Sáng kiến Một số biện pháp giáo dục cho học sinh THCS có hành vi lệch chuẩn khi nghiện mạng xã hội

doc 14 trang Giang Anh 20/03/2024 1890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một số biện pháp giáo dục cho học sinh THCS có hành vi lệch chuẩn khi nghiện mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_mot_so_bien_phap_giao_duc_cho_hoc_sinh_thcs_co_han.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến Một số biện pháp giáo dục cho học sinh THCS có hành vi lệch chuẩn khi nghiện mạng xã hội

  1. SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THCS CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN KHI NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI I.PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ các trang mạng xã hội nối đuôi nhau ra đời như Yahoo, Instagram, Zalo, Youtube, Twitter trong đó phổ biến nhất là mạng xã hội Facebook. Facebook du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây, tuy nhiên nó có sức lan tỏa và ảnh hưởng vô cùng lớn đối với cư dân mạng nói chung và học sinh nói riêng. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh nhưng bạn trẻ cắm mặt vào chiếc điện thoại để lướt facebook. Hễ tới đâu là check in chụp ảnh) ngay tại đó. Ăn cũng đang facebook, buồn, vui, hờn, giận gì cũng đăng fcaebook. Thời gian các bạn sống trên thế giới ảo nhiều hơn thời gian các bạn dành cho thực tế. Có thể nói, mạng xã hội cũng có ưu điểm của nó đó là con người có thể kết nối với các thành viên khác, chia sẽ những thông tin cá nhân, quan điểm, hứng thú, cảm xúc của mình, nhưng cũng phải thừa nhận mặt tiêu cực của nó như hiện tượng khủng hoảng thông tin, lợi dung mạng xã hội để nói xấu, đe dọa người người khác, gây rối dư luận đồng thời nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nghiện mạng xã hội. Tuy không phải tất cả những người tham gia mạng xã hội đều có những hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội nhưng việc học sinh THCS tham gia mạng xã hội Facebook quá nhiều dẫn đến nghiện có những hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng đến nhà xã hội, nhà trường và gia đình hết sức lo lắng cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập , quá trình hình thành và giáo dục nhân cách cho học sinh ở lứa tuổi THCS. Vậy làm sao để giáo dục học sinh sử dụng mạng xã hội một cách phù hợp, sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, đó là lý do tôi chọn đề tài : “ 2
  2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHO HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN KHI NGHIỆN MẠNG XÃ HỘI” II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Những năm qua ngành giáo dục – đào tạo tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện, gắn giáo dục – đào tạo với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế- xã hội Trong đó tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng. Đặc biệt việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, lối sống, kỹ năng ứng xử cho học sinh trong đó việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn khi nghiện mạng xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời buổi cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Vậy thế nào là mạng xã hội? Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào dịch vụ mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng. Bạn hiểu thế nào về Facebook? Facebook là một mạng xã hội, cho phép mọi người kết nối với nhau. Sự kết nối không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý. Facebook là 1 ứng dụng web, App được cài đặt trên máy tính, điện thoại hoặc tablet. Chỉ cần bạn có thiết bị điện tử như trên và có kết nối internet, bạn sẽ dùng được facebook. Như chúng ta đã biết, facebook là mạng xã hội ảo, được ra đời từ năm 2004 từ Mĩ, hiện nay, giám đốc điều hành trang mạng xã hội này là Mark Zuckerberg – người sáng lập ra nó từ khi anh còn là sinh viên trường đại học Havard. Ta có thể tìm thấy gần như mọi lĩnh vực của đời sống trong facebook 3
