Chuyên đề Nâng cao chất lượng viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020

pptx 28 trang Giang Anh 21/03/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_nang_cao_chat_luong_viet_sang_kien_kinh_nghiem_nam.pptx

Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Nâng cao chất lượng viết sáng kiến kinh nghiệm năm học 2019 – 2020

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BÁ CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 – 2020 Quận 9, ngày 08 tháng 01 năm 2020
  2. I. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀ GÌ ? MỤC ĐÍCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ THẾ NÀO LÀ SKKN ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO: 1. Sáng kiến kinh nghiệm là những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp công tác được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí: có tính mới, đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực. 2. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân. - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học. - Đề tài giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn có tính chất thời sự trong công tác quản lý, giảng dạy, giáo dục học sinh.
  3. 3. Thế nào là SKKN đạt chất lượng cao? 3.1. Về nội dung: • Tính mới: Phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong a quá trình thực hiện công tác của mình (30 đ) • Tính khoa học: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng . Đưa ra những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể và có những minh chứng cụ thể (số liệu, hình ảnh ) để thuyết phục được người đọc. Toàn bộ nội dung được trình b bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề được nêu (10 đ). • Tính ứng dụng thực tiễn, phạm vi ảnh hưởng: Đã được áp dụng tại đơn vị cơ sở. Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà, được các CB-GV-NV trong đơn vị, trong ngành vận dụng vào công việc của c mình đạt kết quả cao (20 đ) • Tính hiệu quả: Đem lại hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục; trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành của học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt được hiệu quả cao d nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất (30 đ)
  4. 3.2. Về hình thức Yêu cầu về hình thức sáng kiến: 10 đ • Trình bày nội dung theo bố cục đã nêu trên, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng 1 chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. • Sáng kiến được soạn thảo và in trên máy tính, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa SKKN phải được ghi rõ ràng theo trật tự 2 sau: tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị; chức vụ; năm thực hiện.
  5. Cấu trúc một sáng kiến 1 • Đặt vấn đề • Nội dung 2 • Kết luận 3
  6. 1. Đặt vấn đề: Nêu rõ lí do, sự cần thiết tiến hành đề tài, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo; cơ sở của đề tài nhằm giải quyết vấn đề gì, được xuất phát từ yêu cầu thực tế nào ? Tổng quan những thông tin liên quan về những vấn đề nghiên cứu, thực trạng vấn đề Khẳng định tính mới về khoa học của vấn đề trong điều kiện của ngành và của địa phương
  7. 2. Nội dung: Nêu thực trạng của vấn đề Mô tả và giới thiệu các nội dung, biện pháp tổ chức Các phương pháp hoạt động thực hiện sáng kiến như: thu thập thông tin, điều tra khảo sát Những kết quả đã đạt được, những kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm chính của đề tài Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến
  8. 3. Kết luận: Khẳng định được những giá trị của đề tài như: tính mới, tính khoa học, tính ứng dụng thực tiễn, tính hiệu quả Những kiến nghị, đề xuất (nếu có)
  9. II. CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN: 1. Xét sáng kiến và công nhận tại cơ sở: - Các đơn vị công khai thang điểm (phụ lục 2) và phiếu chấm (phụ lục 3). Đảm bảo mỗi sáng kiến có 02 giám khảo chấm, đánh giá độc lập, điểm số là điểm trung bình của 02 giám khảo. - Giám khảo phải là những cá nhân có tên trong Hội đồng sáng kiến của trường. - Hội đồng sáng kiến đánh giá theo 03 tiêu chí: có tính mới; đã áp dụng tại đơn vị và mang lại lợi ích thiết thực. - Những sáng kiến đạt 03 tiêu chí trên và có điểm trung bình cộng của 2 giám khảo từ 50 điểm trở lên sẽ được Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Sáng kiến cấp cơ sở. 2. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến phục vụ công tác thi đua: - Sáng kiến được công nhận đề nghị cấp Quận: khi đáp ứng đủ 3 tiêu chí tại cơ sở và có tổng điểm trung bình từ 81 điểm đến dưới 91. - Sáng kiến đạt từ 91 đến 100 điểm: được đề nghị cấp thành phố hoặc ngoài thành phố.
  10. 3. Hồ sơ sáng kiến của chiến sĩ thi đua: 3.1. Bản mô tả nội dung cơ bản của sáng kiến: Tên Sáng kiến: Biện pháp triển khai thực hiện Thông tư 43/2012/TT-BGDĐT (Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi). Tên người viết sáng kiến: . Chức vụ: Đơn vị công tác: 1. Đặt vấn đề: Nêu lên được thực trạng các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến (có thể là các khó khăn, bất cập, hạn chế, nhu cầu công việc mới phát sinh ) 1.1. Thuận lợi: 1.2. Khó khăn: 2. Nội dung sáng kiến: (Các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng nêu trên): 3. Hiệu quả mang lại: (Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên đã mang lại hiệu quả ra sao) 3.2. Tóm tắt nội dung và hiệu quả mang lại của sáng kiến (File Excel):
  11. III. Các trường hợp đặc cách thay thế cho sáng kiến: - Các giải pháp kỹ thuật đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ - Các giải pháp sáng kiến được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UNND TP tặng Bằng khen. - Các giải thưởng khác do các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể thuộc Thành phố tổ chức sẽ được xem xét từng trường hợp cụ thể. - Các sáng kiến được xem xét đặc cách theo quy định riêng của các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ. IV. Ngày nộp sáng kiến: - 04/2/2020: nộp cho Hội đồng sáng kiến chấm cấp trường. - 14/2/2020: Nộp sáng kiến về PGD (những Sáng kiến từ 81 điểm trở lên).
