SKKN Lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở trung tâm Giáo dục Ngoại ngữ - Giáo dục thường xuyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở trung tâm Giáo dục Ngoại ngữ - Giáo dục thường xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_long_ghep_kien_thuc_bien_dao_trong_giang_day_mon_van_nh.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở trung tâm Giáo dục Ngoại ngữ - Giáo dục thường xuyên
- 15 Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép - Ảnh: SCMP Sau khi học sinh xem xong, giáo viên yêu cầu nhận xét nội dung đề cập của từng văn bản, mức độ và phạm vi sử dụng và đặt câu hỏi: Qua việc tìm hiểu các văn bản trên em hãy cho biết văn bản khoa học thường có mấy loại? Học sinh: Dựa vào sách giáo khoa trả lời. Giáo viên nhận xét chốt ý: Văn bản khoa học thường có 3 loại: Các văn bản khoa học chuyên sâu (văn bản a tr.72), các văn bản khoa học giáo khoa (văn bản b trong sách giáo khoa tr.72), các văn bản khoa học phổ cập (văn bản giáo viên cung cấp). Qua ví dụ giáo viên tích hợp trong bài học không những giúp học sinh dễ nắm bắt nội dung bài học mà còn được biết rõ hơn về quần đảo Hoàng Sa. Hay trong bài kiểm tra 15 phút số 3 của khối 12 tôi đã ra đề như sau: Hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới: Tôi đã gặp Trường Sa giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Trong cái tấp nập, bon chen chốn thị thành vẫn đau đáu, da diết một nỗi niềm trăn trở với Trường Sa. Người lính đảo ấy là thầy giáo dạy tôi trong học kỳ Giáo dục Quốc phòng. Thầy đã kể cho chúng tôi về những đảo nổi, đảo chìm. Người về từ Trường Sa, mỗi lần nhắc đến quần đảo ấy lại thấy nghèn nghẹn, tự hào. Thầy nói rằng nhớ đảo, nhớ đồng đội, nhớ cái vị mặn mòi của
- 16 biển vô cùng. Càng nhớ lại càng thương anh em ngoài đó, không biết bữa cơm có đủ rau xanh, có đủ nước ngọt? Thầy nói rằng Trường Sa thuở ban đầu còn rất hoang sơ, chỉ có mênh mông nắng gió và những cánh chim biển, cây cối trên đảo rất ít, lưa thưa bóng dừa trên đảo Nam Yết và một vài gốc bàng vuông cổ thụ trên các đảo nổi. Trong điều kiện khó khăn, gian khổ đến vậy nhưng các cán bộ, chiến sỹ vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững chủ quyền. Trường Sa đã đổi thay rất nhiều, tất cả đều nhờ vào ý chí, quyết tâm bảo vệ, bàn tay dựng xây của Đảng, Nhà nước, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Dẫu vậy, chưa bao giờ quần đảo bão tố ấy vơi bớt sóng gió, bão giông và hiểm nguy rình rập. Những hòn đảo giữa mênh mông biển cả, bốn phía là sóng gió bủa vây. Nhìn hình ảnh người lính chắc tay súng đứng gác biển mà bỗng thấy lòng nao nao. Thương làn da anh sạm đen, mái tóc đỏ quạch vì nắng cháy thiêu đốt. "Lính biển không trắng nổi, yêu hay đừng em ơi?", yêu nhiều lắm, tại sao lại là không? (Trích bài dự thi tìm hiểu pháp luật về Biển, đảo Việt Nam của Đoàn Thị Ngọc, sinh viên lớp DH12A2 khoa Thiết kế nội thất - Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 2. Cảm xúc của người trở về từ Trường Sa được thể hiện như thế nào trong đoạn trích? Tại sao người trở về lại có cảm xúc ấy? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu sau: "Lính biển không trắng nổi, yêu hay đừng em ơi?", yêu nhiều lắm, tại sao lại là không? Câu 4. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc? (Trình bày trong khoảng 5 đến 7 dòng)
