Giải pháp Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất

doc 11 trang trangle23 16/08/2023 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_xa_hoi_hoa_giao_duc_trong_viec_xay_dung_va_phat_tr.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất

  1. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất Với lòng ham muốn có được chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ đạt yêu cầu tốt nhất và ngày một được nâng lên. Bản thân là một Hiệu trưởng, tôi luôn suy nghĩ việc cần phải làm ngay là xây dựng cơ sở vật chất ngày một đầy đủ hơn, khang trang hơn và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cấp học trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở, nền tảng cho lứa tuổi mầm non được phát triển ngay từ khi còn bé. Điều này đã trở thành nỗi băn khoăn, trăn trở của bản thân tôi. Đảng ta khẳng định “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, xác định được nhu cầu cần thiết và không thể thiếu của cơ sở vật chất trong nhà trường, tôi đã quyết tâm tìm giải pháp để thực hiện, và tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất” tại trường mẫu giáo tôi đang phụ trách để thực hiện trong những năm qua và năm học 2015-2016. 2. Ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến : Những năm học trước đây, trường mẫu giáo tôi đang công tác có đến 4-5 điểm trường trên 4 ấp, diện tích đất toàn trường chỉ có 900m2 với 5 phòng học trong đó có 2 phòng đang xuống cấp, chỉ có 2 sân chơi với 3 đồ chơi đang xuống cấp, phòng học học có diện tích từ 16m2 đến 36m2. Bàn ghế không đúng quy cách, kệ đồ chơi trong lớp rất ít và không có màu sắc đẹp (toàn trường chỉ có 15 kệ đồ chơi). Thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ quản lý, từ năm 2010- 2011 tôi được điều động về quản lý trường mẫu giáo Phước Hậu, với cơ sở vật chất khá khiêm tốn như trên. Xác định được trách nhiệm của người quản lý trường mầm non là phải xem việc xây dựng cơ sở vật chất là nhiệm vụ hàng đầu, không thể xao lãng, và tôi có kế hoạch từng bước thực hiện xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học-chơi của trẻ theo quy định của bậc học. Đến năm 2014-2015 cơ sở vật chất (CSVC) của trường được huyện đầu tư nhưng vẫn còn nhiều và rất nhiều thiếu thốn như: thiếu phòng học, thiếu một số phòng chức năng, thiếu khu vệ sinh, nhà nghỉ, nhà xe, nhà bảo vệ, thiếu phòng làm việc của Phó Hiệu trưởng, thiếu cây xanh bóng mát, bồn trữ nước . Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ năm học tôi chú trọng và quan tâm hơn đến việc “ Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất” để góp phần cùng với nhà nước, với ngành học, cấp học chăm lo cho cho trường ngày một tốt hơn, đáp ứng yêu cầu của cấp Mai Thị Ngọc Giàu Trang 2
  2. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất học, phục vụ tốt hơn cho trẻ và từng bước tiến tới phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. B. Mục tiêu dự kiến cần đạt Từ một trường có 5 điểm trường, tổng diện tích là 900 m2, nhiều phòng học chật hẹp và xuống cấp, các đồ dùng thiết bị không đủ và không đúng quy cách Để có được ngôi trường có được 1 điểm trường khang trang, đủ tiện nghi, có đủ phòng học cho trẻ học bán trú, sân chơi, đồ chơi ngoài trời, thiết dị đồ dùng đồ chơi, cây xanh bóng mát, có nơi tổ chức tổ chức ăn cho các trẻ đồng thời nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện tốt công rác phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) trẻ em năm tuổi, đặc biệt là thực hiên xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Giúp giáo viên và các cháu có được ý thức bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn cơ sở vật vật chất và các trang tiết bị hiện có, nhằm để sử dụng lâu dài thì bản thân là Hiệu trưởng cần có kế hoạch và tổ chức thực hiện “Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất” bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Từ đó tôi có kế hoạch và lộ trình thực hiện từng bước. C. Các giải pháp đã thực hiện Biện pháp1: Nghiên cứu các tài liệu về xây dựng CSVC và trang thiết bị ở bậc học mầm non. Đây là giải pháp đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với người quản lý. Người quản lý phải nắm chắc được nội dung những yêu cầu cụ thể, các điều kiện về CSVC, trang thiết bị của Trường mầm non