. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, bảo đảm yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; thực hiện tốt phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Theo định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh, người giáo viên cần linh động, sáng tạo trong giảng dạy. Nội dung giảng dạy cần đa dạng, gắn liền ứng dụng thực tiễn; cần tổ chức, kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học. Chính vì vậy, tôi đã tìm hiểu và đưa vào áp dụng kết hợp phương pháp tổ chức hoạt động học tập nhóm với các phương pháp dạy học khác nhằm dần hình thành và phát triển năng lực làm việc nhóm của học sinh. II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vai trò tác động của phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Xác định ưu điểm cần phát huy, những hạn chế của phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm. - 1 -
- III. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, bài viết và sách tham khảo có liên quan. Áp dụng thực tế giảng dạy trong lớp học. Thông qua kết quả học tập của học sinh Thông qua dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp IV. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là học sinh lớp 9. - 2 -
- B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (12- 1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999). Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vì vậy, ngoài việc tiếp thu kiến thức của giáo viên, các em còn cần được rèn luyện khả năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, nhằm trau dồi khả năng nghiên cứu, trao đổi kiến thức cũng như kinh nghiệm trọng học tập, kích thích sự đam mê, hứng thú đối với môn học. Tin học là một môn học luôn phải cập nhật kiến thức và công nghệ mới. Chính vì vậy, việc hình thành, phát triển và rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, làm việc nhóm sẽ giúp các em tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, đa dạng và toàn diện hơn. II. Cơ sở thực tiễn Từ xưa, nền giáo dục tại Việt Nam đã quen với các phương pháp dạy học truyền thống, coi người giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học. Các phương pháp truyền thụ và thông báo chiếm ưu thế, các phương pháp nặng nề về định hướng hiệu quả truyền đạt. Giáo viên trình bày và giải thích nội dung mới cũng như chỉ đạo và kiểm tra các bước học tập. Quá trình dạy là quá trình chuyển tải tri thức từ người dạy sang người học. Cuối quá trình, người học lĩnh hội nội dung học tập theo phương thức đã được lập kế hoạch và xác định trứơc. Dạy học và đánh giá kết quả học tập là hai thành phần khác nhau của quá trình - 3 -
- dạy học. Chú trọng khả năng tái hiện chính xác tri thức. Trong phương pháp dạy học truyền thống, học sinh có vai trò bị động trong việc tiếp nhận kiến thức. Giờ học trên lớp có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên với học sinh nhưng thiếu đi sự tương tác, trao đổi giữa các học sinh với nhau. Trong cuộc sống hiện đại và có nhiều biến động, học sinh không nên thụ động tiếp nhận kiến thức một chiều từ giáo viên. Học sinh cần chủ động tìm hiểu trao đổi với bạn bè và mọi người xung quanh để nhìn nhận vấn đề phong phú theo nhiều khía cạnh khác nhau, để hòa nhập được với cuộc sống năng động và đầy cạnh tranh như hiện nay. Thực trạng cho thấy có nhiều học sinh còn thụ động trong việc phát biểu ý kiến trong giờ học. Học sinh ngồi im lặng khi giáo viên đặt câu hỏi trong lớp học không