Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học - Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Phú Vang năm 2016

doc 54 trang vanhoa 8141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học - Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Phú Vang năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_danh_gia_thuc_trang_va_de.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học - Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Phú Vang năm 2016

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển về kinh tế, các vấn đề dân sinh như y tế, giáo dục, văn hóa, cũng ngày càng được quan tâm và đầu tư. Con người và hoạt động sống của con người đang từng ngày tạo ra rất nhiều loại chất thải khác nhau như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải trong lĩnh vực nông- lâm-ngư nghiệp dưới những dạng rắn, lỏng, khí. Trong số những loại chất thải đó không thể không nhắc tới chất thải BV bởi những đặc tính nguy hại của loại chất thải này khi đưa ra môi trường. Bên cạnh các lợi ích phục vụ dân sinh thì các cơ sở y tế cũng đồng thời tạo ra một khối lượng CTYT rất lớn, nhất là CTRYT. Xu thế áp dụng các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh cũng như việc gia tăng sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế đã khiến lượng CTRYT phát sinh ngày càng nhiều, trong đó có nhiều nhóm chất thải thuộc loại nguy hiểm đối với môi trường và con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải BV có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và các cơ sở y tế tư nhân, 70% các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện xử lý chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; CTRYT nguy hại tại 30% các cơ sở y tế tuyến huyện còn lại phải được xử lý ban đầu trước khi thải ra môi trường . Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025, trong đó đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015 là 100% lượng CTYT nguy hại tại các cơ sở được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng CTRYT nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường; đến năm 2025 thì 100% lượng CTRYT nguy hại tại các 1
  2. cơ sở y tế thu gom, vận chuyển và xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường [28],[31]. Trong thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực triển khai công tác quản lý CTYT. Trong năm 2015 tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện là 68.400 kg trong đó chất thải lây nhiễm chiếm 3.600 kg, chất thải thông thường chiếm 64.800 kg. Bệnh viện đã thực hiện phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn theo đúng quy trình của Bộ Y tế, lượng chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp đốt tại lò đốt bệnh viện là 3.600 kg. Nhằm nâng cao nhận thức của viên chức y tế hàng năm Bệnh viện đã phối hợp với các phòng chức năng Sở Y tế, bệnh viện Trung ương Huế tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn đồng thời bệnh viện đã không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trại các khoa để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại Tuy nhiên tại BV huyện vẫn còn một số bộ phận chưa thực hiện đầy đủ các quy định quản lý CTYT [1],[32],[33],[34]. Để có góc nhìn tổng quát về hiện trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện huyện, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý CTRYT phù hợp, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Phú Vang năm 2016” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu hiện trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện Phú Vang 2. Đề xuất giải pháp quản lý CTRYT tại các cơ sở y tế tuyến huyện. 2
  3. Chương1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1.1. Khái niệm - Chất thải y tế (CTYT): là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. CTYT có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí. - CTYT nguy hại: CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người,môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. - Quản lý CTYT: là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Quản lý CTYT: là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom,vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [6]. 1.1.2. Phân loại Hiện nay, ở nước ta cách phân loại được sử dụng theo quy chế quản lý CTYT ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau [6],[11]: 1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm: - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, lưỡi dao mỗ, đinh mỗ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. 3
  4. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. 1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại: - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế. - Chất gây độc tế bào gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị hóa trị liệu. - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 1.1.2.3. Chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dung trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 /10/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 1.1.2.4. Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng Oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. 1.1.2.5. Chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly) - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. 4
  5. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu ngoại cảnh. 1.1.3. Thành phần CTRYT Thành phần và tính chất của CTRYT (CTRYT) dựa trên đặc tính lý, hóa bao gồm: Bông vải sợi (bông băng, gạc, quần áo, khăn lau, vải, drap, ); giấy (hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ công việc hành chính, ); nhựa (hộp đựng, bơm tiêm, bơm tiêm thủy tinh, ống nghiệm); kim loại (Dao kéo, kim tiêm); bệnh phẩm, bộ phận cơ thể bị cắt bỏ; hóa chất, thuốc hết hạn sử dụng Chất thải sinh hoạt (vỏ bánh, hoa quả, lá cây, thức ăn thừa ) [6],[10],[11]. Tỷ lệ các loại CTRYT theo ước lượng trung bình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho các nước đang phát triển như sau: 80% là chất thải thông thường, 15% là chất thải lây nhiễm và chất thải giải phẫu, 3% là chất thải hóa học nguy hại và dược phẩm, 1% là chất thải sắc nhọn, <1% là chất thải đặc biệt như: chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất, kim loại nặng như nhiệt kế vỡ, pin hỏng [36]. Tại Việt Nam, thành phần CTRYT cũng tương tự đánh giá của WHO, khoảng 75- 80% chất thải BV là chất thải thông thường, khoảng 20- 25% CTRYT nguy hại, trong đó chủ yếu là CTRYT có tính lây nhiễm. Thành phần CTRYT có thể tái chế trên 25% tổng lượng CTRYT phát sinh trong BV (BV) [8],[9]. 1.1.4. Tác động của CTRYT lên môi trường và sức khỏe con người 1.1.4.1. Tác động của CTRYT đến các thành phần môi trường Bất kỳ một loại chất thải nào cũng có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thành phần môi trường và sức khỏe con người, trong đó CTRYT đặc biệt là rác thải nguy hại có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân. Trong tình hình quản lý rác chưa được tốt như nước ta hiện nay thì việc tác động của nó lên các thành phần môi trường là điều không thể tránh khỏi. Do quá trình đô thị hóa, hầu hết các BV nằm xen lẫn với các khu dân cư, việc đốt rác, chôn lấp rác thải y tế không hợp vệ sinh thường làm ô nhiễm không 5
  6. khí, ô nhiễm môi trường, chỉ có một số ít BV lớn trong cả nước làm tốt công tác quản lý nhưng cũng chỉ hoàn thành tốt ở khâu phân loại, thu gom, còn vấn đề xử lý vẫn là một dấu hỏi lớn. Hiện nay ở nước ta hệ thống xử lý CTYT hoạt động hiệu quả thấp. Nói về tính chất nguy hại của CTYT, trước hết phải khẳng định, đã là CTYT thì đều có khả năng tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Rác thải y tế, nhất là rác thải nguy hại là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu phát tán ra môi trường. chúng có thể gây nhiễm độc hoặc lây truyền các bệnh nhiễm trùng cho người tiếp xúc với chất thải. đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất trong nhóm này chính là những người trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý chất thải. Gây ô nhiễm môi trường nước: Rác sinh hoạt, nếu rác hữu cơ trong môi trường nước nó sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian cuối cùng là khoáng chất và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí tạo ra các hợp chất trung gian và các sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2 có nguy cơ gây ô nhiễm nước, làm nước có mùi khó chịu, tăng độc tính. Ngoài ra, rác sinh hoạt còn chứa một lượng lớn các vi sinh vật và vi trùng gây ô nhiễm nguồn nước. Đối với CTYT nguy hại thì nghiêm trọng hơn vì đặc tính chứa nhiều mầm bệnh và các hóa chất độc hại nếu không quản lý tốt khi vào nguồn nước sẽ gây ra những tác động cực kỳ nghiêm trọng. Các loại chất độc hại lan truyền vào nguồn nước làm suy giảm chất lượng nước mặt, nếu xâm nhập vào nước ngầm sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó, nếu nơi tập trung không có mái che, nhà lưu giữ rác không có nền đảm bảo vệ sinh thì nước mưa sẽ hòa tan, vận chuyển các chất đi xa gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất. Tác động đến môi trường đất: Các mầm bệnh, ký sinh trùng, hóa chất độc hại trong rác thải y tế nếu xử lý chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm đất, suy thoái đất, làm cho đất không canh tác được và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe 6
