Chuyên đề Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_day_hoc_tich_hop_de_phat_trien_nang_luc_cho_hoc_si.doc
Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Dạy học tích hợp để phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
- động cho học sinh cần chú ý tạo điều kiện để học sinh phát huy được sự hứng thú, tính chủ động sáng tạo chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức một cách nhẹ nhàng, vận dụng linh hoạt kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề trong thực tế đời sống. 3. Các bước triển khai thực hiện Để đẩy mạnh việc dạy tích hợp và gắn với thực tiễn đối với các bộ môn nói chung, môn Toán nói riêng, Trường Nhựt Tân đã thực hiện những bước sau: 1. GV nghiên cứu bài để tìm bài có phần tích hợp và gắn với thực tiễn. 2. GV lập kế hoạch bài giảng có phần tích hợp và gắn với thực tiễn (Giáo viên cần chú ý đến hình thức, phương pháp thực hiện, đồ dùng dạy học, thời gian thực hiện, ). 3. Ban giám hiệu duyệt kế hoạch bài dạy (điều chỉnh, hỗ trợ, ). 4. Giáo viên điều chỉnh lại giáo án (nếu có). 5. Thực hiện giảng dạy trên lớp. 6. Gửi phiếu theo dõi hay trao đổi với phụ huynh về nội dung bài dạy (nếu bài dạy có liên quan đến việc rèn luyện ở nhà). 7. GV báo cáo với BGH hay trong giáo viên (qua buổi tập huấn hay sinh hoạt chuyên môn). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm (những điều cần phát huy hay cần điều chỉnh). IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Những biện pháp mà Trường Tiểu học Nhựt Tân áp dụng trong thời gian qua đã phát huy tác dụng. Chỉ qua thời gian ngắn thực hiện, nhiều kĩ năng của học sinh tiến bộ rất rõ rệt: HS năng động hơn, tư duy được mở rộng, đặc biệt là khả năng vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức Toán học vào thực hành cũng như vào cuộc sống thường nhật của các em và sự lan tỏa đến mọi người xung quanh, gia đình và xã hội Hơn thế nữa, các em có niềm tin vào bản thân mình, ghi nhớ lâu và chắc chắn đối với những kiến thức đã học. Ngoài ra, môi trường học tập cũng thuận lợi hơn khi kích thích được niềm ham thích học tập trong mỗi học sinh. V. KẾT LUẬN Thời gian qua, Trường Tiểu học Nhựt Tân đã đẩy mạnh việc dạy học môn Toán theo hướng tích hợp và gắn Toán học vào thực tiễn đời sống cho học sinh. Việc làm này đã giúp cho học sinh thực sự hứng thú, tiếp thu và vận dụng kiến thức hiệu quả. Nó làm cho các em cảm nhận được Toán học không khô khan, cao siêu mà nó rất gần gũi và hữu ích cho cuộc sống thường nhật của các em. Đồng thời với giáo viên cũng phát huy được khả năng nghiên cứu, sự sáng tạo trong việc vận dụng thực hiện dạy học theo hướng tích cực hiệu quả. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong việc dạy học môn Toán theo định hướng này. Tập thể sư phạm nhà trường sẽ cùng tập trung khai thác những nội dung dạy học có thể tích hợp và gắn với thực tế đời sống hơn nữa để nâng cao chất lượng và tính ứng dụng cho học sinh./. 7
- KIẾN THỨC VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 1. Khái niệm về dạy học tích hợp Dạy học tích hợp được hiểu là những hoạt động của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết. 2. Các hình thức dạy học tích hợp 2.1. Tích hợp trong nội bộ môn học Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong 1 tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. a) Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch, phân môn này với mạch/ phân môn khác. b) Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới. 2.2. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đế nhất định xuyên suốt qua nhiểu cấp lớp. Ví dụ: Trong chương trình hiện hành (và cả chương trình dự kiến) có khá nhiều môn được xây dựng theo hình thức tích hợp liên môn và hiệu quả của hình thức tích hợp này đã được khẳng định trong thực tế. - Các môn học Tìm hiểu tự nhiên và Tìm hiểu xã hội được thể hiện thành môn học Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học. - Hoạt động giáo dục được dự kiến trong chương trình tương lai sẽ tích hợp các nội dung Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật (bao gồm cả Thủ công) và Hoạt động tập thể, 2.3. Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học. Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn là học theo dự án (project - based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Học theo dự án là phương pháp họe tập trong đó giáo viên giao một “dự án cho người học, người học cẩn hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động. Học theo dự án giúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết vấn để, Thương lượng chương trình học là phương pháp học tập trong đó có sự “thỏa thuận” giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn ương trình phù hợp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyển tham gia vào quá trình thiết kế chương trình học. Thương lượng ương trình học giúp người học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người day chọn nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp rười học, giúp người quản lí thấy được chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo. 3. Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học 3.1. Ý nghĩa của dạy học tích hợp - Mỗi tình huống xảy ra trong cuộc sống đểu có mối liên hệ nào đó với tiững tình huống khác. Do vậy, cần phối hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều ih vực khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống hằng ngày. 8
- - Sự phát triển của khoa học ngày càng nhanh, nhiều vấn để mới cần hải đưa vào nhà trường như: bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe, an toàn giao thông , nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học. Tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện ược nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không gây quá tải. - Dạy học tích hợp không gây xáo trộn vẽ sổ lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề dạy học tích hợp, không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật hất và thiết bị dạy học. - Dạy học tích hợp tạo động lực để học sinh tích cực học tập, giúp học sinh học tập thông minh, vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng một cách toàn diện, hài hoà và hợp lí để giải quyết các tình huống mới mẻ, đa dạng rong cuộc sống hiện đại. - Các bài dạy theo hướng tích hợp góp phấn làm cho hoạt động dạy 1ỌC trong nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống ủa bản thân và cộng đổng. - Tích hợp góp phấn giúp đào tạo những người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đê' của cuộc sống hiện đại. Tích hợp củng góp phần đào tạo giáo viên biết cách xử lí các tình huống giáo dục một cách linh hoạt và hiệu quả. Thực tiễn dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục ở tiểu học là minh chứng cho những điều đã được trình bày trên đây. 3.2 Ưu điểm của dạy học tích hợp Dạy học tích hợp có những ưu điểm chính sau đây: - Mục tiêu học tập được người học xác định rõ ràng ngay tại thời điểm học. - Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; các kiến thức hình thành trong bài học gắn liển với kinh nghiệm sống của học