SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

doc 10 trang binhlieuqn2 12932
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hung_thu_voi_hoat_do.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh

  1. 1- PHẦN MỚ ĐẦU 1.1- LÝ DO CHON ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức cụ thể là: Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật và hiện tượng gần gũi xung quanh. Cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh. Giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về đặc điểm tính chất, giá trị sử dụng, mối quan hệ và phát triển của các sự vật và hiện tượng xung quanh. Góp phần phát triển và hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lý cảm giác, tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ, chú ý của trẻ. Trong quá trình hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, trẻ được tích cực sử dụng các giác quan ( nghe, nói, nhìn, sờ, mó ) và được tiến hành các thao tác trí tuệ ( quan sát so sánh, phân tích, nhận xét, tổng hợp ) Do đó các giác quan của trẻ phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ, chính xác, tư duy của trẻ có điều kiện phát triển, giúp trẻ dễ dàng biểu đạt được những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trong giao tiếp vui chơi, học tập, lao động. Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ - đạo đức: Trẻ được giáo dục đúng đắn trong môi trường tự nhiên và xã hội. Tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân. Biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ truyền thống văn hoá của quê hương đất nước. Qua đó trẻ bước đầu có lối sống văn minh trong giao tiếp và trong sinh hoạt hàng ngày, có tình yêu cái đẹp, biết yêu quý tôn trọng và giữ gìn cái đẹp . Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là điều kiện dẫn dắt trẻ hoà nhập vào cuộc sống, có cơ hội cho trẻ gần gũi với môi trường xung quanh, nhằm tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên về cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng. nhằm hình thành ở trẻ phương pháp suy nghĩ, thái độ quan hệ tích cực, cách ứng sử đúng đắn với xung quanh qua đó mà trẻ học được cách làm người. Như vậy việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non có ý nghĩa quan trọng nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã hội, con người, thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình cảm con người. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải tổ chức tốt cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Vậy làm thế nào để giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh đó là câu hỏi tôi luôn đặt ra và cũng là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh".
  2. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, bản thân chỉ tập trung nghiên cứu: "Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh." trong trường Mầm non, hi vọng rằng từ những biện pháp đưa ra sẽ giúp trẻ 5 - 6 tuổi có hứng thú hơn trong việc làm quen với môi trường xung quanh ở chính đơn vị trường tôi đang công tác. 2- PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của đề tài: Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi đã nhận thấy được những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở lớp tôi như sau: a- Thuận lợi: Được sự quan tâm nhiều của nghành giáo dục, của phòng và các cấp lãnh đạo, các ban nghành và hội cha mẹ học sinh, các bậc phụ huynh. Riêng với bản thân tôi là một cô giáo trẻ thực sự yêu nghề mến trẻ, và rất yêu thích bộ môn làm quen với môi trường xung quanh, bản thân tích cực tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trường có đủ máy vi tính, máy chiếu phù hợp cho cô và trẻ hoạt động. 100% trẻ trong lớp đã qua chương trình mẩu giáo nhỡ nên đã có nề nếp học tập, khám phá các hoạt động