  3. Là một trang mạng với tuổi đời còn khá non trẻ, song facebook lại đem đến một sức hấp dẫn mới, thu hút sự tham gia của hầu hết những người trẻ tuổi, trong đó có lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Ngoài vai trò là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân, facebook còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Nó gần giống như một cuốn nhật kí sinh động ghi lại những cảm xúc, ấn tượng, tình cảm, sẻ chia trong cuộc đời thường nhật. Facebook là một tiện ích, một mạng xã hội năng động liên tục mang đến cho người trẻ những trải nghiệm cùng công cụ kết bạn, giao lưu, nói chuyện, tìm kiếm thông tin vô cùng thú vị Chỉ cần có một tài khoản trong facebook, người dùng có thể đưa (post) lên đó những nội dung, những bức ảnh, clip chia sẻ cùng mọi người, tham gia bình luận (comment), like lại, động viên tác giả. Sự kết nối của facebook ban đầu từ nhóm những người bạn, hoặc cùng trường lớp, cơ quan, sở thích và từ đó có thể mở rộng không cùng. Facebook như một đế chế không biên giới, ở đó các thành viên hoàn toàn bình đẳng, tự do. Trong thế giới toàn cầu hoá này, facebook quả vô cùng tiện ích. Qua facebook có thể hiểu được cuộc sống, tâm tư, tình cảm của người thân nơi xa xôi, có thể an ủi, động viên, “gỡ rối” những tình huống khó mà họ gặp phải. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm, facebook còn có rất nhiều tiện ích khác. Nó giúp tìm kiếm việc làm, kinh doanh, đó là một kênh quảng cáo toàn cầu hiệu quả. Nó giúp các hội, đoàn, các đội tình nguyện hoạt động từ thiện, nhân đạo, vì môi trường Nó có thể cứu những phận đời, giúp đỡ, an ủi người bất hạnh. Nó có thể giúp người ta cách thức làm ăn. Nó có thể trở thành những lớp học online thú vị, là nơi trao đổi bài vở, kiến thức Và còn vô vàn tiện ích khác nữa nảy sinh và đáp ứng những nhu cầu đa dạng và sự thông minh của con người trên khắp hành tinh. 4
  4. Chính vì nhiều lẽ đó mà facebook có sức hút mãnh liệt với mọi người, nhất là giới trẻ, khi mà nhu cầu giao tiếp, giao lưu, chia sẻ, khám phá, hiểu biết, trải nghiệm ở họ vô cùng lớn. Nghiện mạng xã hội là gi? Theo các nhà tâm lý học hội chứng nghiện mạng xã hội là tình trạng thèm muốn ảo giác khi tham gia mạng xã hội. Hội chứng này được coi là một căn bệnh mới mang tên FAD (facebook addiction disorder) – chứng nghiện facebook, thường xảy ra với những người trẻ tuổi, dưới tuổi 25. Nó là một dạng nghiện hành vi, trong đó người sử dụng dành quá nhiều thời gian cho việc tham gia vào mạng xã hội. Biểu hiện của “nghiện mạng xã hội” Những người rơi vào tình trạng này thường cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi một ngày không được vào mạng xã hội, rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào mạng để chờ một thông báo hay hồi đáp hay lượt người “like và comemt status” của mình.Tham gia mạng xã hội mọi lúc mọi nơi: học bài, uống cà phê, trên xe bus, quán ăn, đường phố , đều vào mạng để chia sẻ. Thời lượng vào facebook theo tổ chức y tế thế giới: - Ngồi trên mạng facebook từ 35 giờ đến 38 giờ/tuần, trung bình vào Facebook 4 giờ /ngày/ người - Đã có ý định từ bỏ facebook nhưng vẫn quay lại 5
  5. - Có sự thay đổi trong quan hệ với những người xung quanh: trở nên khép kín hơn và giảm năng suất, thời lượng tham gia các hoạt động xã hội - Có triệu chứng ăn ngủ thất thường. Ngoài ra, hiện diện trên mạng xã hội này nhiều hơn là những người có tâm trạng lo lắng và bất an. Hành vi lệch chuẩn khi nghiện mạng xã hội Có nhiều khái niệm nói về hành vi lệch chuẩn nhưng nhìn chung có thể thống nhất rằng hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp với quy tắc, giá trị, chuẩn mực xã hội, nhóm và cộng đồng. Đánh giá hành vi lệch chuẩn còn phụ thuộc vào nền văn hóa, đặc điểm nhóm, cộng đồng xã hội nhất định, trong những thời điểm lịch sử nhất định. Tuy không phải tất cả những người nghiện mạng xã hội đều có những hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội, nhưng có thể có những biểu hiện hành vi sau: - Hành động “ngông cuồng “, rất phản cảm . - “Comment” bằng những hình ảnh phản cảm, từ ngữ không có văn hóa . - Tung tin không rõ nguồn gốc, làm phân tán tư tưởng cư dân mạng. - Những thái độ và cảm xúc thái quá của cá nhân. - Hỗn láo với người lớn, với thầy cô và cha mẹ mình: một số học sinh đăng những lời lẽ xúc phạm cha mẹ mình lên mạng Facebook vì những lý do như: bố mẹ cấm không cho đi xem phim, không chi đi xem show diễn của các sao Hàn, không cho tiền mua điện thoại - Dùng mạng xã hội để khoe chiến tích như tung ảnh, clip “nóng, hot”. 