SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

doc 35 trang thulinhhd34 7703
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_huong_dan_giao_vien_nang_cao_ki_nang_u.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp hướng dẫn giáo viên nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

  1. tượng đó rồi nháy chuột vào mục Remove của bảng chọn Animation Pane. (hình 8) Hình 8 Hình 7 d. Trình chiếu bài giảng. Để trình chiếu toàn bộ bài giảng từ Slides đầu ta sử dụng phím F5 hoặc nháy chuột vào nút ở phía dưới, góc phải của màn hình. Khi đó, đối tượng đầu tiên sẽ xuất hiện trên màn chiếu, nhấn phím mũi tên  hoặc nhấn chuột để các đối tượng khác lần lượt xuất hiện. Muốn thoát khỏi việc trình chiếu, ấn phím ESC, muốn trở về đối tượng phía trước nhấn phím mũi tên . Để trình chiếu từ một Slide bất kỳ, ta chọn Slides đó rồi nhấn tổ hợp phím Shift + F5. Để chuyển đổi qua lại giữa các Slides ta ta ấn số Slides + Enter. Giải pháp 2: Khai thác thông tin trên Internet. Hiện nay, nguồn tư liệu trên Internet ngày càng phong phú. Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, nguồn học liệu mở sẽ phát triển trong thời gian tới. Do đó, hình thành được kĩ năng khai thác thông tin trên Internet sử dụng các trang tìm kiếm phục vụ cho việc giảng dạy là nhiệm vụ cấp bách với mỗi GV. * Những hiểu biết cần thiết của người GV: - Biết cách khai thác thông tin từ một số Website cho bộ môn của Việt Nam. Biết cách khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các file.ppt . Phục vụ cho giảng dạy thông qua các Website tìm kiếm. - Biết cách sử dụng Email để gửi đính kèm tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp. * Để truy cập Internet hiệu cho việc giảng dạy thì giáo viên cần nắm được những điểm sau: - Tìm kiếm thông tin trên Website các: Google.com, yahoo.com, msn.com bằng các lựa chọn kiểu và từ khóa thích hợp. - Nắm được nội dung chính các Website cần thiết đối với giáo viên: + Trang tư liệu giáo dục: + Mạng giáo dục: + Thư viện tư liệu giáo dục: + Trung tâm hỗ trợ giáo viên: + Teaching Education: 11
  2. + Bách khoa toàn thư Việt Nam: - Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài soạn trên powerpoint, đề kiểm tra, tư liệu khác . - Có kỹ năng dowload và sử dụng các phần mềm. * Để trên hình thành những kỹ năng đó, các bài tập về kĩ năng khai thác thông tin Internet được đưa dưới dạng. - Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh - Kết hợp mở từ điển Vietdic để tra cứu. - Tìm kiếm theo định dạng: File Powepoint, file flash. - Dowload để kiểm tra, bài giảng. - Dowload phần mềm và sử dụng phần mềm từ các Website. - Trao đổi thông tin qua hộp thư điện tử. Giải pháp 3: Sử dụng một số phần mềm dạy học. Hiện nay, cùng với sự phát triển ứng dụng của CNTT, những sản phẩm phần mềm phục vụ cho quá trình dạy và học đã xuất hiện khá phong phú. Mỗi sản phẩm đều có một đặc trưng riêng, phục vụ cho mục tiêu xác định và cũng không có một sản phẩm nào vạn năng thay thế được các sản phẩm khác. Mỗi GV có thể tham khảo các phần mềm và lựa chọn phần mềm nào có thể dùng đưa vào bài giảng trên lớp, phần mềm nào hướng dẫn học sinh tự học để củng cố kiến thức, phần mềm nào hỗ trợ cho việc thiết kế bài giảng. Để tạo được một bài giảng điện tử, tùy thuộc vào đặc thù của bộ môn và đặc điểm của tiết dạy, có thể phải sử dụng hoặc không phải sử dụng phần mềm hỗ trợ. Hiện có rất nhiều phần mềm hỗ trợ để tạo bài giảng điện tử song trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này, tôi chỉ xin giới thiệu kinh nghiệm sử dụng một vài phần mềm thông dụng nhất. a. Phần mềm Violet. Violet là công cụ giúp cho GV có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng. So với các công cụ khác thì nó chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác. Violet có đầy đủ chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như nhập dữ liệu văn bản, công thức toán, phim, ảnh, âm thanh, sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình hảnh, tạo ra các chuyển động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng. Riêng với việc xử lý dữ liệu multimedia thì Violet tỏ ra mạnh hơn hẳn PowerPoint. Nó có thể nhập trực tiếp các file Flash hoặc điều khiển quá trình chạy của đoạn phim trong khi PowerPoint thì không làm được việc đó. Violet cung cấp nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong SGK như các bài tập trắc nghiệm, các bài tập ô chữ, Khi soạn xong bài, Violet cho phép xuất bài giảng ra thành một file.EXE hoặc file. HTML chạy độc lập được trên máy tính khác hoặc đưa lên máy chủ thành bài giảng trực tuyến. Violet có rất nhiều tính năng ưu việt, việc sử dụng tất cả các tính năng của Violet là cả một chuyên đề lớn. Ở đây người viết chỉ xin nêu một kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng Violet để tạo bài tập dạng ô chữ. 12
  3. Khi tạo loại bài này, người soạn thảo phải biết trước về ô chữ cột dọc và các câu trả lời hàng ngang. Các thao tác có thể nêu tóm tắt như sau: - Vào menu: Nội dung Thêm đề mục Nhập tên chủ đề, tên mục rồi nhấn nút "Tiếp tục", xuất hiện hộp thoại chọn loại màn hình hiển thị là "Bài tập ô chữ" - Màn hình nhập dữ liệu hiện ra, ta nhập các tham số. Trong đó: + "Từ trả lời" là đáp án đúng của câu hỏi + "Từ trên ô chữ" là tập hợp các chữ cái sẽ được hiện lên ô chữ, vì vậy thường là chữ hoa và không có dấu cách. + "Vị trí chữ" là vị trí của chữ cái trong "Từ trên ô chữ" mà sẽ thuộc vào ô hàng dọc. - Ta lần lượt nhập 5 câu hỏi và 5 câu trả lời tương ứng trong đề bài. Sau đó, căn cứ vào ô chữ cột dọc cần lấy ở mỗi dòng hàng ngang, ta sẽ xác định được "Vị trí chữ". - Ta có thể bỏ qua phần "Từ trên ô chữ" để nhập cho nhanh, khi đó máy sẽ tự động sinh ta từ "Từ trả lời" vào ô đó. - Khi nhập liệu xong, ta nhấn "Đồng ý" ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ ta nhấp chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hội, gõ Enter có kết quả trên ô chữ. b. Phần mềm Geometer's Sketchpad Phần mềm Geometer's Sketchpad là phần mềm vẽ hình động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đặt và kiểm chứng các giả thuyết toán. Nó cho phép người sử dụng vẽ một hình, thay đổi nó và những tính chất hình học của nó sẽ được thiết lập do vậy nó cho phép khám phá được sự tổng quát của một loạt các hình được dựng. Sử dụng phương tiện trực quan trong quá trình dạy học là một yêu cầu tất yếu đối với GV dạy Toán vì trực quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trực quan nếu được sử dụng đúng thì góp phần vào việc phát triển tư duy trừu tượng. Khi sử dụng phần mềm này GV cần lưu ý rằng Geometer's Sketchpad thực hiện công việc, đó là xác nhận các tính chất hình học, nó tạo cho người sử dụng cơ hội thấy được tính chất đó nghiệm đúng cho hàng loạt trường hợp một cách thuận lợi bởi sự di chuyển liên tục. Sự xác nhận như vậy có vẻ thuyết phục hơn chứng minh nhưng việc vẽ hình thì hoàn toàn khác với chứng minh. Vẽ hình là để hình dung còn chứng minh là để suy diễn. c. Phần mềm Adobe Presenter Phần mềm Adobe Presenter có khả năng tạo rất nhanh những bài tập trắc nghiệm mà không phải nhúng từ các phần mềm khác như Violet. Đó là một trong những khả năng vượt trội của phần mềm này so với PowerPoin. Hiện nay, GV đã rất quen với bài trình chiếu bằng PowerPoint nên nếu muốn chuyển qua công nghệ E-learning thì chỉ cần cài thêm một phần mềm có tên là Adobe Presenter. Adobe Presenter sẽ giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác Multimedia, có thể có lời thuyết minh, có thể câu hỏi tương tác và khảo sát và tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp tương thích với chuẩn quốc tế về E-learning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. 13