sinh. Phương diện Dạy học tích hợp Dạy học một môn Hướng đến mục tiêu chung của một số nội Hướng đến mục tiêu riêng của mỗi môn học. dung thuộc nhiều môn học khác nhau. Phạm vi hẹp, thường tập trung vào việc hình Mục tiêu Phạm vi rộng, Ưu tiên các mục tiêu chung thành các kiến thức và kĩ năng, thái độ đặc thù của nhiều môn học. của môn học. Kết nối những tình huống có liên quan thuộc Xuất phát từ một tình huống có liên quan tới nội Kế hoạch dạy nhiều lĩnh vực khác nhau với lợi ích và sự dung của một môn học. học quan tâm của học sinh, của cộng đồng. Hoạt động học xuất phát từ vấn đế cần giải Hoạt động học diễn ra theo tiến trình đã dự quyết hoặc một dự án cẩn thực hiện, việc tự kiến. Người thiết kế kế hoạch hoạt động thường Tổ chức dạy chủ giải quyết vấn đê' cẩn dựa trên các kiến là giáo viên. học thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau. Học sinh có thể cùng giáo viên thiết kế kế hoạch hoạt động. Trung tâm của Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm Đặc biệt nhắm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn việc dạy chủ mục tiêu lâu dài như là các phương pháp, hạn như kiến thức, kĩ năng đặc thù của môn kĩ năng và thái độ của người học. học. Kết quả của Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng, Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng, thái việc học thái độ gắn với một chủ đề có liên quan đến độ gắn với nội dung bài học cụ thể. nội dung của nhiều môn học, nhiễu lĩnh vực xã hội khác nhau. - Tạo điều kiện để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hài hoà ở nhiều lĩnh vực khác nhau. - Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học có ý nghĩa vì họ giải quyết được một tình huống, một vấn đế trong thực tiễn cuộc sống, từ đó có điều kiện hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng liên quan. 9
- - Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học thú vị vì hoạt động học nhẹ nhàng, nội dung học gần gũi với kinh nghiệm sổng của bản thân. 4. Sự khác biệt giữa dạy học tích hợp và dạy học một môn Thực ra, không cần thiết và không thể phân biệt một cách tuyệt đối dạy học tích hợp và dạy học một môn. Bởi vì một trong các hình thức tích hợp là tích hợp trong nội bộ môn học. Điểu đó cũng có nghĩa là trong nội dung mỗi môn học, ở mức độ nhất định, đều có sự tích hợp. Do vậy, những khác biệt giữa dạy học tích hợp và dạy học một môn được nhăc đến ở đây chỉ là tương đối, không phủ nhận sự tích hợp trong nội bộ mỗi môn học. 5. Quy trình lựa chọn, xây dựng nội dung tích hợp: Hoạt động lựa chọn và xây dựng bài học tích hợp cần thực hiện theo các bước cơ bản sau: Buớc 1: Rà soát chương trình, sách giáo khoa để tìm ra các nội dung dạy học liên quan đến nhau hoặc liên quan đến một vấn đề của đời sống cần giáo dục cho HS. (Bước này có thể thực hiện từ đầu năm học với sự phối hợp của nhiều giáo viên.) Bước 2: Dựa trên kết quả bước 1 để xác định bài học chủ đề tích hợp bao gồm môn học và tên bài học. Bước 3: Xác định mục tiêu của bài học / chuyên đề tích hợp, bao gồm: - Kiến thức. - Kĩ năng. - Thái độ. - Định hướng năng lực. Bước 4: Dự kiến thời lượng (số tiết) cho bài học tích hợp và thời điểm thực hiện bài học tích họp. Bước 5: Xây dựng nội dung cùa bài học tích hợp. Căn cứ vào mục tiêu, thời gian dự kiến (thậm chí cả đặc điểm tâm sinh lí của học sinh và yếu tố địa bàn) để xây dựng nội dung dạy học tích họp. Bước 6: Xây dựng kế hoạch bài học tích hợp (chú ý tới các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học), bao gồm cả kế hoạch và /hoặc công cụ đánh giá. Dưới đây