SKKN Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh Lớp 10 qua bài trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, tập 1

docx 53 trang Giang Anh 26/09/2024 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh Lớp 10 qua bài trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, tập 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_giai_quyet_van_de_nham_phat_trien_nang_luc_tu_d.docx
  • pdfHồ Vĩnh Dương - THPT Cờ Đỏ - Ngữ Văn.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh Lớp 10 qua bài trình bày một vấn đề, Ngữ văn 10, tập 1

  1. phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trong những phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao mà toàn ngành giáo dục đang tìm hiểu và áp dụng thì việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhằm hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh là phương pháp rất cần thiết, phù hợp với xu thế hiện nay, phù hợp với tính chất môn học và đem lại kết quả cao. Việc dạy học thông qua sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề không chỉ góp phần truyền cảm hứng, khơi dậy khả năng sáng tạo, niềm đam mê cho học sinh trong các giờ học phân môn làm văn mà còn giúp giáo viên vỡ ra nhiều điều trong quá trình dạy học. Để từ đó, người dạy biết rút kinh nghiệm trong cách vận dụng phương pháp, nâng cao năng lực sư phạm và mở rộng tầm hiểu biết về chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. 3. Khả năng ứng dụng của đề tài Đề tài có thể triển khai rộng rãi cho các đối tượng là giáo viên và học sinh lớp 10 khi tổ chức dạy học bài Trình bày một vấn đề. Có thể vận dụng phương pháp này cho tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong quá trình dạy học phân môn Làm văn khối 10. Ngoài ra, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề mà đề tài đã áp dụng cho việc dạy học bài Trình bày một vấn đề để góp phần phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh có thể được áp dụng khi dạy học môn Ngữ văn nói chung. 4. Kiến nghị 4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo nên tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên môn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp dạy học đối với môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung cho giáo viên THPT. Để từ đó giáo viên được nâng cao nhận thức, học tập kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. 4.2. Đối với nhà trường Nhà trường cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Xem dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là yếu tố cơ bản của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Nhà trường cần phối hợp với gia đình, các cá nhân và các tổ chức xã hội tạo điều kiện cũng như hỗ trợ nguồn kinh phí, trang thiết bị như máy tính, máy chiếu để giáo viên và học sinh có thể tổ chức các hoạt động trong quá trình dạy học. Để các hoạt động dạy học được tổ chức một cách đa dạng, phong phú có hiệu quả hơn nữa rất cần có sự phối hợp tích cực của các tổ chức như đoàn thanh niên, 39
  2. công đoàn và các tổ nhóm chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 4.3. Đối với giáo viên Để phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được áp dụng tổ chức vào bài học một cách hiệu quả, giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện, giáo viên phải đặc biệt chú ý đến việc lên ý tưởng, lựa chọn hoạt động phù hợp, chuẩn bị kĩ càng hệ thống câu hỏi, phân công nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn chi tiết cho học sinh trong các hoạt động học sinh trực tiếp phải trình bày vấn đề. Việc sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cần phải được giáo viên áp dụng rộng rãi, thường xuyên và đa dạng. Đặc biệt cần có sự kết hợp giữa hình thức dạy học trong lớp học với các hoạt động ngoài lớp học như ngoại khóa, câu lạc bộ, trải nghiệm sáng tạo. Những hoạt động đó cần được tổ chức với quy mô rộng hơn, HS được tham gia đầy đủ hơn, từ đó việc hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện sẽ có hiệu quả cao hơn. Bên cạnh phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, giáo viên cần chú ý sử dụng kết hợp với các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực khác để hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh một cách toàn diện hơn. Đối với bài Trình bày một vấn đề, khi tổ chức hoạt động cho học sinh giáo viên cần phải dự kiến được các tình huống có thể xảy ra và đề xuất cách giải quyết linh hoạt hiệu quả. 40
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Tổ chức hoạt động giáo dục, NXB Giáo dục, 1998. 2. Đặng Thành Hưng (2000), Dạy học hiện đại. Lí luận - biện pháp- kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn trường phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000. 4. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2005), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 1, Nxb Giáo dục, 2006. 6. Nguyễn Trọng Sửu (2008), Dạy học nhóm, phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí giáo dục số 171. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, Nxb giáo dục Việt Nam, 2010. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010. 9. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). 10. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Thành Thi (2013), Cần rèn luyện năng lực phản biện trong học tập cho học sinh, sinh viên. Văn hóa và Du lịch (số 13). 12. Bùi Minh Đức (2013), Năng lực và vấn đề phân loại năng lực trong các nghiên cứu hiện nay. Tạp chí Giáo dục (số 306), tr.28-31, tr.32. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Giáo dục, 2015. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể. 15. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), 2018. Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 17. Nguyễn Thị Lệ Thanh, 2019. Sử dụng hoạt động tranh biện trong dạy học đọc hiểu văn bản nhằm phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt (10/2019) tr. 197-20 41