  4. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E- Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Để tạo bài tập trắc nghiệm từ Adobe Presenter ta làm như sau: * Bước 1: Thiết lập ban đầu cho bài giảng: Sau khi cài đặt Adobe Presenter được tích hợp vào trong Microsoft Powerpoint, tôi thực hiện như sau: Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình (hình 9). Đặt title (tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback (hình 10). Tự động chạy khi trình chiếu Lặp lại bài trình chiếu Đánh số mục lục các slide ở viền ngoài Tạm dừng sau mỗi hoạt động Thời gian chạy của mỗi slide thường nếu không có âm thanh hoặc phim Hình 9 Hình 10 Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất). Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác). (hình 11) Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm. File: Tệp tin trên máy Link: Tệp tin từ website khác Hình 11 14
  5. * Bước 2: Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên Thiết lập thông số ban đầu của giáo viên (người hướng dẫn), tôi chọn vào menu Adobe Presenter chọn . Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta tiến hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới. (hình 12) Hình 12 - Bước 3: Việt hóa các thông báo, nút lệnh trong bài trắc nghiệm. Để chuẩn bị cho các dạng bài tập trắc nghiệm (Câu hỏi tương tác), tôi đã tiến hành Việt hóa các thông báo, bằng cách chọn Quiz rồi chọn Edit, rồi lần lượt chọn các nút Question Review Messages và Quiz Result Messages (hình 13, 14) Hình 13 Hình 14 15
  6. Để tiến hành thiết lập tỉ lệ điểm Đạt yêu cầu và số lần làm bài, ta chọn nút Pass or Fail Options rồi thiết lập % điểm đạt yêu cầu và số lần làm bài tại Allow user (nếu có). Để thiết lập chuẩn đóng gói, ta vào Reporting, chọn SCORM, chọn Manifest tại Version chọn 2004 nhấn OK * Bước 4: Việt hóa cho nhãn Default Labels (Thông báo sau khi chọn phương án trả lời). Tôi chọn vào nhãn Default Labels rồi Việt hóa như bảng (hình 15). Hình 15 * Bước 5: Ghi âm, quay video: Hiện nay có rất nhiều phần mềm ghi âm, quay video (ngay trên Adobe Presenterl đều có) nhưng “điện thoại “ là công cụ ghi âm và quay video thuận tiện và rõ lời, tôi đã dùng điện thoại để quay và ghi âm sau đó lưu vào TEPDULIEU, để ghép nối âm thanh, video hoặc hình ảnh vào nhau, tôi dùng phần mềm Camtasia studio 8.6 để ghép nối hoặc chỉnh sửa tùy ý (đây là phần mềm rất dễ sử dụng có hướng dẫn kèm theo), bạn vào Google gõ download camtasia studio 8.6 full crack tải về và xem hướng dẫn sử dụng rất dễ dàng. * Bước 6: Chèn video/audio: Để chèn được đoạn video vào bài giảng ta cần chú ý là phần mềm chỉ hỗ trợ định dạng flv (do đó những đoạn video không thuộc định dạng này đều phải sử dụng phần mềm convert để chuyển đổi phim). Cách chèn như sau: - Chèn video: Dựa vào thuyết minh đã chuẩn bị, tôi làm như sau: + Bước 1: Vào Adobe Presenter chọn Import Video sau đó chọn đến thư mục chứa phim cần chèn (TEPDULIEU). 16
  7. + Bước 2: Tại cửa sổ chọn đường dẫn video cần chèn tôi chọn Slide cần chèn, chọn vị trí hiển thị cho phim là Slide Video (chèn phim trong slide bài giảng), hay Sidebar Video (Chèn phim ra bên ngoài Slide bài giảng – khi này ta sẽ không xem được phim khi trình chiếu Power Point). + Bước 3: Nhấn chọn Open sau đó nhấn Ok để hoàn tất việc chèn phim. Muốn xem thử (trường hợp chèn chế độ Slide Video) ta nhấn biểu tượng trình chiếu của Power Point rồi kéo con trượt để trình chiếu phim. - Chèn Audio: Dựa vào thuyết minh đã chuẩn bị tôi làm như sau: Bước 1: Vào Adobe