là một số thông tin bổ sung về các bước được trình bày ở trên: 5.1 Lựa chọn nội dung tích hợp Các công việc chính mà giáo viên cần thực hiện trong bước lựa chọn nội dung tích hợp là rà soát, đối sánh chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình các môn học để tìm kiếm và chọn lọc các bài học, các nội dung học vấn có liên quan, từ đó xây dựng thành bài học tích hợp.Công việc này không quá khó khăn nhưng cũng không hề đơn giản, bởi để tìm ra sự liên hệ giữa các bài học, các nội dung học vấn từ các nôn học khác nhau đòi hỏi người giáo viên vừa phải am tường vẽ chuyên nôn (nắm chắc chuẩn kiến thức, kĩ năng, chương trình các môn học; hiểu sâu sắc nội dung học vấn từng môn học), đồng thời phải có ít nhiểu kinh Ìghiệm nghề nghiệp (tức là năng lực sư phạm). Tìm kiếm ỷ tưởng để xây dựng bài học tích hợp có ý nghĩa hết sức quan rọng vì chỉ khi có ý tưởng thì mới có bài học và ý tưởng có hay, có sáng tạo thì mới có bài học hấp dẫn và hiệu quả. Để thực hiện thành công bước láy giáo viên cần liên kết các bài học, các nội dung đã được chọn lựa để ích hợp với các sự kiện, hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống xung quanh học sinh, từ đó hình thành nên ý tưởng trung tâm về bài học tích hợp. Nếu chông có ý tưởng trung tâm để triển khai bài học thì nội dung của mỗi nôn học dù có được đặt chung, xếp kê' nhau cũng vẫn thiếu sự “kết dính” :ần thiết để tạo thành một vấn để có tính chỉnh thể và thông suốt trong một bài học. 5.2 Xác định mục tiêu dạy học Khi xác định mục tiêu cho bài học tích hợp, giáo viên cần xuất phát từ các nội dung được chọn lựa để tích hợp và từ ý tưởng chính để thiết kế bài học tích hợp, cần 10
- lượng hoá được các mục tiêu (các đích cụ thể) mà người học cần đạt được sau bài học. Những mục tiêu này cần phải bao quát được nhiều lĩnh vực học tập, nhiều môn khoa học khác nhau. Ngoài những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và giá trị thuộc các lĩnh vực khoa học được chọn để tích hợp, giáo viên cần xác định thêm những mục tiêu hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng xã hội cho học sinh. Thông thường, bài học tích hợp không đặt quá cao mục tiêu trang bị kiến thức, mà chú trọng các mục tiêu hình thành và phát triển kĩ năng sống, năng lực hoạt động xã hội cho HS. Đối với bài học tích hợp thì mục tiêu dạy học cũng là mục tiêu tích hợp. Sự tích hợp trong mục tiêu dạy học được thể hiện ở việc tích hợp các kiến thức của các lĩnh vực khoa học, tích hợp các kĩ năng và năng lực học sinh cần đạt được, tích hợp những giá trị nhân văn định hướng cho sự phát triển của học sinh. Khi thiết kế mục tiêu cho bài học tích hợp, giáo viên cần lưu ý: + Không nên đưa quá nhiều mục tiêu về kiến thức thuộc nhiểu lĩnh vực khoa học khác nhau mà cân chắt lọc các mục tiêu trọng tâm nhất. + Nên thể hiện rành mạch nội dung đặc thù của bài học “chính” và mục tiêu tích hợp. + Tập trung vào các mục tiêu phát triển năng lực cho người học, nhất là các mục tiêu vế kĩ năng sống, năng lực xã hội. 5.3 Dự kiến thời lượng, thời điểm học - Xác định thời lượng cho bài học tích hợp là việc rất cần thiết. Bởi lẽ, dự kiến được thời lượng cho hoạt động học tập của học sinh một cách phù hợp cũng có nghĩa là giáo viên đã lượng hoá được các hoạt động tương úng với khả năng thực hiện của học sinh. Công việc này đảm bảo cho học sinh có thể thực hiện được các hoạt động học tập tích hợp đúng với tính chất của nó chứ không phải là gắng “nhồi” cho đủ lượng kiến thức; cũng không phải là lướt qua cho có hoạt động. Tuy nhiên, củng cần lưu ý rằng, thời