SKKN Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_phuong_phap_day_viet_dua_tren_tien_trinh_vao_p.docx
- TRẦN THỊ THANH - TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 - NGỮ VĂN.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào phát triển năng lực tạo lập văn bản tự sự cho học sinh Lớp 10 Trung học Phổ thông
- Qua hoạt động này HS hình thành được kĩ năng lựa chọn trình tự kể trong một tác phẩm tự sự. Lựa chọn thứ tự kể theo thời gian: sự việc được sắp xếp từ trước đến sau. Lựa chọn thứ tự kể theo tuyến nhân vật: xây dựng hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập với nhau về lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động. Lựa chọn thứ tự kể theo diễn biến tâm lí nhân vật: lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật, những phản ánh tâm lí của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Qua kết quả thử nghiệm học sinh, chúng tôi có thể nhận định: áp dụng phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình vào giờ dạy Làm văn ở trường THPT là có tính khả thi. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc áp dụng phương pháp này vào giờ dạy Làm văn ở trường THPT sẽ có một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, số tiết dành cho giờ thực hành không nhiều nên GV khó có thể áp dụng phương pháp này một cách thường xuyên. Thứ hai, HS chưa quen với công việc phải chỉnh sửa bài cho bạn nên có thể chất lượng ban đầu chưa cao. Thứ ba, một số em không muốn mất nhiều thời gian nên các em chưa hứng thú với phương pháp này. Do đó, GV cần phải có biện pháp khích lệ để các em tham gia tốt hơn 48
- PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. 3.1.1. Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Qua triển khai đề tài, tôi đã làm rõ tác động của việc dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình đối với chất lượng bài viết văn tự sự của học sinh; Tác động của dạy viết dựa trên tiến trình đối với việc nâng cao năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ, năng lực sáng tạo cho người học (đối với người viết, đối với người chỉnh sửa); Khả năng vận dụng phương pháp dạy viết theo tiến trình vào giờ dạy Làm văn ở trường phổ thông là có tính khả thi. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài. Phương pháp dạy viết dựa trên tiến trình mà tôi áp dụng trong tạo lập văn bản tự sự cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông là một phương pháp rất tích cực. Với phương pháp này, học sinh sẽ cải thiện được chất lượng bài viết của mình thông qua quá trình tự chỉnh sửa và chỉnh sửa lẫn nhau. Học viết theo tiến trình, học sinh có cơ hội tham gia tích cực vào tiến trình tự nhận thức và nhận ra những tiến bộ của bản thân mình trong từng giai đoạn. Chứng tỏ khả năng vận dụng phương pháp này vào việc dạy Làm văn tự sự ở trường trung học phổ thông. Qua đó, giúp giáo viên và học sinh thay đổi cách dạy, cách học Ngữ văn, tạo nên những giờ học văn sáng tạo và hiệu quả. 3.2. Kiến nghị. Đối với giáo viên: Để phương pháp này phát huy được những ưu điểm thì đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, phải thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh tự điều chỉnh và điều chỉnh lẫn nhau; Giáo viên phải thiết kế những câu hỏi phù hợp để hoạt động chỉnh sửa diễn ra đúng hướng, đồng thời phải đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá, phối hợp với các phương pháp dạy học khác. Đối với học sinh: Có thái độ học tập đúng đắn với môn học, cần nâng cao tinh thần chủ động tham gia vào từng bước trong quy trình viết; qua đó phát triển năng lực viết được văn bản tự sự; Học sinh phải rèn luyện được tinh thần sáng tạo, tìm tòi. Đối với tổ chuyên môn và các cấp quản lý: Phân phối chương trình Làm văn ở trường trung học phổ thông phải hợp lí và tăng cường nhiều tiết thực hành. Câu lạc bộ Văn học phải tìm ra các hình thức hoạt động hấp dẫn như tổ chức các cuộc thi viết văn để tạo sân chơi cho các em, tạo động lực để các em viết bài và phát huy những năng lực ngôn ngữ, tư duy, sáng tạo của mình. Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm là do bản thân trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm, xin được trình và rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! 49
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Dự thảo ngày 24 tháng 10 năm 2018). 2. Nguyễn Thị Hồng Nam, 2016. Tác động của hoạt động chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của người học. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trường Đại học Thái Nguyên, số 81(05), tháng 9 – 16, trang 9-16. 3. Nguyễn Thị Hồng Nam, Trần Nguyên Hương Thảo, 2017. Dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình - những bài học kinh nghiệm cho dạy tạo lập văn bản ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tập 14, số 4b, trang 137-145. 4. Phan Thị Hồng Xuân, 2017. Một hướng thiết kế bài học Ngữ văn trong sách giáo khoa nhằm phát triển năng lực viết của học sinh trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, trang 207 - 209,231. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Ngữ văn 6,8,9, 10 (Tập 1, 2). Nxb Giáo dục. 6. Sách SGK Ngữ Văn lớp 10, Tập 1(2006), Nhà xuất bản Giáo Dục 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 10 (2012) 8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 – 2007 9. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Ngữ văn. 10. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9 - 2015 11. Tài liệu tập huấn chuyên đề “Chủ đề dạy học” của Sở Giáo dục Nghệ An, tháng 9 – 2016 12. Vũ Tiến Quỳnh(1997), “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Thái Hòa (2000), “Những vấn đề thi pháp của truyện”, NXB Giáo dục. 14. Hyland, K., 2003. Second Language writing. Cambridge University Press. Cambridge, 299 pages.
- PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Phiếu tìm ý Họ và tên: Lớp: Nhiệm vụ: Em hãy tìm ý cho bài văn “Nhập thân vào nhân vật An Dương Vương để kể lại câu chuyện “ An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy” bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây: 1. Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về nhân vật An Dương Vương? Em cho rằng nhân dân ta đánh giá về nhân vật lịch sử này có thoả đáng không? Vì sao? 2. Em sẽ chọn các sự việc chi tiết tiêu biểu nào trong văn bản “truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy”? 3. Ai có thể đọc bài văn của em? 4. Em sẽ dùng các yếu tố miêu tả và biểu cảm như thế nào trong văn tự sự? 5. Em có thể sáng tạo những chi tiết, sự việc nào nữa?
- PHỤ LỤC 2: Phiếu học tập: Câu hỏi hƣớng dẫn tự kiểm tra văn bản tự sự Họ và tên: Lớp: Ngày: Yêu cầu: Em hãy đọc những câu hỏi ở cột bên trái, sử dụng lời khuyên ở cột giữa để rà soát lại đoạn văn. Sau đó, em hãy tự chỉnh sửa đoạn văn, bài văn theo hướng dẫn ở cột phải Câu hỏi Kĩ thuật đánh dấu Hƣớng dẫn chỉnh sửa 1. Sự kiện được kể trong Đánh số thứ tự vào các Nếu chưa hợp lí hay logic, bài văn đã theo trình tự sự kiện trong bài văn hãy sắp xếp lại trật tự các hợp lí chưa? sự kiện 2. Đoạn văn đã có yếu Gạch chân dưới yếu tố Nếu có thể, hãy bổ sung tố miêu tả chưa? miêu tả trong bài văn. thêm yếu tố miêu tả để bài viết chi tiết, sinh động hơn 3. Đoạn văn đã có yếu Vẽ đường lượn dưới yếu Nếu có thể, hãy bổ sung tố biểu cảm chưa? tố biểu cảm trong bài thêm yếu tố biểu cảm cho văn. bài văn.
- PHỤ LỤC 3: Phiếu chỉnh sửa cho bạn Họ tên người chỉnh sửa: Họ tên người viết: Lần chỉnh sửa: Yêu cầu: Em hãy đọc câu chuyện của bạn và giúp bạn hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời những câu hỏi sau: 1.Tôi thích điều gì nhất trong bài văn này? 2. Bài văn có thu hút ấn tượng không? 3. Bài văn có đảm bảo các yêu cầu sau đây hay không? - Đảm bảo yêu cầu bố cục: 3 phần - Mở bài có giới thiệu được nhân vật hay không? - Thân bài: tái hiện và sáng tạo các chi tiết sự việc tiêu biểu hay không? - Kết bài: kết sáng tạo hay kết theo văn bản? 4.Trình tự các sự kiện trong bài văn có được sắp xếp hợp lý không? . . 5. Bài văn có cần bổ sung thêm yếu tố miêu tả không? Nếu có, cần miêu tả thêm điều gì (bối cảnh, con người, hoạt động)? 6. Bài văn có cần bổ sung thêm yếu tố biểu cảm không? (thái độ, cảm xúc của người viết trước các sự kiện) Nếu có, cần bổ sung thêm ở đoạn, câu văn nào?
- . 7. Người viết có nên lược bỏ đoạn hay câu nào trong bài văn không? 9. Hệ thống sự kiện, cốt truyện có rõ ràng hay không? 10. Từ ngữ miêu tả và ngôn ngữ kể có tự nhiên, hấp dẫn hay không? 11. Em có muốn thay đổi kết thúc của câu chuyện hay không? 12. Những sự kiện nào là cốt lõi lịch sử, sự kiện nào là hư cấu thêm 13. Bài văn của em có lỗi chính tả và diễn đạt hay không?.
- PHỤ LỤC 4: Bảng ghi chú hình ảnh Họ tên: . Lớp: Nhiệm vụ: Em hãy phác thảo lại sự kiện chính trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy bằng hình ảnh và màu sắc vào các khung. Sau đó viết ngắn gọn vào dòng bên dưới để giải thích cho hình vẽ
- PHỤ LỤC 5: SẢN PHẨM PHIẾU TÌM Ý CỦA HỌC SINH
- PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ HÌNH ẢNH BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
- - . . Date