thì mới xây dựng đúng kế hoạch về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do đó tôi đã nghiên cứu Điều lệ Trường Mầm non các chương trình Giáo dục mầm non (Chương trình Giáo dục mầm non), Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia theo QĐ 36/2008/QĐ – BGD&ĐT. Thông tư số 02 của Bộ Giáo dục ban hành danh mục thiết bị đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho lớp mẫu giáo. Từ những căn cứ các tài liệu bản thân tôi rút ra những vấn đề cần thiết trong đầu tư CSVC, trang thiết bị để thực hiện các hoạt động của Trường mẫu giáo theo yêu cầu phát triển của giai đoạn hiện nay và đi vào xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện. Biện pháp2: Xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC và trang thiết bị phù hợp với thực tế của trường. Đây là giải pháp đầu năm học đồng thời nó cũng xuyên suốt trong quá trình hoạt động, không chỉ một tháng, một năm mà còn phải hướng Mai Thị Ngọc Giàu Trang 3
  3. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cho cả tương lai của nhà trường. Là Hiệu trưởng của trường mẫu giáo tôi luôn quan tâm sâu sát, có cái nhìn bao quát tổng thể và có tầm nhìn chiến lược. - Xây dựng đề án phát triển của nhà trường giai đoạn 2010 - 2015 cụ thể, rõ ràng, chính xác trình Đảng ủy , Hội đồng nhân dân và Ủy Ban nhân dân xã để xin được cấp đất. - Lập kế hoạch xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và tu sữa đều phải thực hiện qua mỗi năm học. - Xây dựng kế hoạch hàng năm phải thực tế với số trẻ trong độ tuổi đến trường, dự kiến bao nhiêu nhóm lớp, mỗi phòng học bao nhiêu cháu, làm những việc gì trước việc gì sau - Phải có kế hoạch xây dựng tổng thể CSVC, trang thiết bị: + Quy hoạch về diện tích đất đai, địa điểm xây dựng, thời gian mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi. + Quy hoạch về tổng số các phòng: số phòng học, số phòng chức năng, công trình vệ sinh phù hợp với số trẻ trong xã đến Trường mầm non theo Quy định Điều lệ Trường mầm non để làm tham mưu có hiệu quả. Ví dụ: Kế hoạch xây dựng trường chúng tôi thể hiện: Địa điểm xây dựng tại khu vực trung tâm của xã (ấp Long Khánh, xã Phước Hậu), thuận tiện cho tất cả bà con trong xã đưa trẻ đến trường. Diện tích là: 3.200 m2. Số phòng xây dựng mới 8 phòng, nâng cấp 1 phòng, xây dựng các khu vệ sinh khép kín lớp thuận tiện cho trẻ v v. Việc xây dựng phòng học mới phải phải đảm bảo diện tích, cửa sổ vừa tầm để có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động, nền nhà được lát gạch hoa. Khoảng cách tường từ mặt nền lên 1,2 mét được ốp gạch trắng thuận tiện cho trang trí các góc hoạt động của trẻ. Có hệ thống điện đầy đủ và an toàn cho trẻ. Ngoài các phòng học đủ cho trẻ phải xây dựng các phòng chức năng.: Phòng Nghệ thuật, phòng y tế, phòng hành chính quản trị, bếp một chiều . tất cả phải đủ diện tích ít nhất đạt mức tốí thiểu theo quy định của trường chuẩn Quốc gia. Có kế hoạch quy hoạch sân trường: Sân tập thể dục, sân chơi an toàn giao thông, khu vườn thiên nhiên của bé, bố trí trồng cây xanh Tất cả các vấn đề trên hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng và phải thực sự đảm bảo nguyên tắc sử dụng lâu dài, không lạc hậu. Kế hoạch này tuyệt đối không được mang tính chất tạm bợ mà phải có ý tưởng, có kế hoạch cho tương lai và nó phù hợp với đặc điểm Trường mẫu giáo vùng nông thôn. Mai Thị Ngọc Giàu Trang 4
  4. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất Bên cạnh kế hoạch xây dựng mới thì vấn đề mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi góp phần không nhỏ trong các hoạt động ở Trường mẫu giáo. Vậy bản thân tôi phải nghiên cứu xem cần trang những cái gì trước, cái gì sau? Khi có kế hoạch mua sắm đồ dùng trang thiết bị, điều đầu tiên phải quan tâm đó là chất lượng (phải đảm bảo an toàn cho trẻ, đẹp, bền, có giá trị sử dụng lâu dài). Đồ dùng phải đảm bảo chất lượng còn về số lượng chưa có điều kiện thì bổ sung dần trong năm hoặc năm tiếp theo. Tuyệt đối không được xem số lượng trên chất lượng mà chất lượng bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Trường có kế hoạch mua sắm đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục (CSGD), phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ như: cầu trượt, thang leo, bập bênh, xích đu, cổng thể dục. Bàn ghế, các loại kệ góc, tủ tài liệu, tivi, loa v v. Các đồ dùng trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo cho các hoạt động CSGD trẻ. Đồ dùng trang thiết bị được lựa chọn phù hợp bậc học mầm non đồng thời đảm bảo tính an toàn, màu sắc đẹp và bền cao. Biện pháp3: Thực hiện tốt công tác tham mưu với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương về công tác xây dựng CSVC. Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến ngành học, coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" trong đó giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò nền tảng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đối với giáo dục mầm non. tuy nhiên việc áp dụng các chính sách đó ở địa phương còn chưa đầy đủ, chưa tương xứng với tầm quan trọng của ngành học. Chính vì vậy, tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và viết tờ trình lên các cấp chính quyền địa phương đề đạt các nguyện vọng, nhu cầu cần thiết cho việc dạy và học của nhà trường. Đế làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất qua công tác xã hội hoá giáo dục thì việc phải làm trước tiên đó là cần làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ( từ 3-5 tuổi). Trước tiên phải làm cho họ hiểu CSVC hiện tại của trường không đảm bảo cho yêu cầu CSGD trẻ: Lớp học ở rải rác các ấp chất lượng giảm, công tác quản lý bị ảnh hưởng, đồ dùng đồ chơi nghèo nàn, lạc Mai Thị Ngọc Giàu Trang 5
  5. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất hậu nó kìm hãm sự phát triển của trẻ, không đảm bảo an toàn cho trẻ. Rồi đưa ra yêu cầu mới của Giáo dục mầm non hiện nay theo yêu cầu quy định của bậc học và những Trường mầm non trong Huyện đã đảm bảo CSVC đúng quy định trường chuẩn Quốc gia. Từ đó trình ý kiến đề xuất của Nhà trường với Lãnh đạo địa phương. Khi đã có Nghị quyết về xây dựng Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia thì Nhà trường( Hiệu trưởng) phải tham mưu với địa phương về địa điểm xây dựng, quy hoạch đất đai khuôn viên nhà trường( Tổng diện tích) số lượng các phòng học, diện tích từng loại phòng, cơ cấu bố trí các phòng học, phòng chức năng, nhà bếp, nhà vệ sịnh, công trình điện nước, hệ thống thoát nước Quy hoạch sân chơi, bãi tập, vườn thiên nhiên Tham mưu về huy động nguồn vốn: Việc xây dựng trường và mua sắm trang thiết bị do ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện, việc thực hiện nâng cấp phòng học cũ, sân trường, hàng rào, mái che hành lang các lớp, rèm cửa các phòng học do địa phương và nhân dân đóng góp. Viêc tạo cảnh quan sư phạm trong nhà trường giao cho các tổ chức đoàn thể, ban quản lý ấp, các bậc phụ huynh ( trồng các loại cây cảnh, cây xanh bóng mát, tạo vườn thiên nhiên, mua bể chứa nước ). Tham mưu cho Lãnh đạo địa phương về kế hoạch thực hiện các công trình nhỏ lẻ không được ngân sách đầu tư theo quy định chung của Ngành học để trở thành mục tiêu, Nghị quyết của Chính quyền và là mục tiêu phấn đấu của trường. Tất cảc các vấn đề trên Hiệu trưởng phải tham mưu đầy đủ, chính xác phù hợp với hoạt động của nhà trường. Địa phương lấy đó làm cơ sở và có kế hoạch triển khai thực hiện. Tham mưu với các cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục, đây là cấp quản lý chỉ đạo về chuyên môn và xây dựng kế hoạch phát triển CSVC theo từng giai đoạn. Nhằm giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu, thực hiện đúng và đạt kế hoạch. Ngoài ra còn tham mưu hỗ trợ thêm kinh phí trang bị đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư số 02 của Bộ Giáo dục. Biện pháp 4. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục mầm non. Như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Vậy xuất phát từ đâu mà công việc càng khó và khó mấy mà có toàn thể nhân dân cùng lo lắng, cùng chung sức thì công việc cũng hoàn Mai Thị Ngọc Giàu Trang 6