  7. con người thông qua nguồn nước, các sản phẩm nuôi trồng. Nếu rác thải hữu cơ được phân hủy trong môi trường đất, nó cũng có thể là nguồn cung cấp dinh dưỡng nhưng nếu lượng rác quá lớn thì đất sẽ thành nơi chứa rác. Tác động đến môi trường không khí: Các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn trong rác có thể phát tán trong không khí, lan truyền bệnh cho con người và động vật. Mặt khác quá trình phân giải rác thải tạo ra nhiều mùi hôi thối, khó chịu. Chất thải phóng xạ còn phát ra các loại tia phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được quản lý tốt. Khí thải thoát ra từ quá trình đốt CTRYT nguy hại ở một số lò đốt trong các cơ sở y tế không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến không khí nhiều nhất. Khí thải này gây ra nhiều khói bụi và mùi hôi ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống xung quanh, trong số đó có các chất đặc biệt nguy hiểm như Furan, Dioxin là những chất gây nên quái thai. 1.1.4.2. Tác động của CTYT đến sức khỏe con người - Tác động trực tiếp đến sức khỏe: CTYT là môi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ Các nghiên cứu dịch tể học trên thế giới đã chứng minh các chất thải BV có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, công đồng dân cư nếu CTYT không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các đường: vết da bị xây xát hoặc bị thương, đường hô hấp Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người đó là thông qua hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải y tế trong các BV, cơ sở y tế. Tất cả những người phơi nhiễm với rác thải đều có nguy cơ bị mắc bệnh: bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính BV, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách thăm bệnh nhân, người làm trong các cơ sở lưu giữ, xử lý chất thải, với các mức độ khác nhau tùy theo từng loại CTYT. 7
  8. - Tác động gián tiếp đến sức khỏe: Do ô nhiễm môi trường hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột hoặc ô nhiêm môi trường không khí do phát sinh mùi hôi thối khó chịu. Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, chuột, gián, các trung gian truyền bệnh này sẽ có nguy cơ dẫn đến lan tràn dịch bệnh nhanh chóng từ các BV, từ CTYT không được xử lý đúng cách. Cũng như vậy, nước thải BV không được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn phát tán các mầm bệnh vào các nguồn nước (nước mặt, nước ngầm). Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đường tiêu hóa do vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, trứng giun, nhiễm khuẩn hô hấp do lao, phế cầu khuẩn, bệnh nghề nghiệp, nhiễm khuẩn da, bệnh do trực khuẩn than, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan A, B, C Một trong những ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người đó là người dân ăn các thực phẩm, các nông sản được trồng trên đất ô nhiễm, nguồn nước mặt, nước ngầm bị nhiễm khuẩn nên dễ bị nhiễm bệnh. - Ảnh hưởng của CTYT đến sức khỏe cộng đồng: Các nghiên cứu ở Việt Nam đã có đánh giá về tình hình thương tích của cán bộ, nhân viên BV do các vật sắc nhọn gây ra. Một số nghiên cứu đã đề cập đến những ảnh hưởng của CTYT đối với cộng đồng nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào đánh giá thực trạng của CTYT đối với sức khỏe con người. + Các nguy cơ về mặt y tế công cộng: HIV/AIDS,Viêm gan B và C, các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,Viêm nhiễm qua truyền máu, viêm nhiễm da, ảnh hưởng phóng xạ + Gây phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh đến cộng đồng: Các mầm bệnh và hóa chất gây độc hại đi vào môi trường đất, nước, không khí nếu không được quản lý tốt [2],[3],[8]. 1.2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CTYT 1.2.1. Khái niệm quản lý CTYT 8
  9. Quản lý CTYT là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [6],[7]. 1.2.2. Quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRYT - Phân loại CTYT là hoạt động phân tách chất thải thành các nhóm và đưa vào các dụng cụ chứa theo quy định. Bất kỳ ai làm phát sinh chất thải đều phải thực hiện việc phân loại ngay tại nguồn. Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo đúng quy định. - Thu gom CTYT là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữu tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. Các CTYT nguy hại (CTYTNH) không được để lẫn trong chất thải thông thường. Tần suất thu gom ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải. - Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy. CTYTNH và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa, phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất 1 lần một ngày và khi cần. Khi vận chuyển CTYTNH ra ngoài cơ sở y tế phải sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng để đảm bảo vệ sinh, đúng quy định. - Lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế: CTYTNH và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt. Chất thải tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng. - Tái chế, tái sử dụng chất thải rắn thông thường: chất thải thông thường được tái chế phải đảm bảo không có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Chất thải được phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải. 9
  10. - Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy. - Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường 1.2.3. Quy định tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển CTRYT - Màu sắc của dụng cụ chứa đựng CTYT phải theo mã màu sắc phù hợp với từng loại chất thải, gồm: màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất phóng xạ, màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ, màu trắng đựng chất thải tái chế. - Túi, hộp, thùng đựng CTYT phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, chất liệu, có mã màu sắc và biểu tượng chỉ lọai chất thải phù hợp theo quy định. - Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô 1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 1.3.1. Tình hình quản lý CTRYT trên Thế giới Xu hướng của Thế giới hiện nay là tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng CTYTNH thông qua phân loại tốt và nâng cao tỷ lệ tái sử dụng, các BV ở phương Tây đều sử dụng lại tất cả những dụng cụ, hóa chất có thể tái sinh với điều kiện đáp ứng đúng quy định an toàn y tế. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ban hành chính sách quản lý an toàn CTYT, theo đó, khuyến khích việc xử lý an toàn để tái sử dụng, tái chế CTYT. Phương pháp xử lý khử nhiễm hiệu quả nhất đối với các chất thải ô nhiễm vi sinh vật là hấp ướt trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ 121°C- 134°C. Một phương pháp cũng có thể được sử dụng là tiệt trùng khử nhiễm bằng các hóa chất khử trùng. Quy trình khử nhiễm để tái chế chất thải nên được thực hiện ngay tại BV nhằm hạn chế chuyển chất thải ô nhiễm ra môi trường bên ngoài. WHO hỗ trợ U-crai-na triển khai thành công dự án tái chế CTYT [36]. 10
  11. Đối với các quốc gia đang phát triển, việc quản lý môi trường chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với chất thải BV. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia như Ấn độ và Trung quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở BV. Đặc biệt ở Ấn độ từ năm 1998 Chính phủ đã ban hành Luật về “Phế thải y tế: Lập thủ tục và quản lý”; trong bộ Luật này có ghi rõ ràng các phương pháp tiếp nhận phế thải, phân loại phế thải cùng việc xử lý và di dời đến các bãi rác. Do đó vấn đề phế thải độc hại của quốc gia này đã được cải thiện rất nhiều. Hiện tại, trên Thế giới ở hầu hết các quốc gia kỹ nghệ, trong các BV, xử lý chất thải đều có thiết lập hệ thống xử lý bằng lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại chất thải từ 1000°C đến trên 4000°C, đây là phương pháp tiêu diệt triệt để mầm bệnh [35],[37],[38]. 1.3.2. Tình hình quản lý CTRYT tại Việt Nam Trong thời gian qua, tại các cơ sở khám chữa bệnh tỷ lệ BV có thực hiện phân loại CTRYT là 95,6% và thu gom CTRYT hàng ngày là 90,9%. Phương tiện thu gom CTYT như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý CTYT. Chỉ có 50% các BV phân loại, thu gom CTRYT đạt theo yêu cầu Quy chế quản lý CTYT [5],[9]. Tỷ lệ BV xử lý CTRYT bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi sóng, nhiệt ướt khử khuẩn CTRYT nguy hại là 29,4%, số BV hợp đồng với công ty môi trường thuê xử lý là 39,8% và 30,8% BV xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của BV . Hiện có 369 lò đốt 2 buồng, 127 lò đốt 1 buồng. Trong đó đa số lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường [4], [14]. Theo dự kiến của nhiều chuyên gia, trong những năm tới do sự gia tăng dân số, mức sống của người dân ngày một nâng cao, các BV được phát triển và mở rộng, lượng rác thải BV sẽ tiếp tục tăng và nguy hại hơn nữa, còn người có quyết định về tài chính thì không quan tâm đến những rủi ro do CTYT. 11
  12. Việc thu gom CTYT ngoài hộ lý thì các đối tượng khác chưa được đào tạo để tham gia vào họat động quản lý CTYT. Không đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy CTYT. Việc lưu trữ CTYT: chưa có xe chuyên dụng để chuyên chở CTYT. Một số công ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển CTYT. Chỉ 18,75% các BV CTYT được vận chuyển ra khỏi BV bằng xe chuyên dụng của công ty môi trường đô thị. Xử lý và tiêu hủy CTYT: Thiêu đốt là chủ yếu tại các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải, nguyên liệu chính là củi và dầu do vậy khí thải rất nhiều khói, bụi, ngoài ra việc xử lý, tiêu hủy CTYT còn sử dụng phương pháp chôn lấp tại bãi rác công cộng hoặc chôn trong khuôn viên BV [11],[14],[15],[16]. Chính vì những bất cập trên đây mà Bộ Y tế cho rằng quan tâm xử lý chất thải BV là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của công tác khám chữa bệnh. Ngày 15 tháng 11 năm 2011, Thủ tưởng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 (tại Quyết định số 2038/QĐ-TTg). Thực hiện Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ trong thời gian qua Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020; xây dựng hướng dẫn thực hiện Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 gửi Sở y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành để hướng dẫn thực hiện Đề án; phối hợp các Bộ ngành và đơn vị liên quan xây dựng dự án để thực hiện Đề án, cụ thể phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời cũng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự án: “Nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý CTYT tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam” [26],[27],[28],[29],[30],[31]. 12