  12. * Nội dung Sáng kiến: Một số giáo viên khi dạy văn tả cảnh thường hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ năng làm bài qua phân tích các bài mẫu ở sách giáo khoa. Chính vì vậy chưa gây được hứng thú cho học sinh khi học kiểu bài văn tả cảnh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa chú trọng việc rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và dùng ngôn ngữ diễn đạt lại những gì mình đã quan sát được; chưa tổ chức được nhiều hoạt động nhằm phát triển tư
  13. duy ngôn ngữ ở học sinh; chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ. Chính vì những lí do trên, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã chọn cho mình đề tài nghiên cứu với các giải pháp cụ thể: + Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh là thể loại mang tính nghệ thuật cao, sáng tạo. + Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách chọn lựa hình ảnh, nội dung miêu tả: Trước hết phải tập cho học sinh quan sát để tìm ra những nét nổi bật, độc đáo của đối tượng miêu tả; Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu và nội dung để tả; Sắp xếp ý, đoạn.
  14. + Giúp học sinh tích lũy vốn từ dùng cho tả cảnh, làm giàu trí tưởng tượng của các em khi tả. + Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn. + Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài Tập làm văn. + Tổ chức các hình thức dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh, vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp vào từng tiết học. * Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến: Khi vận dụng các biện pháp nêu trên, các tiết học Tập làm văn diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Các em biết vận dụng lí thuyết vào thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo. Đối với học sinh học chậm, các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn bài văn tương đối có hình ảnh.
  15. Đối với học sinh có năng khiếu, các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng tốt một số biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài; diễn đạt ý trôi chảy, mạch lạc, biết lựa chọn những từ ngữ gợi tả, giàu cảm xúc để đặt câu. Đa số các em đều biết mở rộng ý và liên kết ý khi làm bài. Vì vậy bài viết của các em đã có nhiều sáng tạo và chuyển biến rõ rệt so với đầu năm: 62,5% hoàn thành tốt môn học, 37,5% hoàn thành môn học. + 100% học sinh biết cách lập dàn ý chi tiết, đủ ý trước khi viết văn. + Trên 80% biết chuyển câu kể thành câu miêu tả, biết chọn lọc những đặc điểm đặc sắc, nổi bật của cảnh khi làm bài. Bài viết có nhiều sáng tạo so với đầu năm học.
  16. * Nội dung sáng kiến: Ở Tiểu học, học tốt môn Toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoạt động của trẻ. Nó góp phần hình thành nhân cách và những đức tính tốt như: cần cù, nhẫn nại, ý chí vượt khó cho học sinh. Nhưng muốn có được chất lượng thật trong học tập môn Toán, tôi nghĩ mình phải có cách dạy phong phú, phù hợp, dễ hiểu thì mới tạo được hứng thú và phát huy tính tích cực của từng em khi học Toán.
  17. Chính từ những lý do trên, năm học 2018 - 2019 này, tôi đã nghiên cứu và đề ra một số biện pháp giúp học sinh tích cực học tập trong môn toán cho học sinh lớp chủ nhiệm như: Giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp dạy học Toán lớp 3; Xây dựng tốt kế hoạch và thiết kế bài dạy phù hợp; Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học; Đầu tư lựa chọn, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong học Toán; Tạo tình huống có vấn đề; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán.
  18. * Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến tại lớp 3/3 trường Tiểu học Phong Phú: Các em rất tích cực, chủ động nắm vững kiến thức bài học, luôn say mê, hào hứng trong các giờ học Toán. Được rèn luyện tư duy, nhanh nhẹn, tự tin thể hiện bản thân. Tạo bầu không khí lớp học thân thiện, gần gũi, gắn bó, giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không còn sợ khi học môn Toán. Kết quả cụ thể qua các đợt khảo sát: + Đầu năm: HT Tốt: 15/41 học sinh (tỉ lệ 36,6%); HT: 21/41 học sinh (tỉ lệ 51,2%); Chưa HT: 5/41 học sinh (tỉ lệ 12,2%). + Cuối Học kì 1: HT Tốt: 31/41 học sinh (tỉ lệ 75,6%); HT: 10/41 học sinh (tỉ lệ 24,4%); Chưa HT: 0/41 học sinh (tỉ lệ 0%).
  19. * Nội dung sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh trong nhà trường. Đặc biệt đối với những em học sinh đầu cấp là giai đoạn mở đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Chính vì thế, công tác chủ nhiệm lớp phải thực hiện tốt các nội dung như: nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và tích hợp các kĩ năng sống của học sinh vào trong các môn học.