2.Thực trạng * Trên thế giới: Theo kết quả khảo sát của WeAreSocial – cơ quan nghiên cứu độc lập về truyền thông xã hội toàn cấu đến năm 2015 có trên 31 triệu người sử dụng Internet, 66% truy cập Internet mỗi ngày và 86% sử dụng mạng xã hội. Đồng nghĩa với việc có khoảng 26,66 triệu người dung mạng xã hộiTrong số đó 19,6 triệu người sử dụng facebook, chiếm 21,42% dân số cả nước. Trung bình cứ 3 giây có một công dân Việt Nam đăng kí tài khoản facebook. Cũng theo 6
  6. trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội facebook chủ yếu từ 13 đến 24 tuổi chiếm 71% người sử dụng. Như vậy cho thấy người sử dụng mạng xã hội facebook nhiều nhất, thường xuyên nhất bị ảnh hưởng nhất là giới trẻ trong đó chủ yếu là lứa tuổi học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức. *Tại Việt Nam: Theo thống kê tại Việt Nam, số người dùng facebook dự kiến sẽ đạt 45,3 triệu vào năm 2019. Bên cạnh youtube thì facebook là nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu tại Việt Nam. Facebook được sử dụng mọi lúc, mọi nơi, tạo ra sức cuốn hút ghê gớm và tốc độ lan truyền mạnh mẽ, đặt biệt là trong giới trẻ trong đó có lứa tuổi học sinh THCS. Nguyên nhân vì sao lại như vậy? Do sự chuyển biến về tâm lý ở độ tuổi dậy thì từ 12 - 17 tuổi, là giai đoạn hình thành nhân cách con người và cũng là thời kỳ tâm lý không ổn. Sự phát triển thiếu toàn diện về nhân cách, thiếu kỹ năng ứng xử, kĩ năng sống, sự sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ tiêu cực trong nhận thức và hành động của trẻ. Đặc biệt là các em chưa định hình được lý tưởng sống đúng đắn, Giới trẻ có nhu cầu được chia sẻ, tâm sự, giao lưu, kết bạn ngày càng nhiều. Một bộ phận thì muốn hướng đến một thế giới “ảo”, đăng status (tâm sự) lãng mạn, câu like (thích). Mong muốn được nổi tiếng, gây sự chú ý đến người khác, nhu cầu khẳng định bản thân và cảm thấy chán vì suốt ngày tham gia những hoạt động ở trường là những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi nghiện facebook. Theo số liệu khảo sát trong 424 trẻ vị thành niên, là những học sinh từ 15 - 18 tuổi được nghiên cứu thì có đến 414 trẻ đang sử dụng Facebook, chiếm tỷ lệ 97,6%. Có đến 31,4% sử dụng facebook từ khi là học sinh THCS và 25,8% sử dụng facebook khi là học sinh THPT. Bên cạnh đó, có 25,1% sử dụng 7
  7. facebook nhiều khoảng một năm trở lại đây. Có đến 27,8% trẻ sử dụng từ 3 giờ trở lên, 19,1% sử dụng liên tục, 31,6% sử dụng facebook ở bất cứ nơi nào. Trong một tuần, có 36% trẻ sử dụng facebook bất cứ lúc nào rảnh và có 27,5% sử dụng facebook hàng ngày. Mỗi ngày, có đến 68,6% trẻ sử dụng bất cứ lúc nào khi rảnh và sử dụng mỗi ngày. Địa điểm sử dụng Facebook chủ yếu là ở nhà chiếm xấp xỉ 50%. Đáng chú ý, có 2,7% trẻ sử dụng facebook trong lúc di chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn trong quá trình sử dụng facebook. Nếu như trong lúc di chuyển mà sử dụng facebook thì rất dễ gây ra tai nạn nhất là trong lúc điều khiển các phương tiện tham gia giao thông. Như vậy có thể nói sử dụng facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện facebook đang dần trở nên đáng báo động đối với toàn xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này tác động tiêu cực đến nhận thức, thái độ và hành vi của thanh thiếu niên khi mà nhân cách các em đang hình thành và phát triển Hậu quả đó là ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập, chất lượng học tập không cao. Không ít học sinh mải mê facebook đến nổi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành vì việc ngồi tham gia vào mạng xã hội sẽ lấy đi một lượng lớn thời gia trong ngày, ảnh hưởng đến thời lượng dành cho các công việc khác. 8