  13. 1.3.3. Những vấn đề trong quản lý CTRYT ở nước ta hiện nay Qua thực tế kiểm tra, Bộ Y tế đã chỉ ra 6 bất cập đang tồn tại tại các BV trong vấn đề quản lý chất thải đó là: - Việc phân loại CTRYT còn chưa đúng quy định: Cho đến nay ở hầu hết các BV công tác quản lý CTRYT đều chưa hợp lý từ khâu thu gom, phân loại và xử lý. Sự phân công trách nhiệm chưa cụ thể, thiếu nhân viên được đào tạo về quản lý CTYT. - Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn mà nguyên nhân sâu xa nhất đó là thiếu kinh phí, nguồn hỗ trợ cho công tác này còn hạn hẹp. - Xử lý và tiêu hủy chất thải gặp nhiều khó khăn: giá các lò đốt rác thải quá đắt để có thể trang bị cho các BV và chi phí xử lý quá cao cho dù có lò đốt đi nữa thì việc hoạt động thường xuyên cũng hiếm vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế cho các BV. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, phương tiện phục vụ cho việc xử lý rác thải. - Thiếu các cơ sở tái chế chất thải: rác thải y tế có chứa một phần lớn rác được phép tái chế, song để đảm bảo vệ sinh cho các sản phẩm tái chế để có thể sử dụng an toàn thì cần phải có các cơ sở tái chế hoạt động theo một quy trình riêng, cụ thể phù hợp với loại rác thải có những đặc tính riêng biệt này. - Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải BV. - Vấn đề quản lý CTYT thông thường có thể tái chế còn nhiều bất cập từ khâu thu gom, vận chuyển cho đến lưu giữ để bán cho các cơ sở tái chế phải được kiểm tra, theo dõi chặt chẽ nhằm tránh hiện tượng những vật dụng có khả năng lây nhiễm được sử dụng lại chẳng hạn cần làm biến dạng các vật dụng đó trước khi bán ra ngoài 13
  14. Về hiện trạng quản lý CTYT, báo cáo cho biết: 73,3% BV đã xử lý CTRYT nguy hại bằng lò đốt tại chỗ hoặc bằng lò đốt tập trung; 95,6% BV đã thực hiện phân loại rác thải; 80,4% BV có hệ thống cống thu gom nước thải [23]. 1.3.4. Một số đặc điểm về công tác tổ chức quản lý CTYT tại BV Phú Vang BV Đa khoa Phú Vang là BV hạng 2 với quy mô 90 giường kế hoạch và 230 giường thực kê, số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình/ngày 160 bệnh nhân, số bệnh nhân khám ngoại trú trung bình/ngày 350 lượt. BV đã tiến hành làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Sở tài nguyên Môi trường phê duyệt theo Quyết định số 125/QĐ-TNMT-MT. Hệ thống xử lý nước thải BV đã đi vào hoạt động thường xuyên và đã được Chủ tịch UBND tỉnh cấp giấy phép xả thải vào môi trường theo Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 16/8/2013. Một số kết quả chính về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh có liên quan đến việc làm phát sinh chất thải: 6 tháng Nội dung ĐVT 2014 2015 đầu 2016 Giường bệnh kế hoạch Giường 90 90 90 Giường bệnh thực kê Giường 180 200 230 Tổng số khoa, phòng Khoa, phòng 18 18 19 Tổng số lần khám Lượt 61.056 62.046 48.341 Tổng số bệnh nhân điều trị Nội trú Bệnh nhân 10.118 10.896 6.161 Số ngày điều trị Nội trú Ngày 43.318 57.702 31.837 Ngày điều trị bình quân Ngày 4,69 5,50 5,17 Tổng số phẫu thuật Lần 5.826 6.638 4.337 Số bệnh nhân điều trị Ngoại trú Bệnh nhân 3.529 5.078 2.935 Số lần chụp X quang Lần 13.664 15.558 9.467 Số lần Nội soi Lần 335 572 710 Số lần xét nghiệm Lần 61.388 71.715 47.136 14
  15. 1.4. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ VANG. - Trụ sở chính: Tổ dân phố Hòa Tây, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Cơ cấu tổ chức BV: + Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc. + Các phòng chức năng: Kế hoạch Nghiệp vụ, Tổ chức Hành chính , Kế toán Tài chính, Điều dưỡng. + Các khoa lâm sàng: Hồi sức Tích cực Chống độc, Khám bệnh Cấp cứu, Nội, Nhi, Y học Cổ truyền- Phục hồi chức năng, Truyền Nhiễm, Ngoại Tổng hợp, Sản, Tai Mũi Họng- Mắt- Răng Hàm Mặt, Gây mê Hồi sức, Dinh Dưỡng, Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Dược. + Các khoa Cận lâm sàng: Chẩn đoán Hình ảnh, Xét nghiệm, - Số lượng cán bộ viên chức: 127 Bảng 1.9. Tình hình cán bộ viên chức của BV Sau đại học Đại học Trung học Khoa, Tổn N PG C C K K Th B Đ H D Khá Đ H D Khá phòng g số ữ S- K K T T sĩ s D S S c D S S c TS II I V V Tổng số 127 82 0 5 2 15 8 12 5 7 3 6 34 6 1 1 22 Ban Giám 3 0 0 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 đốc Phòng 18 6 0 0 0 1 1 1 1 0 0 5 0 0 0 0 9 Chức năng Khoa Lâm 95 69 0 3 1 12 7 10 4 0 3 1 34 6 0 1 13 sàng Khoa Cận 11 7 0 1 0 1 0 1 0 7 0 0 0 0 1 0 0 Lâm sàng 15
  16. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Bác sĩ, Dược sĩ làm việc tại các khoa được nghiên cứu. - Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý đang làm việc tại các khoa được nghiên cứu. - Các sổ sách, hồ sơ, biểu mẫu thống kê, báo cáo về CTRYT của các khoa được nghiên cứu. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu - Các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Phú Vang. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Cở mẫu nghiên cứu - Cở mẫu dùng để thu thập thông tin và mô tả thực trạng về quy trình quản lý chất thải y tế: chọn tất cả các khoa lâm sàng và cận lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Phú Vang gồm 13 khoa - Cở mẫu dùng để đánh giá về kiến thức của viên chức y tế về chất thải y tế: Nghiên cứu chọn tất cả viên chức y tế trực tiếp tham gia hoạt động khám bệnh chữa bệnh tại bệnh viện [24]. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu 2.2.3.1. Mô tả quy trình quản lý CTRYT tại bệnh viện Đa khoa Phú Vang - Thu thập các thông tin về thực trạng tình hình phát sinh và quản lý CTRYT của 13 đơn vị nghiên cứu 16
  17. - Trên cơ sở quy trình quản lý CTRYT ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế; Quyết định số 277/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ y tế về “Quy trình thanh tra về quản lý chất thải y tế”, tiến hành các nội dung nghiên cứu sau [3],[11]: + Mô tả thực trạng điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý CTRYT. + Mô tả sự tuân thủ quy trình về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý ban đầu CTRYT. 2.2.3.2. Kiến thức về quản lý CTRYT - Kiến thức chung về chất thải y tế - Kiến thức về phân loại và thu gom CTRYT - Kiến thức về xử lý ban đầu CTRYT - Kiến thức về vận chuyển và lưu giữ CTRYT 2.2.3.3. Thái độ của nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế - Tầm quan trọng của quy trình quản lý CTRYT - Tầm quan trọng của công tác tổ chức quản lý CTRYT 2.2.3.4. Thực hành quản lý CTRYT - Thực hành về phân loại và thu gom CTRYT - Thực hành về vận chuyển CTRYT - Thực hành về xử lý ban đầu CTRYT 2.2.3.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế - Đặc điểm chung của nhân viên y tế: giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, vị trí việc làm, số năm công tác, tham dự tập huấn về quản lý chất thải y tế. - Các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành 2.2.4. Biến số nghiên cứu và cách thức đánh giá 2.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Giới: Nam, Nữ 17
  18. - Tuổi: theo 4 nhóm tuổi: ≤ 30 tuổi, 31- 40 tuổi, 41- 50 tuổi, 51- 60 tuổi. - Nghề nghiệp: Nhóm 1: bác sĩ, dược sĩ; Nhóm 2: Điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên; nhóm 3: Hộ lý - Vị trí việc làm: Khối điều trị tích cực, gây mê hồi sức, khám bệnh cấp cứu gồm 03 khoa; khối Ngoại, Sản và chuyên khoa lẻ gồm 03 khoa, khối Nội, Nhi, Truyền nhiễm và Y học cổ truyền gồm 04 khoa, khối cận lâm sàng gồm 03 khoa. - Số năm công tác: <10 năm; từ 10 đến 20 năm; trên 20 năm. - Tham dự tập huấn về quản lý chất thải y tế: Có, Không - Số lần tham gia tập huấn: < 3 lần, ≥ 3 lần. 2.2.4.2. Phương tiện phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT - Phân loại CTRYT: Không/ Có (Đạt/ không đạt) - Xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao ngay tại nơi phát sinh: Không/ Có (Đạt/ không đạt) - Thu gom CTRYT: Không/ Có (Đạt/ không đạt) - Quy định thời gian, tần suất và đường vận chuyển CTRYT:Không/ Có (Đạt/ không đạt) - Tiêu chuẩn nơi lưu giữ CTRYT: Không/ Có (Đạt/ không đạt) - Hệ thống xử lý ban đầu CTRYT: Không/ Có (Đạt/ không đạt) 2.2.5. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.5.1. Cách thức tiến hành thu thập thông tin - Cán bộ thu thập thông tin là viên chức y tế. - Phối hợp với các khoa được nghiên cứu tổ chức điều tra thực địa. 2.2.5.2. Đánh giá quy trình quản lý CTRYT tại các khoa nghiên cứu - Dùng các bảng kiểm được xây dựng dựa trên cơ sở Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 về Quy chế quản lý chất thải y tế và Quyết định số 277/QĐ-BYT ngày 24 tháng 1 năm 2013 về “Quy trình thanh tra về Quản lý chất thải y tế” của Bộ trưởng Bộ Y tế [6],[11]. 18
  19. - Các cán bộ thu thập số liệu trực tiếp quan sát, kiểm tra và điền thông tin vào bảng kiểm: + Thu thập thông tin từ các lãnh đạo về hệ thống quản lý và trách nhiệm quản lý chất thải y tế. + Quan sát và mô tả cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện và thực hiện quy trình quản lý chất thải y tế. 2.2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT của nhân viên y tế - Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dựa trên các tiêu chí quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế, bộ câu hỏi phỏng vấn gồm: + Thông tin chung về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. + Khảo sát kiến thức về quản lý CTRYT. + Đánh giá thái độ của nhân viên y tếvề công tác quản lý CTRYT. + Đánh giá thực hành của nhân viên y tế về quy trình quản lý CTRYT. - Cán bộ thu thập số liệu trực tiếp phỏng vấn, ghi nhận trung thực thông tin theo sự lựa chọn của đối tượng được phỏng vấn vào bộ câu hỏi. 2.2.5.4. Xác định khối lượng CTRYT phát sinh tại các khoa được nghiên cứu - Định lượng toàn bộ CTRYT phát sinh hàng ngày của từng khoa trong tháng, tính khối lượng trung bình theo ngày/khoa; ngày/giường bệnh theo loại CTRYT thông thường và chất thải nguy hại. - Cán bộ thu thập số liệu phỏng vấn nhân viên phụ trách thu gom CTRYT ở các khoa. 2.2.6. Thang điểm đánh giá 2.2.6.1. Đánh giá quy trình công tác tổ chức và phương tiện quản lý CTRYT * Bảng kiểm đánh giá về phương tiện thực hiện công tác quản lý CTRYT gồm 5 nhóm tiêu chí chính, mỗi nhóm tiêu chí chính có nhiều tiêu chí phụ, mỗi 19