khoa học. Nhà trường, phòng giáo dục luôn quan tâm tới mọi hoạt động của giáo viên, nhất là việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các bậc phụ huynh quan tâm nhiều đến con em mình. Hiểu được tầm quan trọng của bộ môn LQ với môi trường xung quanh trong trường Mầm non. b. Khó khăn: Việc làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho hoạt động làm quen với môi trường xung quanh còn nhiều hạn chế. Hơn nữa vào đầu năm học tôi chưa nắm bắt được tâm lí, ý thích của trẻ, chưa tạo được hứng thú để lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động làm quen với môi trường xung quanh nên giờ học chưa đạt kết quả cao. Thời gian cho việc tạo tìm tòi khám phá các hình ảnh sinh động, chưa đa dạng và phong phú. Giáo viên chưa tìm hiểu nhiều thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ hoạt động. Qua khảo sát sự hứng thú của trẻ khi làm quen với môi trường xung quanh ngay từ đầu năm học cho thấy: TRẺ HỨNG TRẺ KHÔNG
  3. CHỦ ĐỀ BÀI TỔNG THÚ HỌC HỨNG THÚ HỌC DẠY SỐ Số lượng % Số lượng % CHÁU Bản thân Trò chuyện về các bộ 27 15 56 12 44 phận trên cơ thể bé Gia đình Trò chuyện về gia 27 16 59 11 41 đình của bé Từ kết quả khảo sát trên tôi thấy rằng khả năng hứng thú với hoạt động làm quen với môi trường xung quanh của trẻ còn ít nên dẫn đến kết quả còn hạn chế, trẻ chưa hứng thú trong giờ học. Vì vậy muốn giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú với hoạt động LQVMTXQ. Tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp sau: 2.2. Các biện pháp: Biện pháp thứ nhất: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Ngay từ đầu năm bản thân tôi đã đưa công nghệ thông tin vào bài giảng thông qua thiết kế giáo án điện tử trên power point, sử dụng lntemet để chủ động khai thác tài liệu giáo dục phong phú, chủ động tìm những hình ảnh, những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc sống động thu hút sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Thông qua các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng và sống động, góp phần hình thành ở trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật khi dạy bài “Làm quen một số loại cá” tôi sử dụng một đoạn vi deo có hình ảnh cá đang bơi (tìm kiếm từ mạng internet) để lôi cuốn sự chú ý, tò mò, hứng thú cho trẻ. Sau khi cho trẻ xem đoạn phim xong tôi hỏi trẻ các con vừa xem đoạn phim về con gì? Tôi nói tiếp có rất nhiều loại cá khác nhau sống trong môi trường khác nhau như cá ở nước ngọt, cá ở nước mặn, cá ở nước lợ để biết thêm điều này hôm nay cô cháu mình sẽ khám phá nhé.
  4. Hay khi cho trẻ tìm hiểu "Một số loại rau" tôi cũng sử dụng lựa chọn những hình ảnh đẹp thật với trẻ tạo từng side cho trẻ quan sát từ đó kích thích sự tò mò hứng thú của trẻ mà còn giúp trẻ tư duy và trả lời được những câu hỏi đàm thoại của cô. Biện pháp thứ hai: Gây hứng thú phần giới thiệu bài: Có thể thấy rằng gây hứng thú ngay từ hoạt động đầu tiên là một hình thức lên lớp mà giáo viên tạo sự chú ý, gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ, qua đó giúp trẻ hiểu được yêu cầu đặt ra của giáo viên. Trong đó có phần giới thiệu bài, đây là phần rất quan trọng trong tiết học, nó tạo hưng phấn cho trẻ hoặc sẽ làm cho trẻ chán nản ngay từ giây phút đầu tiên. Trước kia khi cho trẻ làm quen với hoạt động MTXQ bản thân tôi không chú ý đến phần giới thiệu bài, các hình thức giới thiệu bài thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ: Những năm học trước, khi cho trẻ làm quen " Một số loại rau" tôi chỉ giới thiệu hôm nay cô dạy các con biết về một số loại. Với cách giới thiệu bài như vậy có trẻ sẽ không chú ý, giờ học đạt kết quả không cao. Sau những lần dạy trẻ như vậy tôi luôn băn khoăn trăn trở, nghĩ rằng mỗi bài dạy đều có yêu cầu, nội dung khác nhau, không thể bài dạy nào cũng đều giới thiệu giống nhau được, vì vậy tôi đã nghiên cứu tìm ra một số cách giới thiệu bài khác nhau hấp dẫn, tạo bất ngờ cho trẻ ngay từ khi mới vào bài nên các cháu rất hứng thú. Ví dụ: Dạy trẻ làm quen " Một số loại rau" chủ đề thực vật. Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu và vận động theo bài hát: "giúp mẹ" để tạo sự vui tươi phấn khởi cho trẻ ngay từ đầu tiết học. Sau đó để tiếp tục kích thích sự tò mò của trẻ, hướng trẻ vào bài học bằng cách cho trẻ quan sát và nhận xét về từng loại rau và bằng những lời dẫn dắt hấp dẫn tôi giới thiệu cho trẻ vào bài học một cách tự nhiên. Khi cho trẻ khám phá "một số bộ phận của cơ thể bé" tôi cho trẻ chơi trò chơi "mũi, cằm, tai". Tôi trò chuyện với trẻ, các con vừa chơi trò chơi gì? Để biết được trên cơ thể chúng mình có những bộ phận gì? Tác dụng của các bộ phận đó ra sao thì hôm nay cô cháu mình sẽ cùng khám phá. Với những lời trò chuyện gần gũi, thân mật hấp dẫn tôi đã đưa trẻ đến với hoạt động khám phá một cách tự nhiên, tôi thấy trẻ rất hứng thú vào bài học. Sự hồn nhiên thích thú của trẻ khi làm quen với MTXQ đã khiến tôi suy nghĩ phải luôn tìm tòi khám phá sáng tạo, luôn thay đổi nhiều cách vào bài khác nhau để gây được hứng thú cho trẻ. Với trẻ bài học hôm nay là mới lạ, nhưng ngày mai những điều đó có thể là đã cũ, đã nhàm chán. Vì vậy tôi lại càng phải tìm tòi sáng tạo hơn nữa để nghĩ ra các cách giới thiệu bài khác nhau nhằm đưa trẻ đến với MTXQ một cách tự nhiên nhất. Ngoài cách giới thiệu trên tôi đã sáng tác và sưu tầm một số trò chơi để đưa vào giới thiệu bài nhằm thay đổi tâm thế và không nhàm chán đối với trẻ. Ví dụ : Khi dạy bài “ Một số loại rau” tôi cho trẻ chơi trò chơi “Cửa hàng thu mua rau”. Trẻ được chơi trò chơi bán rau cho cửa hàng rau theo yêu cầu của cô. Khi trẻ chơi xong, tôi cho
  5. trẻ quan sát cửa hàng rau vừa mới được trẻ bán cho cô thảo luận với trẻ: Cô vừa mua được rất nhiều loại rau của các con và để biết được đó là những loại rau gì? Những loại rau đó có đặc điểm như thế nào? Chế biến được những món ăn gì thì giờ học hôm nay cô cháu mình sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé. Với trò chơi “Cửa hàng thu mua rau” trẻ được “trải nghiệm” với các loại rau qua đó giúp trẻ hứng thú học, hiểu nội dung bài bài học nhanh hơn. Biện pháp thứ ba: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động: Việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất quan trọng trong quá trình tổ chức CS-GD trẻ. Đồng thời là hình thức tổ chức giáo dục tích hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ nhỏ. Trẻ được hoạt động học tập, vui chơi, tìm tòi khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn nhằm củng cố, bổ sung kiến thức và kỹ năng cho trẻ. GV cần giữ vai trò tích cực trong việc chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ, trang trí tạo môi trường bên trong và ngoài lớp học bằng các hình ảnh đẹp, hấp dẫn, phong phú, phù hợp, đúng chủ đề, sẽ tạo cơ hội cho trẻ hiểu rộng hơn về thế giới xung quanh. - Tạo môi trường trong lớp học: Được căn cứ vào chủ đề. GV cần trang trí góc hoạt động hấp dẫn, thay đổi nội dung chủ đề sử dụng các mảng tường trong lớp để treo tranh theo định hướng của cô giáo, tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám phá về MTXQ một cách tự nhiên. - Tạo môi trường bên ngoài lớp học: Cô treo những bức tranh hấp dẫn mang nội dung làm quen với MTXQ và luôn thay đổi chủ đề. Trẻ được tiếp xúc, quan sát và khám phá về những hình ảnh trong bức tranh sẽ phát triển tư duy, óc sáng tạo, cung cấp cho trẻ một lượng kiến thức rộng mở hơn về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, góp phần cho trẻ hoạt động tích cực hơn trong việc tìm hiểu về thế giới xung quanh. Biện pháp thứ tư: Lồng ghép các trò chơi đưa vào cho trẻ làm quen với MTXQ. Đối với trẻ thì " Chơi là học ";" Học mà chơi". Vì vậy cô giáo cần đánh giá trò chơi như công việc của trẻ, hướng dẫn và hỗ trợ trò chơi như một phần quan trọng của quá trình học. Thông qua trò chơi giúp trẻ học hỏi thế giới xung quanh mình một cách tự nhiên. Trẻ sẽ thử nghiệm các ý tưởng, phát hiện các mối quan hệ, biểu đạt cảm xúc và ý tưởng của mình, tự nhận biết đánh giá chính mình và phát triển các mối quan hệ với bạn bè cùng trang lứa. Sử dụng trò chơi vào việc cung cấp, củng cố kiến thức hoặc thay đổi không khí lớp học trong hoạt động làm quen với MTXQ là một hoạt động rất cần thiết, đây là khâu quan trọng trong quá trình tổ cho trẻ khám phá MTXQ. Nó mở đầu hoặc kết thúc tiết học và thu hút được sự chú ý của trẻ. Trong quá trình cho trẻ khám phá MTXQ, trò chơi đóng vai trò như một phương pháp. Nhưng làm thế nào để có được những trò chơi hay và gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cho trẻ quả là không đơn giản. Do vậy tôi đã đưa ra các trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò
  6. chơi sáng tạo lựa chọn cho phù hợp với nội dung của từng hoạt động, phù hợp với sở thích của trẻ. - Trò chơi học tập: Được sử dụng rất nhiều trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ để củng cố, bổ sung và mở rộng những hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện tượng xung quanh Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ lấy búp bê. Trẻ thò tay vào túi lấy búp bê giơ lên cho cả lớp xem. Cô hỏi trẻ: - Búp bê màu gì?búp bê chơi ở góc nào trong lớp mình? Thông qua trò chơi sẽ củng cố nhận biết của trẻ về đồ chơi của lớp, rèn luyện giác quan, phát triển các giác quan tư duy, ngôn ngữ cho trẻ. - Sử dụng trò chơi vận động: Trò chơi vận động có tác dụng làm tái tạo lại những hoạt động của con vật, lao động và sinh hoạt trong cuộc sống của con người. Trẻ hiểu được truyền thống, tập quán của dân tộc, sáng khoái, gây hứng thú, thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức. Ví dụ: Trò chơi "Bắt chước tạo dáng". Cô hỏi: - Cháu thấy người chèo thuyền như thế nào? Bác tài xế cầm lái như thế nào? Gợi cho trẻ nghĩ xem mình đang tạo dáng ai, con gì, cái gì? Khi nào cô nói "tạo dáng" thì tất cả sẽ tạo dáng như hình ảnh mà trẻ đã chọn. - Sử dụng trò chơi sáng tạo: Làm tái hiện lại những hình ảnh trong lao động hay cuộc sống sinh hoạt của con người. Ví dụ: Trong trò chơi bác sĩ, cô giáo, gia đình. Trong quá trình chơi, cô giáo cần theo dõi kiểm tra giúp trẻ thể hiện được ý đồ, vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống vào trò chơi một cách sáng tạo. Biện pháp thứ năm: Sử dụng đồng dao, ca dao, câu đố Đồng dao là những bài hát dân gian có nội dung và hình thức phù hợp với trẻ em. Đồng dao có lịch sử lâu đời, hình thành và phát triển cùng gia đình và xã hội. Qua những bài đồng dao giúp các em có những cảm xúc tốt đẹp, giáo dục các em trở thành những người có ích trong tương lai. Qua đôi mắt trẻ thơ, thiên nhiên gắn bó với các em như “chị lúa”, “ cô đậu nành”, “ anh dưa chuột”. Trong chủ đề thế giới thực vật, tôi đã sử dụng bài đồng dao “Họ nhà rau” để cung cấp thêm kiến thức cho trẻ về đặc điểm các loại quả khác nhau. Trẻ rất dễ nhớ và hứng thú đọc qua đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. HỌ NHÀ RAU Nghe vẻ nghe vè Là rau ngành ngạnh Nghe vè cái rau Trong lòng bất chánh Thú ở hỗn hào Vốn thiệt rau lang