- 17 Lá cờ Tổ quốc bằng gốm được dựng trên đảo Trường Sa Với cách này tôi không chỉ ôn luyện cho các em phần đọc hiểu trong cấu trúc đề thi mà còn giúp các em có thêm vốn hiểu biết về quần đảo Trường Sa. Như vậy việc tích hợp các câu hỏi các bài tập liên quan đến vấn đề biển đảo vào trong quá trình dạy và học, trước hết tạo điều kiện cho việc học gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo. 2.3. Lồng ghép kiến thức biển đảo thông qua minh họa bằng hình ảnh thực tế: “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thật vậy, lời nói của giáo viên dù có thu hút, thuyết phục đến bao nhiêu cũng không bằng những hình ảnh thật, sinh động mà học sinh thấy được. Giáo viên có thể sưu tầm và đưa vào những hình ảnh bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng hình .cụ thể để minh hoạ cho nội dung giáo dục về biển đảo, đó là biện pháp tốt vừa bổ sung tài liệu học tập cho bộ môn, vừa gây hứng thú học tập cho học sinh. Hiệu quả của hình thức này phụ thuộc vào mục đích và chức năng sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học. Ví dụ 1: Địa chỉ lồng ghép: Bài “Trình bày một vấn đề”- Ngữ văn 10, tập 1. Mục tiêu lồng ghép: Bảo vệ môi trường biển đảo. Thời gian lồng ghép 5 phút. Cách thức lồng ghép: Khi dạy bài tập 2 (trang 151) của phần IV. Luyện tập, giáo viên chia nhóm, cho học sinh thảo luận trình bày vấn đề: Làm gì để bảo vệ môi trường
- 18 biển đảo? Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường biển: Hình ảnh ô nhiễm môi trường biển
- 19 Những hành động góp phần bảo vệ môi trường biển Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Giáo viên nhận xét, chốt ý chính: - Các bước khi trình bày 1 vấn đề: + Chọn vấn đề trình bày + Lập dàn ý cho bài trình bày + Chào hỏi và tự giới thiệu + Trình bày nội dung chính + Kết thúc và cảm ơn - Nội dung chính của vấn đề: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, hủy hoại các giống loài và làm cạn kiệt tài nguyên do đó mỗi chúng ta phải biết bảo vệ môi trường biển đảo bằng các hình thức: + Không xả rác, xả nước thải ra sông và biển khi chưa được xử lý. + Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. + Nghiêm ngặt trong giao thông thủy, tránh tai nạn và tràn dầu. + Khai thác thủy hải sản hợp lý . + Khai thác du lịch biển đảo hợp lý. + Vận động mọi người có ý thức bảo vệ môi trường biển đảo Ví dụ 2:
- 20 Địa chỉ lồng ghép: bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” (tiếp theo), Ngữ văn 11. Mục tiêu lồng ghép: Cung cấp bằng chứng lịch sử khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thời gian lồng ghép 15 phút. Như chúng ta đã biết, mục tiêu chủ yếu của giờ luyện tập là củng cố, nâng cao những kiến thức đã học. Vì thế, ở các tiết này thời gian để học sinh thực hành nhiều. Giáo viên có thể đưa những kiến thức sâu hơn, rộng hơn về biển đảo Tổ quốc để học sinh thảo luận. Cách thức lồng ghép: Khi dạy bài tập 2 (trang 145) phần luyện tập bài “Phong cách ngôn ngữ báo chí” - Ngữ văn 11, tập 1. tôi đã chiếu bài phóng sự cung cấp bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do giáo viên biên soạn dựa vào nguồn tài liệu của ban tuyên giáo Trung ương cho học sinh xem. Cụ thể như sau: Bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đó là một chân lý không thể chỗi cãi. Vấn đề về chủ quyền hai quần đảo này đã được các nhà khoa học trên thế giới công nhận, đã có rất nhiều căn cứ xác định chủ quyền hai quần đảo này là của Việt Nam, dưới đây là một số căn cứ cơ bản. * Theo tài liệu lịch sử VN Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: + Đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức đội “Hoàng Sa” ra quần đảo Hoàng Sa để thu lượm hàng hóa của tàu đắm, đánh bắt hải sản, đo vẽ và trồng cây trên đảo. Đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn tổ chức thêm đội “Bắc Hải” ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ như đội Hoàng Sa.
- 21 Di tích đội Hoàng Sa- An Vĩnh- Lý Sơn (QN) Lễ khao Lề thế lính Hoàng Sa + Năm 1834 vua Minh Mạng đã phái người ra Hoàng Sa để dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ Đảo Hải Nam - Trung Hoàng Sa Vạn Lý Trường Sa Bản đồ do vua Minh Mạng cho vẽ vào năm 1834, có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán. Thời Pháp thuộc, chính phủ Pháp đã có nhiều hoạt động củng cố chủ quyền Việt Nam như duy trì tuần tra trên đảo, đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng Pháp chào cờ trên đảo Hoàng Sa
- 22 Hải đăng trên đảo Hoàng Sa Tiếp đó Tháng 4/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đưa quân ra thay thế quân Pháp trên các đảo thuộc nhóm phía Tây thuộc quần đảo Hoàng Sa và trong khi chưa kịp triển khai trên các đảo thuộc nhóm phía Đông của quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc đã bí mật ra chiếm đóng nhóm đảo này. Tháng 1/1974, Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 20/1/1974. Năm 1982, Chính phủ quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Hiện nay, huyện Hoàng Sa thuộc T.p Đà Nẵng; huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Lập trường của Việt Nam là chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất từ thế kỷ XVII khi nó chưa thuộc chủ quyền bất cứ quốc gia nào và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình cho đến khi nó bị nước ngoài dùng vũ lực xâm chiếm. * Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc Không ít thư tịch cổ và bản đồ cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo các bản đồ thời nhà Thanh thì đến cuối thế kỷ XIX “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: “Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam)”
- 23 Hải Nam - điểm cực Nam của Trung Quốc * Theo tài liệu lịch sử phương Tây Trong cuốn tự điển Việt - Latinh nhan đề "Latino - Anamiticum" của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 có in bản đồ với nhan đề "An Nam đại quốc họa đồ" in bằng 3 thứ tiếng Latinh, Quốc ngữ và chữ Hán. Trong bản đồ ông giải thích: “Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (tức Đàng Trong)”. An Nam Đại Quốc Hoạ Đồ của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Paracels (Cát Vàng, Hoàng Sa) nằm trong vùng biển Việt Nam.
- 24 Hoàng Sa Trường Sa Bản đồ hàng hải Biển Đông do các nhà hàng hải và truyền đạo phương Tây vẽ từ thế kỷ XVI. Hoàng Sa và Trường Sa ngoài khơi miền Trung Việt Nam, được chú thích “Le Pracel” và “de Pracelles” Rõ ràng, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa. Việt Nam là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu, quản lý hai quần đảo một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các qui định của luật pháp quốc tế. Đó là sự thật không thể chối bỏ. Hiện nay nhân dân ta đã có nhiều hành động thiết thực để khẳng định với bạn bè năm châu chủ quyền vùng biển: đang trực tiếp canh giữ vùng biển là bộ đội hải quân. Các anh đã vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai, của nắng, của gió đảo để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Luôn sánh bước cùng các anh là ngư dân vùng biển vượt ngàn trùng ra khơi để khai thác tài nguyên hải sản vốn dĩ đã là của người Việt Nam. Trên mặt trận báo chí, truyền hình đã không ít phóng viên dùng ngòi bút của mình để lên tiếng khẳng định chủ quyền vùng biển. Cả nước hướng về biển khơi, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa
- 25 Lực lượng hải quân tập luyện, xây dựng, canh gác giữ yên biển trời Tổ quốc Triệu trái tim hướng về biển đảo yêu thương. Sau khi học sinh được xem những hình ảnh thực tế trên, giáo viên đặt câu hỏi nhằm củng cố và nâng cao kiến thức đã học về bài phong cách ngôn ngữ báo chí cho học sinh: Phóng sự trên cho ta biết được điều gì? Theo em một bài phóng sự ngắn và hay phải đảm bảo những tiêu chí nào? Học sinh xung phong trả lời. Giáo viên nhận xét, chốt ý chính: Bài phóng sự cung cấp những tài liệu lịch sử và bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phóng sự là một thể loại của phong cách ngôn ngữ báo chí được người đọc đặc biệt quan tâm. Một phóng sự ngắn, được gọi là hay thường phải đảm bảo các tiêu chí: thứ nhất, nó phải nêu ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các con số, biểu đồ, bản đồ, thống kê ; thứ 2, nó phải đặt ra được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn được nhiều người quan tâm. Phóng sự trên đều đảm bảo được 2 tiêu chí đó, thông qua những tấm bản đồ trong bài phóng sự đã giúp học sinh dễ nhận thức và tự tin khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!
- 26 Thời gian còn lại trong tiết dạy tôi sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ hơn về một số thể lọai khác thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Ví dụ 3: Địa chỉ tích hợp: Bài “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”)- Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1. Mục tiêu tích hợp: Giới thiệu về tiềm năng du lịch của biển Việt Nam. Thời gian tích hợp 2 phút. Cách thức tiến hành: Khi dạy đến các câu thơ : Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái / Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh ( trang 120) giáo viên đặt câu hỏi như sau: Em biết gì về các địa danh này? Từ đó giáo viên mở rộng giới thiệu về các địa danh thông qua việc chiếu hình ảnh và đi đến kết luận: biển có ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm tự nhiên của nước ta. Biển góp phần tạo nên những cảnh đẹp kì thú và đem lại tiềm năng du lịch vô cùng phong phú cho đất nước Cái sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm là ở chỗ ông đã thấy rằng chính những câu chuyện thần thoại, cổ tích liên quan đến đạo đức, lối sống của nhân dân đã làm cho các địa danh ấy có hồn nhuốm màu huyền thoại và bất tử. Vịnh Hạ Long- Kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Hòn Trống Mái ( Sầm Sơn- Thanh Hóa) Như vậy việc lồng ghép bằng hình thức minh họa hình ảnh thực tế sẽ cung cấp cho học sinh những thông tin, hình ảnh thiết thực, gần gũi về biển đảo. Từ đó giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiến cũng như cách nhìn nhận đánh giá vấn đề.
- 27 Tóm lại, quá trình lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm GDNN- GDTX tôi có nhận xét sau: Đối với phân môn đọc văn, số lượng bài có thể lồng ghép kiến thức biển đảo là không nhiều. Địa chỉ để tiến hành lồng ghép thường gắn với một chi tiết, một hình ảnh, hoặc một hình tượng trong tác phẩm. Vì thế, khi lồng ghép đòi hỏi giáo viên phải rất khéo léo để không làm ảnh hưởng đến nội dung chính của bài. Cách thức lồng ghép chủ yếu là giáo viên liên hệ mở rộng hoặc tiến hành phát vấn- đàm thoại với học sinh. Thời lượng tích hợp ngắn.(Tối đa khoảng 5 phút) Đối với phân môn Tiếng Việt và Làm văn: hầu như tất cả các bài phần Tiếng Việt và Làm văn đều có thể lồng ghép kiến thức biển đảo ở mức độ, liều lượng khác nhau. Đặc điểm của phần Tiếng Việt và Làm văn là có tính chất mở, cuối bài dạy lý thuyết có phần luyện tập thực hành nên giáo viên có thể đưa thêm các câu hỏi, bài tập có liên quan đến biển đảo để học sinh thực hành. Ở phần này, nội dung kiến thức lồng ghép phong phú; thời gian lồng ghép nhiều hơn; phương pháp lồng ghép đa dạng trong đó đặc biệt phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.Vì vậy, học sinh sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích về biển đảo quê hương nếu giáo viên biết cách lồng ghép có hệ thống, liên tục. IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI Giải pháp mà người viết đề xuất có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trung tâm GDTX-GDNN trên địa bàn tỉnh. Các thông tin về biển đảo rất dễ tìm trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt được Ban tuyên giáo Trung ương giới thiệu rất đầy đủ rõ ràng trong cuốn: 100 câu hỏi- đáp về biển, đảo thuận lợi cho giáo viên thu thập và chọn lọc thông tin để lồng trong bài giảng. PHẦN 2: ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Việc việc lồng ghép kiến thức biển đảo trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì bài dạy nào cũng có kết hợp nội dung này mà phải tuỳ từng nội dung phù hợp để tránh áp đặt, sáo rỗng. Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức lồng