  20. tiêu chí phụ được kiểm tra, quan sát và chấm điểm như sau: Không = 0 điểm; Có + không đạt = 1 điểm; Có + đạt = 2 điểm. - Tổng số điểm đạt của tiêu chí chính = tổng số điểm đạt của các tiêu chí phụ - Tổng số điểm của 5 nhóm tiêu chí chính tối đa là 50 điểm. - Đánh giá: Đạt: ≥ 25 điểm; Không đạt: < 25 điểm. - Xếp loại: Tốt:≥90% số điểm;Khá: 70 đến <90%;Trung bình: 50 đến <70%. * Bảng kiểm đánh giá thực hiện quy trình quản lý CTRYT có 6 nhóm tiêu chí chính, mỗi nhóm tiêu chí chính có nhiều tiêu chí phụ được kiểm tra, quan sát và chấm điểm như sau: Không:0điểm; Có+không đạt:1điểm; Có+đạt:2 điểm.Tổng điểm đạt của tiêu chí chính = tổng điểm đạt của các tiêu chí phụ cộng lại. - Tổng số điểm của 6 nhóm tiêu chí chính tối đa là 50 điểm. - Đánh giá: Đạt: ≥ 25 điểm; Không đạt: < 25 điểm. - Xếp loại: Tốt: ≥90% số điểm;Khá:70 đến <90%;Trung bình: 50 đến <70%. 2.2.6.2. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT của nhân viên y tế Xây dựng thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRYT: mỗi câu trả lời đúng = 1 điểm, trả lời sai hoặc không có ý kiến = 0 điểm.Đối với câu trả lời có nhiều lựa chọn, câu trả lời đúng khi đối tượng nghiên cứu trả lời đúng tất cả các lựa chọn. * Kiến thức về quy trình quản lý CTRYT: 50 câu tương ứng với 50 điểm. - Đánh giá chung:Đạt: ≥ 25 điểm; Không đạt: < 25 điểm. - Xếp loại:Tốt:Đạt ≥80% số điểm;Khá:70- <80%;Trung bình: 50- <70%. - Tổng số câu hỏi kiến thức về chất thải y tế gồm 10 câu tương ứng với 10 điểm. Đánh giá “đạt” khi đạt ≥ 05/10 điểm; “không đạt” khi đạt < 05/10 điểm. - Tổng số câu hỏi kiến thức về phân loại gồm 10 câu tương ứng với 10 điểm. Đánh giá “đạt” khi đạt ≥ 05/10 điểm; “không đạt” khi đạt < 05/10 điểm. - Tổng số câu hỏi kiến thức về thu gom gồm 10 câu tương ứng với 10 điểm. Đánh giá “đạt” khi đạt ≥ 05/10 điểm; “không đạt” khi đạt < 05/10 điểm. 20
  21. - Tổng số câu hỏi kiến thức về xử lý gồm 6 câu tương ứng với 6 điểm. Đánh giá “đạt” khi đạt ≥ 3/6 điểm; “không đạt” khi đạt 02/04 điểm; “không đạt” khi đạt ≤ 02/04 điểm. - Tổng số câu hỏi thực hành về vận chuyển gồm 4 câu tương ứng với 4 điểm. Đánh giá “đạt” khi đạt > 2/4 điểm; “không đạt” khi đạt ≤ 2/4 điểm. 2.2.8. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu sau khi thu thập được nhập vào phần mềm Excel, phần mềm thống kê SPSS16 được sử dụng trong phân tích số liệu. Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 sẽ được sử dụng trong thống kê phân tích 21
  22. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 3.1.1. Nhân lực quản lý chất thải y tế Bảng 3.1. Phân bố nhân lực quản lý chất thải y tế Nhân lực ĐD, KTV, Bác sĩ Hộ lý Tổng cộng Khối làm việc NHS ĐTTC& GMHS 7 16 2 25 Sản, Ngoại, CKL 8 17 2 27 Nội Nhi Truyền nhiễm 9 19 4 31 Cận lâm sàng 6 9 2 18 Tổng cộng 30 61 10 101 Nhận xét: Tất cả các khối đều có nhân lực phục vụ công tác quản lý CTRYT trong đó mỗi khoa đều có 01 nhân viên phụ trách công tác này. Bảng 3.2. Nhân viện thu gom, vận chuyển chất thải y tế Nhân lực ĐD, KTV, Hộ lý Tổng cộng Khối làm việc NHS ĐTTC& GMHS 10 2 12 Sản, Ngoại, CKL 10 2 12 Nội Nhi Truyền nhiễm 12 4 16 Cận lâm sàng 5 2 7 Tổng cộng 37 10 47 Nhận xét: Tất cả các khối đều có nhân lực phục vụ công tác thu gom và vận chuyển chất thải y tế, trong đó mỗi khoa đều có điều dưỡng, hộ lý phụ trách công tác thu gom và vận chuyển CTRYT. 3.1.2. Các chỉ số thực trạng quản lý CTRYT tại bệnh viện Đa khoa Phú Vang 22
  23. Bảng 3.3. Khối lượng phát sinh CTRYT tại các khối làm việc Trong đó Khối làm việc Đơn vị tính Tổng số CTRYT CTYTNH Kg/ngày/khối 15,5 11,5 4 ĐTTC& GMHS Kg/ngày/GB(*) 0,7 0,52 0,18 Kg/ngày/khối 53,7 50 3,7 Sản, Ngoại, CKL Kg/ngày/GB(*) 0,7 0,65 0,05 Kg/ngày/khối 50,2 48 2,2 Nội Nhi Truyền nhiễm Kg/ngày/GB(*) 0,4 0,37 0,02 Kg/ngày/khối 6,6 4,2 2,4 Cận lâm sàng Kg/ngày/GB(*) 2,2 1,41 0,78 Kg/ngày/khối 125,9 113,7 12,2 Tổng cộng Kg/ngày/GB(*) 0,5 0,45 0,05 (*) Tính theo tổng số giường thực kê tại thời điểm nghiên cứu Nhận xét: Khối lượng chất thải phát sinh trung bình là 0,5kg/ngày/GB trong đó CTRYT là 0,45kg/ngày/GB và CTRYTNH là 0,05kg/ngày/GB. Bảng 3.4. Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ, phương tiện đựng, vận chuyển Tổng số điểm đạt Điểm Sản, Nội Nhi TT Tiêu chí chuẩn ĐTTC& Ngoại, Truyền CLS đạt tối đa GMHS CKL nhiễm 1 Mã màu sắc 8 5,33 4,67 4,67 6,67 2 Túi 8 6,67 7 6,67 5,33 3 Hộp 14 12 12 11,7 11,3 4 Thùng 14 8,33 9 8,67 8,33 5 Xe vận chuyển 6 4,67 4 4 4,67 Tổng cộng 50 37 36 35,7 36,3 Tỷ lệ 74% 72% 71,4% 72,6% Xếp loại Khá Khá Khá Khá Nhận xét: Tuân thủ quy định về dụng cụ, phương tiện đựng và vận chuyển CTRYT cả 04 khối đều xếp loại khá, trong đó cao nhất là khối ĐTTC& GMHS:37 điểm (74%), thấp nhất là khối Nội Nhi Truyền nhiễm:35,7điểm (71,4%). 23
  24. Bảng 3.5. Thực trạng tuân thủ quy định phân loại, thu gom, vận chuyển , lưu giữ, xử lý CTRYT Điểm Tổng số điểm đạt T chuẩn Sản, Nội Nhi Tiêu chí ĐTTC& T đạt tối Ngoại, Truyền CLS GMHS đa CKL nhiễm 1 Phân loại 4 4 4 4 4 2 Thu gom 16 13,67 14,67 13 14 3 Vận chuyển 6 4,33 4,33 4,33 5,33 4 Lưu giữ 14 11,33 11,67 10,67 13,67 5 Xử lý CTRYT 4 3,67 4 3,67 4 lây nhiễm 6 Xử lý CTRYT 6 4 3 3 5 thông thường Tổng cộng 50 41 41,7 38,7 46 Tỷ lệ 82% 83,4% 77,4% 92% Xếp loại Khá Khá Khá Tốt Nhận xét: Tuân thủ quy định phân loại, thu gom, vận chuyển , lưu giữ, xử lý CTRYT xếp loại tốt ở khối CLS và đạt loại khá ở các khối còn lại, trong đó cao nhất là khối CLS với tỷ lệ 92% 3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ CTRYT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ 3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.6. Phân bố giới của đối tượng nghiên cứu Khối làm việc ĐTTC& Sản, Ngoại, Nội Nhi Đặc điểm CLS Tổng số GMHS CKL Truyền nhiễm n % n % n % n % N % Nam 6 30 9 26,5 9 37,5 9 39,1 33 32,7 Giới Nữ 14 70 25 73,5 15 62,5 14 60,9 68 67,3 Tổng cộng 20 19,7 34 33,7 24 23,8 23 22,8 101 100 24
  25. Nhận xét: Đối tượng nữ chiếm tỷ lệ 67,3% cao hơn nam giới (32,7%), trong đó nữ thuộc khối Sản, Ngoại, CKL chiếm tỷ lệ cao nhất 73,5%. Bảng 3.7. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu Khối làm việc ĐTTC& Sản, Ngoại, Nội Nhi Đặc điểm CLS Tổng số GMHS CKL Truyền nhiễm n % n % n % n % N % ≤ 30 10 50 8 23,5 6 25 5 21,7 29 28,7 31- 40 5 25 21 61,8 12 50 14 60,9 52 51,5 Tuổi 41- 50 4 20 2 5,9 3 12,5 3 13,1 12 11,9 51-60 1 5 3 8,8 3 12,5 1 4,3 8 7,9 Nhận xét: Nhóm tuổi 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,5%, nhóm tuổi 51- 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7,9%. Bảng 3.8. Phân bố năm công tác của đối tượng nghiên cứu Khối làm việc ĐTTC& Sản, Ngoại, Nội Nhi Đặc điểm CLS Tổng số GMHS CKL Truyền nhiễm n % n % n % n % N % 20 3 15 2 5,9 3 12,5 3 13,1 11 10,8 Nhận xét: Số năm công tác 20 Chiếm tỷ lệ thấp nhất với 10,8%. 25
  26. Bảng 3.9. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Khối làm việc Sản, Nội Nhi ĐTTC& Đặc điểm Ngoại, Truyền CLS Tổng số GMHS CKL nhiễm n % n % n % n % N % Bs, Ds Chức 4 20 10 29,4 7 29,2 9 39,1 30 29,7 danh ĐD, NHS, 15 75 22 64,7 15 62,5 9 39,1 61 60,4 chuyên KTV môn Hộ lý 1 5 2 5,9 2 8,3 5 21,8 10 9,9 Nhận xét: Nhóm chức danh chuyên môn ĐD, NHS, KTV chiếm tỷ lệ cao nhất với 60,4%. Bảng 3.10. Số lần tập huấn của đối tượng nghiên cứu Khối làm việc Sản, Nội Nhi ĐTTC& Đặc điểm Ngoại, Truyền CLS Tổng số GMHS CKL nhiễm n % n % n % n % N % Có 18 90 30 88,2 21 87,5 20 87 89 88,1 Tập huấn Không 2 10 4 11,8 3 12,5 3 13 12 11,9 Số lần tập < 3 lần 18 90 31 91,2 18 75 17 73,9 84 83,2 huấn ≥ 3lần 2 10 3 8,8 6 25 6 26,1 17 16,8 Nhận xét: Có 88,1 % đối tượng nghiên cứu có tham gia tập huấn về quản lý CTRYT, trong đó tập huấn < 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 83,2% 3.2.2. Kiến thức về thực hiện quy chế quản lý CTRYT 26
  27. Bảng 3.11. Kiến thức chung về thực hiện quy chế quản lý CTRYT Đạt Không Tổng Trung Khối làm việc đạt Tốt Khá cộng bình n % n % n % n % n % ĐTTC& GMHS 0 0 20 100 2 10 8 40 10 50 Sản, Ngoại, CKL 4 11,8 30 88,2 2 6,7 3 10 25 83,3 Nội Nhi Truyền nhiễm 0 0 24 100 6 25 6 25 12 50 Cận lâm sàng 1 4,3 22 95,7 2 9,1 5 22,7 15 68,2 Tổng cộng 5 5 96 95 12 12,5 22 22,9 62 64,6 Nhận xét: Khối ĐTTC& GMPT và Nội Nhi Truyền nhiễm đạt tỷ lệ kiến thức tốt cao nhất với 100%, khối Sản, Ngoại, CKL đạt tỷ lệ thấp nhất với 88,2%, khối Nội Nhi Truyền nhiễm đạt kiến thức chung tốt cao nhất với tỷ lệ 25% Bảng 3.12. Kiến thức chung về chất thải y tế Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 19 95 1 5 Sản, Ngoại, CKL 22 64,7 12 35,3 Nội Nhi Truyền nhiễm 22 91,7 2 8,3 P = 0,011 Cận lâm sàng 20 87 3 13 Tổng cộng 83 82,2 18 17,8 Nhận xét: Khối ĐTTC& GMPT đạt kiến thức chung về chất thải y tế cao nhất với tỷ lệ 95% , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 Bảng 3.13. Kiến thức về phân loại CTRYT Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 19 95 1 5 Sản, Ngoại,CKL 34 100 0 0 Nội Nhi Truyền nhiễm 24 100 0 0 P= 0,252 Cận lâm sàng 23 100 0 0 Tổng cộng 100 99 1 1 27