Presenter, chọn Import Audio, chọn Slide cần chèn âm thanh vào, chọn nút Browse để chèn âm thanh. + Bước 2: Theo đường dẫn chọn đoạn âm thanh cần chèn (chú ý phần mềm chỉ hỗ trợ đoạn âm thanh có đuôi là mp3; wav) nhấn Open để hoàn tất chọn file cài đặt. + Bước 3: Kiểm tra lại Slide cài đặt, nhấn Ok, rồi nhấn OK tiếp để hoàn thành. Đoạn âm thanh sau khi được chèn vào sẽ không thể nghe thấy khi trình chiếu Power Point. Muốn nghe thử ta có thể vào Adobe Prenseter, chọn Edit Audio, chọn slide tương ứng với đoạn âm thanh muốn nghe, nhấn nút tam giác màu xanh để nghe. - Đồng bộ âm thanh và văn bản: + Bước 1: Tạo văn bản hoặc chèn ảnh vào slide + Bước 2: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng văn bản (mỗi đối tượng là một hiệu ứng), để chế độ On Click. + Bước 3: Chèn đoạn âm thanh hoặc ghi âm lời giảng vào slide cần đồng bộ. + Bước 4: Vào Adobe Presenter, chọn Sync Audio. Nhấn vào biểu tượng đồng hồ để nghe âm thanh, nếu muốn ảnh hoặc văn bản xuất hiện ở chỗ nào thì nhấn vào nút Next Animation ở dưới. Cứ vậy lặp lại thao tác để đồng bộ các đối tượng tiếp theo. Sau khi đồng bộ xong thì nhấn OK để hoàn tất. + Bước 5: Sửa đồng bộ: - Để đồng bộ lại ta có thể lặp lại bước 4 để đồng bộ lại từ đầu. - Trường hợp muốn để đối tượng ảnh và văn bản khớp nhau khi xuất hiện ta có thể vào Edit Audio, tìm đến slide chưa đối tượng đồng bộ. Kéo con trượt đánh dấu slide cần nghe để sửa, nhấn nút Play (biểu tượng tam giác bên dưới). Để sửa đồng bộ nhấn chuột và giữ chuột trái kéo nút Click trên thanh công cụ đến vị trí có lời cần đồng bộ. Sau đó nhấn vào biểu tượng đĩa mềm để lưu lại và thoát khỏi cửa sổ. * Bước 7: Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz) Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. - Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager. - Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau lần lượt theo của sổ phần mềm xuất hiện: (hình 16) 17
  8. Thuyết minh: Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu hỏi đúng/sai Điền vào chỗ khuyết Trả lời ngắn với ý kiến của mình. Ghép đôi Đánh giá mức độ. Không có câu trả lời đúng hay sai. (hình 16) - Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên: Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả (hình 17) Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả Cho phép làm lại Cho phép xem lại câu hỏi Bao gồm slide hướng dẫn Hiện thị kết quả khi làm xong Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục, mục lục) Trộn câu hỏi Trộn câu trả lời Hình 17 Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. * Bước 8: Xuất bản bài giảng điện tử: Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các chọn lựa Lưu trên máy tính. (hình 18) 18
  9. Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD. (hình 19) Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo sau đó xem thử kết quả: Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. Hình 18 Hình 19 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Thông qua việc tìm hiểu cơ sở thực tiễn và thực trạng của trường, đề tài đã đưa ra được những kĩ năng mà GV cần có khi ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy của mình. Sau 4 năm áp dụng đề tài ứng dụng CNTT của GV toàn trường được nâng cao rõ rệt: 100% GV đã truy cập Internet để tìm kiếm tư liệu, dạy học bằng phần mềm trực tuyến và áp dụng được các phần mềm có thể hỗ trợ PowerPoint như Violet, Geometer's Sketchpad, Adobe Presenter trong quá trình thiết kế bài giảng. Mỗi bài giảng của GV được đầu tư trau truốt hơn về hình ảnh, video và được trình bày khoa học hơn. Với hình thức dạy học này, GV tiết kiệm được thời gian trên lớp, do đó có thể tăng thời lượng luyện tập kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Từ đó, tôi thấy học sinh hứng thú hơn trong việc học tập đồng nghĩa với chất lượng học tập của cũng tốt hơn theo từng năm. Qua thời gian nghiên cứu, cuối năm học 2019-2020 tôi đã khảo sát lại và thu được bảng kết quả cụ thể sau: Kết quả - Tính theo tỉ lệ % SL Bình Khá, tốt Chưa tốt giáo NỘI DUNG thường viên SL TL SL TL SL TL Thiết kế bài giảng Powerpoint 35 64,9 24 35,1 0 0 54 Khai thác thông tin trên Internet 42 77,8 12 22,2 0 0 Sử dụng các phần mềm dạy học. 39 72,2 15 27,8 0 0 19