  8. Có một thực tế đang tồn tại ở các em học sinh: các em giao tiếp với nhau qua facebook, ngồi cạnh nhau mà không ai nói chuyện với ai, sự chú ý dành cho điện thoại và mạng xã hội, nghĩa là chỉ tập trung vào giao tiếp trên thế giới ảo, ít có thời giam giao tiếp, chia sẻ trực tiếp. Việc dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội khiến các em trở nên khó khăn hơn trong giao tiếp với người khác- yếu tố quan trọng trong sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Các em học sinh cũng dễ nảy sinh một số hành vi bạo lực, vi phạm chuẩn mực về mặt đạo đức, vi phạm pháp luật. Ngồi trên mạng xã hội hàng giờ liền sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng của con người, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, tự kỷ hoặc một số bênh cơ thể như cong vẹo cột sống, cận thị, gây ức chế hệ thần kinh, ảnh hưởng đến cảm xúc và kiểm soát hành vi. Nghiện mạng xã hội làm cho các em xa rời cuộc sống của mình, rất nhiều học sinh yêu thích và đam mê cuộc sống ảo, tin vào những điều không có thực trong thế giới ấy. Có nhiều nữ sinh, vì kết bạn và nói chuyện qua mạng facebook mà trở thành nạn nhân của kẻ xấu như bị lạm dụng Đó là chưa kể hàng loạt sự lệch chuẩn hành vi khi sử sụng facebook đã diễn ra. Cụ thể như học sinh lên facebook chửi mắng thầy cô, kết bè kết phái và gây sức ép đối với bạn bè cùng lớp, cùng trường. Sử dụng facebook để đăng tải những hình ảnh quái dị, những biểu hiện của lối sống lệch lạc, hiện tượng “nói là làm” thách đố nhau trên facebook diễn ra. Tại một trường THCS ở TP.HCM, giám thị mới về trường quá nguyên tắc và chưa khéo trong giao tiếp với học trò nên một nhóm học sinh đã lập riêng Hội những người anti (chống đối) giám thị C nhận được hàng trăm người likes (yêu thích). Hằng ngày, em nào có bất cứ vấn đề gì liên quan đến cô giám thị đều lên trang này để “cập nhật”, mời gọi mọi người cùng vào bình phẩm với những lời lẽ không.Thậm chí học trò còn đặt những biệt danh tục tĩu để gọi cô giáo này.Là một giáo viên tỉnh mới về nhận nhiệm sở, tuổi nghề còn trẻ, cô giáo đã “sốc” một thời gian dài. Trang này chỉ ngưng hoạt động 9
  9. khi cô này không còn làm giám thị nữa và được nhà trường tạo điều kiện chuyển công tác khác gần đây. Bên cạnh đó, hàng loạt vụ học sinh đánh nhau từ mâu thuẫn trên facebook cho thấy các em đang sử dụng mạng xã hội theo chiều hướng tiêu cực, đáng báo động. Học sinh nói xấu nhau trên facebook rồi đánh nhau sau giờ học Hay mới đây, nam sinh lớp 8 trường THCS Ngô Quyền Quận 10-TP HCM đã có hành vi xúc phạm nhân phẩm một ban nhạc Hàn Quốc và cộng đồng hâm mộ họ trên facebook khiến bản thân, gia đình và cả gia đình bị hăm dọa sau đó em học sinh này đã bị kiểm điểm trước toàn trường 10
  10. Trước những ảnh hưởng tiêu cực mà hành vi nghiện facebook ảnh hưởng xã hội, nhà trường và gia đình hết sức lo lắng bởi những hậu quả mà nó gây ra. Trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã bắt đầu đăng tải khá nhiều vấn đề liên quan đến mặt tích cực và tiêu cực của học sinh khi sử dụng facebook cũng như ý kiến từ phía lãnh đạo nhà trường và phụ huynh về việc khắc phục tình trạng nghiện facebook ở các em. 3. Giải pháp Để khắc phục tình nghiện mạng xã hội ở học sinh, rất cần tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của hành vi trên cơ sở đó xây dựng chương trình can thiệp phù hợp, nâng cao nhận thức của học sinh về hậu quả của chương trình này; hạn chế thời gian, cơ hội kết nối mạng xã hội; giúp học sinh hòa nhập với các mối quan hệ xã hội trực tiếp và lành mạnh; định hướng cho học sinh tiếp cận môi trường giải trí lành mạnh Từ thực tế trên, mỗi nhà trường cần có những biện pháp để giáo dục hành vi lệch chuẩn cho học sinh khi sử dụng mạng xã hội. Trước hết, cần tuyên truyền, quán triệt và phổ biến đến học sinh về lợi ích và tác hại, tính hai mặt của việc sử dụng mạng xã hội để mỗi em có những định hướng đúng đắn khi sử dụng mạng. Giáo viên dạy môn Giáo Dục Công Dân thường xuyên cập nhật thông tin thường xuyên trên facebook, trên các trang báo điện tử để phân tích những thông tin nào không chính thống hoặc những thông tin xuyên tạc, bịa đặt để các em học sinh tiếp nhận các thông tin một cách đúng đắn và có chọn lọc. Trong thời gian vừa qua cũng xảy ra hiện tượng một số em học sinh của trường lên facebook nói xấu thầy cô của mình hoặc dùng những lời lẽ vô văn hóa khi bình luận với nhau, tuy nhiên những đối với những trường hợp này nhà trường đặc biệt có quan tâm giáo dục nhưng một số giáo viên c còn lơ là chưa quan tâm đúng mức đến những hành vi này nên theo tôi nhà trường cũng như giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn cần phải chủ động tuyên truyền, phổ biến đến học sinh nhiều hơn nữa. 11