  28. Nhận xét: Các khối đều đạt kiến thức về phân loại chất thải y tế trên 95% trong đó có 3 khối đạt tỷ lệ 100%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 Bảng 3.14. Kiến thức về thu gom CTRYT Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 19 95 1 5 Sản, Ngoại, CKL 34 100 0 0 Nội Nhi Truyền nhiễm 24 100 0 0 P= 0,252 Cận lâm sàng 23 100 0 0 Tổng cộng 100 99 1 1 Nhận xét: Các khối đều đạt kiến thức về thu gom chất thải y tế trên 95% trong đó có 3 khối đạt tỷ lệ 100%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 Bảng 3.15. Kiến thức về xử lý ban đầu CTRYT Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 20 100 0 0 Sản, Ngoại, CKL 28 82,4 6 17,6 Nội Nhi Truyền nhiễm 24 100 0 0 P= 0,042 Cận lâm sàng 21 91,3 2 8,7 Tổng cộng 93 92,1 8 7,9 Nhận xét: Khối Nội Nhi Truyền nhiễm đạt kiến thức về xử lý ban đầu chất thải y tế cao nhất với tỷ lệ 66,7% và thấp nhất là khối Sản, Ngoại, CKL với tỷ lệ 38,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Bảng 3.16. Kiến thức về lưu giữ và vận chuyển CTRYT Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 20 100 0 0 Sản, Ngoại, CKL 28 82,4 6 17,6 Nội Nhi Truyền nhiễm 24 100 0 0 P= 0,042 Cận lâm sàng 21 91,3 2 8,7 Tổng cộng 93 92,1 8 7,9 28
  29. Nhận xét: Khối ĐTTC& GMHS và Nội Nhi Truyền nhiễm đạt kiến thức về lưu giữ và vận chuyển chất thải y tế cao nhất với tỷ lệ 100%,thấp nhất là khối Sản, Ngoại, CKL với tỷ lệ 85,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05 3.2.3. Thái độ của NVYT đối với công tác quản lý CTRYT Bảng 3.17. Thái độ của NVYT đối với công tác quản lý CTRYT Đúng Không đúng Khối làm việc n % n % ĐTTC& GMHS 20 100 0 0 Sản, Ngoại, CKL 34 100 0 0 Nội Nhi Truyền nhiễm 24 100 0 0 Cận lâm sàng 23 100 0 0 Tổng cộng 101 100 0 0 Nhận xét: Tất cả các khối đều có thái độ đúng với công tác quản lý CTRYT 3.2.4. Thực hành của NVYT về phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ CTRYT Bảng 3.18. Thực hành chung về quản lý CTRYT Đạt Không Tổng Tốt Khá Trung Khối làm việc đạt cộng bình n % n % n % n % n % ĐTTC& GMHS 0 0 20 100 14 70 6 30 0 0 Sản, Ngoại, CKL 1 2,9 33 97,1 16 48,5 16 48,5 1 3 Nội Nhi Truyền nhiễm 0 0 24 100 6 25 17 70,8 1 4,2 Cận lâm sàng 0 0 23 100 11 47,8 12 52,2 0 0 Tổng cộng 1 1 100 99 47 47 51 51 2 2 Nhận xét: Có 3 khối đạt thực hành chung về quản lý CTRYT với tỷ lệ 100%, khối Sản, Ngoại, CKL đạt tỷ lệ 97,1% 29
  30. Bảng 3.19. Thực hành về phân loại, thu gom CTRYT Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 20 100 0 0 Sản, Ngoại, CKL 33 97 1 3 Nội Nhi Truyền nhiễm 23 95,8 1 4,2 P= 0,830 Cận lâm sàng 22 95,7 1 4,3 Tổng cộng 98 97 3 3 Nhận xét: Khối ĐTTC& GMHS đạt thực hành về phân loại, thu gom CTRYT cao nhất với tỷ lệ 100%, thấp nhất là khối Cận lâm sàng với 95,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Bảng 3.20. Thực hành về vận chuyển CTRYT Đạt Không đạt Khối làm việc p n % n % ĐTTC& GMHS 20 100 0 0 Sản, Ngoại, CKL 33 97 1 3 Nội Nhi Truyền nhiễm 23 95,8 1 4,2 P= 0,655 Cận lâm sàng 23 100 0 0 Tổng cộng 99 98 2 2 Nhận xét: Khối ĐTTC& GMHS và Cận lâm sàng đạt thực hành về vận chuyển CTRYT 100%, thấp nhất là khối Nội Nhi Truyền nhiễm với tỷ lệ 95,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 3.3.YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ CTRYT 3.3.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức về thực hiện quy chế quản lý CTRYT 30
  31. Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức và giới về quản lý CTRYT Kiến thức Giới Đạt Không đạt p n % n % Nam 31 93,9 2 6,1 Nữ 66 97,1 2 6,1 P=0,451 Tổng cộng 97 96 4 4 Nhận xét: Tỷ lệ nữ có kiến thức đạt về quản lý CTRYT là 98,5 % cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05. Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức và số năm công tác về quản lý CTRYT Kiến thức Số năm Đạt Không đạt p công tác n % n % 20 năm 10 90,9 1 9,1 Tổng cộng 97 96 4 4 Nhận xét: Tỷ lệ có kiến thức đạt về quản lý CTRYT ở nhóm công tác >20 năm có tỷ lệ cao nhất: 100%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05 31
  32. Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và chức danh chuyên môn về quản lý CTRYT. Kiến thức Chức danh Đạt Không đạt p chuyên môn n % n % DS, BS 28 93.3 2 6,7 ĐD, NHS, KTV 59 97,1 1 2,9 P=0,587 Hộ lý 10 100 0 0 Tổng cộng 97 96 4 4 Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức ở nhóm đều đạt tỷ lệ trên 95%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.25. Mối liên quan giữa kiến thức và số lần tập huấn về quản lý CTRYT Số lần Kiến thức tham dự Đạt Không đạt p tập huấn n % n % 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 94,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 3.3.2. Yếu tố liên quan đến thực hành về thực hiện quy chế quản lý CTRYT Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thực hành và giới về quản lý CTRYT Thực hành Giới Đạt Không đạt p n % n % Nam 32 97 1 3 Nữ 67 98,6 1 1,4 P=0,598 Tổng cộng 99 98 2 2 32
  33. Nhận xét: Tỷ lệ nam có thực hành đạt về quản lý CTRYT là 100 % cao hơn nữ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thực hành và tuổi về quản lý CTRYT Thực hành Tuổi Đạt Không đạt p n % n % ≤ 30 29 100 0 0 31- 40 51 98,1 1 1,9 41- 50 11 91,7 1 8,3 P= 0,356 51- 60 8 100 0 0 Tổng cộng 99 98 2 2 Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đạt về quản lý CTRYT ở các nhóm tuổi đều đạt trên 98%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kế với p 20 năm 11 100 0 0 Tổng cộng 99 98 2 2 Nhận xét: Tỷ lệ có thực hành đạt về quản lý CTRYT ở các nhóm đều có tỷ lệ trên 97%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.39. Mối liên quan giữa thực hành, chức danh chuyên môn về quản lý CTRYT. Thực hành Chức danh Đạt Không đạt p chuyên môn n % n % DS, BS 29 96,7 1 3,3 ĐD, NHS, KTV 60 98,4 1 1,6 P=0,770 Hộ lý 10 100 0 0 Tổng cộng 99 98 2 2 33
  34. Nhận xét: Tỷ lệ thực hành ở nhóm chức danh chuyên môn đều đạt cao trên 96%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thực hành và số lần tập huấn về quản lý CTRYT Số lần Thực hành tham dự Đạt Không đạt p tập huấn n % n % < 3 lần 83 98,8 1 1,2 ≥3 lần 16 94,1 1 5,9 P=0,028 Tổng cộng 99 98 2 2 Nhận xét: Tỷ lệ có thực hành đạt ở nhóm có số lần tập huấn <3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 98,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 34
  35. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. MÔ TẢ SỰ TUÂN THỦ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CTRYT Vấn đề quản lý CTRYT đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà quản lý, các dịch vụ y tế ngày càng phát triển góp phần quan trọng trong việc phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, chất lượng hơn, nhưng các chất thải trong quá trình hoạt động là vấn đề cần phải quan tâm xử lý [12],[26]. Bệnh viện Phú Vang là bệnh viện đa khoa hạng 2 tuyến huyện hoàn thiện về mô hình tổ chức với 15 khoa và 04 phòng chức năng, mỗi ngày khám và chữa bệnh cho khoảng hơn 160 bệnh nhân nội trú và 400- 450 bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú, bệnh viện là cơ sở thực hành của trường Cao đẳng Y tế Huế, trường Trung cấp Âu Lạc Huế cho nên hàng ngày đã thải ra một lượng CTRYT khá lớn ra môi trường từ các dịch vụ y tế của bệnh viện, từ sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Vì vậy nếu không quản lý tốt CTRYT sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân. Bệnh viện đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh công nhận được phép xả nước thải vào hệ thống công cộng từ ngày16/8/2013 theo Quyết định số 1567/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Quy trình quản lý CTRYT là một chuỗi các hoạt động bao gồm quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. 4.1.1. Nguồn nhân lực thực hiện quy trình quản lý CTRYT - Giám đốc bệnh viện có nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại như quy định tại Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường); Quy chế quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế); Hướng dẫn 35
  36. công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT- BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế) - Hội đồng Kiểm soát Nhiễm khuẩn (KSNK): được thành lập ngày 18/11/2014 theo Quyết định số 229/QĐ-TTYT của Giám đốc TTYT. Hội đồng bao gồm 01 Chủ tịch (Phó Giám đốc), 01 Phó chủ tịch (Trưởng khoa KSNK), 01 ủy viên thường trực và 16 ủy viên là trưởng khoa phòng trong bệnh viện. Chức năng nhiệm vụ là chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định KSNK trong BV. - Khoa KSNK: thành lập năm 2008 với tên gọi khoa Chống nhiễm khuẩn sau đó đổi tên thành khoa KSNK, có chức năng nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 17 chương III của Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế. - Mạng lưới KSNK: gồm đại diện các khoa lâm sàng, hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của khoa KSNK, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 18 chương III của Thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế. 4.1.2. Phát sinh chất thải và phân loại Về khối lượng CTRYT: Khối lượng chất thải rắn thay đổi theo từng khu vực, theo mùa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như lưu lượng bệnh nhân, thói quen của nhân viên y tế trong khám chữa bệnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi thống kê tổng lượng CTRYT/ ngày, lượng CTRYT trung bình/GB/ ngày, tỷ lệ CTRYT/tổng lượng CTYT để xem xét về khối lượng phát thải hàng ngày và so sánh với các bệnh viện khác để có cơ sở xem xét lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý, như: kinh phí xử lý chất thải, mua sắm bổ sung các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, bố trí nhân lực Qua bảng 3.3 cho thấy tổng số lượng CTRYT/ ngày của bệnh viện gia tăng theo số lượng tăng giường bệnh và khác nhau tùy theo từng khối làm việc. Lượng chất thải y tế/GB/ ngày tại bệnh viện Phú Vang 0,5kg/GB/ngày, theo kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới 1994 thì lượng rác thải/GB/ngày ở bệnh viện tuyến huyện (0,5- 1,8kg/GB/ngày). Qua phân tích cho thấy lượng CTRYT/GB/ngày ở bệnh viện Phú Vang thuộc mức thấp là do bệnh viện đã thực hiện tốt việc phân loại CTYT, mặc 36