- 28 ghép khác nhau trong tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, giúp học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là một sự mới mẻ. Để học sinh có được những nhận thức sâu sắc về biển đảo không phải là chuyện dễ dàng, bởi vấn đề này chưa có khung chương trình của bộ quy định tích hợp trong bài nào? tích hợp nội dung gì? Cách tích hợp ra sao? Vì thế đòi hỏi người giáo viên phải thật sự có niềm đam mê nghề mới có thể tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh về biển đảo phù hợp với nội dung từng bài học. Đây là một vấn đề mang tính thời sự, chính trị, để giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải luôn nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng của nhà nước, có lập trường kiên định vững vàng, phải biết cập nhật và nhận thức đúng đắn về những thông tin tư liệu tiếp nhận được PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN I. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Trong những năm học qua, tôi đã lồng ghép có hệ thống, liên tục với nội dung khá phong phú kiến thức biển đảo trong các giờ giảng dạy môn Văn cả 3 khối học cụ thể lớp 12 (năm 2019-2020), lớp 10, 11 (năm 2020 -2021 ) ở trung tâm GDNN-GDTX Bình Long .Qua quan sát thái độ học sinh trong các giờ học và trao đổi ý kiến với đồng nghiệp khi đi dự giờ, tôi nhận thấy các tiết học có lồng ghép kiến thức biển đảo đã được học sinh hào hứng đón nhận, các em rất thích nghe về tình hình biển Đông đặc biệt là những thông tin về Hoàng Sa và Trường Sa, điều đó cho thấy việc làm này đã góp phần tạo nên sự chuyển biến trong suy nghĩ và hành động của học sinh. Các em đã có ý thức tìm đọc tài liệu về biển đảo, tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo Tổ quốc, quan tâm đến tình hình thời sự của đất nước, từ đó hình thành nên động lực thúc đẩy tinh thần học tập để sau này góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh do đó kết quả học tập các em ngày một tốt hơn. Cụ thể: Riêng trong năm học 2020-2021, kết quả học kì I, lớp mà tôi đang giảng dạy tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên: 85%. Nhìn vào kết quả trong các năm học có thể đi đến kết luận rằng việc lồng ghép kiến thức biển đảo trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm là cần thiết vì ngoài mục đích
- 29 đưa kiến thức biển đảo đến với các em nó còn góp phần nâng cao chất lượng của bộ môn. Mỗi học sinh Việt Nam đều cần phải có hiểu biết về biển đảo của đất nước. Tuy nhiên các em lại không biết tìm hiểu về biển đảo từ đâu ngoài những nguồn thông tin trên thời sự, báo và internet song không phải học sinh nào cũng có điều kiện để tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng này do đó chúng ta phải làm sao phổ biến kiến thức về biển đảo sâu rộng hơn nữa trong học sinh. Điều đó rất cần sự góp sức của quý thầy cô nói chung, giáo viên dạy Văn nói riêng trong việc giáo dục biển đảo Tổ quốc cho học sinh ở nhà trường phổ thông. Vì thế "Tích hợp nội dung giáo dục về biển đảo Tổ quốc trong giảng dạy môn Văn ở trung tâm GDNN-GDTX ” hiện nay là một trong những cách tiếp cận hiệu quả và có ý nghĩa lớn, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về biển đảo, giúp các em biết chia sẻ khó khăn với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Sau khi tìm hiểu về biển đảo Tổ quốc, các em sẽ có động cơ học tập tốt và có suy nghĩ, hành động đúng đắn để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Đề tài cũng góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học: giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. Tôi tin rằng thông qua đề tài, quý đồng nghiệp sẽ có thêm nhiều tư liệu, kiến thức quý báu về biển đảo Tổ quốc và cảm nhận được nhiều điều về chủ nghĩa yêu nước của dân tộc để truyền lửa cho thế hệ học sinh trong sự nghiệp trồng người. II. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức và cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của Hội đồng sáng kiến Trung tâm GDNN - GDTX Bình Long
- 30 Tôi cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Long, ngày 20 tháng 02 năm 2021. Người thực hiện Triệu Quang Phục