lượng được xác định chỉ có tính chất dự kiến. Trong thực tiễn triển khai hoạt động, không nên gò thời lượng theo dự kiến một cách cứng nhắc mà cẩn linh hoạt điểu chỉnh thời lượng này cho phù hợp với điều kiện thực tế. Như vậy, cả giáo viên và học sinh đểu có cơ hội để phát triển bản thân, để thử thách khả năng phát hiện và giảx quyết vấn đê' trong các tình huống cụ thể. Việc dự kiến thời lượng của bài học cần căn cứ vào những yếu tố sau: + Năng lực thực tế của học sinh. + Mục tiêu và nội dung bài học tích hợp. + Điểu kiện dạy học thực tế. - Cũng cần xác định thời điểm thực hiện bài học tích hợp, bởi vì trong nội dung bài học tích hợp có những kiến thức, kĩ năng cần điều kiện tiên quyết là những kiến thức, kĩ năng khác. Do vậy, cần xác định thời điểm học sao cho người học có đủ các kiến thức, kĩ năng nển tảng để có thể tham gia bài học tích hợp một cách hiệu quả. 5.4 Chuẩn bị cho hoạt động dạy học Có thể nói, sự chuẩn bị của giáo viên chính là chìa khoá để đảm bảo 'ho sự thành công cho mỗi bài học, mỗi hoạt động dạy học. Đối với dạy học tích hợp thì việc chuẩn bị của giáo viên, và đặc biệt là của học sinh còn có ý nghĩa nhiều hơn thế; nó được xem là một phần quan trọng trong kế ìoạch học tập. Để bài học được thực hiện một cách hiệu quả, giáo viên và học sinh không chỉ cần chuẩn bị điểu kiện, phương tiện vật chất mà còn :ẩn chuẩn bị cả tư liệu cho bài học, tái hiện hoặc tìm kiếm những kiến thức ìền tảng phục vụ cho nhiệm vụ học tập mới. Với quan niệm vẽ chuẩn bị cho bài học tích hợp như vậy, giáo viên cần: 11
- - Hướng dẫn học sinh làm quen dẩn với việc chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu bài học, SƯU tẩm và xử lí thông tin liên quan đến bài học. - Hình thành cho HS một số kĩ năng nghiên cứu ban đầu như: dự đoán, phỏng vấn, quan sát, tham khảo ý kiến chuyên gia, phân tích, để việc chuẩn bị ngày càng tốt hơn. - Kết hợp với gia đình học sinh để trợ giúp tốt nhất cho hoạt động chuẩn bị của các em. Nếu phối hợp tốt, gia đình không chỉ tạo điểu kiện cho học sinh chuẩn bị các đồ dùng hay học liệu mà còn trao đổi, thảo luận với học sinh để các em có một nền tảng kiến thức tốt trước khi tham gia vào các hoạt động học tập. - Cùng HS dành ra một khoảng thời gian để nghiên cứu trước mỗi bài học tích hợp để có những chuẩn bị tốt nhất, đổng thời lường trước những khó khăn sẽ gặp trong bài học. 5.5 Thiết kế hoạt động học tập Thiết kế hoạt động học tập cho người học là khâu quan trọng nhất của quá trình thiết kế dạy học. Vì xét đến cùng, mọi thiết kế đểu phải hướng vào việc hoạch định các chiến lược học tập cụ thể cho người học. Xét về bản chất, thiết kế hoạt động học tập chính là quá trình thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức, thực hành luyện tập cho học sinh, thiết kế phương pháp dạy học, thiết kế môi trường dạy học, thiết kế phương tiện dạy học, thiết kế công cụ và lập kế hoạch đánh giá người học Để thiết kế được các hoạt động học tập thú vị và hiệu quả, giáo viên phải kết hợp được nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kết hợp tri thức, kĩ năng chuyên môn với vốn sống phong phú, biết “hoạt động hoá” các mục tiêu và nội dung dạy học Khi thiết kế hoạt động học tập cho học sinh, giáo viên cần chú ý: + “Trung thành” với mục tiêu dạy học đã xác định. + Bao quát những đặc điểm chung vể sự phát triển của lứa tuổi của học sinh, đổng thời chú ý tới đặc điểm riêng về tư duy, ngôn ngữ, kinh nghiệm sống của mồi em. + Đưa vào bài học những thông tin cốt lõi của môn học, đồng thời chú ý mối liên hệ giữa những mảng kiến thức liên