  37. khác cũng có thể là do sự thay đổi về quy định phân loại CTRYT theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT [17],[18],[25]. So sánh theo từng khối làm việc, ở bàng 3.3 cho thấy lượng CTYT phát sinh cao nhất ở khối có giường bệnh là khối ĐTTC&GMHS và Sản, Ngoại, CKL 0,7kg/GB/ngày), nhưng theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thanh tại Đà Nẵng cho thấy lượng CTRYT phát sinh tại khoa Hồi sức Cấp cứu rất cao: 1,08kg/GB/ngày. Việc phân loại CTYT không chỉ chú trọng vào việc phân loại chất thải mà còn thực hiện đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. 4.1.3. Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ, phương tiện đựng CTRYT Bệnh viện đã tổ chức phân loại và cô lập chất thải tại nguồn theo hướng giảm thiểu CTYTNH trên cơ sở tăng cường kiểm tra giám sát để NVYT phân loại và cô lập đúng, tránh nhầm lẫn. Các chất thải ngay sau khi được phân loại được cô lập vào túi nilon, thùng theo mã màu do Bộ Y tế quy định cụ thể như sau: - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc, găng tay cao su, bơm tiêm, dây chuyền, ống dẫn lưu, ống thông, ống hút dịch ) được thu gom vào xô, túi nilon màu vàng ngay tại nơi phát sinh nguồn thải. - Chất thải sắc nhọn: kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, lưỡi dao mổ, đinh mỗ, lam xét nghiệm được thu gom vào thùng, hộp an toàn, hoặc chai nhựa tận dụng để đựng. - Chất thải giải phẫu được thu gom riêng vào túi, xô màu vàng. - Chất thải thông thường như giấy báo, giấy in, thức ăn thừa, bột bó trong gãy xương được thu gom vào túi nilon màu xanh. Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ, phương tiện đựng và vận chuyển CTRYT xếp loại khá ở tất cả các khối. 4.1.4. Thực trạng phân loại và thu gom trong khoa, phòng - Mặc dù bệnh viện đã cố gắng thực hiện quy trình quản lý CTRYT nhưng hoạt động phân loại thực tế trong bệnh viện chưa đáp ứng đúng các quy định hiện 37
  38. hành. Theo khảo sát và quan sát thực tế thì nguyên nhân dẫn đến việc phân loại chưa đảm bảo do: chưa trang bị đủ, đúng, trang thiết bị thu gom chưa đạt chuẩn, nhân viên y tế chưa tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc về phân loại chất thải, kiểm tra thực hành phân loại tại các khoa chưa được quan tâm, hoạt động kiểm tra giám sát của lãnh đạo bệnh viện và các bộ phận chức năng còn yếu, đầu tư cơ sở vật chất phương tiện cho việc phân loại chất thải chưa được quan tâm đúng mức. - Hàng năm bệnh viện đã tổ chức tập huấn hướng dẫn việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT. - Chất thải nguy hại được thu gom ngày sau khi kết thúc nhiệm vụ chuyên môn và tập trung chất thải tại khu lưu giữ tập trung. - Khó khăn thường gặp: do hoạt động bệnh viện có những thời điểm lưu lượng bệnh nhân khám và điều trị nội trú cùng với sự thiếu hụt trang thiết bị thu gom nên có lúc hoạt động thu gom chưa đảm bảo, các thùng thu gom tại các khoa có lúc vượt quá mức 3/4 thùng. Số lượng túi, hộp cung cấp đôi lúc không đủ để phục vụ công tác thu gom, quản lý thiếu đồng bộ. 4.1.5. Vận chuyển bên trong bệnh viện - Chất thải được vận chuyển từ các khoa về nơi lưu giữ tập trung của bệnh viện bằng xe chưa đúng theo quy định như xe phải có nắp, mã màu phù hợp với từng loại chất thải. - Người vận chuyển là hộ lý của khoa KSNK, tần suất vận chuyển 01lần/ngày và khi cần. Nhân viên vận chuyển được trang bị phương tiện bảo hộ, không xách túi chất thải trong quá trình vận chuyển. Việc phân luồng vận chuyển còn gặp nhiều khó khăn do chưa có đường đi riêng. 4.1.6. Lưu giữ trong bệnh viện BV có khu thu gom và lưu giữ CTRYT tập trung có cửa khóa, có biển báo và nội quy. Phương tiện vận chuyển chất thải được bố trí tại khu vực riêng biệt có vòi nước và cách xa khu vực điều trị, đảm bảo đủ hóa chất xử lý. 38
  39. Nhìn chung đã thực hiện tương đối tốt về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn theo Quy chế quản lý chất thải của Bộ Y tế. Việc tiêu hủy CTRYT được thực hiện tại lò đốt của BV. Tuy nhiện công tác này đang phải đối mặt với những khó khăn, hạn chế nhất định về nhận thức của viên chức y tế, cung ứng trang thiết bị và phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển Kết quả bảng 3.5 cho thấy việc tuân thủ quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRYT xếp loại tốt ở khối CLS với 46điểm (92%). 4.1.7. Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại: Bệnh viện tự xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ lò đốt tại khu xử lý chất thải tập trung của BV với khối lượng 12kg/ngày. Riêng đối với chất thải phóng xạ (nước rửa phim) BV xử lý băng cách trả lại cho nhà cung ứng phim. 4.2. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ CTRYT 4.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực thực hiện quy trình quản lý CTRYT Công tác quản lý CTYT được chính người có trách nhiệm cao nhất cơ quan là Giám đốc BV chịu trách nhiệm và đã thành lập các hội đồng theo đúng quy định, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo triển khai các hoạt động quản lý CTYT.Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát toàn bộ viên chức y tế BV, kết quả ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ Nữ ở các khối đều chiếm tỷ lệ cao, trung bình Nữ chiếm 67,3%. Ở bảng 3.7 cho thấy độ tuổi cao nhất ở các khối là 31- 40 tuổi với tỷ lệ trung bình là 51,5%. Ở bảng 3.8 cho thấy nhóm có số năm công tác < 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%. Ở bảng 3.9 chỉ nhóm ĐD, NHS, KTV có tỷ lệ cao nhất 60,4%. Nhóm tham gia tập huấn dưới 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 83,2% Trong quản lý CTYT thì yếu tố con người rất quan trọng, cho dù có hệ thống trang thiết bị, phương tiện đắt tiền hiện đại nhưng nếu con người không hiểu hết tác hại và tầm quan trọng của chúng thì hệ thống hoạt động vẫn không có hiệu quả. Nghiên cứu của Lê Thị Tài và cộng sự về “Thực trạng quản lý chất thải y tế tại sáu bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh” cũng đua ra nhận xét: “Tổ chức và nhân lực 39
  40. cho quản lý và xử lý CTYT: thiếu nhân viên được đào tạo về xử lý CTYT, vận hành, bảo trì lò đốt gây khó khăn không đảm bảo hiệu quả xử lý chất thải, đặc biệt ở các lò đốt đặt tại BV. Đây là một thực trạng chung trong việc đầu tư nhân lực cho công tác quản lý CTYT ở nước ta: thiếu nhân lực và yếu về mặt chuyên môn [21]. Theo “Báo cáo kết quả quan trắc môi trường y tế tại 12 bệnh viện các tỉnh thành khu vực phía Nam năm 2007 ” do Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh khảo sát cho biết: có 6/12 BV thành lập Ban chỉ đạo quản lý CTYT chiếm tỷ lệ 50%. Đối với các BV không thành lập Ban chỉ đạo quản lý CTYT mà chỉ thành lập Hội đồng chống nhiễm khuẩn thì hoạt động ít hiệu quả hơn so với các BV có Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo quản lý CTYT hoạt động chuyên nghiệp hơn, có kế hoạch cụ thể hơn, có trách nhiệm của các khoa phòng trong công tác thu gom CTYT nên việc phân loại và xử lý CTYT tốt hơn [13],[18],[20]. 4.2.2. Kiến thức của nhân viên y tế về quy trình quản lý CTRYT 4.2.2.1. Kiến thức chung về quy trình quản lý CTRYT Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ đối tượng phỏng vấn có mức hiểu biết đạt yêu cầu kiến thức chung về quy trình quản lý CTRYT chiếm tỷ lệ 95% và tương đối đồng đều ở các khối nghiên cứu, trong đó cao nhất là khối ĐTTC&GMHS và Nội, Nhi, Truyền nhiễm với tỷ lệ 100% . Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Tài và cs (2003) nghiên cứu 203 nhân viên y tế tại 6 BV: Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Yên Bái, Quảng Nam về thực trạng hiểu biết về CTYT cho biết tỷ lệ nhân viên y tế hiểu biết đạt về rác chiếm 88,2% và của Hồ Tấn Hòa nghiên cứu thực trạng quản lý CTYT tại các cơ sở y tế công lập ở thành phố Sóc Trăng năm 2009 là 74% [17],[21],[22]. Qua bảng 3.12 cho thấy mức độ đạt kiến thức chung về CTYT đạt cao nhất là 95% ở khối ĐTTC%GMHS, và thấp nhất là 64,7% ở khối Ngoại, Sản, CKL, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 4.2.2.2. Kiến thức về phân loại và thu gom CTRYT 40
  41. Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy đối tượng phỏng vấn ở các khối có kiến thức đạt về phân loại và thu gom rác y tế chiếm tỷ lệ trên 95% trong đó có 3khối đạt tỷ lệ cao nhất với 100%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Hồ Tấn Hòa nghiên cứu thực trạng quản lý CTYT tại các cơ sở y tế công lập ở thành phố Sóc Trăng năm 2009 là 82%. Theo quy chế quản lý CTYT việc hiểu biết đầy đủ các loại rác y tế không đơn giản và nếu người cán bộ y tế có hiểu biết tốt sẽ thuận lợi trong công tác quản lý và xử lý rác thải y tế tại đơn vị. Sự nguy hại của CTYT không phải chỉ ở những chất thải nhiễm khuẩn mà còn có những chất thải không nhiễm khuẩn nhưng là rất độc hại như chất phóng xạ, chất độc tế bào, hóa chất phòng xét nghiệm [17],[18],[19]. 4.2.2.3. Kiến thức về xử lý ban đầu CTRYT Xử lý ban đầu CTRYT cũng là một khâu quan trọng nhằm hạn chế việc phát thải vi sinh vật có thể có từ CTRYT trong quá trình vận chuyển ra môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến người vận chuyển CTRYT. Chúng ta biết rằng, trong CTRYT thường chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như Tụ cầu, HIV, vi rút viêm gan B, các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết xuyên đâm, qua niêm mạc, qua đường hô hấp do hít phải, qua đường tiêu hóa do nuốt, ăn phải. CTRYT còn là nơi “cung cấp” các vi khuẩn gây bệnh, nhất là từ khoa Truyền nhiễm của BV. Như vậy, nếu không xử lý ban đầu CTRYT trước khi vận chuyển sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và nhất là của những người tiếp xúc trực tiếp với CTRYT. Tỷ lệ đối tượng hiểu biết tốt về xử lý ban đầu CTRYT trong nghiên cứu của chúng tôi đạt trên 82%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ này thấp so với nghiên cứu của Lê Thị Tài (88,2%),cao hơn Hồ Tấn Hòa (74,5%) và Nguyễn Ngọc Thanh (46,5%) [17],[21],[25]. 4.2.2.4. Kiến thức về vận chuyển và lưu giữ CTRYT Tỷ lệ đối tượng hiểu biết đạt về vận chuyển và lưu giữ rác y tế trong nghiên cứu của chúng tôi là trên 82,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết 41