còn là chuyện lạ. Giáo viên đặt câu hỏi, thỉnh thoảng có vài cánh tay giơ lên giữa một rừng người. Vẫn những khuôn mặt cũ, những học sinh hay phát biểu thì giờ nào cũng tích cực phát biểu. Ai ngồi im thì cứ thói quen đó ngồi im ghi chép từ đầu giờ cho đến cuối giờ. Những học sinh còn lại thì chăm chú lắng nghe, có em xì xào với bạn bên cạnh, thậm chí có học sinh vô tư ăn vặt, ngủ gật ngay trong lớp học. Tuy số lượng học sinh cá biệt này không nhiều nhưng cũng đủ làm không khí lớp học đơn điệu, tẻ nhạt. Kể cả những giờ thuyết trình, thảo luận, những giờ học đòi hỏi học sinh phải trình bày quan điểm, lập luận của riêng mình thì tình hình cũng chẳng khác gì. Nếu giáo viên không giao nhiệm vụ cho nhóm đặt câu hỏi, nhóm trả lời thì không ai đặt câu hỏi cả. Trong đào tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh, nội dung môn học cũng như từng bài học được phân chia theo các hình thức tổ chức dạy học phong phú, bao gồm nội dung của giờ lí thuyết và thảo luận, thực hành trên lớp; nội dung tự nghiên cứu, học tập theo nhóm của học sinh ngoài giờ lên lớp. Ngoài hình thức kiểm tra, đánh giá đối với mỗi học sinh còn có hình thức kiểm tra, đánh giá đối với một nhóm học sinh. Học tập theo nhóm là hình thức tự học có tổ chức và sự tham gia của nhiều học sinh. Việc dạy học kết hợp phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm sẽ mang lại nhiều tác động tích trong hoạt động dạy và học. Đó là hình thức tự học giúp học sinh nắm bắt được nội - 4 -
- dung bài học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong học tập theo nhóm, học sinh có nhiều cơ hội phát biểu ý kiến cá nhân. Học tập theo nhóm giúp học sinh có kỹ năng làm việc tập thể, có thái độ đúng đắn trong tranh luận. Tin học đã ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Nhưng hoàn cảnh kinh tế gia đình của nhiều học sinh còn khó khăn, có những học sinh vẫn chưa có máy vi tính để tự học ở nhà, đa phần là học thực hành trên lớp. Trong hoạt động nhóm, giáo viên sẽ chia nhóm sao cho nhóm nào cũng phải có ít nhất một học sinh có máy vi tính để soạn nội dung lý thuyết và làm bài tập. Vì vậy phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm có thể tạo điều kiện để các em chia sẻ việc sử dụng chung máy vi tính; giúp nhau tiếp xúc, thực hành nhiều hơn trên máy vi tính để cùng tiến bộ. III. Nội dung 1. Chuẩn bị a. Phòng máy: Có kết nối Internet. Có máy chiếu hoặc phần mềm giảng dạy và quản lý phòng máy tính (ví dụ Netsupport School, ) Số lượng máy tính đảm bảo ít nhất 02 học sinh/01 máy. b. Học sinh: Nghiên cứu nội dung lý thuyết hoặc bài tập được giao. Làm việc theo nhóm đã phân công. Trao đổi, thảo luận, soạn nội dung bài học cần trình bày hoặc làm bài tập nhóm trước thời hạn. c. Giáo viên: Chuẩn bị giáo án. Chuẩn bị phòng máy: kiểm tra nguồn điện, máy chiếu hoặc phần mềm giảng dạy và quản lý phòng máy tính, kết nối Internet. - 5 -
- 2. Giải pháp thực hiện Nội dung áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm bao gồm nội dung lý thuyết và thực hành. a. Giáo viên: Tổ chức phân chia lớp nhóm dựa vào số thứ tự trong danh sách, theo vị trí chỗ ngồi, theo tổ có sẵn của lớp, hoặc cho học sinh tự đăng ký tùy vào yêu cầu, ý kiến đóng góp của từng lớp. Đưa ra nội dung thuyết trình và bài tập nhóm. Bài tập nhóm phần lý thuyết: Lớp 9ATH Lớp trưởng chia lớp thành 4 nhóm. Lớp trưởng cho nhóm trưởng mỗi nhóm bốc thăm chọn 1 trong 4 Nhiệm vụ dưới đây: ➢ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và thuyết trình nội dung Bài 4: Tìm hiểu thư điện tử. ➢ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và thuyết trình nội dung Bài thực hành 3: Sử dụng thư điện tử. ➢ Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu và thuyết trình nội dung Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính. ➢ Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu và thuyết trình nội dung Bài thực hành 4: Sao lưu dự phòng và quét virus. Nhóm trưởng gửi bài làm của nhóm cho cô trước ngày thuyết trình 2 ngày qua email: nguyendung122210@gmail.com, bao gồm: ➢ Phần bài làm của nhóm. ➢ Phần Danh sách nhóm (làm file Word), gồm các thông tin: Nhiệm vụ (1, 2, 3, 4), họ tên học sinh, chức vụ (nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký, thành viên) và công việc mà từng cá nhân đã thực hiện (thu thập thông tin, tài liệu, tập hợp chỉnh sửa bài làm, thuyết trình, ) - 6 -
- Bài tập nhóm phần thực hành: Lớp 9A1, 9A2, 9A3, 9B, 9C. ➢ Lớp 9A1: Tìm hiểu phần mềm Audacity. ➢ Lớp 9A2: Tìm hiểu phần mềm Scratch. ➢ Lớp 9A3: Tìm hiểu phần mềm Movie Maker. ➢ Lớp 9B: Tìm hiểu phần mềm Crocodile ICT 605. ➢ Lớp 9C: Tìm hiểu phần mềm Beneton Movie GIF. Bài tập gồm 2 phần: ➢ Phần 1: Thực hành tạo tài khoản thư điện tử. Mỗi thành viên tạo tài khoản email và ghi tên tài khoản vào trong danh sách nhóm. ➢ Phần 2: Thực hành tìm kiếm thông tin trên Internet. Mỗi lớp tìm hiểu một phần mềm theo phân công ở trên. Lớp trưởng mỗi lớp chia lớp thành 3 nhóm. Lớp trưởng cho nhóm trưởng mỗi nhóm bốc thăm chọn 1 trong 3 Nhiệm vụ dưới đây: • Nhiệm vụ A: Giới thiệu chung về phần mềm (Được phát triển bởi ai/công ty nào? Năm nào? Phiên bản đầu tiên, cuối cùng? Mục đích ra đời/ công dụng của phần mềm?, ). Cung cấp địa chỉ các trang web tải phần mềm, hướng dẫn chi tiết cách tải và cài đặt phần mềm. • Nhiệm vụ B: Giới thiệu giao diện phần mềm (Gồm thành phần nào? Công dụng của từng phần?) • Nhiệm vụ C: Trình bày chức năng và cách sử dụng các lệnh (thao tác) cơ bản của phần mềm, làm 1 ví dụ nhỏ để minh họa (nếu được). Thời hạn đăng ký nhóm đến hết ngày 24/9/2019. Thời hạn nộp bài đến hết ngày 30/10/2019. Nhóm trưởng gửi sản phẩm dưới dạng một file Word trên Trường học kết nối bao gồm 2 phần: • Phần bài làm của nhóm. • Phần Danh sách nhóm, gồm các thông tin: Nhiệm vụ (A, B, C), họ tên học sinh, chức vụ (nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký, thành viên), địa chỉ email và công việc mà từng cá nhân đã thực hiện (thu thập thông tin, tài liệu, tập hợp chỉnh sửa file Word, ) - 7 -
- Thông báo thời gian đăng ký nhóm, thuyết trình và nộp bài tập nhóm. Công bố danh sách nhóm. Tiêu chuẩn chấm điểm bài tập nhóm. Cung cấp email và số điện thoại của giáo viên. Sắp xếp lớp học ngồi theo nhóm để học sinh dễ thảo luận nhóm. Sắp xếp 1 đến 2 tiết học tại lớp để học sinh tổ chức hoạt động nhóm: làm quen với nhóm, bầu nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký, , phân công công việc trong nhóm. Thời gian còn lại, học sinh làm việc nhóm ngoài giờ lên lớp. Giải đáp thắc mắc của học sinh về nội dung, hình thức làm bài tập nhóm. Chấm điểm, công bố điểm và giải đáp thắc mắc về kết quả của học sinh. b. Học sinh: Lắng nghe giáo viên hướng dẫn tổ chức hoạt động nhóm. Đăng ký nhóm. Nhóm trưởng lập danh sách nhóm, cung cấp địa chỉ email và số điện thoại của nhóm trưởng. Lớp trưởng ghi nhận nội dung phân công cho từng nhóm. Ngồi học theo nhóm, bầu nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký, Nhóm trưởng phân công công việc trong nhóm, mỗi học sinh hoặc một nhóm học sinh (từ 2 – 5 học sinh) một công việc: tập hợp chỉnh sửa bài tập, thuyết trình (nếu có), thu thập tài liệu, tìm hiểu thực hiện nội dung từng phần, Thống nhất thời gian, địa điểm họp nhóm để thảo luận, trao đổi, chia sẻ kiến thức, đóng góp ý kiến xây dựng để từng bước hoàn thành bài tập nhóm. Học sinh nghiên cứu trao đổi với các thành viên khác trong nhóm thực hiện phần nội dung bài tập được phân công, Sau đó, học sinh gửi phần bài tập cho một học sinh tập hợp lại, chỉnh sửa bài tập. Tập hợp nhóm để đóng góp ý kiến xây dựng chỉnh sửa nội dung và hình thức của bài tập nhóm cho hoàn chỉnh. Nộp lại bài tập đã làm xong cho giáo viên trước hoặc đúng thời gian quy định. Thuyết trình (nếu có). - 8 -
- IV. Kết quả - ý nghĩa 1. Trƣớc khi áp dụng sáng kiến Học sinh thụ động trong giờ học, chỉ có một số em phát biểu, thảo luận, trao đổi với bạn bè và thầy cô. Học sinh chỉ thích ghi chép nội dung bài học, ngại khi đứng lên trả lời trước đám đông, sợ trả lời sai. 2. Sau khi áp dụng sáng kiến Học sinh trao đổi kiến thức, trình bày ý kiến của cá nhân thoải mái hơn, tự tin hơn. Vì các em đã có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học và cũng đã tiếp nhận được thêm nhiều kiến thức mới trong quá trình hoạt động nhóm. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về nội dung bài học trước khi đến lớp. Chính điều đó tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nhiều thời gian để thảo luận sâu hơn nội dung bài học làm cho tiết học thêm phong phú sinh động. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi nhóm cũng giúp học sinh thêm hứng thú và yêu thích môn học hơn. 3. Ý nghĩa Thế giới luôn biến đổi, các em cần phải nắm bắt và có cái nhìn bao quát, đa chiều. Các em cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng sống, làm việc và học tập. Trong đó bao gồm kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm để tiếp thu kiến thức mới, tiếp cận nhiều ý tưởng hay, nhận định và cải thiện khiếm khuyết của bản thân để hình thành một thế hệ tương lai phát triển toàn diện. - 9 -
- C. KẾT LUẬN Trên đây là kinh nghiệm sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm. Việc áp dụng phương pháp đã giúp học sinh yêu thích môn học hơn, hăng hái hơn trong học tập và phát biểu. Sau khi đã nghiên cứu và trao đổi trong nhóm, các em cũng hiểu rõ bài học và tìm hiểu rộng hơn nội dung có trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, phương pháp cũng tồn tại một vài nhược điểm. Đó là có thể còn một số ít học sinh chưa tham gia tích cực vào hoạt động học tập nhóm hoặc ỉ lại cho một số bạn năng động trong nhóm. Tuy nhiên, đây cũng là một trải nghiệm để các em tham gia vào một nhóm xã hội nhỏ, để các em dần làm quen và hình thành kỹ năng hoạt động nhóm trong tương lai. Phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm đã nâng cao hiệu quả học tập bộ môn tin học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của các em. Nhưng cũng không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để phương pháp ngày càng hoàn thiện hơn. Ngƣời viết Nguyễn Thị Nhâm - 10 -
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa môn Tin học lớp 9. 2. Hình thức làm việc nhóm và làm bài tập nhóm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Luật Hà Nội. TS.Nguyễn Ngọc Bích. 09/11/2016 3. Tài liệu Internet. - 11 -