SKKN Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_thuyet_trinh_bai_gian.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sử dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm Môn : Giáo dục công dân Người viết: Đào Thị Minh Chức vụ : Tổ trưởng chuyên môn Tổ : Sử-Địa –Giáo dục công dân Tài liệu : Đĩa CD Năm học 2011-2012
- PHỤ LỤC TÊN MỤC TRANG Nội dung đề tài 1 Phần I – Lý do chọn đề tài 2 Phần II – Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 Phần III – Quá trình triển khai và thực hiện để tài 8 1 – Công nghệ thông tin và ưu điểm của nó trong dạy học 8 2 – Tầm quan trọng của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy 9 GDCD 3 – Thực trạng sử dụng CNTT trong việc giảng dạy môn 12 GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát 4 – Sự cần thiết kết hợp CNTT trong thuyết trình bài giảng GDCD nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh 15 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm 5 – Các nguyên tác chỉ đạo xây dựng quá trình dạy học môn GDCD theo phương pháp thuyết trình có sử dụng CNTT 19 Phần IV – Đánh giá kết quả thực hiện 27 Phần V – Kết luận 29 Phần VI – Những đề xuất và kiến nghị 30 2
- NỘI DUNG ĐỀ TÀI PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn PHẦN III. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỨC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Công nghệ thông tin và ưu điểm của nó trong dạy học 2. Tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy GDCD 3. Thực trạng sử dụng CNTT trong việc giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát 4. Sự cần thiết kết hợp Công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng GDCD nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. 5. Các nguyên tắc chỉ đạo xây dựng quá trình dạy học môn GDCD theo phương pháp thuyết trình có sử dụng CNTT Thuyết trình và sử dụng CNTT trong dạy học GDCD phải bám sát nội dung tri thức môn học. PHẦN IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TIỄN PHẦN V. KẾT LUẬN PHẦN VI. NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 3
- PHẦN I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, hội nhập cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên mặt bằng dân trí cao. Báo cáo chính trị tại Đại Hội Đại Biểu lần thứ 10 của Đảng đã chỉ rõ : “Về giáo dục và đào tạo, chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nến giáo dục Việt Nam”. Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ. Đó sẽ là những công dân tương lai, những người lao động mới phát triển hài hòa trên tất cả các mặt đức dục, trí dục, mỹ dục, thể dục, lao động; những người đã xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, sẽ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng tươi đẹp và hạnh phúc. Để hình thành và phát triển những con người như vậy, nhà trường phổ thông phải có chương trình và nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con người Việt Nam đồng thời phải phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tất cả yêu cầu đó phải được quán triệt trong tất cả các chương trình và nội dung học tập của toàn bộ các môn học trong nhà trường nói chung và trường PTTH nói riêng. Vì vậy mỗi môn khoa học được giảng dạy trong trường phổ thông đều có phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh. Môn GDCD đã được xác định là một môn khoa học xã hội trong trường PTTH, điều này nói lên vị trí quan trọng của môn GDCD vì nó góp phần đào tạo những người lao động vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, vừa có ý thức trách nhiệm với cộng đồng lại có ý thức trách nhiệm với gia đình và bản thân. Hơn nữa môn GDCD không chỉ cung cấp cho những công dân tương lai, những tri thức vừa khái quát hóa, mà còn trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức về thế giới quan một cách tương đối hệ thống toàn diện, giúp cho học sinh hiểu đúng quy luât phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và của tư duy; đồng thời cũng giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử xã hội, biết sống trong điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội, luôn có ý thức vươn tới cái cao đẹp. Chính trên cơ sở những tri thức đó học sinh sẽ hình thành dần 4
- những quan điểm mới, khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ hoài bão, lòng tin và hành vi tốt đẹp của con người. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc, khi mọi mặt của cuộc sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa sâu sắc mà trên đất nước ta đang có những biến đổi toàn diện thì vị trí của môn GDCD lại càng trở nên quan trọng. Đó là một tất yếu khách quan buộc người giáo viên phải nhận thức đấy đủ và đúng đắn vị trí của bộ môn từ đó sửa chữa và tránh được những khuynh hướng sai lầm để góp phần vào việc thực hiện “chiến lược con người” mà chúng ta đang triển khai trong tư duy và hành động. Các phương pháp giảng dạy cổ truyền chỉ làm cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Nghĩa là dùng mọi cách tác động vào đối tượng học sinh sao cho trong một thời gian ngắn người học sinh thu được một khối lượng tri thức xác định. Với phương pháp đó người học sẽ tiếp thu tri thức một cách thụ động, ít sáng tạo cần thiết trong tư duy. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giáo dục công dân đã kích thích được nhu cầu thu nhận tri thức của học sinh, từng bước hình thành và phát triển năng lực tư duy khoa học, độc lập, sáng tạo, biết tự mình đặt ra và giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong tương lai. Mà còn thông qua đó xây dựng phương pháp tư duy khoa học, hình thành phát triển thói quen cũng như năng lực nắm bắt những thành tựu mới của khoa học và vận dụng tri thức đó vào thực tiễn đạt kết quả cao. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên tôi chọn đề tài: ”Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn giáo dục công dân” 5
- PHẦN II- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết để có thế hòa nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới thì đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục ở THPT gắn bó chặt chẽ và thực chất là nằm trong khuôn khổ giáo dục phổ thông nói chung. Như vậy, đổi mới chương trình phổ thông phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình. Nghị quyết số 40/2000/QH10 quốc hội khóa 9 đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH – HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”.Văn bản đồng thời yêu cầu: “Đôi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn kỹ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự truyền thống kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực, bảo đảm sự thống nhất về kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau”. Để thực hiện tốt nội dung giảng dạy và hoàn thành tốt nhiệm vụ của môn học, người giáo viên phải tuân theo những yêu cầu thiết yếu trong việc truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng cho học sinh vì bản chất của quá trình dạy học là quá trình giảng dạy của thầy và học tập của học sinh, là quá trình xử lí thông tin, chuyển giao thông tin của thầy giáo và thu nhận thông tin, xử lí thông tin của học sinh. Căn cứ vào mục đích và nội dung của môn học, kết cấu các loại tri thức, thầy giáo cần có phương pháp giáo dục và giáo dưỡng thích hợp. Để xây dựng và phát triển một phương pháp giảng dạy cho môn học phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó mục đích và nội dung của môn học giữ vai trò quan trọng. Mỗi một môn học có một phương pháp giảng dạy nhất định, không thể 6
