Chuyên đề Nếp nghĩ phát triển trong dạy, học hoạt động trải nghiệm

docx 3 trang Giang Anh 21/03/2024 1750
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nếp nghĩ phát triển trong dạy, học hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_nep_nghi_phat_trien_trong_day_hoc_hoat_dong_trai_n.docx

Nội dung tóm tắt: Chuyên đề Nếp nghĩ phát triển trong dạy, học hoạt động trải nghiệm

  1. CHUYÊN ĐỀ 1: Nếp nghĩ phát triển trong dạy – học hoạt động trải nghiệm Theo chì đạo của bộ phận Chuyên môn PGDĐT Quận 7 và kế hoạch chuyên môn của nhà trường, chiều 13/9/2018 vừa qua, BGH trường tiểu học Phù Đổng đả tổ chức tập huấn chuyên đề “Nếp nghĩ phát triển trong dạy – học hoạt động trải nghiệm” cho toàn thể giáo viên của nhà trường. “Nếp nghĩ phát triển” là kết quả nghiên cứu rất mới về chuyện xưa cũ và rất quan trọng trong giáo dục. Trong hơn hai chục năm nghiên cứu về động lực học tập và sự thành công của học sinh, giáo sư Carol Dweck đại học Standfort và các cộng sự của bà đã khám phá ra nhân tố rất quan trọng và bà gọi là “mindset”, tạm dịch là nếp nghĩ. Nếp nghĩ là những niềm tin/niềm xác tín của cá nhân về trí thông minh, về năng lực/tài năng của chính họ. Có 2 nếp nghĩ: cố định và phát triển. Nếp nghĩ cố định tin rằng trí thông minh, năng lực, tính cách, là bẩm sinh không thay đổi theo thời gian. Ngược lại, nếp nghĩ phát triển tin rằng những yếu tố bẩm sinh đó hoàn toàn có thể phát triển nhờ nỗ lực, cố gắng, rèn luyện, học hỏi, một cách có chiến lược. Nếp nghĩ khác nhau dẫn đến phản ứng và hành động khác nhau trước mọi tình huống trong cuộc sống. Người thầy có nếp nghĩ phát triển sẽ giúp cho trò biết nhận trách nhiệm, không đổ lỗi, không buông xuôi khi thất bại. Thầy sẽ động viên trò, khen những nỗ lực của trò, không áp đặt nhưng khuyến khích, và trở thành người hướng dẫn cho trò trong quá trình học tập. Phần thuyết trình với những hình ảnh cụ thể, giúp GV tham dự viên hiểu được “Nếp nghĩ phát triển” là gì, làm thế nào để phát huy nếp nghĩ này nơi thầy cô, giúp trò cùng có “nếp nghĩ phát triển”. Nếp nghĩ phát triển cũng thật quan trọng trong việc giáo dục con cái. Phụ huynh có thể giúp con tiến bộ với những nỗ lực của chính nó chứ không dựa dẫm thái quá vào cha mẹ. • Báo cáo viên: Cô Bùi Thị Thuý Chiều- PHT Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tập huấn: