Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí, chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học

pdf 53 trang Giang Anh 21/03/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí, chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_li_chi_dao_cua_hieu_tru.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lí, chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học

  1. Học sinh lớp 5A biểu diễn tiểu phẩm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 Hai là: Cần để ý đến vai trò chủ thể của học sinh. Có nghĩa là có thể giao một phần hay toàn bộ công việc điều khiển cho học sinh, tùy theo tính chất của hoạt động hoặc giáo viên cùng tham gia hoạt động với học sinh thì đó là điều kiện rất tốt để thực hiện công tác giáo dục cho các em. Ví dụ 11: Dẫn chương trình kết hợp cả giáo viên và học sinh. 2.4 Biện pháp 4: Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục NGLL. 2.4.1 Xây dựng tiểu ban hoạt động giáo dục NGLL. TaiLieu.VN Page 36
  2. Ngay từ đầu năm học, khi xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học đã cần ph ải có xây dựng tiểu ban hoạt động giáo dục NGLL. Ví dụ 12: Năm học 2010-2011: Trưởng ban: Phó hiệu trưởng. Phó ban: Tổng phụ trách. Ủy viên: Bí thư chi đoàn, trưởng ban đại diện CMHS và 01 giáo viên có kinh nghiệm về công tác này. Nhiệm vụ của tiểu ban: Xây dựng kế hoạch hoạt động; tham mưu với Hiệu trưởng về mọi công việc của hoạt động giáo dục NGLL chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Ví dụ 13: Tổ chức một hoạt động: Tiểu ban dự kiến triển khai kế hoạch hoạt động- tham mưu với Hiệu trưởng; sau đó thiết kế mô hình hoạt động- duyệt với Hiệu trưởng. Được sự nhất trí của Hiệu trưởng thì Tiểu ban hoạt động giáo dục NGLL (Trưởng ban) trực tiếp triển khai tới GVCN- chỉ đạo và tổ chức thực hiện. 2.4.2 Phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt – Đoàn viên thanh niên. Đoàn viên trong chi đoàn giáo viên là lực lượng với trách nhiệm chỉ đạo hoạt động Đội, Sao nhi đồng và chăm sóc giáo dục TNNĐ. Đây là lực lượng có khả năng sáng tạo cao trong xây dựng nội dung, thiết kế mô hình, hình thức tổ chức các hoạt động. Vì vậy, Hiệu trưởng cần giao nhiệm vụ và tạo điều kiện để họ phát huy sức trẻ, sáng tạo và mạnh dạn đổi mới. Đây cũng là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, mọi phong trào của nhà trường: TaiLieu.VN Page 37
  3. Chi đoàn giáo viên tổ chức lao động cộng sản làm sạch đẹp trường lớp. 2.4.3 Nâng cao vai trò quan trọng của Tổng phụ trách Đội. Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường tổ chức và quản lí các hoạt động của Đội và các hoạt động giáo dục NGLL. Thực tế thì không phải thời điểm nào trường cũng có một giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, có kinh nghiệm. Vì vậy. để có một giáo viên-Tổng phụ trách Đội giỏi, Hiệu trưởng cần phải: TaiLieu.VN Page 38
  4. Thứ nhất: Chú trọng công tác bồi dưỡng Tổng phụ trách. Bồi dưỡng phải tỉ mỉ với nhi ều nội dung như: hiểu việc, nắm được chuyên môn(kĩ năng công tác Đội), phương pháp tổ chức, tác phong làm việc, ngôn từ lời nói, Thứ hai: Người bồi dưỡng không chỉ là Hiệu trưởng, trưởng ban hoạt động giáo dục NGLL, Đoàn thanh niên, giáo viên ( nhắc nhở) mà đặc biệt là Tổng phụ trách cũ bồi dưỡng cho Tổng phụ trách mới, và quan trọng hơn là công tác tự học, tự bồi dưỡng của chính bản thân Tổng phụ trách qua việc rút kinh nghiệm từ các hoạt động đã triển khai. 2.4.4 Sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ giáo viên. Sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là một nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng, hiệu quả công việc. Để có được đội ngũ CBGV nhiệt tình, rất trách nhiệm và rất chuyên môn tôi đã thực hiện có hiệu quả 5 giải pháp cơ bản sau đây: Một là: Giữ vững và phát huy nề nếp, kỉ cương, truyền thống của nhà trường. Hai là: Nhà trường luôn tạo ra sự nhập cuộc thuận lợi và cơ hội cho giáo viên thể hiện, tự khẳng định mình(đặc biệt là với giáo viên mới về trường, giáo viên trẻ mới ra trường). Ba là: Giao việc cụ thể tới từng cán bộ giáo viên và có kiểm tra, đánh giá tinh thần trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa GVCN với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường khi thực hiện các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục NGLL nói riêng. TaiLieu.VN Page 39
  5. Bốn là: Ban giám hiệu nhà trường gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động bởi chính s ự nhiệt huyết, say sưa vào cuộc của CBQL cũng là yếu tố tác động hiệu quả đến đội ngũ giáo viên, bởi “ Cán bộ nào phong trào ấy” Năm là: Tất cả các lực lượng trong trường phải có sự phối kết hợp tốt để tạo sự thành công cao nhất của công việc. 2.5 Biện pháp 5: Xây dựng các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục NGLL. Bất cứ một hoạt động nào cũng đều cần có những điều kiện để hoạt động đó được triển khai đạt hiệu quả. Với hoạt động giáo dục NGLL cần xây dựng đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây: Thứ nhất: Xây dựng hệ thống các qui định, tiêu chí phục vụ cho hoạt động giáo dục NGLL(qui định về nề nếp, tiêu chí đánh giá thi đua ) Thứ hai: Tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động giáo dục NGLL: sân chơi, bãi tập, dụng cụ TDTT, nhạc cụ, sách tham khảo, loa đài, băng đĩa, máy chiếu, nối mạng WiFi, tiến tới xây dựng thư viện điện tử để phục vụ việc tra cứu các tư liệu, tài liệu của giáo viên Thứ ba: Xây dựng mẫu thiết kế chung giáo án hoạt động giáo dục NGLL và nội dung bắt buộc cho từng hoạt động của từng tháng để dùng cho toàn khối, toàn trường. Thứ tư: Xây dựng phòng truyền thống để giáo dục truyền thống nhà trường cho học sinh, phục vụ một số hoạt động giáo dục như: Chủ đề của tháng 9,11,1,4,5. TaiLieu.VN Page 40
  6. Thứ năm: Tổ chức trồng cây xanh hằng năm để tạo môi trường sư phạm “ Xanh- s ạch-đẹp”, giáo dục lao động qua việc trồng và chăm sóc các bồn hoa, cây xanh trong trường được phân công cho từng lớp học sinh. Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực cho hoạt động giáo dục NGLL. Xây dựng Quĩ hoạt động giáo dục NGLL từ sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài xã. Việc vận động, tuyên truyền để các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí tổ chức các cuộc thi, các hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh được thực hiện nhân dịp Khai giảng năm học mới hoặc nhân một ngày Lễ có ý nghĩa trong năm học và được công khai ngay sau khi kết thúc buổi Lễ phát động quyên góp, ủng hộ; đồng thời cuối năm học nhà trường báo cáo việc thu- chi trước Hội CMHS và đại diện các nhà hảo tâm. Các nhà hảo tâm ủng hộ Quĩ hoạt động giáo dục NGLL TaiLieu.VN Page 41
  7. Theo tổng kết, vào đầu năm học, nhà trường vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ Qu ĩ HĐGD NGLL được khoảng từ 12 triệu đến 2 chục triệu đồng ( HS không phải đóng góp) Ngoài ra, cần phối hợp tốt với Hội CMHS, Đoàn TNCS HCM của xã trong việc thiết kế nội dung hoạt động, nâng cao chất lượng tổ trọng tài bóng đá Nhi đồng, cờ vua, bóng bàn, kéo co Chúng tôi đã duy trì trong thành phần Ban giám khảo, tổ trọng tài có đại diện của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tăng tính khách quan và không khí của các cuộc thi đồng thời gắn trách nhiệm, tình cảm của họ với mọi công việc của nhà trường. 2.6 Biện pháp 6: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Cũng như phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cần được đổi mới theo hướng sau: Một là: Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục NGLL, khắc phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại các hình thức đã quá quen thuộc với học sinh gây ra nhàm chán, tẻ nhạt với các em. Cụ thể là phải nắm chắc nội dung, mục tiêu hoạt động của từng giai đoạn, từng thời kì. Lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp, gắn đổi mới các hình thức hoạt động phù hợp. Ví dụ như việc các sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng cần được đổi mới cả hình thức và phương pháp tổ chức. TaiLieu.VN Page 42
  8. Hai là: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo d ục NGLL, khắc phục tính chất áp đặt, làm thay học sinh. Phát huy cao độ khả năng của các cá nhân điển hình, khéo léo cuốn hút mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các hoạt động. Ba là: Tăng cường sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học vào hoạt động giáo dục NGLL. Đặc biệt chú ý ứng dụng CNTT trong những hoạt động cụ thể để tạo ra hứng thú bất ngờ cho học sinh. Bốn là: Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là một khâu trong quá trình đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Khi đánh giá phải bám sát mục tiêu để xem xét mức độ thực hiện hoạt động của học sinh, coi trọng kĩ năng, hành vi, thái độ và coi đó là yêu cầu cơ bản cần đạt được sau khi tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL. Để tránh hiện tượng nhàm chán, dứt khoát phải đổi mới cả nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực”. II. KẾT QUẢ Qua thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục NGLL theo từng chủ điểm và có thể tổ chức dưới hình thức các hội thi đã thu hút được đông đảo học sinh tích cực tham gia, tạo được hứng thú trong học tập của các em, khích lệ các em tìm hiểu, sưu tầm, mở rộng kiến thức. Kết quả là: TaiLieu.VN Page 43
  9. Thứ nhất: Hoạt động giáo dục NGLL đã đi vào nề nếp theo từng chủ điểm hàng tháng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ về PPCT ở Tiểu học. Thứ hai: Các hoạt động thi đua học tập giữa các lớp diễn ra sôi nổi hơn. Thứ ba: Hoạt động giáo dục NGLL đã khẳng định vai trò là một trong những con đường cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Vận dụng triệt để các biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL đã nhận được sự ủng hộ của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Các bảng số liệu dưới đây chứng minh điều đó: Bảng 1: Biểu đồ khảo sát thông tin GV- HS- CMHS về việc có ủng hộ với việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL hay không trước khi áp dụng biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới. 100 80 60 Giáo viên Học sinh 40 Cha me học sinh 20 0 Giáo viên Học sinh Cha mẹ học sinh TaiLieu.VN Page 44
  10. Kh ảo sát 20 GVCN thì có 8/20= 40% số GV nhất trí. Khảo sát 20 chi hội trưởng của 20 l ớp thì có 14/20=70% nhất trí. Khảo sát học sinh toàn trường thì có 543/560 = 97% số học sinh nhất trí. Số GV, CMHS không nhất trí trước hết là do nhận thức, sau nữa là do ngại và chưa tin vào việc sẽ tổ chức thành công các hoạt động NGLL cho học sinh, đặc biệt là tổ chức dưới hình thức các cuộc thi. Một số ít GV(GV cao tuổi, gặp khó khăn về việc tổ chức) thì cho rằng mỗi tháng tổ chức hoạt động NGLL 04 tiết= 01 buổi theo chương trình của Bộ là rất khó thực hiện. Họ cho rằng sẽ không thể duy trì được hàng tháng bởi công việc này cần phải có sự đầu tư về mọi nguồn lực và phải có năng khiếu. Còn 17/560 HS= 3% số HS không nhất trí là do các em hoặc chưa hiểu yêu cầu của việc khảo sát, hoặc do quá nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể. Bảng 2: Biểu đồ khảo sát thông tin GV-HS- CMHS về việc có ủng hộ, hài lòng với việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL hay không sau khi áp dụng biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới. 100 95 90 Giáo viên Học sinh 85 Cha me học sinh 80 75 Giáo viên Học sinh Cha me học sinh Nhìn vào biểu đồ ta thấy đã có 20/20= 100% số chi hội trưởng CMHS các lớp nhất trí, tăng 30%, đã có 17/20 GVCN= 85% số GVCN nhất trí tăng 45%. Đây là điều TaiLieu.VN Page 45
  11. ph ấn khởi nhất bởi chính GV là lực lượng quyết định thành công của mọi công việc trong nhà trường, bởi chính CMHS là lực lượng phối hợp quan trọng để có thể hỗ trợ GVCN trong việc tổ chức( cả về vật chất và tinh thần cũng như khâu tổ chức, tổ trọng tài, Ban giám khảo đều có sự tham gia của Hội CMHS). Chỉ còn 4 học sinh là chưa ủng hộ. Tôi đã tiến hành phỏng vấn và tìm hiểu thêm từ GVCN, CMHS thì đây là những HS có thể nói là thiểu năng trí tuệ, có hạn chế về mặt ngôn ngữ, gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin. Vì vậy có thể ý kiến của các em chưa phản ánh đúng. Điều này được minh chứng bởi kết quả khảo sát việc đánh giá hiệu quả tốt của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL thường xuyên theo chủ điểm hàng tháng dưới hình thức các hội thi mà nhà trường cùng các tổ chuyên môn, các CBGV-NV và CMHS phối hợp tổ chức. Bảng 3: Biểu đồ khảo sát đánh giá hiệu quả tốt của các biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL ở trường TH Xuân Quan TaiLieu.VN Page 46