  6. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất thành. Đó chính là sự “đồng tâm, đồng lòng” là sự tin tưởng vào chính quyền địa phương, vào nhà trường. Nhận thức được xã hội hóa giáo dục có tầm quan trọng thiết thực trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Muốn nhà trường phát triển cần có sự đóng góp, tác động từ nhiều phía, đó là nhà trường, gia đình, và xã hội hay nói cách khác là lôi kéo gia đình và xã hội tham gia góp phần vào việc nuôi dạy các cháu ngày một tốt hơn. Đối với gia đình: Nhà trường phân công cán bộ giáo viên phối hợp cùng trưởng ấp, đến từng hộ gia đình, điều tra trẻ trong độ tuổi kết hợp tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường. Thông qua Hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh, từng năm bầu ra ban Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiệt tình có năng lực vận động, tuyên truyền những thông tin cần thiết của nhà trường đến từng gia đình, đồng thời kêu gọi vận động phụ huynh đóng góp công sức và vật chất để hoàn thành kế hoạch xây dựng, phát triển nhà trường. Đối với xã hội cụ thể là chính quyền địa phương, Ban quản lý ấp, các đoàn thể trên địa bàn xã. Cần xác định công tác tham mưu thành công không phải chỉ cầm tờ trình đến cơ quan trình bày lý do, điều kiện cần là được việc, mà phải thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, tham gia các phong trào, các ngày hội của các đoàn thể, của Ban quản lý ấp, các câu lạc bộ, hay hợp tác xã, hiệu trưởng sắp xếp thời gian đến tham dự, thăm hỏi chúc mừng tham gia giao lưu văn nghệ, thể thao Bên cạnh đó nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều cá nhân, đơn vị, để từng bước giải quyết các khó khăn cho nhà trường. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế, xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Xã hội hóa giáo dục không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hóa giáo dục nhằm đến việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị - kinh Mai Thị Ngọc Giàu Trang 7
  7. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất tế - văn hóa xã hội phát huy cao nhất chức năng và trách nhiệm của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. D. Hiệu quả đạt được : ( nêu phạm vi áp dụng, so sánh hiệu quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến) Với những biện pháp nghiên cứu và cách làm như đã trình bày, trường mẫu giáo Phước Hậu có những thay đổi tích cực, cụ thể như sau: • Về cơ sở vật chất: Tổng số phòng học đủ diện tích chuẩn: 9/9, tỷ lệ 100%. Có 5 phòng chức năng, 01 bếp ăn theo quy trình một chiều, 01 nhà nghỉ nhân viên, 01 khu vệ sinh nhân viên, nhà xe, nhà bảo vệ , có tường rào bao quanh khuôn viên trường, có cổng biển trường, sân chơi và có đủ đồ chơi ngoài trời. • Về thiết bị đồ dùng cho lớp mẫu giáo: Có 9/9 lớp được trang bị bình quân đạt trên 80%. Trong đó khối lớp lá đạt trên 90% theo quy định tại Thông tư 02 của Bộ Giáo dục Ban hành quy định đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho lớp mẫu giáo. • Về công tác xã hội hóa: Với cách làm như trên công tác xã hội hóa của trường đạt được như sau: 1. Đối với Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh của xã tích cực hỗ trợ trong tổ chức các hoạt động lễ hội của nhà trường, và ủng hộ đồ dùng, đồ chơi cho các cháu trị giá 1.050.000đ. 2. Hội phụ nữ: Giúp nhà trường động viên các bậc phụ huynh đóng góp tiền học phí, tiền ăn cho các cháu, cùng tham gia các hội thi như: “ Bé mầm non vẽ tranh”, “ Bé kể chuyện”, “Bé tập làm nội trợ”, Thi nấu ăn nhân ngày 8/3 3. Mặt trận Tổ quốc xã đứng ra vận động các cá nhân, đoàn thể ủng hộ 20 cây cảnh, cây xanh trong trường. Tổng trị giá 11.000.000đ. Ngoài ra còn tham gia vận động các hợp tác xã, các xí nghiệp hỗ trợ cho trường về cơ sở vật chất. 4. Trạm y tế: Nhà trường gắn bó mật thiết với Trạm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, hằng năm trạm đều kiểm tra sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho các cháu, Hướng dẫn thực hiện tủ thuốc và trang bị đồ dung y tế cho trường, tham gia cùng nhà trường thực hiện tuyên truyền và phòng chống các dịch bệnh Mai Thị Ngọc Giàu Trang 8