- dùng phuơng pháp giảng dạy của môn này thay cho phương pháp giảng dạy của môn khác. Vì vậy căn cứ vào đặc trưng của bộ môn GDCD với những tri thức mang tính chất tổng hợp, khái quát về triết học, kinh tế chính trị học, CNXH khoa học, đạo đức, pháp luật, đường lối xây dựng đất nước theo một hệ thống tri thức xác định. Đồng thời để có được phương pháp chuyển giao và giúp học sinh tiếp nhận, xử lý thông tin đúng đắn, đòi hỏi giáo viên phải có được một phương pháp dạy học vừa đảm bảo sao cho nội dung khoa học của bộ môn được học sinh tiếp nhận một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, mặt khác phải phản ánh đúng sự phát triển của đất nước con người Việt Nam. Do đó để phát huy trí lực học sinh bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy GDCD là một trong những phương pháp hình thành tri thức học sinh, phát triển tư duy sáng tạo, thế giới quan khoa học, niềm tin của học sinh từ đó sáng tạo ra mục đích hoạt động xã hội xác định. 2. Cơ sở thực tiễn Do yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới và do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học - công nghệ thể hiện qua sự ra đời nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả ăng ứng dụng chúng vào thực tiễn cao, rộng và nhanh, mà học vấn nhà trường phổ thông trang bị không thâu tóm được mọi tri thức mong muốn. Vì vậy phải coi trọng việc giảng dạy phương pháp dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó tiếp tục học suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ tri thức đưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn có khả năng chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mọt cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục là trong những năm gần đây với kết quả nghiên cứu tâm lý học sinh thì cho thấy thanh thiêu niên học sinh có những thay đổi trong sự phát triển tâm lý, đó là sự thay đổi có gia tốc. Trong điều kiện phát triển của phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thức tế hơn so với các thế hệ trước đây vài chục năm cùng lứa tuổi, đặc biệt là học sinh THPT. Trong học tập, học sinh không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp có sẵn được đưa ra. Như vậy, học sinh ở lứa tuổi này này sinh một yêu cầu và cũng là quá trình, sự lĩnh hội độc 7
- lập các tri thức và phát triển các kỹ năng. Để hình thành và phát triển phương pháp học tập tự lập ở học sinh một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại, có tác dụng vô cùng to lớn đối với việc phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Do xu thế hội nhập trên thế giới hiện nay, chương trình giáo dục đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng gây mất hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh, giáo dục thoát ly đời sống, quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng liên quan trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế. Ngày nay tri thức khoa học của loài người luôn được bổ xung gấp bội nhờ những thành tựu khoa học và công nghệ nhận thức của con người ngày càng phát triển, thực tiễn nhất là thực tiễn xã hội biến đổi nhanh chóng nên nội dung giảng dạy trong nhà trường cũng phải đổi mới để đáp ứng với sự biến đổi đó. Mà môn GDCD có một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức, chính trị cho học sinh, nó có thể giáo dục trực tiếp cho học sinh về thế giới quan một cách có hệ thống toàn diện, cơ bản thiết thực của triết học duy vật biện chứng, của lý luận về CNTB và CNXH, về nhà nước và pháp quyền, về đạo đức lối sống có đạo đức, những quan điểm về xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh văn minh, con người ngày càng ấm no hạnh phúc. Mặt khác còn giáo dục cho học sinh những quan điểm khoa học và cách mạng, tư duy mới về thế giới và thời đại về các quá trình xã hội đang diễn ra trên thế giới và đất nước ta, về cuộc đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa cái tiến bộ và cái bảo thủ lạc hậu, trên cơ sở đó hình thành niềm tin có cơ sở khoa học, về lý tưởng cao đẹp mà con người luôn vươn tới và sự tất thắng của cái chân, thiện, mỹ, mà còn bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tư duy biện chứng hình thành thói quen và kĩ năng vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Từ lâu việc giảng dạy GDCD hầu như được thực hiện bằng con đường tự phát kinh nghiệm chủ nghĩa, dựa trên cơ sở của phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ sư phạm nói chung. Với phương pháp này sẽ không giúp cho học sinh có đầy đủ năng lực tiếp thu khối lượng tri thức ngày càng nhiều và mới. Đồng thời học sinh khó có thể áp dụng những tri thức đã học được vào thực tế cuộc sống đang biến đổi sâu sắc. 8
- Khác với các bộ môn khác, việc giảng dạy GDCD việc mô ra và giải thích của giáo viên chiếm rất nhiều thời gian . Mặt khác, giáo viên không chỉ mô tả hoặc chỉ giải thích mà phải kết hợp chặt chẽ giữa mô tả và giải thích , trên cơ sở đó hướng học sinh đến việc tìm hiểu và nắm chắc các tri thức trừu tượng và khái quát hóa cao, từ đó giáo viên giúp học sinh vận dụng tri thức đó vào thực tiến. Muốn vậy học viên phải biết đặt ra và giải quyết vấn đề có sự hướng dẫn của giáo viên hoặc do bản thân thực hiện . Một đặc điểm của tri thức môn GDCD là gắn trực tiếp với những vân đề của đời sống hằng ngày, gắn trực tiếp với hành động hằng ngày của học sinh và của những người xung quanh họ. Những tri trức của bộ môn mà học sinh thu nhận được có thể vận dụng ngay vào cuộc sống của họ. Vì vậy, việc minh họa các khái niệm, phạm trù, kể cả quy luật trong giảng dạy môn học bằng những ví dụ xung quanh họ không có gì khó khăn. Họ có thể thu nhận và vận dụng tri thức vào ngay cuộc sống của chính họ. Nhưng khó khăn lớn trong giảng dạy là làm thế nào chọn lọc được ví dụ minh họa, sao cho tri thức của môn học không bị tầm thường hóa, không bị mặc cảm là tri thức chính trị và thông qua những ví dụ có thể nâng dần trình độ khái quát của học sinh đến tầm nhất định. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với các phương pháp dạy học truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống đọng làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Từ tình hình thực tế đó viếc đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THPT hiện nay là cần thiết để thực hiện tốt “chiến lược con người ” và đổi mới trong dạy học để phát huy tính, tự lực của học sinh có như vậy mới nâng cao nhận thức về bộ môn và nâng bộ môn ngang tầm phát triển của xã hội con người Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. 9