  42. quả này thấp hơn nghiên cứu của Khúc Thị Minh Nguyệt (95,6%) và Hồ Tấn Hòa (96,3%) [17],[19]. 4.2.3. Thái độ của NVYT đối với công tác quản lý CTRYT Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết đầy đủ của NVYT về ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường và sức khỏe là rất cần thiết bởi vì họ là những người liên quan trực tiếp với CTYT. Ngoài việc phải tự bảo vệ mình tránh những ảnh hưởng của CTYT, mỗi NVYT phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, cho cộng đồng và giúp cho cộng đồng có nhiều hiểu biết để tránh được những ảnh hưởng đó. Hơn nữa, trong quản lý CTYT đòi hỏi tất cả mọi người trong các công đoạn của quy trình quản lý CTYT này bắt đầu từ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý đến nhân viên vận chuyển chất thải, xử lý CTYT đều phải có sự hiểu biết đầy đủ về nguy cơ của CTYT và vai trò của quản lý CTYT trong việc bảo vệ sức khỏe, bởi vì từ chỗ có kiến thức đến thực hành đúng còn đòi hỏi phải có nhận thức và thái độ đúng đắn, có thời gian và sự rèn luyện thường xuyên nhưng nếu không có thái độ đúng dắn thì khó có thể thực hành đúng. Để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng khỏi những ảnh hưởng của CTYT đòi hỏi sự hiểu biết và thái độ đúng đắn của tất cả những người có liên quan đến CTYT như đã nói đến ở trên.Qua kết quả ở bảng 3.17 với 100% đối tượng có thái độ đúng đắn về công tác quản lý CTRYT, qua đó cho thấy các đối tượng nghiên cứu đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý CTRYT từ đó đi đến thực hành đúng. Nghiên cứu của Khúc Thị Kim Nguyệt cho biết, tỷ lệ nhân viên có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quy chế quản lý CTYT tại BV Nhi đồng 2 là 83,1%, tỷ lệ này thấp hơn kết quả của chúng tôi [17],[19]. 4.2.4. Thực hành của NVYT về phân loại, thu gom và vận chuyển CTRYT Tỷ lệ thực hành chung về quản lý CTYT qua bảng 3.18 cho thấy tỷ lệ đạt yêu cầu là trên 97% trong đó có 3 khối đạt tỷ lệ 100%. Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác quản lý chất thải y tế tại một số BV ở 42
  43. bang New Delhi ở Ấn Độ qua phòng vấn 156 NVYT cho thấy tỷ lệ NVYT có hành vi tốt với công tác quản lý CTYT chiếm 83,5%, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi . Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành trong công tác quản lý CTYT tại một số BV ở thung lũng Kathmandu- Nepal (2007) qua phỏng vấn 180 NVYT cho biết tỷ lệ NVYT có hành vi tốt với công tác quản lý CTYT chiếm 62%, tỷ lệ này thấp kết quả nghiên cứu của chúng tôi. 4.2.4.1. Thực hành về phân loại và thu gom CTRYT Kết quả bảng 3.18 cho thấy khối ĐTTC&GMHS đạt thực hành về phân loại và thu gom CTYT có tỷ lệ cao nhất là 100%, và thấp nhất là 95,7% ở khối CLS, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Qua thực tế đánh giá thấy rằng các khối được nghiên cứu thực hiện tốt vấn đề này, việc phân loại đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thường, tách riêng chất thải sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm, thông qua việc thu gom, phân loại chất thải sắc nhọn được đựng trong các hộp an toàn hoặc chai nhựa sau đó chuyển tới lò đốt rác. Tại Việt nam qua nghiên cứu của Hoàng Thị Liên (2009) tại BV đa khoa TW Thái Nguyên thì chất thải được phân thành 2 nhóm là chất thải lâm sàng và chất thải sinh hoạt, nhưng có tới 50% số khoa có việc lẫn lộn trong việc sử dụng bao bì theo mã màu như đã sử dụng bì màu đen để đựng chất thải sinh hoạt [18]. 4.2.4.2. Thực hành về vận chuyển CTRYT Qua bảng 3.20 cho thấy khối các khối đạt thực hành về vận chuyển , lưu giữu CTYT với tỷ lệ cao nhất trên 95% , sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Về cơ bản đạt yêu cầu, BV đã thực hiện khá đầy đủ các quy định về quản lý CTYT theo quy chế. Chất thải được vận chuyển theo giờ nhất định, phương tiện vận chuyển là các xe đẩy, tuy nhiên theo quan sát thực tế kết quả hoạt động quản lý CTYT chưa đạt mức cao , việc thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu giữ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là mặc dù đủ số thùng rác, đặt đúng nơi quy định nhưng trong quá trình vận chuyển vẫn còn hiện tượng rơi rớt rác thải trong 43
  44. quá trình vận chuyển chứa trong các thùng và xe đẩy bị rơi vãi là điều kiện thuận lợi cho việc lây truyền bệnh và ô nhiễm môi trường. Việc lưu giữ rác thải y tế: theo đánh giá của chúng tôi, chất thải y tế đều được lưu giữ trong BV tại nhà lưu giữ có mái che, có hệ thống thoát nước tốt, có nơi lưu giữ chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt riêng, đồng thời có cửa khóa để tránh côn trùng gặm nhấm, có nơi rửa tay cho NVYT, tuy nhiên BV vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu về bảo quản lạnh. Trong điều kiện hiện nay cùng với việc số lượng bệnh nhân ngày càng tăng thì lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn nếu không chú trọng đến vấn đề này thì sẽ không đảm bảo vệ sinh môi trường là điều không thể tránh khỏi. 4.3. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ CTRYT 4.3.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức về quản lý CTRYT * Liên quan giữa kiến thức đúng và giới về quản lý CTRYT Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy không có sự liên quan giữa giới của NVYT với kiến thức đúng về quy trình quản lý CTRYT của họ, tỷ lệ nữ có kiến thức đạt về quản lý CTRYT là 97,1% cao hơn nam có tỷ lệ là 93,9%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. *Liên quan giữa kiến thức đúng và tuổi về quản lý CTRYT Qua kết quả bảng 3.22 chúng tôi nhận thấy không có sự liên quan giữa tuổi của NVYT với kiến thức đúng về quy trình quản lý CTRYT. Tỷ lệ có kiến thức đạt về quản lý CTRYT ở các nhóm tuổi đạt trên 87,5% trong đó nhóm tuổi 41-45 có tỷ lệ cao nhất là 100%. * Liên quan giữa kiến đúng và số năm công tác về quản lý CTRYT Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy không có sự liên quan giữa số năm công tác của NVYT với kiến thức đúng về quy trình quản lý CTRYT của họ, tỷ lệ kiến thức đạt về quản lý CTRYT ở nhóm công tác 10-20 năm chiếm tỷ lệ cao 44
  45. nhất là 97,1% và thấp nhất là nhóm công tác >20 năm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. * Liên quan giữa kiến thức đúng và chức danh chuyên môn về quản lý CTRYT: Qua kết quả bảng 3.24 chúng tôi nhận thấy không có sự liên quan giữa chức danh chuyên môn với kiến thức đúng về quy trình quản lý CTRYT của họ, tuy nhiên theo nghiên cứu của Khúc Thị Kim Nguyệt và cs có sự khác biệt giữa kiến thức về phân loại rác y tế của NVYT với chức danh nghề nghiệp của họ [19]. * Liên quan kiến thức đúng và số lần tập huấn về quản lý CTRYT Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy không có sự liên quan giữa số lần tập huấn của NVYT với kiến thức đúng về quy trình quản lý CTRYT của họ. Tỷ lệ có kiến thức đúng ở nhóm có số lần tập huấn > 3 lần chiếm tỷ lệ 94,1%. 4.3.2. Yếu tố liên quan đến thực hành về quản lý CTRYT * Liên quan giữa thực hành đúng và giới về quản lý CTRYT Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nữ thực hành đúng về quản lý CTRYT là 98,6% cao hơn nam 97%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05, nhưng nó đã phản ảnh đúng mối liên quan giữa kiến thức và thái độ, tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với kiến thức đúng của giới được nghiên cứu. * Liên quan giữa thực hành đúng và tuổi về quản lý CTRYT Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thực hành đạt về quản lý CTRYT ở nhóm tuổi 0,05. * Liên quan giữa thực hành đúng và số năm công tác về quản lý CTRYT Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy tỷ lệ thực hành đạt về quản lý CTRYT ở nhóm công tác 10-20 năm là thấp nhất với 94,3%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với thực tế tại BV vì nhóm công tác này năm thường ít quan tâm đúng mức đến các nội dung về quản lý CTRYT hơn các đối tượng khác. 45
  46. * Liên quan giữa thực hành đúng và chức danh chuyên môn về quản lý CTRYT Tỷ lệ thực hành đạt về quản lý CTRYT ở nhóm HL chiếm tỷ lệ cao nhất là 100% và thấp nhất ở nhóm DS, BS với 96,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỷ lệ này cũng hoàn toàn phù hợp vì ở nhóm DS,BS tuy có kiến thức tốt nhất do họ là người không thường xuyên trực tiếp làm công tác này hàng ngày nên tỷ lệ đạt thấp hơn nhóm HL là những người thường xuyên thực hành về quản lý CTRYT hàng ngày. * Liên quan giữa thực hành đúng và số lần tập huấn về quản lý CTRYT Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.30 cho thấy tỷ lệ thực hành đạt về quản lý CTRYT ở nhóm có số lần tập huấn dưới 3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 46
  47. KẾT LUẬN Từ các kết quả thu nhận được trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra các kết luận sau: 1. Tuân thủ quy trình quản lý CTRYT theo quy chế của Bộ Y tế tại bệnh viện Phú Vang - BV đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cấp Sổ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCLNT:46.000090.T vào ngày 12/6/2012. - BV đã được Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 125/QĐ-TNMT-MT ngày 21/8/2009. - BV đã được UBND tỉnh cho phép xả nước thải vào nguồn nước theo Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 16/8/2013. - Tất cả các khoa phòng đều có lãnh đạo và nhân viên phụ trách và thực hiện quy trình quản lý CTRYT tại đơn vị mình: 30 Bác sĩ và Dược sĩ, 61 Điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh viên, 10 hộ lý. - Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ, phương tiện đựng, vận chuyển CTRYT xếp loại khá ở các khối. Việc tuân thủ quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTRYT xếp loại tốt ở khối CLS,loại khá ở các khối khác. - Lượng chất thải phát sinh trung bình của BV là 125,9kg/ngày, trong đó CTRYT lây nhiễm là 12,2kg, bình quân trên một giường trong ngày là 0,5kg. 2. Kiến thức, thái độ và thực hành về quản lý CTRYT - Kiến thức chung về quản lý CTRYT: Hiểu biết đầy đủ về quy trình quản lý: 95%; hiểu biết đầy đủ các loại chất thải y tế: 82,2%; hiểu biết đầy đủ về phân loại 99%, thu gom chất thải: 99%; hiểu biết đầy đủ về xử lý ban đầu 92,1%, hiểu biết đầy đủ về vận chuyển và lưu giữ 92,1%. - Thái độ đối với công tác quản lý CTRYT: thái độ đúng đắn với quy chế quản lý CTYT ở các khối nghiên cứu là 100% 47