quan đến nhau; không chỉ hướng tới việc hình thành kiến thức, kĩ năng mà còn quan tầm tới việc gầy dựng, trau dổi cho các em nhận thức và tình cảm đúng đắn, giá trị nhân văn; hình thành ở các em những năng lực phù hợp trình độ và lứa tuổi. + Tạo ra môi trường hoạt động đa dạng, đa chiều cho học sinh, kích thích tính ham hiểu biết, mong muốn khám phá, tìm tòi của các em. + Chỉ dẫn cụ thể cho học sinh về phương thức hoạt động, cách đánh giá hoạt động học tập hay sản phẩm của quá trình hoạt động. Mỗi hoạt động học tập thường có cấu trúc như sau: + Chỉ dẫn về hình thức học tập. + Tên hoạt động. + Chỉ dẫn cách thức hoạt động. + Chỉ dẫn đánh giá hoạt động học tập. 5.6 Lập kế hoạch đánh giá Trong bước Lập kế hoạch đánh giá, sau khi xác định mục đích đánh giá, giáo viên cẩn thực hiện các công việc chính sau: a. Xác định các tiêu chí đánh giá: các tiêu chí đánh giá đối với mọi bài học, trong đó có bài học tích hợp thường là: kiến thức, kĩ năng, giá trị nhân văn và các năng lực cá nhân, năng lực xã hội khác. b. Xác định hình thức đánh giá, xây dựng bộ công cụ đánh giá: bộ công cụ này thực chất chính là nội dung đánh giá được cụ thể hoá từ các tiêu chí đánh giá. Thông thường các bộ công cụ đánh giá này được trình bày hành các phiếu đánh giá để học sinh và giáo viên tiện sử dụng trong quá :rình dạy học. 12
- c. Lập kế hoạch đánh giá: xác định các thời điểm đánh giá và cách thức ỉánh giá ở mỗi thời điểm đó trong quá trình dạy học. Thông thường, trong dạy học tích hợp chúng ta sử dụng đánh giá thường xuyên (trong dạy học) Dằng quan sát hay các yêu cầu đơn giản và đánh giá tồng kết (sau khi kết thúc bài học) dựa vào sản phẩm của học sinh. Đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học tích hợp nói riêng ;ó một số đặc trưng sau: - Mục đích đánh giá: nhằm giúp cả thầy và trò có cơ sở và định hướng điểu chỉnh hoạt động dạy học ngày càng hiệu quả. - Nội dung hay tiêu chí đánh giá: đánh giá toàn diện cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. - Phương thức đánh giá: kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá kết quả của hoạt động. - Đối tượng tham gia đánh giá: học sinh, bạn học, giáo viên, gia đình và xã hội. 5.7 Tổng kết hoạt động và tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập Tổng kết hoạt động là việc giáo viên tóm lược cô đọng vấn để chính trong bài học. Tuy nhiên, tổng kết không phải là đóng lại một quá trình học tập, đó chỉ là việc hoàn thành một mắt xích trong một chuỗi các hoạt động đa dạng. Sau khi tổng kết, giáo viên cần tiếp tục hướng dẫn học sinh học tập: gợi mở thêm các vấn đề mới hoặc để học sinh tự đề xuất vấn đề mới và những vấn đề học tập mới này lại trở thành điểm khởi đầu cho quá trình học tập tiếp theo. Ở bước này, giáo viên cũng cần tổng kết về phương pháp học của học sinh, giúp các em tự trả lời câu hỏi: - Mình đã học và làm bằng những cách nào? - Ưu và nhược điểm của những cách làm đó. - Những cách làm đó đặc trưng cho các loại công việc nào / dạng hoạt động nào? - Nếu làm lại củng công việc đó thì mình sẽ chọn cách nào? Vì sao? - Nếu làm việc khác thì cần nghiên cứu như thế nào để lựa chọn được cách làm phù hợp? Để học sinh thực hiện được điểu này, cần nhiểu thời gian và có sự hỗ trợ đắc lực của giáo viên. Bằng năng lực sư phạm của mình, giáo viên dần dần giúp các em học cách học, học đánh giá tính hiệu quả của cách học. Hướng dẫn cho học sinh tìm ra cách học hiệu quả, tức là giáo viên “đã trao cho học sinh chìa khoá để các em tự mở cửa mọi kho báu mà không dừng lại ở việc tặng cho các em một viên ngọc”. 13