- PHẦN III- QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Công nghệ thông tin và ưu điểm của nó trong dạy học: Công nghệ thông tin và truyền thông là sự tổng hợp của 3 thành phần: máy tính, truyền thông ( đặc biệt là viễn thông) và các nguồn tài liệu đảm bảo phục vụ cho hoạt động của các trang thiết bị thuộc hai lĩnh vực ấy hoặc trong một chừng mực nào đấy có thể coi là sự giao nhau của Điện tử- Tin học- Viễn thông. Ban đầu điện tử và điện toán là hai nghành nghiên cứu độc lập. Sự liên kết giữa hai khoa học này được đánh dấu bằng hai việc phát minh ra chiếc máy tính điện tử lớn Eniac đầu tiên vào năm 1945, rồi sự ra đời của máy vi tính vào năm 1981 của hãng IBM. Cho dến nay sự thay đổi công nghệ về bộ vi xử lý, về tốc độ và các phần mềm ứng dụng đã không còn tính bằng thập niên hay năm mà đo bằng tháng. Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, nước Pháp sử dụng từ Informatique - Tin học. Còn người Mỹ quen dùng thuật ngữ truyền thống là: Computer Science và tiếng Anh là Information Technology (viết tắt là I.T). Cônh nghệ thông tin, viết tắt là CNTT nghành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Ở Việt Nam thì khái niệm công nghệ thông tin (CNTT) được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của Chình phủ Việt Nam, như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Thuật ngữ do hội đồng Chính phủ quyết định, trong đó các chuyên gia vẫn bảo lưu thuật ngữ tin học. Tuy nhiên từ năm 2000, thế giới bắt đầu phổ cập thuật ngữ ICT: Information and Commmunication Technology, CNTT&TT. Sự thay đổi thuật ngữ phản ánh sự thay đổi của cả thực tiễn phát triển công nghệ và nhận thức. Sự ứng dụng và phát triển của ICT ở nước ta hiện nay cũng gia tăng với tốc độ chống mặt. Người tiêu dùng, trong đó có nghành giáo dục dang được hưởng những tiện ích cũng như những dịch vụ thông tin tốt hơn bao giờ hết. điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ hội và thách thức cho nền giáo dục được nhân lên. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc đổi mới PPDH 10
- và ứng dụng CNTT góp phần vào việc đổi mới PPDH là việc làm cần thiết và quan trọng của nghành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học có hiệu quả, chúng ta phải nắm rõ những ưu điểm và hạn chế của nó. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học giup giáo viên có thể truyền tải được một lượng tin tức lớn đến học sinh việc trao đổi thông tin sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vương mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn, tuy công nghệ thông tin mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó thì công cụ hiện đại naỳ không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của mình. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chú khong phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh dó, kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin ở một số giào viên còn hạn chế, chưa đủ ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt khác phương pháp dạy học cũ vẫn còn một lối mòn khó thay đổi Điều đó làm công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học vãn chưa thể phát huy một cách chọn vẹn tính tích cực và trọn vẹn của nó. Đổi mới phương pháp dạy học bằng các phương tiện hiện đại đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. 2.Tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy GDCD Thế giới hôm nay đang chứng kiến những thay đổi có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới của nền kinh tế và xã hội, và do đó, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Có thể nói, công nghệ thông tin và truyền thông trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ trước đã tạo ra những nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổi phương thức tổ chức và xử lí thông tin trên phạm vi toàn xã hội, từ tiềm năng trở thành hiện thực, từ vị trí thụ động chuyển thành một sức mạnh chủ động sáng tạo và làm nên sự giàu có của xã hội. Với thông tin đã được số 11
- hóa và nối mạng, con người có thể tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên, có thể chia sẻ, trao đổi thông tin trên toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet trong một khoảng thời gian. Với tác động của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi nguyên tố của quá trình quản lí, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng thông tin đi kèm. Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của cong nghệ thong tin đã ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học. Các phương tiện nghe nhìn phục vụ cho việc khai thác, xử lí, lưu trữ và trình diễn thông tin( máy chiếu đa năng, video, máy tính, Internet) đã có nhiều trong hệ thống trường học. Chính vi vậy mà việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học không còn là mới mẻ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung và giảng dạy bộ môn GDCD nói riêng sẽ góp phần cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học truyền thống, thay đổi lối dạy thụ động một chiều làm cho hoạt động dạy và học trở lên tích cực hơn. Trong một bài dạy GDCD, người giáo viên không bao giờ chỉ dùng một phương pháp. Vấn đề đặt ra là phải phối hợp các phương pháp như thế nào? Vấn đề kết hợp đó phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung. Nội dung môn GDCD rất đa dạng mà mỗi phương pháp chỉ giải quyết được một nội dung nhận thức nào đó. Vì vậy, phải sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy. Vấn đề là bao giờ cũng có một phương pháp chủ đạo, phương pháp khác chỉ là hỗ trợ cho phương pháp chủ đạo. Nếu không nhận thức được điều đó thì hoạt động của giáo viên sẽ không chủ động khi lên lớp. Do đó việc kết hợp phương pháp thiết trình với các phương pháp dạy học khác, đặc biệt là phương pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn GDCD góp phần phát huy ưu điểm của phương pháp sử dụng CNTT, minh họa, sử dụng phương pháp tiện dạy học hiện đại, khắc phục hạn chế của phương pháp thuyết trình. Phương pháp này không phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập và tư duy sáng tạo của học sinh, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ép buộc và nếu thấy truyền đạt không hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục thì học sinh chán nản, buồn ngủ, không muốn nghe, không muốn ghi chép. Phương pháp này làm cho học sinh suy giảm khả năng chuyển hóa kiến thức đã được học thành kiến thức của riêng mình. Cho nên, khó có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn cụ thể. 12
- Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của viêc ứng dụng công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng GDCD là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ đọng tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí, quá trình học tập tự rèn luyện của bản thân mình. Môn GDCD là một môn khoa học độc lập nhưng do nhiều nguyên nhân vẫn còn việc sử dụng nối dạy học truyền thống. Đây là phương pháp thông tin một chiều. Vì vậy việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp sử dụng CNTT trong giảng dạy môn GDCD sẽ giúp cho học sinh có khả năng tư duy về môn học, có điểm tựa để hiểu sâu sắc những khái niệm trừu tượng của môn học. Bởi đây là môn học mang tính lý luận, khái quát và trừu tượng hóa cao. Tính logic của vấn đề do phương pháp thuyết trình đem lại, phải có các yếu tố minh họa, mô phỏng của CNTT hỗ trợ sẽ đem lại hiệu quả cao. CNTT trong thuyết trình bài giảng GDCD nhằn mục đích khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình, khắc phục khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, làm dễ dàng hóa quá trình nhận thức của học sinh, chuyển từ đối tượng mang tính trừu tượng sang cụ thể. Công nghệ thông tin là một phương tiện có khả năng truyền tải lượng thông tin cực kỳ phong phú và sinh động, giúp học sinh lĩnh hội tri thức đầy đủ và chính xác. Đồng thời, khắc sâu, mở rông,củng cố và hoàn thiện tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Phát triển năng lực độc lập nghiên cứu tư duy tìm tòi khám phá, năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp các hiện tượng xảy ra và giải thích có cơ sở khoa học các hiện tượng đó, góp phần củng cố và vận dụng tri thức vào thực tiễn. Kết hợp CNTT trong thuyết trình sẽ tạo ra khả năng to lớn làm tăng chất lượng nhận thức của học sinh phát huy tính tích cực nhận thức, hứng thú học tập, phát triển năng lực thực hành, hoạt động thực tiễn; tăng hiệu quả làm việc của giáo viên và học sinh; làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học sinh trong quá trình dạy học. Mặt khác, sử dụng CNTT trong thuyết trình bài giảng GDCD còn có khả năng giúp giáo viên có những thuận lợi cơ bản để trình bày bài giảng tinh giản nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu sắc và sinh động, điểu khiển quá trình nhận thức của học sinh có hiệu quả, tạo điều kiện cho giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh được chính xác và đầy đủ hơn, giúp giáo viên tổ chức điều khiển quá trình học tập của học sinh một cách chủ động, tích cực, đáp ứng nhu cầu và hứng thú học tập của người học. 13
- Việc kết hợp phương pháp dạy học thuyết trình với phương pháp sử dụng CNTT trong dạy học GDCD là vô cùng quan trọng. Mỗi phương pháp đều có mặt ưu và nhược điểm riêng của nó, qua đó sẽ phát hiện được sức mạnh của phương pháp thuyết trình và thế mạnh của phương pháp sử dụng CNTT. 3. Thực trạng sử dụng CNTT trong việc giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát Cùng với sự vận động và phát triển liên tục của nhà trường, quá trình dạy học môn GDCD đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã không ngừng học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng học tập của học sinh đối với môn học. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay thì trên thực tế cho đến nay vẫn chưa khắc phục được căn bản tình trạng yếu kém về cả mặt nội dung và phương pháp giảng dạy nên hiệu quả giảng dạy và học tập môn học này chưa đáp ứng dược yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng CNTT&TT trong thuyết trình bài giảng GDCD nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh Trường THPT Cao Bá Quát, chúng tôi đã điều tra tình hình giảng dạy của giáo viên thông qua sự phản hồi ngược của 150 học sinh. Qua thống kê số liệu dã được điều tra và nghiên cứu từ các thông tin ngược của học sinh về thực trạng giảng dạy và học tập môn GDCD của nhà trường chúng tôi đã thu được kết quả ở bảng 1.1: STT Ý kiến đánh giá SL(HS) Tỷ lệ % 1 Giáo viên giảng dạy nhiệt tình 130 86.7 Giáo viên sử dụng chủ yếu phương pháp 2 100 66.7 thuyết trình Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học hiện 3 30 20 đại Giáo viên có kết hợp phương pháp thuyết 4 20 13 trình với CNTT&TT Từ kết quả trên thống kê trong bảng 1.1, chúng tôi nhận thấy: các giáo viên dạy môn GDCD của Trường THPT Cao Bá Quát đều nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp. 14
- Có 130/150 học sinh được điều tra (chiếm tỷ lệ 86.7%) đã đánh giá các thầy cô là những giáo viên giảng dạy nhiệt tình. Có 100/150 học sinh được điều tra (chiếm tỷ lệ 66.7%) cho rằng giáo viên giảng dạy sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, ít vận dụng thực tiễn,thậm chí vẫn còn tình trạng đọc cho học sinh chép. Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, có 30/150 (chiếm tỷ lệ 20%) nhận xét rằng giáo viên chưa sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, đạc biệt là phương tiện dạy học hiện đại làm cho giờ học khô khan, kém hấp dẫn, sinh động và không hiệu quả. Việc sử dụng phương pháp thuyết trình với CNTT&TT trong giảng dạy có 20/150 (chiếm tỷ lệ 13%). Hầu như giáo viên chưa sử dụng phương tiện dạy học hiện đại nên chưa có sự kết hợp hai phương pháp này. Nhìn vào kết quả chúng tôi nhận thấy thực trạng giảng dạy môn GDCD ở Trường Cao Bá Quát – Gia Lâm là giáo viên chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học, vẫn dạy học theo phương pháp truyền thống, phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Quá trình giảng dạy vẫn mang nặng truyền thụ mặt lý thuyết nhằm cung cấp khái niệm, phạm trù, quy luật. Vấn đề vận dụng lý thuyết vào thực tiễn giảng dạy môn GDCD hoặc đưa những ván đề mang tính thực tiễn vào làm sáng tỏ lý thuyết còn hạn chế. Ngoài kết quả trên, chúng tôi còn thu được những ý kiến khác của học sinh nhận xét về thực trạng giảng dạy có tính hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên bộ môn GDCD. Những ý kiến đó được thể hiện ở bảng 1.2: TT Hứng thú nghe giảng SL(HS) Tỷ lệ % 1 Có 40 36.7 2 Bình thường 90 60 3 Không 20 13.3 Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy có 40/150 học sinh có hứng thú nghe giảng (chiếm tỷ lệ 36.7%), mức độ bình thường có số lượng học lượng học sinh lựa chọn nhiều nhất 90/150 học sinh (chiếm tỷ lệ 60%), có 20/150 học sinh được hỏi lựa chọn mức độ không (chiếm tỷ lệ 13.3%). Nhìn vào kết quả chúng ta thấy giờ giảng của giáo viên không thu hút được hứng thú học tập của học sinh. Thực tế dạy học chứng minh rắng, khi học sinh có hứng thú với môn học thì kết quả học tập thu được thường rất cao, bởi khi đó các em dồn tất cả tâm trí, trí lực của mình để tìm hiểu thế giới đa dạng, phong phú của môn học. 15
- Ngược lại, nếu không khơi dạy được ở các em hứng thú với môn học thì kết quả thu được sẽ không đạt được như mong muốn. Bởi vậy để khơi dậy được sự hứng thú với môn học của học sinh có nhiều việc phải làm đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của người giáo viên trong dó có sự kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn. Nhiều học sinh có ý kiến rằng, giáo viên nên đổi mới phương pháp dạy học, cấn cho học sinh tham gia vào bài giảng nhiều hơn trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, tự đặt câu hỏi và trả lời nên học sinh không được tham gia nhiều trong quá trình học, giáo viên nên cải tiến phương pháp dạy học, sử dụng nhiều phương tiện dạy học hiện đại. Giáo viên cần có cách giảng dạy dễ hiểu, không khô khan, nên liên hệ thực tiễn nhiều hơn, lấy ví dụ hấp dẫn về các danh nhân, tình hình kinh tế chính trị, xã hội Việt Nam và thế giới. Bên cạnh việc điều tra thông qua ý kiến của học sinh, để có cái nhìn toàn diện chúng tôi còn trưng cầu ý kiến của 12 giáo viên giảng dạy trong tổ bộ môn và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD về thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy môn GDCD ở Trường Cao Bá Quát – Gia Lâm ở bảng 1.3: STT Đánh giá của giáo viên SL (HS) Tỷ lệ % 1 Thuyết trình 7 58.3 2 Vấn đáp, đàm thoại 7 58.3 3 Trực quan 5 41.7 4 Sử dụng phương pháp dạy học hiện đại 4 33.3 5 Kết hợp thuyết trình với CNTT&TT 3 25 Theo thống kê trên bảng 1.3 chũng tôi nhận thấy : Có 58.3% ý kiến giáo viên đánh giá chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình. 58.3% kết hợp vấn đáp đàm thoại do đặc trưng môn học giáo viên phải giải thích những khái niệm, quy luật trừu tượng. Có 41.7% ý kiến giáo viên sử dụng phương pháp dạy học trực quan, 30% ý kiến giáo viên đánh giá là có sử sụng các phương pháp dạy học hiện đại. Theo tôi tỉ lệ này mới phản ánh có mức độ có sử dụng chứ chưa thường xuyên vì : Thứ nhất, việc sử dụng hương tiện dạy học như máy chiếu Overhead, máy chiếu Projector chưa đạt hiệu quả cao. Thứ hai, do việc các phương tiện dạy học còn hạn chế, trường chỉ có 2 phòng nghe nhìn trong khi đó chương trình của THPT có tới 12 môn học lý thuyết cần sử dụng các 16
- phương tiện dạy học hiện đại. Với những lý do trên dẫn đến giáo viên ít sử dụng các phương tiện dạy học, trừ những lúc thao giảng, hoặc dự giờ thường xuyên. Có 25% ý kiến đánh giá của giáo viên có kết hợp cả phương pháp dạy thuyết trình với CNTT&TT trong giờ dạy GDCD. Kết quả cho thấy giáo viên chưa kết hợp thường xuyên các công nghệ mới đặc biệt là CNTT trong dạy học. Tóm lại, qua việc tìm hiểu thực trạng dạy môn GDCD ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm, chúng ta thấy rằng : giáo viên tổ bộ môn ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm đều nhiệt tình , yêu nghề ; Có nhiều cố gắng trong dạy học bộ môn, có kết hợp các phương pháp dạy học nhằm đạt kết quả dạy học cao. Nhưng do đặc thù của môn học nên chủ yếu vẫn chưa sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói: Thuyết trình kết hợi với đàm thoại. Việc cải tiến, đổi mới phươgn pháp dạy học vẫn còn hạn chế mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì thế chất lượng và kết quả học tập của học sinh chưa cao. Điều đó được thể hiện qua số liệu thống kê ở bảng 1.4 : TT Xếp loại SL (HS) Tỷ lệ % 1 Giỏi 48 32 2 Khá 32 21.3 3 Trung bình 70 46.7 4 Yếu 0 0 5 Kém 0 0 Kết quả trên phản ánh thực trạng học tập của học sinh chưa cao, tỷ lệ khá, giỏi còn thấp. Điều này phản ánh phần nào thực trạng dạy học môn GDCD chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển giáo dục. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học, một mặt vừa nâng cao chất lượng dạy học, mặt khác, sẽ đạt kế quả cao về chất lượng môn học, tạo hứng thú học tập của học sinh đối với môn học. 4. Sự cần thiết kết hợp Công nghệ thông tin trong thuyết trình bài giảng GDCD nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm. Từ nghiên cứu thực trạng dạy và học môn GDCD Trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm chúng ta thấy: Cần phải đổi mới phương pháp dạy học truyền thống, khắc phục những hạn chế của nó, có sự kết hợp các phương pháp và 17
- phương tiện dạy học khác, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông sẽ làm cho việc dạy và học trở nên tích cực hơn. Kết hợp sử dụng CNTT trong thuyết trình là sự đan xen của phương pháp thuyết trình với phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện dạy học hiện đại một cách phù hợp trong từng đơn vị kiến thức bài giảng. Để kết hợp tốt cần căn cứ và nội dung trí thức bài giảng. Như đã khẳng định, môn GDCD là những khái niệm, phạm trù, quy luật chung nhất được rút ra trên cơ sở của những thành tựu khoa học và hoạt động thực tiễn. Tri thức GDCD là những tri thức lý luận và có tính khái quát cao. Song bất kỳ một lý luận nào dù trừu tượng và khái quát đến đâu, cũng đều xuất phát từ thực tiễn và phản ánh thực tiễn, mà thực tiễn thì vô cùng phong phú và sinh động. Mặt khác, môn GDCD là môn học được tổng hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau (Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa cã hội khoa học, Pháp luật, Đạo đức học, ) và có mối quan hệ đặc biệt. Do đó, các khái niệm, phạm trù cơ bản, các nguyên lý, quy luật do triết học nêu ra đều được khái quát hóa từ những thành tựu của các khoa học tự nhiên và hoạt động thực tiễn. Chúng không chỉ là kết quả của hoạt động trừu tượng hóa, mà là sản phẩm tổng hợp nhất định của sự phản ảnh dưới dạng hình tượng cảm tính của con người về hiện thực. Vậy có thể đưa những lược đồ, sơ đồ, mô hình, sự mô phỏng những hình ảnh tĩnh và động với cả âm nhạc vào để hỗ trợ và minh họa bằng CNTT cho bài giảng môn GDCD được không ? Theo quan điểm của tôi là hoàn toàn có thể. Vấn đề là ở chỗ đưa cái gì, ở thời điểm nào, liều lượng ra sao, sự kết hợp giữa các phương pháp với ngôn ngữ, văn bản, hình ảnh như thế nào cho phù hợp nhằm là cho kiến thức bài giảng trở nên dễ hiểu và đầy cảm xúc, có lý lẽ, có sức thuyết phục, đề cho lý luận có khả năng gắn chặt với cuộc sống, với thực tiễn khoa học và xã hội, phát huy tính tích cực trong dạy học triết học. Những vấn đề đó mới là những “nút thắt” trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD ở thời điểm hiện nay. V.L. Lênin đã khẳng định: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. Cần nhấn mạnh rằng. việc sử dụng các phương pháp khác nhau với sự hỗ trợ của CNTT một cách khoa học, hài hòa không hề loại trừ phương pháp thuyết trình, mà trái lại, chúng làm cho thuyết trình trở nên tích cực hơn, hấp 18
- dẫn hơn. Không phải các mô hình, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh, mà chính là ở nội dung thể hiện trong các mô hình, ký hiệu làm cho các kiến thức bị khúc xã, méo mó. Mặt khác, chính cái “logic thuần túy”, tức những khái niệm, phán đoán, suy luận nếu không được sử dụng cận thận sẽ “sai một ly đi một dặm” việc sử dụng ngôn từ và sự vi phạm những quy luật logic. Điều này cho thấy, sự sai lệch, sự khúc xạ các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý, đều có khả năng xảy ra, nếu chúng ta vận dụng không phù hợp, dù chúng được diễn tả bởi bất kỳ hình thức nào. Sự thật, những giờ học mà chỉ có ngôn ngữ nói đóng vai trò thống trị và những trang sách dày đặc chữ viết đã làm cho học sinh căng thẳng và khó lòng “tiêu hóa” nổi. Vì thế, nói đến môn GDCD nhiều người thường tỏ vẻ e ngại, cảm thấy nặng nề, phải nhăn trán suy tư, đau đầu nhức mắt. Với đặc điểm như vậy môn học sẽ làm hạn chế sự hứng thú hoạt động học tập của học sinh. Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu. Trong quá trình học tập mỗi học sinh phải tự mình chiếm lĩnh khối lượng tri thức khoa học cơ bản và hệ thống kỹ năng nghề nghiệp, một lĩnh vực học tập rèn luyện mới, phức tạp, khó hơn nhiều so với kiến thức mà họ đã được học ở bậc THCS. Hệ thống tri thức đó bao gồm tri thức cơ bản, hệ thống kỹ năng, kỹ xảo về nghề nghiệp tương lai, về nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm sáng tạo và tự học. Do vậy, khi tiến hành hoạt động học tập, học sinh không chỉ có năng lực nhận thức thông thường mà còn phải có năng lực tự nhận thức thông thường mà còn phải có năng lực tự nghiên cứu, tìm kiếm sáng tạo. Học sinh phải được rèn luyện thói quen, nhu cầu học tập, tìm cho mình phương pháp học tập có hiệu quả. Muốn hoàn thành tốt quá trình nhận thức này thì mỗi học sinh phải phát huy cao độ vai trò chủ thể của mình. Học sinh trường THPT có đặc điểm là tư duy nhận thức của các em còn hạn chế, phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức độ thụ động. Đặc thù tri thức môn GDCD là những nguyên lý, quy luật, phạm trù trừu tượng, khái quát nên chỉ bằng việc thuyết trình, giải thích những nguyên lý, quy luật, phạm trù của môn học thì sẽ gặp nhiều khó khăn đồi với học sinh nên việc kết hợp sử dụng CNTT với phương pháp thuyết trình sẽ giúp học sinh dễ dàng hiểu một cách sâu sắc hơn những tri thức trừu tượng của môn học. Nhưng để thực hiện được việc kết hợp đó, một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên môn GDCD là phải biết sử dụng thành thạo và phát huy được những ưu điểm của các phương tiện dạy học hiện đại. 19
- Từ thực trạng trên cho thấy, việc giảng dạy môn GDCD của giáo viên trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm chỉ chủ yếu thuần túy sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Mặc dù đã có những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp nhất định nhưng vẫn mang tính áp đặt, giáo điều khiến cho quá trình dạy và học mang tính cứng nhắc, thiếu biện chứng. Với cách dạy chủ yếu chỉ chú ý đến việc truyền đạt thông tin làm cho người học tiếp thu một cách thụ động một chiều. Vì thế, không phát huy được tư duy sáng tạo của học sinh. Người học chưa thể hiện được là vai trò của chủ thể nhận thức, chưa làm chủ được kiến thức của mình trong việc vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề cụ thể của thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các tri thức môn học chưa chuyển hóa được thành tri thức của chính người học, chưa thể hiện được chức năng trang bị tri thức khoa học lý luận. chưa tạo được niềm tin, định hướng chính trị cho người học. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trong giảng dạy và học tập môn GDCD nhằm nâng cao chất lượng nhận thức môn học cần có những bước đi và biện pháp phù hợp với khả năng tiếp cận của chủ thể học sinh. Để có thể thực hiện được sự kết hợp giữa thuyết trình với CNTT cần phải căn cứ vào điều kiện và phương pháp dạy học của nhà trường. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên có thể sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại mà học sinh của trường đã được tiếp xúc với các phương tiện dạy học ấy: máy vi tính, máy chiếu đa năng, Hiệu quả học tập của học sinh đã được nâng cao nhờ vào sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại này. Do vậy, giáo viên giảng dạy môn GDCD có thể sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại với mục đích nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giảm bớt những công việc đơn điệu và nhàm chán trên lớp của giáo viên và học sinh, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh, giành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận nhay trên lớp, khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của các phương pháp dạy học khác. Không có một phương pháp dạy học nào là phug hợp hoàn toàn vơid mọi học sinh. Điều giáo viên cần làm là sử dụng những phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau để có thể kích thích được nhiều mặt khác nhau trong trí thông minh của người học. Biết kết hợp phương pháp thuyết trình với CNTT sẽ là một biện pháp quan trọng làm cho quá trình dạy và học tập môn GDCD đạt hiệu quả cao. 20
- 5. Các nguyên tắc chỉ đạo xây dựng quá trình dạy học môn GDCD theo phương pháp thuyết trình có sử dụng CNTT Thuyết trình và sử dụng CNTT trong dạy học GDCD phải bám sát nội dung tri thức môn học. Những nội dung đưa vào chương trình và SGK của mỗi môn học được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và SGK bộ môn. Đây là điều bất buộc tất yếu là pháp lệnh cần phải tuân theo. Mặt khác, các kiến thức trong SGK đã được tiến hành giảng dạy là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Để thực hiện được yêu cầu này đối với người giáo viên giảng dạy môn GDCD trước tiên, phải nhận thức được đặc điểm tri thức môn GDCD trong trường THPT là môn học khó, khô khan và trừu tượng. Để bài giảng đạt hiểu qủa người giáo viên cần phải đạt các mục tiêu sau đây : - Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin. - Giúp học sinh biết vận dụng các nguyên lý và các quy luật cơ bản vào hoạt động thực tiễn cũng như phân tích được những vấn đề thực tiễn của cuộc sống đặt ra. Trên cơ sở nắm vững đặc điểm tri thức môn GDCD, khi tiến hành giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình kết hợp với CNTT nhằm đảm bảo bám sát nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trình khi giới thiệu kiến thức, giới thiệu nội dung bài học, giới thiệu cấu trúc bài học, từ lý thuyết đến thực tế, các khái niệm và việc ứng dụng nội dung bài học và thực tiễn cuộc sống. Khi thuyết trình phải lựa chọn những ngôn từ trong sáng, bình dị, gợi cảm, chính xác, dễ hiểu, tránh những từ ngữ cầu kỳ khó hiểu. Cũng phải nói rằng tri thức môn GDCD là hệ thống tri thức lý luận mang tính trừu tượng hóa và khái quát rất cao. Vì vậy trong giảng dạy, đòi hỏi giáo viên phải thực tiễn để minh họa cho vấn đề lý luận hay nói cách khác là phải gắn lý luận với thực tiễn. Để làm cho tri thức triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học bớt tính trừu tượng, gắn với thực tiễn, bằng sự hỗ trợ của CNTT, giáo viên có thể sử dụng những thành tựu tri thức của những khoa học khác, những hình ảnh, sơ đồ giúp học sinh dễ dàng nắm được những tri thức môn học. Tuy nhiên khi giới thiệu sơ đồ, hình ảnh cũng cần phải chú ý : 21