  48. - Thực hành đối với công tác quản lý CTRYT: thực hành chung đạt yêu cầu về quản lý CTRYT 99%; thực hành đạt yêu cầu về phân loại và thu gom chất thải y tế: 97%; thực hành đạt yêu cầu về vận chuyển 98% 3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT Trong đề tài này chúng tôi đã tìm được những yếu tố liên quan về thực hiện quy trình quản lý CTRYT như sau: - Kiến thức chung về chất thải y tế và khối làm việc. - Kiến thức về xử lý ban đầu CTRYT và khối làm việc. - Kiến thức về vận chuyển, lưu giữ CTRYT và khhói làm việc. - Thực hành đạt số lần tham gia tập huấn. 48
  49. KIẾN NGHỊ Để công tác quản lý CTRYT được tốt, đảm bảo quy định của Bộ Y tế cũng như hạn chế tác động đến môi trường do chất thải y tế, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1. Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ công tác quản lý CTRYT: - Trang bị thêm và thay thế các thùng rác không đúng quy định. - Tăng cường phương tiện vận chuyển rác. - Sữa chữa, cải tạo nơi lưu giữ và xử lý rác thải cho phù hợp với quy định của Bộ Y tế. 2. Tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện tốt công tác quản lý CTRYT tại các khoa phòng: - Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy trình quản lý CTRYT của nhân viên y tế. - Thường xuyên hướng dẫn bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân thực hiện tốt việc phân loại CTRYT. 3. Công tác đào tạo, đào tạo lại cho nhân viên y tế về quy trình quản lý CTRYT phải thường xuyên và liên tục, đặc biệt đối với Bác sĩ và Dược sĩ. 4. Bổ sung các quy định về đảm bảo an toàn trong công tác quản lý CTRYT, tái sử dụng và tái chế CTRYT và chú trọng công tác thi đua khen thưởng đối với công tác này. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI TRẦN ĐẠI ÁI 49
  50. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bệnh viện Đa khoa Phú Vang (2016), Kế hoạch thực hiện công tác quản lý chất thải y tế, Phú Vang 2016. 2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2006), Danh mục chất thải nguy hại ,(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). 3. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011), Thông tư số `12/2011/TT-BTNMT, ngày 14/4/2011 Quy định về quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2012), Quy chuẩn kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn y tế ,Hà Nội, 2012. 5. Bộ Y tế (2000), Báo cáo tình hình thực hiện công tác quy chế quản lý chất thải tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế. 6. Bộ Y tế (2007), Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 /12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 7. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 18/2009/TT-BYT, Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế. 8. Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2012, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm 2013, Hà Nội, 2012. 9. Bộ Y tế (2012), Công văn số 911/TTrB ngày 07/12/2012 về việc Tăng cường công tác Quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế. 10. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở, Bộ Y tế. 11. Bộ Y tế (2013), Quy trình thanh tra về quản lý chất thải y tế, (Ban hành kèm theo Quyết định số 277/2013/QĐ-BYT ngày 24/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 12. Bộ Y tế (2014), Công văn số 2340/BYT-MT ngày 29/4/2014 về việc tăng cường Quản lý và xử lý chất thải y tế. 50
  51. 13. Đặng Ngọc Chánh (2007), “Kết quả điều tra môi trường y tế tại 9 tỉnh/ thanhfkhu vực phái Nam năm 2007”, Khoa Sức khỏe môi trường Viện Vệ sinh Y tế công cộng, thành phố Hồ Chí Minh. 14. Ngô Kim Chi (2009), “Nghiên cứu thực hành quản lý chất thải y tế và công nghệ xử lý tại Việt Nam”, Tạp chí môi trường, Hà Nội, 4/2009. 15. Nguyễn Thế Đồng (2007), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng nhằm giảm chi phí nhiên liệu trong quá trình thiêu đốt chất thải rắn y tế, Viện công nghệ môi trường, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 2007. 16. Nguyễn Võ Hinh (2013), Nguy cơ môi trường ô nhiễm ảnh hưởng sức khỏe do chất thải y tế, Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Quy Nhơn, 2013. 17. Hồ Tấn Hòa (2009), Nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế công lập ở thành phố Sóc Trăng năm 2009, Luận án chuyên khoa cấp 2, Huế, 2009. 18. Đặng Thị Kim Loan (2010), “Đánh giá tình hình quản lý chất thải y tế trên địa bàn huyện Long Thành năm 2010”, ttytlongthanh.dongnai.gov.vn/tin- tuc/mid/20/t/2. 19. Khúc Thị Kim Nguyệt, Hồ Thị Kim Thoa, Võ Thị Nho, Đào Thị Phụng (2008), “Kiến thức, thái độ, hành vi của nhân viên y tế trong việc thực hiện quy chế quản lý chất thải tại bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2008”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 23, số 3. Tr:75-81. 20. Sở Y tế Sóc Trăng (2008), Báo cáo tổng hợp đề án xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Sóc Trăng, 2008. 21. Lê Thị Tài và cs (2004), “Thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái”, Tạp chí nghiên cứu Y học. Phụ bản, tập 32, số 6, Hà Nội tháng 12 năm 2004. 51
  52. 22. Lê Thị Tài và cs (2006), “Thực trạng quản lý chất thải tại các bệnh viện huyện, tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí nghiên cứu Y học.Tập 5, số 45, tr:1-6. 23. Nguyễn Thị Kim Thái (2011), “Quản lý chất thải từ các bệnh viện Việt Nam, thực trạng và định hướng trong tương lai”, Tạp chí môi trường, Hà Nội 12/2011. 24. Võ Văn Thắng (2011), Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, Nhà xuất bản Đại học Huế. 25. Nguyễn Ngọc Thanh (2009), Nghiên cứu tình hình xử lý và quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện thành phố Đà Nẵng năm 2009, Luận án chuyên khoa 2, Huế, 2010. 26. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 199/TTg ngày 3/4/1997, về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đo thị và khu công nghiệp, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 27.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến 2020,Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 28.Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số170/QĐ-TTg ngày08/02/2012Về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025,Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 29. Thủ tướng Chính phủ (2007), Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg ngày 26/11/2007, Về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 30. Thủ tướng Chính phủ (2007),Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999, Về việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 52
  53. 31.Thủ tướng Chính phủ (2011),Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 Phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 32. Trung Tâm Y tế Dự phòng Thừa Thiên Huế (2011), Báo cáo kết quả thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế của các bệnh viện tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Y tế Thừa Thiên Huế. 33. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Quyết định số 1065/2012/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 Về việc Phê duyệt đề án thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Huế. 34. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 02/7/2012 Về việc Tăng cường quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế, 2012. Tiếng Anh 35. Adel M.Zakaria, Ossama A.Labib, Mona G.Mohamed, Waffaa I.El-shall, Ahmed H.Hussein (2005), “Assessment of Combustion Products of Medical Waste Incinerators in Alexandria”, The Journal of the Egyptian Public Health Assocition (JEPHAss), Vol.80, No3&4, 2005. 36. C. Visvanathan& Radha Adhikari (2006), Healthcare Waste Management in South Asia, South Asia Expert Workshop, 30 August-1 September, 2006 Kathmandu, WHO. 37. David N. Ogbonna (2013), “Characteristics and waste management practices of medical wastes in healthcare institutions in Port Harcourt, Nigeria”, International Scholars Journals, pp.013-021, August, 2013. 38. Enas Shouman, Ghada Al Bazedi, M.H.Sorour and A.G. Abulnour (2013), “Management of Hazardous Medical Waste Treatment in Egypt”, World Applied Sciences Journal 28 (6): 804-808, 2013. 53
  54. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về chất thải y tế 3 1.2. Một số quy định về quản lý chất thải y tế 8 1.3. Tỉnh hình quản lý chất thải rắn y tế .10 1.4. Khái quát về bệnh viện Đa khoa Phú Vang 15 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .16 2.1. Đối tượng nghiên cứu . 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 16 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 22 3.1. Quy trình quản lý CTRYT . . 22 3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT của nhân viên y tế 24 3.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT . 30 Chương 4. BÀN LUẬN . 35 4.1. Mô tả sự tuân thủ quy trình quản lý CTRYT 35 4.2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT của nhân viên y tế 39 4.3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT . 44 KẾT LUẬN 47 KIẾN NGHỊ . 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54