  11. Giáo viên dạy môn giáo dục công dân có thể đặt câu hỏi để học sinh làm bài kiểm tra, ví dụ: Em nghĩ gì về việc sử dụng mạng xã hội facebook hiện nay? Sử dụng mạng facebook thế nào là văn minh, không vi phạm kỷ luật và pháp luật? Đồng thời, cần tổ chức các buổi ngoại khóa để tập huấn về kỹ năng sử dụng mạng xã hội trong những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để mỗi học sinh được trang bị những kỹ năng cần thiết khi bước vào không gian mạng. Cần tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh có cơ hội hòa mình với cuộc sống sinh động và phong phú, giảm nguy cơ sống ảo và chìm đắm trong thế giới ảo. Định hướng cho học sinh tiếp cận môi trường giải trí lành mạnh như: thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ trong trường, các hoạt động ngoại khóa Trong thời gian qua nhà trường cũng đã có tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh như tham quan khu du lịch Thủy Châu, Đà Lạt, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao Các đoàn thể trong nhà trường cần kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cần tăng cường giáo dục tư tưởng cho các em trong đó có vấn đề sử dụng mạng xã hội sao cho phù hợp. Đồng thời hiện nay phòng tư vấn học đường cũng là nơi trò chuyện, tư vấn nhằm giúp các em tránh sa đà vào mạng xã hội. Nhà trường tuyệt đối cấm học sinh đem và sử dụng điện thoại trong di động vào trường học. Ngoài giáo viên dạy học, còn có giám thị giám sát, học sinh nào vi phạm lập tức bị tịch thu, và nếu học sinh nào có những hành vi lệch chuẩn khi sử dụng mạng xã hội thì nhà trường cần có những biện pháp kỷ luật phù hợp nhằm mang tính chất răn đe cũng như giáo dục các em. Và điều quan trọng nhất việc giáo dục học sinh nghiện mạng xã hội cũng như có những hành vi lệch chuẩn khi sử dụng mạng xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ 12
  12. giữa “3 nhà”: nhà trường, phụ huynh học sinh và toàn xã hội để mỗi cùng chung tay giúp học sinh đẩy lùi những hành vi tiêu cực, lệch chuẩn và những sự việc đáng tiếc xảy ra. III. KẾT LUẬN Tóm lại mạng xã hội facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên nghiện facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với lứa tuổi học sinh cũng như mỗi cá nhân trong xã hội. Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vấn đề nghiện facebook vẫn còn hiện tượng nhức nhối đáng báo động. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn, hãy hành động ngay hôm nay vì tương lai ngày mai. Mỗi gia đình cần phải quan tâm hơn nữa đến con em của mình, tạo điều kiện cho con học tập nhưng cũng cần quan tâm sát sao hơn, trò chuyện, giáo dục con mình nhiều hơn nữa. Bản thân những người nghiện facebook cần phải thật tỉnh táo và sáng suốt, tự thức tỉnh và làm chủ chính mình. Còn với chúng ta thì sao? Chúng ta là các nhà giáo dục cần phải nỗ lực tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc sử dụng facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là các bạn học sinh, cùng nhau tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn giúp người nghiện facebook quay về với thế giới thực. Sẽ không phải là ngày một ngày hai, sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng hãy tin rằng, với sự cố gắng, nỗ lực không ngừng, một ngày nào đó không xa, facebook sẽ trở về đúng nghĩa của nó, là một công cụ giải trí giao lưu, trao đổi về các vấn đề trong cuộc sống chứ không phải là một ông chủ khó tính điều khiển cuộc sống, suy nghĩ của con người. Bởi lẽ, thực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người. Hãy cùng chung tay loại bỏ hiện tượng xấu này ra khỏi xã hội! Hãy trở thành một con người thông minh, biết tiếp nhận những tinh hoa công nghệ của thời đại phục vụ cuộc sống của chính mình, đừng để chúng có cơ hội bộc 13
  13. lộ những mặt trái tiêu cực và chi phối quá sâu vào cuộc sống chính mình, bạn nhé! 14