  8. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất 5. Đối với trường Tiểu học: Các em học sinh làm đồ chơi tặng cho các cháu mẫu giáo. nhặt phế liệu đánh rửa sạch sẽ tặng cho các cô mầm non làm đồ chơi. 6. Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, mạnh thường quân ủng hộ nhà trường các mái che, láng sân, vẽ tranh tường các lớp học, sơn tường rào tổng kinh phí 153.000.000đ. 7. Các bậc phụ huynh tham gia về ngày công: nhận chăm sóc cây xanh, cây cảnh trong sân trường. Ngoài ra còn hỗ trợ màn che cửa các lớp học với tổng số tiền là 15.000.000đ. Tổng số tiền xã hội hóa được 180.050.000đ. Để các tổ chức, các ban ngành đoàn thể hiểu về chăm sóc Giáo dục trẻ ở trường mầm non. Trường tổ chức tiết dạy có ứng dụng Công nghệ thông tin cho các cấp Lãnh đạo địa phương, các ban ngành, các bậc phụ huynh về dự và tổ chức bữa ăn của trẻ để mọi người tham quan. Qua đó tạo niềm tin, niền mến phục của mọi người đối với các cô giáo, các cháu. Thực tế này là nguồn thông tin đến với mọi người dân một cách thuận lợi, nên phụ huynh tự giác đóng góp xây dựng theo Nghị quyết của Đảng ủy – Hội đồng nhân dân xã. Bên cạnh đó trường còn tuyên truyền về việc chăm sóc Giáo dục trẻ theo yêu cầu đổi mới qua loa đài truyền thanh xã, qua các cuộc họp của các chi tổ hội phụ nữ , họp phụ huynh và qua giờ đón trả trẻ giữa phụ huynh và giáo viên. Từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của các cá nhân, tập thể ủng hộ để xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị cho trường. E. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu, phấn đấu, khắc phục khó khăn để thực hiện nên tôi đã thành công trong thực hiện “ Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất” tại trường mẫu giáo Phước hậu, huyện Cần Giuộc. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Một là : Hiệu trưởng phải tuyệt đối chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định, quy chế chế của ngành, nội quy cơ quan. Nghiên cứu kỷ các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện đúng. Phải có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, tác phong sư phạm chuẩn mực, giao tiếp phù hợp với ngành học. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có uy tín với địa phương và luôn là chất kết dính trong tập thể. Hai là : Hiệu trưởng phải xách định rõ điều kiện, tình hình thực tế của địa phương và cơ sở vật chất hiện có, nhu cầu trẻ ra lớp hàng năm Mai Thị Ngọc Giàu Trang 9
  9. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của trường. Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ của cấp học mầm non để có biện pháp, lộ trình thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả. Ba là : Bản thân của người cán bộ quản lý phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, nắm bắt đầy đủ, vận dụng kịp thời thì mới có hành động đúng, hiệu quả cao trong công tác này. Bốn là: Động viên, khuyến khích cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo trong công tác làm đồ dùng dạy học, đồ chơi có chất lượng. Đặc biệt quan tâm đến sử dụng nguyên vật liệu sẳn có tại địa phương để làm. Năm là : Hiệu trưởng phải thật sự quan tâm đến hoạt động của tổ chuyên môn, hoạt động của lớp, nắm vững chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thì mới có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phù hợp, tương xứng và chống lãng phí. Sáu là : Ban giám hiệu và cô giáo phải thật sự là người gương mẫu trong thực hiện sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất, các thiết bị đồ dùng đồ chơi, tài sản hiện có nhằm mục đích sử dụng lâu dài. Giữ gìn tốt môi trường và cảnh quan sư phạm. Bảy là : Kết hợp chặt chẽ, giữ mối quan hệ tốt với các cấp lãnh đạo với đồng nghiệp, với nhân dân. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương tổ chức. Giữ gìn uy tín, đạo đức, chú trọng đến ngôn phong, rèn luyện kỹ năng giao tiếp thì mới thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Trên đây là một vài biện pháp trong công tác “ Xã hội hóa giáo dục để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất” tại trường mẫu giáo Phước hậu, huyện Cần Giuộc. Và tôi đã áp dụng thành công tại trường, rất mong được sự quan tâm hỗ trợ của Hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi chân thành cảm ơn! Người viết Mai Thị Ngọc Giàu Mai Thị Ngọc Giàu Trang 10
  10. Đề tài : Xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất MỤC LỤC I. Sơ yếu lý lịch Trang 1 II. Nội dung Trang 1 A. Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu giải quyết và nâng cao hiệu quả công tác 1. Thực trạng đề tài Trang 1 2. Ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến Trang 2 B. Mục tiêu dự kiến cần đạt Trang 3 C. Các biện pháp đã thực hiện 1. Biện pháp 1 Trang 3 2. Biện pháp 2 Trang 3 3. Biện pháp 3 Trang 5 4. Biện pháp 4 Trang 6 D. Hiệu quả đạt được Trang 8 E. Bài học kinh nghiệm Trang 9 Mai Thị Ngọc Giàu Trang 11