- Thứ nhất,việc lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim, thiết kế sơ đồ phải phù hợp với nội dung tri thức môn học cũng như điều kiện dạy học. Để đảm bảo được tiêu chí này, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài học có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp,không chuyển tải được nội dung bài học dẫn đến làm giảm hiệu quả bài dạy. Thiết kế sơ đồ qua phần mềm Microsoft PơerPoit và sử dụng máy chiếu những nọi sung cơ bản đã được mô hình hóa lần lượt theo thứ tự trong thuyết trình để học sinh theo dõi và làm sáng tỏ thêm vấn đề trình bày. Hiện nay có những giáo viên có ý tưởng rất sáng tạo trong việc sử dụng máy tính trong giảng dạy, nhưng trình độ tin học của họ không cho phép họ làm được điều đó. Có một giải pháp khắc phục là người giáo viên có thể trình bày ý tưởng thiết kế của ình và nhờ những chuyên gia thành thạo về sử dụng máy tinhd thiết kế. Thứ hai, lựa chọn cách trình bày nội dung bài học cho phù hợp với sơ đồ, hình ảnh đã định. Trong bước này, cần chú ý cách trình bày và thời điểm đưa ra sơ đồ, hình ảnh, đoạn phim sao cho phát huy cao nhất kích thích tư duy cảm hứng của người học làm hoạt động dạy và học trở nên tích cực có hiệu quả. Từ những nội dung và yêu cầu trên chúng ta có thể áp dụng vào giảng dạy cụ thể như sau : Tiết 31 - BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần: 1. Về kiến thức: - Nêu được thế nào là lòng yêu nước, và biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước - Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2. Về thái độ: - Yêu quý, bảo vệ quê hương đất nước. - Tự hào về truyền thống quê hương. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. 22
- 3. Về kỹ năng Biết tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, phù hợp với kỹ năng của bản thân. II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: - Lòng yêu nước: Khái niệm, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Trách nhiệm học tập và rèn luyện của thanh niên, học sinh để chuẩn bị tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc III. PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Phương pháp đàm thoại, thuyết trình giảng giải, trực quan, nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Tổ chức cho học sinh trình bày các bài hát, bài thơ, cho học sinh nghe băng, xem hình về tình yêu quê hương đất nước. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - SGK GDCD 10 - SGV GDCD 10 - Sách thiết kế bài giảng lớp 10 - Sưu tầm các bài thơ, đoạn văn , tranh ảnh, đoạn phim phù hợp với nội dung bài giảng. - Sử dụng máy chiếu, bảng , phấn . V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (2 phút) 2. Giới thiệu bài mới (5 phút) GV: Cho học sinh chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội”. Một HS A sẽ được mời ngẫu nhiên lên đứng quay mặt xuống lớp Các cụm từ lần lượt hiện ra, các bạn dưới lớp sẽ xung phong gợi ý cho HS A đoán từ hiện ra trên màn hình. Yêu cầu: dùng lời nói diễn đạt sao cho không có từ nào trùng với các từ gợi ý. Nếu vi phạm từ đó sẽ được bỏ qua. Kết thúc trò chơi GV sẽ đặt câu hỏi: Những cụm từ trên đề cập đến nội dung gì? Hs trả lời GV:nhận xét và đặt vấn đề giới thiệu bài: Mỗi người ngay từ khi sinh ra đều có một Tổ quốc của riêng mình, hai tiếng Tổ quốc rất đổi yêu thương và trìu mến, lắng sâu vào tâm hồn mỗi chúng 23
- ta.Việt Nam là Tổ quốc của cô và các em . Vậy là một người công dân Việt Nam chúng ta cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.? Đó là nội dung mà cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. BÀI 14. CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 3. Dạy bài mới (30 phút) Tiết 1 Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: 1. Lòng yêu nước. GV sử dụng phương pháp đàm thoại giúp HS tìm hiểu : GV yêu cầu một HS đọc đoạn thơ: “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt a. Lòng yêu nước là gì? Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc ! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông”. (Chế Lan Viên) Ta sẵn sàng sẻ trái tim ta cho tổ quốc và cho tất cả ( Tố Hữu ) - Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm : “ Khi nửa nước trong tay lũ giặc, tôi cười vui dễ dãi sao đành.” - Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc : “ Chúng ta đi hôm nay cũng không là sớm Chúng ta đi hôm nay cũng không là muôn. Tổ quốc còn đánh giặc mãi không thôi.” GV hỏi: Các em hãy nhận xét tình cảm của tác giả đối Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ? -HS trả lời - GV nhận xét Lòng yêu nước là tinh thần yêu - GV: Theo em, lòng yêu nước là gì? - HS trả lời. Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung ý quê hương đất nước và tinh kiến. thần đem hết khả năng của - GV: Nhận xét, bổ sung mình phục vụ lợi ích của Tổ - GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài. quốc. - GV đặt câu hỏi: Lòng yêu nước bắt nguồn từ : 24
- * Lòng yêu nước có phải là sản phẩm của - Tình yêu cha mẹ, anh chị em. dân tộc Việt Nam hay không ? - Tình yêu quê hương đất nước. * Lòng yêu nước của người Việt Nam có từ khi nào ? Được bắt nguồn từ đâu ? - Tình yêu tổ quốc, nhân dân. HS trả lời - Từ lòng tự hào dân tộc. GV nhận xét, giảng giải cho HS * BÀI HỌC : GV đặt câu hỏi : * Qua nội dung trên, em - Bồi đắp lòng yêu nước. rút ra bài học thực tiễn gì cho bản thân ? - Trân trọng tình cảm gia đình, hàng xóm quê hương. - Ra sức học tập phấn đấu xây dựng gia đình hạnh phúc, quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. GV chuyển ý: Trong quá trình dựng nước và giữ nước với biết bao khó khăn và thử thách, nhưng dân tộc ta đã vượt qua và xây xựng đất nước ta giàu đẹp như ngày nay. Có được thành quả này chính là nhờ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ xưa đến nay. Có thể nói yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Để hiểu biết hơn về truyền thống đó chúng ta sang phần b. b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Hoạt động 2: => Em hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp với mỗi sự kiện : A B Tên các chiến Các mốc thời gian thắng Năm 40 Chiến thắng Điện Biên Phủ Năm 938 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 7/5/1954 Giải phóng miền Nam thống nhất - Yêu nước là truyền thống dân đất nước tộc cao quý và thiêng liêng Chiến thắng Bạch 30/04/1975 Đằng nhất. 25
- GV hỏi: - Là cội nguồn của các giá trị Qua lịch sử hàng nghìn năm, các em biết truyền thống khác. Việt Nam thường xuyên là đối tượng tiến công của nhiều đội quân xâm lược. Vì sao? - Lòng yêu nước được hình - HS trả lời thành và hun đúc trong cuộc GV hỏi tiếp đấu tranh liên tục, gian khổ và Bằng cách nào, dân tộc ta đã đánh thắng kiên cường chống giặc ngoại giặc ngoại xâm, cả những đội quân hùng mạnh nhất thời đại ? xâm và lao động xây dựng đất Bác Hồ kính yêu của chúng ta nói về nước. truyền thống yêu nước của dân tộc Việt - Nhờ có truyền thống yêu Nam : nước mà dân tộc ta có đủ sức “ Dân tộc ta có lòng yêu nước nồng mạnh chống lại thiên tai và nàn. Đó là một truyền thống quý báu của giặc ngoại xâm, tồn tại và phát ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó triển với đầy đủ bản sắc của kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mình mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước.” * Các em hãy quan sát các hình ảnh . Câu nói của GS Trần Văn Giàu : “Truyền thống yêu nước là sợ chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến * BÀI HỌC : hiện đại.” - Luôn tự hào về quá khứ hào hùng, lòng tự tôn của dân tộc * Qua những hình ảnh và nội dung trên, em Việt Nam. rút ra được bài học gì ? - Tôn trọng bảo vệ, kế thừa và - HS trả lời phát huy truyền thống quý báu - GV: nhận xét, kết luận và cho học sinh của dân tộc ta. ghi bài. -GV phân thảo luận nhóm : Nhóm 1 : Em hãy cho biết những câu thơ sau thể hiện ND gì của truyền thống yêu nước ? “ Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay quê hương trong từng nắm đất 26
- Có một phần xương thịt của em tôi.” Nhóm 2 : Em hãy cho biết bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt thể hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước ? Nhóm 3 : Theo em câu nói sau của Trần Quốc Tuấn thể hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước : “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt.” Nhóm 4 : Theo em câu nói của Bác Hồ thể hiện nội dung nào của lòng yêu nước : “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.” Nhóm 5 : Trong câu thơ sau thể hiện nội dung gì của truyền thống yêu nước ? “ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” HS trả lời Biểu hiện của lòng yêu nước: - GV: Kết luận và cho học sinh ghi bài. - Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước: - Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: - Lòng tự hào dân tộc chính đáng: - Đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm: * TÌNH HUỐNG: - Cần cù và sáng tạo trong lao Có người cho rằng tinh thần yêu nước động sản xuất để xây dựng, chỉ phát huy tác dụng khi đất nước bị đe phát triển đất nước Việt Nam dọa bởi giặc ngoại xâm ? Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Trong thời kỳ đất ngày càng giàu đẹp. nước đổi mới, hội nhập hiện nay, yêu nước thể hiện ra sao đặc biệt với học sinh trung học phổ thông – chủ nhân tương lai của đất nước ? - GV: kết thúc tiết 1. 27
- * Trò chơi : “Ai nhanh tay, nhanh mắt” với ô chữ sau : H Ị C H T Ư Ớ N G S Ĩ 1 T Ổ N G B Í T H Ư 2 C Ấ M Q U Â N 3 L Ê V Ă N H Ư U 4 N A M Q U Ố C S Ơ N H À 5 L Ý C Ô N G U Ẩ N 6 Hàng ngang : 1 - Một bài hịch nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. 2 – Người đứng đầu tổ chức Đảng ta. 3 – Lực lượng quân đội do triều đình quản lý đóng ở kinh thành. 4 – Tên tác giả của “ Đại Việt Sử Ký”. 5 – Tên bài thơ được coi là “ Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên trong lịch sử ta. 6 - Tên một vị vua đã dời đô từ Hoa Lư ra định đô ở Thăng Long. Hàng dọc là từ để gọi tên đất nước mình một cách thiêng liêng trìu mến. * BÀI TẬP VỀ NHÀ : - Đọc trước phần 2 : “ Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.” - Sưu tầm các bài hát, bài thơ nói về tinh thần yêu nước của dân tộc ta. 28
- PHẦN IV - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN Kết quả của việc sử dụng CNTT trong bài giảng GDCD được thể hiện thông qua phiếu điều tra học sinh. Tôi đã tiến hành điều tra 150 học sinh lớp 10 ( 3 lớp ) và kết quả đạt được như sau : Bảng thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra. Nội dung câu hỏi Các phương án trả lời SL (HS) Tỷ lệ % (1) Bài học hôm nay a. Rất bổ ích 120 80 có đem lại bổ ích cho b. Bổ ích 25 17 bạn không ? c. Ít bổ ích 5 3 d. Không bổ ích 0 0 (2) Các phương tiện a. Rất hứng thú 125 83 dạy học của giáo viên b. Hứng thú 21 14 có đem lại hứng thú c. Bình thường 4 3 cho bạn không ? d. Chán và mệt mỏi 0 0 (3) Theo bạn việc sử a. Bài giảng sinh động 115 77 dụng phương tiện dạy b. Thu hút sự chú ý của học hiện đâij trong dạy người học 125 83.3 học môn GDCD có ưu c. tăng khả năng lĩnh hội điểm gì ? tri thức 131 87.3 d. Kích thích tư duy và hứng thú học tập 120 80 e. Gây mất tập trung chú ý 0 0 (4) Bạn thích môn học a. Rất thích 60 40 GCD không ? b. Thích 85 56.7 c. Không thích 0 0 d. Bình thường 5 3.3 (5) Bạn có kiến nghị gì a. Không có ý kiến 52 34.6 về cách dạy của giáo b. Giảng kỹ hơn 25 16.7 viên ? c. Tăng nhiều câu hỏi, so sánh phân tích 55 36.7 d. Liên hệ lý luận với thực 18 12 tiễn e. Giảng thật hay để háp 0 0 dẫn 29
- Với kết quả điều tra như trên cho thấy việc sử dụng CNTTtrong thuyết trình bài giảng GDCD đã đem lại cho học sinh hứng thúvaf tham gia vào bài học một cách chủ động, tích cực hơn, bài học đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, CNTT không những tạo tâm thế thoải mái cho học sinh jhi tham gia vào bài giảng, mà còn là động lực cho giáo viên tích cực hơn trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. 30
- PHẦN V - KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm, tôi rút ra một số kết luận sau đây: Kết hợp phương phấp thuyết trình với công nghệ thông tin trong giảng dạy đã ít nhiều được thực hiện trong hệ thống nhà trường. Nhưng mỗi phương pháp, phương tiện có ưu điểm, nhược điểm riêng. Để khắc phục những hạn chế và phát huy được những ưu điểm các phương pháp thì việc kết hợp sử dụng CNTT và thuyết trình là rất cần thiết đối với bộ môn GDCD. Hơn nữa đối với học sinh trường THPT Cao Bá Quát-Gia Lâm thì điều kiện học tập còn hạn chế, một số em còn thụ động trong học tập, chưa tích cực, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tác dụng của môn GDCD. Mặt khác phương pháp dạy học của giáo viên còn chưa có sự đổi mới vì vậy học sinh ít có điều kiện phát huy tính tích cực học tập, độc lập, tự giác, sáng tạo của mình. Do đó chỉ giảng dạy bằng phương pháp thuyết trình sẽ không tạo được tính tích cực học tập của học sinh. Sử dụng CNTT trong giảng dạy môn GDCD đã phát huy được tính tích cực của học sinh. Xong để việc giảng dạy có hiệu quả cao cần phải tuân thủ những điều kiện sau đây: Thứ nhất, phải thực hiện đúng quy trình đối với giáo viê như quy trình thiết kế bài giảng kết hợp công nghệ thông tin với thuyết trình, lựa chọn đơn vị kiến thức trong chương trình GDCD, quy trình kết hợp công nghệ thông tin trong thuyết trình: Thuyết trình giới thiệu kiến thức, giới thiệu sơ đồ, hình ảnh, quy trình kiểm tra nhận thức của học sinh. Thứ hai, là phải thực hiện đúng quy trình đối với học sinh: Học sinh nắm kiến thức, ghi nhớ kiến thức, biết liên hệ lý luận với thực tiễn Ngoài việc thực hiện đúng quy trình, cần quan tâm tới những điều kiện cần thiết với giáo viên, đối với học sinh, đối với nhà trường. 31
- PHẦN VI- NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ Để việc kết hợp công nghệ thông tin với thuyết trình trong giảng dạy môn GDCD nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh trường THPT Cao Bá Quát trở thành hiện thực tôi xin đề xuất một số kiến nghị cụ thể sau: Nhà trường cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất như phòng máy, phòng học đặc thù, tài liệu giáo trình phục vụ cho việc dạy và học, cần tạo điều kiện cho thư viện cung cấp đầy đủ tài liệu, sách SGK cho học sinh. Giáo viên cần chú ý nang cao nhận thức tự học, tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn và sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại. Học sinh cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môn học để có ý thức vươn lên trong học tập. Với thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ và kinh nghiệm của người nghiên cứu còn hạn chế, đề tài khoa học này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như các nhà khoa học để đề tài của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn về mặt lý luận và thực tiễn. Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm2012 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Đào Thị Minh 32