  10. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của ngành, ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục. Phương tiện dạy học bằng máy tính đi cùng với những trang giáo án điện tử là phương tiện không thể thiếu đối với người GV. Vì vậy, vấn đề trang bị cho GV những kiến thức về kĩ năng ứng dụng CNTT là một việc làm thiết thực. Những kiến thức cơ bản trong tập tài liệu này, GV có được lượng kiến thức cơ bản về những kĩ năng ứng dụng CNTT như: thiết kế giáo án điện tử, truy cập Internet, sử dụng một số phần mềm dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy của mình. 3.2. Kiến nghị * Nhà trường: - Tổ chức các đợt tập huấn chuyên đề về bài giảng điện tử cho toàn thể giáo viên giảng dạy. - Có biện pháp tích cực khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tập nâng cao trình độ tin học và xây dựng ý thức, tự ý thức vận dụng CNTT vào dạy học. * Phòng Giáo dục và Đào tạo: - Tăng cường các đợt tập huấn chuyên đề về bài giảng điện tử trên địa bàn thành phố để học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng. - Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế cũng chưa thể đánh giá được toàn diện nhất với những ưu điểm và hạn chế của bài giảng điện tử trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ cùng những lời góp ý chân thành từ các đồng nghiệp, các cấp quản lý để sáng kiến tôi ngày một hoàn thiện. TP Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2020 Xác nhận của BGH nhà trường Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết đề tài Phan Thị Hằng 20
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU NHÀ XUẤT BẢN 1 Cùng học tin học quyển 1 Nhà xuất bản giáo dục 2 Thực hành cùng học Tin học 1 Nhà xuất bản giáo dục 3 Theo từ điển Oxford [104, tr.666] NXB đại học Oxford 4 Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học Nhà xuất bản giáo dục 5 Từ điển Giáo dục học NXB Từ điển Bách Khoa NXB Trường kinh doanh 6 Tạp chí Harvard Business Review Harvard 7 Tài liệu trên internet
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN NÂNG CAO KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY Người thực hiện: Phan Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học THANH HÓA, NĂM 2020
  13. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng của vấn đề 4 2.3. Các giải pháp. 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 20 3.2. Kiến nghị 20 DANH MỤC VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Công nghệ thông tin và truyền thông CNTT&TT Công nghệ thông tin CNTT Truyền thông TT Giáo viên GV Giáo dục và đào tạo GD&ĐT PHỤ LỤC 1. Hình ảnh trang thiết bị dạy học trong nhà trường. 2. Sản phẩm ứng dụng CNTT: Bài giảng thiết kế theo chương trình môn Tin học lớp 3. (Sách cùng học tin học lớp 3)
  14. PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN NÂNG CAO KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY Người thực hiện: Phan Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học
  15. PHỤ LỤC 1. HÌNH ẢNH TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG
  16. 2. SẢN PHẨM ỨNG DỤNG CNTT VÀ HÌNH ẢNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN TIN HỌC LỚP 3 Bài 3: Gõ các chưa ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