  4. PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ VĂN Họ và tên giáo viên: Trường: Để giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học giải quyết vấn đề góp phần nâng cao hiệu quả phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay, xin quý thầy (cô) cho biết một số thông tin sau (đánh dấu X vào ý kiến đồng ý) 1. Theo thầy (cô), dạy học theo định hướng phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh hiện nay là việc làm: a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Không cần thiết 2. Thầy (cô) đã tiếp xúc với cụm từ “Tư duy phản biện” bao giờ chưa? a. Rất lâu rồi b. Chưa bao giờ c. Mới gần đây 3. Theo thầy (cô), cơ hội để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn là: a. Rất nhiều b. Nhiều c. Không có cơ hội 4. Thầy (cô) đã tiến hành dạy học theo định hướng phát triển năng lực tư duy
  5. phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn ở mức độ: a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Thỉnh thoảng d. Chưa bao giờ 5. Thầy (cô) đã tiến hành tổ chức vậ dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn ở mức độ: a. Rất thường xuyên b. Thường xuyên c. Thỉnh thoảng d. Chưa bao giờ 6. Những thuận lợi để sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Ngữ văn góp phần phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh hiện nay theo thầy (cô) là: a. Giáo viên có hiểu biết, nhiệt tình, tâm huyết b. Học sinh có cảm hứng, đam mê c.Sự quan tâm, phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức xã hội khác d. Tất cả các ý kiến trên 7. Theo thầy (cô) khó khăn thường gặp hiện nay khi tiến hành dạy học phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn là: a. Thiếu các hướng dẫn cụ thể b. Thiếu thời gian, Thiếu CSVC, kinh phí và phương tiện dạy học c. Thiếu sự quan tâm, phối hợp của các lực lượng xã hội khác
  6. 8. Để tổ chức có hiệu quả phương pháp dạy học giải quyết vấn đề trong quá trình dạy học, theo quý thầy (cô) chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề: a. Sắp xếp thời gian hợp lý b. Kinh phí tổ chức c. Cơ sở vật chất lớp học d. Sự góp sức của nhà trường và các tổ chức xã hội khác e. Tất cả các vấn đề trên
  7. Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH Tên bài học: Trình bày một vấn đề Tên học sinh: Lớp: (Các em đánh dấu X vào ô lựa chọn của mình) Câu 1. Em có thích trình bày một vấn đề do giáo viên tổ chức không? Rất thích Thích Không thích Câu 2. Em có đánh giá như thế nào về hiệu quả khi trình bày vấn đề? Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả Câu 3. Em có thích phản biện ý kiến của người khác khi trình bày vấn đề không? Rất thích Thích Không thích Câu 4. Khi trình bày một vấn đề đem lại cho em thái độ, tâm lí như thế nào? Rất tự tin Tự tin Không tự tin
  8. Phụ lục 3 PHIẾU THU THẬP KẾT QUẢ CÁC KĨ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỌC SINH Tên bài học: Trình bày một vấn đề Tên học sinh: Lớp: Để thu thập kết quả các kĩ năng đạt được của học sinh thông qua dạy học bài “Trình bày một vấn đề”, các em hãy cho biết kết quả sau khi học xong văn bản (đánh dấu X vào ô: Đạt hoặc không đạt) Kết quả Các kĩ Yêu cầu cần đạt TT năng tư duy của các kĩ năng tư duy Không phản biện phản biện Đạt đạt - Học sinh biết nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng, thuận lợi Quan hơn. 1 sát - Quan sát giúp học sinh nhận biết vấn đề đầy đủ, rõ ràng. - Học sinh biết nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc cạnh, đặt ra nhiều câu hỏi để hiểu vấn đề. Phân 2 tích - Biết xem xét vấn đề trên các bình diện, các mặt, các khía cạnh để hiểu đầy đủ, đúng đắn vấn đề đặt ra. 3 Suy - Học sinh vận dụng
  9. luận kiến thức để suy luận: Từ kiến thức đã có học sinh tự tìm ra kiến thức mới, có những suy nghĩ và hành động mới dựa trên những gì tiếp thu được - Giúp học sinh nâng cao khả năng tự học và thường xuyên quan tâm để thực hiện vấn đề. - Lập luận về quá trình suy nghĩ, nhận ra yếu tố sáng tạo trong những quan điểm trái chiều, áp dụng được điều đã biết trong hoàn cảnh mới và suy nghĩ không theo lối mòn. - Học sinh cần phải nắm được tri thức về kỹ năng giao tiếp và vận dụng tri thức đó thực hiện tốt các kỹ năng trong giao tiếp, khi trình bày vấn đề với giáo viên và các bạn học sinh. Giao 4 tiếp - Biết tiếp nhận, tranh luận, phản biện, trao đổi thông tin, duy trì và thiết lập các mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên; giữa học sinh với học sinh thông qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để đạt mục đích đề ra.
  10. - Phát hiện, nêu và phân tích được tình huống - Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan Giải đến vấn đề, đề xuất và lựa 5 quyết vấn đề chọn được giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp. - Thực hiện và suy nghĩ về cách thức tiến hành, điều chỉnh giải pháp.