Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý THCS

doc 14 trang Giang Anh 20/03/2024 2060
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_giai_bai_tap_vat_ly.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý THCS

  1. MỤC LỤC Trang PHẦN GIỚI THIỆU 2 A-ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B-NỘI DUNG 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC V. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI C- KẾT LUẬN 13 1
  2. PHẦN GIỚI THIỆU - Tên Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ THCS - Người viết: Phạm Mai Đào - Đơn vị ứng dụng SKKN: Trường THCS Nguyễn Thị Định , Quận 2. - Không gian áp dụng: Môn Vật lí 6,7, 8, 9 trường THCS Nguyễn Thị Định , Quận 2. 2
  3. A. ĐẶT VẤN ĐỀ Vật lý là một môn học thực nghiệm, thông qua các thí nghiệm, nghiên cứu các sự vật hiện tượng để rút ra các quy luật, định luật vật lý, song các đại lượng vật lý cũng có kí hiệu riêng, có công thức tính, đơn vị riêng của nó, vậy việc áp dụng các công thức để tính các đại lượng vật lý vào việc giải các bài tập vật lý như thế nào để học sinh nắm vững bài, hiểu bài hơn là một vấn đề rất quan trọng đối với công tác dạy học môn vật lý. Việc dạy học giúp cho học sinh nắm vững kiến thức vật lý để vận dụng vào thực tế cũng như việc giải các bài tập vật lý đang là vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, học sinh hiện nay có số ít học sinh có ý thức tự học, nghiên cứu bài để hoàn thành nội dung bài tập mà giáo viên đề ra; song bên cạnh đó vần còn nhiều học sinh hoàn thành bài tập một cách đối phó, hời hợt, ít quan tâm đến chất lượng bài tập do các em chưa nắm rõ được kiến thức cốt lõi của môn học để giải bài tập.Để giúp học sinh làm bài tập chất lượng hơn, nắm rõ các nguyên tắc giải các bài tập tốt hơn, hiểu sâu kiến thức hơn thì giáo viên cần hướng dẫn phương pháp giải cụ thể và hiệu quả. Vì vậy, với chuyên môn dạy vật lý THCS tôi chọn phương pháp “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ THCS” 3
  4. B. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong chương trình sách giáo khoa cũ cũng như chương trình sách giáo khoa hiện hành, không đưa ra các bước giải bài tập, nhưng đối với tài liệu dạy học vật lý mới thì các tiết bài tập có mục gợi ý (hướng dẫn giải) cho học sinh. Để cụ thể các bước đó, bản thân tôi dựa vào kiến thức vật lý trong sách và tài liệu vật lý đưa ra các bước hướng dẫn như một quy tắc giải giúp học sinh nắm vững việc giải bài tập, và giải bài tập dễ dàng, chất lượng hơn. Việc cụ thể hóa các bước giải vào việc giải bài tập sẽ làm cho các em hứng thú, hăng say hơn, rèn luyện kỹ năng, nâng cao ý thức tự học, tư duy trong việc làm bài tập, kiến thức nắm được rõ và sâu hơn. Nếu các quy tắc này được áp dụng thì học sinh yếu, chậm cũng dễ dàng nắm bắt để giải các bài tập cơ bản, có như vậy chất lượng học sinh sẽ được nâng cao hơn, tỉ lệ học sinh yếu kém môn vật lý giảm đáng kể II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Trong những năm học gần đây , do yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục , nhà trường đã có sự trang bị thêm các thiết bị , dụng cụ dạy học môn Vật lý nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình THCS . Tuy nhiên , số lượng dụng cụ vật lý được trang bị cho bộ môn vẫn còn hạn chế do kinh phí trang bị tương đối cao. Tổ bộ môn Vật lý của trường luôn được tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn qua các buổi học tập huấn, nhằm tiếp cận nhanh nhất với những đổi mới trong phương pháp dạy học để truyền tải đến học sinh . Về phía học sinh, các em có sự thích thú, năng động trong các hoạt động học tập. Tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng học sinh mang tâm lý ỷ lại, thụ động trong các hoạt động học tập , dễ dẫn đến việc hình thành thói 4
  5. quen phân chia 2 nhóm đối tượng học sinh: Nhóm tích cực – thường là học sinh khá giỏi . Nhóm thụ động – thường là những học sinh trung bình – yếu. III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Trong chương trình vật lý THCS được chia thành hai mức. + Đối với lứa tuổi học sinh khối 6, 7: nội dung kiến thức được xây dựng phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi đó chỉ đề cập ở kiến thức chủ yếu là định tính. Kiến thức chủ yếu là lý thuyết, nghiên cứa sự vật hiện tượng đơn giản, gần gũi với cuộc sống, có vài nội dung đề cập đến định lượng: khối lược riêng, trọng lượng riêng (Vật lý 6). Trong quá trình dạy cần đưa ra chìa khóa giải vì số bài tập còn lại chỉ là định tính, yêu cầu học sinh trong khi áp dụng các bước giải như là quy tắc từ đó học sinh làm quen và có thể tự mình vận dụng giải bài tập mà không cần đến sự trợ giúp của thầy cô. + Đối với lứa tuổi học sinh lớp 8, 9, kiến thức được xây dựng ở mức cao hơn: nội dung chủ yếu đề cập tới phần định lượng, tìm hiểu các đại lượng vật lý, tính toán đại lượng vật lý, bài tập định lượng. Chỉ số ít nội dung nghiên cứu sự vật hiện tượng, giải thích hiện tượng tự nhiên. Tôi đã thực hiện ngay từ các tiết có dạng bài tập định lượng: hướng dẫn học sinh các bước giải bài tập gồm 5 bước. Yêu cầu học sinh nắm vững các bước giải bài tập đó, và cụ thể hóa bằng một bài tập tập mẫu cho mỗi dạng Vì vậy, trong quá trình giảng dạy tùy theo nội dung kiến thức mà đưa ra các phương pháp giải bài tập phù hợp. Hơn nữa cần chú ý kiểm tra đánh gia học sinh khi áp dụng quy tắc giải để kịp thời uốn nắn và sửa sai cho học sinh, * Cụ thể: CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ: ➢ Bước 1: Đọc, tìm hiểu nội dung đề ra, phân tích bài toán. ➢ Bước 2: Tóm tắt bài toán theo các đại lượng đã biết, các đại lượng cần tìm, đổi đơn vị (nếu có). ➢ Bước 3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các đại lườn đã biết với các đại lượng cần tìm để rút ra công thức cần áp dụng. 5
  6. ➢ Bước 4: Áp dụng công thức đặt lời giải và giải ➢ Bước 5: Thử lại, biện luận và rút ra kết luận – đáp số. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ HÓA CÁC BƯỚC GIẢI ✓ Bài tập 1: Vật lý 8- Chủ đề “ Tốc độ” Một người đi xe máy từ A đến B dài 45 km hết 1,5 giờ. Khi đến B người đó tiếp tục đi từ B đến C dài 15km với vận tốc 30km/h. a) Tính thời gian đi từ B đến C. b) Tính vận tốc trung bình người đó đi trên cả quãng đường từ A đến C. B1: học sinh đọc và tìm hiểu đề: phần cơ học- bài toán về chuyển động B2: Tóm tắt: sAB = 45km tAB = 1,5h các đại lượng đã biết sBC = 15km vBC = 30km/h tBC = ? h các đại lượng cần tìm vtb = ? km/h Từ bài toán ta thấy sAB là quãng đường đầu người đi từ A B trong khoảng thời gian tAB, sBC quãng đường người đi từ B C với vận tốc là v BC. Yêu cầu đề bài đặt ra là tìm thời gian t BC mà người đó đi hết BC, và tính vần tốc trung bình trên cả 2 đoạn AB+BC. B3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các đại lượng đã biết và các đại lượng cần tìm Đại lượng vật lý đã biết: Đoạn đường AB: sAB, tAB Đoạn đường BC: sBC, vBC Đại lượng vật lý cần tìm: Đoạn đường BC: tBC Đoạn AC = AB+BC: vtb Từ dữ liệu đề bài ta có mối liên hệ giữa các đại lượng bằng các công thức: Công thức tính tốc độ: để tìm vAB và tBC Công thức tính tốc độ trung bình: để tìm vtb 6
  7. B4: Áp dụng công thức và giải: Lưu ý: về sự đồng nhất đơn vị giữa các đại lượng, nếu chưa đồng nhất phải tiến hành đổi đơn vi, có thể thực hiện trong tóm tắt hoặc trong bài giải đều được Giải a) Thời gian người đi hết đoạn đường BC là: sBC sBC 15 vBC t BC 0,5(h) t BC vBC 30 b) Tốc độ trung bình người đi từ A C là: sAB sBC 45 15 vtb 30(km / h) t AB tBC 1,5 0,5 B5: Thử lại kết quả và đáp số: Đáp số: tBC = 0,5 h vtb = 30 km/h ✓ Bài tập 2: Vật lý 8- Chủ đề “ Công thức tính nhiệt lượng” Một ấm nhôm 400g chứa 2 lít nước ở 25oC, tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước biết nhieejtdung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1 = 880J/Kg.K, c2 = 4200J/Kg.K B1: học sinh đọc và tìm hiểu đề: Vật lý 8 - phần nhiệt học B2: Tóm tắt: m1 = 400g = 0,4 kg V = 2 l m2 = 2kg các đại lượng đã biết, đổi đồng nhất đơn vị o t1 = 25 C o t2 = 100 C c1 = 880J/Kg.K c2 = 4200J/Kg.K 7
  8. Q = ? J đại lượng cần tìm Yêu cầu đề bài đặt ra là tìm thời gian nhiệt lượng cần thiết để nước sôi, lưu ý thêm có khối lượng ấm . B3: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các đại lượng đã biết và các đại lượng cần tìm Đại lượng vật lý đã biết: Của ấm nước: m1, c1 Của nước trong ấm: m2, c2 Nhiệt độ trước và sau khi đun sôi: t1, t2 Đại lượng vật lý cần tìm: Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước: Q Từ dữ liệu đề bài ta có mối liên hệ giữa các đại lượng bằng các công thức: Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.∆t = m.c.(t2 – t1) để tính Q B4: Áp dụng công thức và giải: Lưu ý: về sự đồng nhất đơn vị giữa các đại lượng, nếu chưa đồng nhất phải tiến hành đổi đơn vi, có thể thực hiện trong tóm tắt hoặc trong bài giải đều được Giải Cách 1: Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là: Q = Q1 + Q2 = m1.c1.(t2 – t1) + m2.c2.(t2 – t1) = (m1.c1 + m2.c2).(t2 – t1) = (0,4.880 + 2.4200).(100 - 25) = 656400 (J) Cách 2: Nhiệt lượng do ấm nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC tới 100oC Q1 = m1.c1.(t2 – t1) = 0,4.880.(100 - 25) = 26400 (J) Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25oC tới 100oC Q2 = m2.c2.(t2 – t1) = 2.4200.(100 - 25) = 630000 (J) 8
  9. Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là: Q = Q1 + Q2 = 26400 + 630000 = 656400 (J) B5: Thử lại kết quả và đáp số: Đáp số: Q = 656400 (J) IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng phương pháp này cho môn vật lý khối 8 năm học 2018 - 2019, thời gian đầu học sinh chưa nắm được các bước thì khá lung túng trong việc vận dụng nên chất lượng đạt được còn hạn chế (chất lượng HKI năm học 2018-2019 chưa cao), nhưng sau thời gian thực hiện vận dụng của học sinh được thuần thục hơn nên kết quả đạt được cao hơn rõ rệt (HKII năm học 2018-2019), đạt chỉ tiêu bộ môn đề ra cho năm học: ❖ HKI Thống kê điểm kiểm tra học kì I của bộ môn : - Toàn trường: Giỏi Khá Trungbình Yếu Kém TS Khối S S HS SL % SL % SL % % % L L Lớp 6 189 61 32.28 49 25.93 32 16.93 17 8.99 30 15.87 Lớp 7 177 70 39.55 44 24.86 37 20.9 9 5.08 17 9.6 Lớp 8 199 46 23.12 47 23.62 80 40.2 10 5.03 16 8.04 Lớp 9 186 38 20.43 42 22.58 47 25.27 24 12.9 35 18.82 Tổng 751 216 28.63 182 24.23 196 26.1 60 7.99 98 13.05 cộng Thống kê kết quả xếp loại học lực học kì I của bộ môn: - Toàn trường: Tổn Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Khối g số S SL % SL % SL % % SL % HS L Lớp 6 189 60 31.75 59 31.22 43 22.75 26 13.76 1 0.53 Lớp 7 177 84 47.46 57 32.2 24 13.56 12 6.78 0 0 Lớp 8 199 59 29.65 78 39.2 51 25.63 9 4.52 2 1.01 Lớp 9 186 68 36.56 52 27.96 57 30.65 9 4.84 0 0 9
  10. Tổng 751 271 36.09 246 32.76 175 23.3 56 7.46 3 0.4 cộng ❖ HKII Thống kê điểm kiểm tra học kì II của bộ môn : - Toàn trường: Giỏi Khá Trungbình Yếu Kém TS Khối S S HS SL % SL % SL % % % L L Lớp 6 184 90 48.91 43 23.37 31 16.85 11 5.98 9 4.89 Lớp 7 177 93 52.54 47 26.55 25 14.12 10 5.65 2 1.13 Lớp 8 200 74 37 59 29.5 49 24.5 14 7 4 2 Lớp 9 186 68 36.56 43 23.12 51 27.42 9 4.84 15 8.06 Tổng 747 325 43.51 192 25.7 156 20.88 44 5.89 30 4.02 cộng - Học sinh nữ: T.số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Khối HS S SL % SL % SL % % SL % NỮ L Lớp 6 85 46 54.12 21 24.71 11 12.94 2 2.35 5 5.88 Lớp 7 94 54 57.45 25 26.6 9 9.57 6 6.38 0 0 Lớp 8 98 38 38.78 28 28.57 27 27.55 4 4.08 1 1.02 Lớp 9 95 39 41.05 23 24.21 24 25.26 2 2.11 7 7.37 Tổng 372 177 47.58 97 26.08 71 19.09 14 3.76 13 3.49 cộng 2. Thống kê kết quả xếp loại học lực học kì II của bộ môn: - Toàn trường: Tổn Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Khối g số S SL % SL % SL % % SL % HS L Lớp 6 184 117 63.59 50 27.17 16 8.7 1 0.54 0 0 Lớp 7 177 91 51.41 55 31.07 27 15.25 4 2.26 0 0 Lớp 8 200 74 37 75 37.5 46 23 5 2.5 0 0 Lớp 9 186 80 43.01 64 34.41 36 19.35 6 3.23 0 0 10
  11. Tổng 747 362 48.46 244 32.66 125 16.73 16 2.14 0 0 cộng - Học sinh nữ: Trung T.số Giỏi Khá Yếu Kém bình Khối HS S NỮ SL % SL % SL % % SL % L Lớp 6 85 63 74.12 15 17.65 6 7.06 1 1.18 0 0 Lớp 7 94 55 58.51 28 29.79 9 9.57 2 2.13 0 0 Lớp 8 98 35 35.71 40 40.82 23 23.47 0 0 0 0 Lớp 9 95 48 50.53 31 32.63 16 16.84 0 0 0 0 Tổng 372 201 54.03 114 30.65 54 14.52 3 0.81 0 0 cộng Thống kê kết quả xếp loại học lực cả năm của bộ môn: - Toàn trường: Tổn Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Khối g số S SL % SL % SL % % SL % HS L 184 96 52.1 61 33.1 26 14.13 1 0.54 0 0 Lớp 6 7 5 177 91 51.4 58 32.7 23 12.99 5 2.82 0 0 Lớp 7 1 7 Lớp 8 200 72 36 77 38.5 46 23 5 2.5 0 0 186 77 41.4 58 31.1 44 23.66 7 3.76 0 0 Lớp 9 8 Tổng 747 336 44.9 254 34 13 18.61 18 2.41 0 0 cộng 8 9 - Học sinh nữ: Trung T.số Giỏi Khá Yếu Kém bình Khối HS S NỮ SL % SL % SL % % SL % L Lớp 6 85 53 62.35 25 29.41 6 7.06 1 1.18 0 0 Lớp 7 94 56 59.57 29 30.85 7 7.45 2 2.13 0 0 11
  12. Lớp 8 98 35 35.71 42 42.86 20 20.41 1 1.02 0 0 Lớp 9 95 45 47.37 29 30.53 20 21.05 1 1.05 0 0 Tổng 372 18 50.81 125 33.6 53 14.25 5 1.34 0 0 cộng 9 V. KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ ĐỀ TÀI 1. Ưu điểm: - Tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động tập trên lớp cũng như bài tập về nhà. - Giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy, tự lực và nắm vững kiến thức của bài học. - Việc giải bài tập dưới sự giám sát của thầy cô giáo cũng giúp hạn chế rất nhiều những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, sao chép bài bạn mà không nắm được nội dung bài học, bài tập học sinh làm thiếu chất lượng . - Chất lượng tiến bộ của học sinh rõ rệt khi áp dụng phương pháp trên. 2. Khuyết điểm: - Chưa áp dụng rộng ra nhiều khối do hạn chế khối dạy, thời gian trở lại trường chưa lâu sau nghỉ hậu sản - Các học sinh nhiều lúc không tích cực xây xựng vấn đề, không tập trung trong giờ học. - Giai đoạn nhuẩn nhuyễn giải bài tập cần nhiều thời gian, vì giáo viên cần hướng dẫn học sinh chi tiết các bước giải, và thực hành giải bài tập phải nhiều. 12
  13. C. KẾT LUẬN Rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lý trong quá trình học tập sẽ giúp các em tìm thấy sự hứng thú, kích thích khả năng tư duy, tự giác học tập củahọc sinh. Học sinh đã biết phán đoán, phân tích, liên hệ kiến thức đã học tự thực hiện được các bài tập từ đơn giản đến nâng cao, hình thành sự đam mê, muốn chiếm lĩnh tri thức bằng năng lực của mình, nhờ đó khả năng tiếp thu bài học tốt hơn. Lý thuyết trong các bài học sẽ giúp các em tiếp thu những kiến thức, và làm bài tập theo các bước hướng dẫn sẽ giúp các em vận dụng những kiến thức mới đó vào thực tế các bài giải định lượng, điều ấy sẽ tạo điều kiện cho các em rèn luyện kĩ năng sống của bản thân, không ỉ lại dựa dẫm vào người khác. Bên cạnh đó, để có thể đạt được yêu cầu và kết quả tốt trong việc giải bài tập đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, hướng dẫn cụ thể,cũng như thái độ nghiêm túc trong quá trình làm việc, ngoài ra nắm bắt được tâm lý của học sinh, giúp các em thoải mái, tự tin trong quá trình nắm vững các bước giải cũng là điều kiện giúp việc nắm vững kiến thức cốt loic thành công. Quận 2, ngày 05 tháng 02 năm 2020 Người viết Phạm Mai Đào 13