  12. 100 99 98 97 96 Giáo viên 95 Học sinh 94 Cha me học sinh 93 92 91 Giáo viên Học sinh Cha me học sinh Trong tổng số 34 CBGV-NV của nhà trường thì có tới 32 CBGV-NV(tương ứng với 94,1% số CBGV-NV) có ý kiến đánh giá hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL xếp loại Tốt. Có 535/560 = 95,5% số HS và 20/20=100% số Chi hội trưởng CMHS các lớp có ý kiến xếp loại Tốt khi được hỏi về hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL đạt ở mức nào trong 4 mức Tốt- Khá- TB-Y. Tóm lại: Quản lí, chỉ đạo nghiêm túc, bài bản, khoa học các hoạt động giáo dục NGLL sẽ giúp cho CBGV có cách nghĩ đúng, đủ và biết cách làm hiệu quả, giúp học sinh có điều kiện để củng cố các kiến thức đã học ở trên lớp, giúp các em bước đầu biết khẳng định mình trước tập thể, rèn kĩ năng sống, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” TaiLieu.VN Page 47
  13. PH ẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 1.Bài học kinh nghiệm: Hoạt động giáo dục NGLL là một trong hai con đường cơ bản thực hiện quá trình giáo dục trẻ em. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ các môn học văn hóa, là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Áp dụng triệt để các biện pháp quản lí, chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò tầm quan trọng của hoạt động giáo dục NGLL cho CBGV-NV. Biện pháp 2: Chỉ đạo thực hiện nội dung và sử dụng hiệu quả thời lượng của hoạt động giáo dục NGLL. Biện pháp 3: Quan tâm chỉ đạo hoạt động điển hình trong năm học. Biện pháp 4: Xây dựng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục NGLL. Biện pháp 5: Xây dựng các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục NGLL. Biện pháp 6: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Bài học kinh nghiệm được rút ra là: Thứ nhất: Hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học là hoạt động không thể thiếu vì chỉ có thông qua hoạt động giáo dục NGLL mới giúp các em phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng; có thêm điều kiện để củng cố, khắc sâu, mở rộng các kiến TaiLieu.VN Page 48
  14. th ức đã học trên lớp; hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và rèn kĩ năng s ống cho các em; đồng thời giúp các em thêm mạnh dạn, tự tin và biết khẳng định mình. Thứ hai: Hoạt động giáo dục NGLL cùng với hoạt động dạy và học trên lớp nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu chung của giáo dục Tiểu học nên không thể thực hiện theo thời điểm, thời vụ mà phải thực hiện liên tục, thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ của trường Tiểu học. Thứ ba: Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục NGLL. Đoàn viên là giáo viên trong Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội là lực lượng nòng cốt. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là GVCN đóng vai trò quan trọng. Hội CMHS và các tổ chức, đoàn thể của nhà trường, của địa phương với tư cách phối hợp và cần thiết. Người tổ chức, chỉ đạo, khơi ngòi tạo nên phong trào là Cán bộ quản lí nhà trường vì “ Cán bộ nào phong trào ấy” Thứ tư: Việc lập kế hoạch phải chi tiết, khoa học. Giao việc phải cụ thể. Khi tổ chức thực hiện phải: Thống nhất- quyết liệt – triệt để và hiệu quả. 2.Điều kiện vận dụng SKKN. Để áp dụng SKKN tôi đã trình bày ở trên cần một số điều kiện cơ bản sau đây: Một là: CBGV-NV, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh. Hai là: CBQL phải có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết và lòng nhiệt tình, có khả năng hoặc quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động phong trào trong nhà trường. TaiLieu.VN Page 49
  15. Ba là: Phải là đơn vị trường học tổ chức dạy- học chương trình 2 buổi/ ngày, có đi ều kiện CSVC khá đầy đủ với đầy đủ loại hình giáo viên dạy các môn năng khiếu: Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại ngữ, Bốn là: Có sự đồng thuận, ủng hộ của tập thể CBGV-NV, sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường về mọi mặt. Phải xây dựng được quĩ HĐGD NGLL từ các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm(HS không phải đóng góp). Muốn được mọi người ủng hộ Quĩ và tích cực phối hợp tham gia tổ chức thực hiện thì nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho HS đạt hiệu quả. Năm là: Có biện pháp thu hút học sinh tham gia tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động và thực hiện tốt công tác thi đua-khen thưởng. 3.Những vấn đề còn hạn chế. Sáng kiến kinh nghiệm về “Biện pháp quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL ở trường tiểu học” mà tôi đã thực hiện và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, do nhà trường chưa có phòng học đa năng nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL dưới hình thức giao lưu hoặc tổ chức các cuộc thi cho học sinh toàn khối, toàn trường còn gặp khó khăn hoặc không thực hiện được khi trời mưa 4. Hướng tiếp tục nghiên cứu. Phát huy những kết quả đạt được và khắc phục hạn chế nhỏ của SKKN trên, bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm để từ đó đề xuất các biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học bằng việc TaiLieu.VN Page 50
  16. t ổ chức tốt các hoạt động dạy- học trên lớp kết hợp với các hoạt động giáo dục NGLL thông qua hình thức tổ chức các hoạt động mang tính xã hội. 5.Đề xuất, kiến nghị 5.1. Đối với Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT: Một là: Có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn về: “ Kĩ năng tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục NGLL” cho đại diện các trường trong huyện, trong tỉnh. Hai là: Có cơ chế và tạo điều kiện để các nhà trường tổ chức cho CBGV tham quan, học tập kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục tại các trường Tiểu học trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng. Ba là: Tham mưu với Bộ GD&ĐT có chuyên ngành đào tạo Giáo viên Tổng phụ trách Đội cho các nhà trường. 5.2 Đối với UBND các cấp: Thứ nhất: Quan tâm xây dựng, đầu tư CSVC cho các nhà trường theo hướng hiện đại (có các phòng học các môn năng khiếu, phòng đa năng và Hội trường đạt Chuẩn). Thứ hai: Thực hiện chỉ tiêu biên chế đối với giáo viên dạy các môn năng khiếu ở các trường Tiểu học như: Ngoại ngữ, Tin học và Thể dục. Hoạt động giáo dục NGLL cùng với hoạt động dạy – học trên lớp nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu chung của Giáo dục Tiểu học. TaiLieu.VN Page 51
  17. Xác định được mục tiêu đó, trong rất nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm học 2009 -2010 đến nay, BGH trường Tiểu học Xuân Quan đã quan tâm chỉ đạo có hiệu quả hoạt động giáo dục NGLL : Một là: Ba năm liền Liên đội TNTP HCM đạt danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh, được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen. Hai là: Đội văn nghệ học sinh của trường đạt giải Ba tại Hội thi “ Tiếng hát dân ca” cấp huyện, dự thi cấp tỉnh; giải Nhì “ Liên hoan đàn Piano kĩ thuật số” cấp huyện, dự thi cấp tỉnh; giải Nhì hội thi “ Giai điệu tuổi hồng” cấp huyện. Ba là: Đội bóng đá Nhi đồng nam của trường dự thi cấp tỉnh hai năm (2011, 2013) thì cả hai năm đều đoạt giải phong cách, có học sinh được chọn vào đội tuyển bóng đá của tỉnh, dự thi đấu cấp Quốc gia; có HS tham gia thi đấu bóng bàn Toàn quốc năm 2012. Bốn là: Cô giáo Tổng phụ trách Đội đạt giải Nhì hội thi giáo viên Tổng phụ trách giỏi cấp huyện, giải Ba cấp tỉnh năm 2011. Năm là: Hiệu trưởng nhà trường được Trung ương Đoàn TNCS HCM tặng Kỉ niệm chương “ Vì thế hệ trẻ” năm 2013 vì đã có những đóng góp xuất sắc cho công tác giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn. Sáu là: Trường được UBND huyện Văn Giang cấp Giấy chứng nhận đạt danh hiệu “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” Phong trào hoạt động giáo dục NGLL của trường Tiểu học Xuân Quan đã trở thành điểm sáng không những của huyện Văn Giang mà còn là địa chỉ tin cậy để các trường TaiLieu.VN Page 52
  18. trong tỉnh giao lưu học tập kinh nghiệm bằng nhiều hình thức. Hoạt động giáo dục NGLL đ ã thực sự góp phần giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng dạy- học và xây dựng “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực” của một tập thể LĐXS, trường học đạt Chuẩn Quốc gia. Trình bày SKKN “Biện pháp quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học” Kính mong được các cấp lãnh đạo chỉ giáo, các bạn đồng nghiệp tham gia, góp ý để SKKN được triển khai và hoàn thiện hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! TaiLieu.VN Page 53