  7. Đất rộng bò ngang Vốn thiệt rau răm Là rau muống biển Sống trước ngàn năm Quan đòi không kiện Là rau vạn thọ Bình bát nấu canh Tính hay sợ vợ ăn hơI tanh tanh Vốn thiệt rau co Là rau diếp cá Làng hiếp chẳng cho Không ba không má Thiệt là rau húng Rau má mọc bờ Lên chùa mà cúng Thò tay sợ dơ Vốn thiệt hành hương Nó là rau nhớt Giục ngựa buông cương ăn cay như ớt Là rau mã đề. + Ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi dạy trẻ bài bài “ Gà cục tác” ngắn gọn nhưng trẻ biết những đặc điểm rõ nét về con gà, trẻ thuộc nhanh, cung cấp cho trẻ hình ảnh về con gà rất sinh động. Con gà cục tác, cục ta Hay đỗ đầu hè, hay chạy rông rông Má gà thì đỏ hồng hồng Cái mỏ thì nhọn, cái mồng thì tươi Cái chân hay đạp, hay bươi Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay. Bài “ Làng chim” lại cung cấp cho trẻ tên gọi 24 loài chim với 24 động tác khác nhau. Qua đó trẻ không chỉ biết được tên gọi mà còn biết được đặc điểm vận động đặc trưng của 24 loài chim, làm giàu vốn hiểu biết, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ: Hay chạy lon ton Mẹ con nhà vịt Là gà mới nở Hay la, hay hét Cái mặt hay đỏ Là con bồ chao Là con gà mào Hay bổ, hay nhào Hay bơi dưói ao Là con bói cá - Tôi còn sử dụng câu đố để kích thích tư duy, óc phán đoán và trả lời theo suy nghĩ của mình để làm phong phú vốn từ cho trẻ. Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua : “ Con gì tám cẳng hai càng. Đầu thì không có, bò ngang cả đời” Trẻ đoán ngay được đó là con cua , nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân, lại bò ngang nữa . Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố. “Con gì có vẩy có vây
  8. Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ ” Trẻ trả lời đó là con cá nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể: có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau, có đặc điểm gì khác nhau ? Sau đó trẻ có thể phân nhóm . - Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn “Nhà hình xoắn ở dưới ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình .” ( Con ốc ) Con gì đầu bẹp . Hai ngạnh hai bên Râu ngắn vểnh lên Mình trơn bóng nhẵn ( Con cá trê) Biện pháp thứ sáu: Kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo. Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ . Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi trường xung quanh mà còn giữ gìn, giúp đỡ cha mẹ những công việc vệ sinh nhỏ . Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển tranh về con vật, cây cỏ phù hợp với lứa tuổi, trẻ được làm quen với hình ảnh, với chữ viết . Hoặc những gia đình có điều kiện khá giả hơn tôi giới thiệu cho phụ huynh một số trang thông tin dành cho các bé để phụ huynh truy cập vào cho trẻ xem và khám phá. Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được, giúp trẻ luỵên tập nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú và đa dạng hơn. Vì trẻ ở môi trường là nông thôn, nên ở nhà trẻ được tiếp xúc với nhiều thiên nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được bố mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố những gì đã có thì hiệu quả việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là rất cao. Qua việc thực hiện các biện pháp trên cùng với sự nổ lực phấn đấu của bản thân trong việc giúp trẻ 5-6 tuổi hứng thú hoạt động làm quen với MTXQ nên đến thời điểm này lớp tôi đã đạt được một số kết quả sau:
  9. * Đối với bản thân: - Nắm chắc phương pháp dạy bộ môn làm quen với MTXQ. - Nâng cao phong cách nghệ thuật lên lớp. - Bài dạy có nhiều sáng tạo. Sưu tầm, lồng ghép được nhiều trò chơi đưa vào dạy trẻ một cách nhẹ nhàng, gây được hứng thú cho trẻ. - Với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, đồng nghiệp tôi đã tận dụng được nhiều nguyên liệu sẵn có để tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi để đưa vào dạy trẻ. - Nội dung và các hình thức đưa ra phù hợp với yêu cầu bài dạy, phù hợp với trẻ được đồng nghiệp đánh giá cao. Các giờ làm quen MTXQ đều được xếp loại tốt. - Với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, đồng nghiệp tôi đã tận dụng được nhiều nguyên liệu sẵn có để tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi để đưa vào dạy trẻ. * Đối với trẻ: - Sau khi thực hiện các biện pháp trẻ lớp tôi rất hứng thú hoạt động, tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau: 100% trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên cũng như về xã hội . - Trẻ thực sự hứng thú khi được khám phá môi trường xung quanh qua những câu hỏi , câu đố của cô giáo. - Trẻ rất vui khi được cô động viên, khích lệ, quan trọng nhất là vốn từ của trẻ phong phú hơn từ đó trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Linh hoạt và có kỹ năng trong các hoạt động. - Kết quả cuối năm học: 90% - 96% trẻ hứng thú khám phá MTXQ. - Số trẻ đánh giá lĩnh vực phát triển nhận thức loại tốt chiếm 92%-96%. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh tín nhiệm tin yêu từ đó hiểu và quan tâm đến trẻ, đến môn học của trẻ nhiều hơn và yên tâm khi gửi con đến trường. - Phụ huynh quan tâm giúp đỡ giáo viên nhiều hơn trong việc dạy trẻ khi ở nhà. Đó chính là niềm vui và sự động viên khích lệ to lớn dành cho bản thân tôi. 3- PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Cho trẻ làm quen với MTXQ là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ đạo đức. Góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, vào quá trình nhận thức, đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ. Do vậy, giáo dục trẻ thông qua tác động của MTXQ là dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hóa xã hội cụ thể, tạo cơ hội cho trẻ gần gũi với MTXQ, nhằm tích lũy ở trẻ những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Nội dung giáo dục chủ yếu bắt đầu từ môi trường thiên
  10. nhiên và xã hội gần gũi với trẻ, từ những cái mà trẻ có thể cảm nhận, sờ thấy, trông thấy, nghe thấy, hoặc tưởng tượng ra nhằm kích thích và phát triển những tiềm năng ẩn chứa của trẻ. Từ đó giúp trẻ tích lũy được những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc sống xã hội làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội các nội dung khác. Vốn hiểu biết về MTXQ càng lớn thì nhận thức các nội dung khác càng dễ dàng và thông qua nội dung khác thì tri thức và những hiểu biết của trẻ về MTXQ càng được mở rộng. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo hình thành cho mình những biểu tượng về thế giới xung quanh phải nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Vì vậy mỗi một giáo viên có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc hình thành các biểu tượng ban đầu về thế giới xung quanh cho trẻ mẫu giáo. Việc gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với MTXQ là một việc làm cần thiết và rất quan trọng nhằm giúp trẻ lĩnh hội tri thức xung quanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải luôn tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động. Luôn tạo sự hấp dẫn để thu hút trẻ, giúp trẻ hiểu và nhận thức được điều giáo viên truyền đạt. 3.2. Kiến nghị đề xuất: Để thực hiện tốt đề tài này là người trực tiếp làm công tác giảng dạy, để trẻ hoạt động với MTXQ ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn tôi rất mong muốn. Nhà trường xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú như: xây dựng vườn hoa, cây cảnh, con vật nhằm tạo sự hứng thú của trẻ khi làm quen với môi trường xung quanh. Bản thân tôi không ngừng học hỏi đồng nghiệp, sách báo, tìm kiếm thông tin trên internet . để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trªn ®©y, lµ s¸ng kiÕn c¶i tiÕn kü thuËt cña b¶n th©n, nh÷ng g× ®¹t ®­îc cßn rÊt khiªm tèn vµ míi chØ lµ nÒn t¶ng cho nh÷ng n¨m tiÕp theo. RÊt mong nhËn ®­îc sù gãp ý, nhËn xÐt cña Héi ®ång khoa häc c¸c cÊp vµ ®ång chÝ, ®ång nghiÖp ®Ó b¶n th©n cã ®­îc nh÷ng kinh nghiÖm quý b¸u gióp cho viÖc dạy trẻ hứng thú hơn khi làm quen với MTXQ ngµy cµng một tèt h¬n. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!