  20. Đó là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh với các nội dung như sau: + Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp. + Thành lập Hội đồng tự quản của lớp. + Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm. + Đưa các tiết thực hành kĩ năng sống vào tiết Sinh hoạt lớp và các môn học. + Phối hợp thường xuyên với phụ huynh. +Tham gia tích cực các hoạt động phong trào của trường – lớp. + Động viên, khen thưởng các em thường xuyên.
  21. * Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến: Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy lớp tôi chuyển biến rõ rệt về nề nếp học tập cũng như nề nếp sinh hoạt tập thể. Điều quan trọng tôi đã làm được: đó là làm cho các em học sinh yêu trường, yêu lớp với những dấu ấn tốt đẹp của những ngày đầu cắp sách tới trường, sẽ là hành trang cùng các em đi suốt cuộc đời. Chính vì thế, qua việc giáo dục rèn kỹ năng sống cho học sinh trên lớp đã đạt được kết quả như sau: - Các em đã có ý thức tự học, tự phục vụ bản thân. Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
  22. - Tham gia tốt các hoạt động phong trào của nhà trường: đi đầu trong thi đua nề nếp lớp hàng tuần của trường, 100% các em tham gia mua báo Nhi đồng, giải Nhất làm thiệp 20/10, giải Nhì làm lồng đèn, giải Ba thi văn nghệ 20/11, tham gia tốt hội thu gấu bông tặng bạn (36 gấu bông), mua vé số Xuân (100 vé trường + 10 vé Quận) - Phụ huynh quan tâm trang bị một ti vi 55 inch cho lớp, cũng như các hoạt động chung của lớp - trường.
  23. * Nội dung sáng kiến: Giúp trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động, kích thích trẻ suy nghĩ nhiều hơn về tính sáng tạo để tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên trong quá trình phụ trách chăm sóc giáo dục các trẻ lớp Chồi 1, tôi nhận thấy trẻ chơi chưa được tốt lắm do: nội dung trò chơi còn nghèo nàn, trẻ chưa có vốn kinh nghiệm chơi, chưa có sự sắp xếp các tình tiết khi chơi, tính chủ động sáng tạo chưa được phát huy tối đa, thao tác với đồ dùng đồ chơi chưa thành thạo, Từ đây tôi đã đưa ra các giải pháp để giúp trẻ tích cực hơn trong hoạt động vui chơi:
  24. + Xây dựng kế hoạch chơi cụ thể. + Làm phong phú môi trường đồ dùng đồ chơi + Tổ chức thực hiện giờ chơi thường xuyên. + Trường xuyên thay đổi góc chơi để tạo sự mới lạ cho trẻ. + Tham mưu với cấp trên để có kế hoạch mua sắm đồ dùng đồ chơi phù hợp lứa tuổi. + Tuyên truyền khuyến khích phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ,
  25. * Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến: Qua việc thực hiện áp dụng biện pháp mới tôi thấy trẻ lớp tôi có sự tích cực hứng thú hơn trong khi chơi, cụ thể: + Trẻ lựa chọn nội dung chơi phù hợp với chủ đề: có 24/32 trẻ, đạt tỷ lệ 75%; + Trẻ có nội dung chơi phong phú, đa dạng, tái hiện lại hiện thực của cuộc sống xung quanh: có 22/32 trẻ - đạt tỷ lệ 68,75%; + Trẻ biết sử dụng các loại đồ dùng đồ chơi, biết sử dụng vật thay thế trong khi chơi: có 25/32 trẻ - đạt tỷ lệ 78,13%; + Trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình: có 18/32 trẻ - đạt tỷ lệ 56,25%; + Trẻ biết phối hợp giữa các thành viên trong trò chơi với nhau: có 23/32 trẻ - đạt tỷ lệ 71,9%; + Trẻ biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm, nhường nhịn các bạn trong khi chơi: có 24/32 trẻ - đạt tỷ lệ 75%; + Trẻ hứng thú, tích cực trong khi chơi: có 28/32 trẻ - đạt tỷ lệ 87,5%.
  26. * Nội dung Sáng kiến: Những giải pháp được áp dụng giúp duy trì và phát triển phong trào học sinh giỏi trong trường Trung học cơ sở như: • Tổ chức khảo sát chất lượng học sinh. • Lên kế hoạch và thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi: chia thời khóa biểu, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng, lựa chọn nội dung bồi dưỡng. • Khích lệ, khen thưởng cho học sinh và giáo viên có học sinh đạt giải. • Công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi.
  27. * Hiệu quả mang lại sau khi áp dụng sáng kiến: Phong trào học sinh giỏi được giữ vững và ngày càng phát triển. Số lượng học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quận và thành phố ngày một nâng cao. Quan trọng nhất trường nhận được đánh giá cao của lãnh đạo Quận 9, Phòng Giáo dục và Đào tạo, của phụ huynh và học sinh trong toàn quận. Số lượng cụ thể qua từng năm: Năm học Học sinh giỏi Cấp Quận Cấp Thành phố 2015 - 2016 100 16 2016 - 2017 117 28 2017 - 2018 113 29 2018 - 2019 144 55
  28. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN VÀ KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ!