SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội

docx 56 trang Giang Anh 26/09/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_su_dung_mang_xa_hoi_c.docx
  • pdfTRẦN THỊ THANH HẢI + TRẦN THỊ THỦY - Trường THPT Hoàng Mai 2 - Kĩ năng sống.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho học sinh THPT góp phần ngăn ngừa các tiêu cực và lừa đảo trên mạng xã hội

  1. 3.2.2.1. Khảo sát về thời gian sử dụng trước và sau áp dụng biện pháp chúng tôi thu được bảng số liệu Thời gian sử Trước áp dụng đề tài Sau áp dụng đề tài TT dụng Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Dưới 1giờ 6 1,7 34 9,7 2 Từ 1- 3 giờ 81 23 218 61,9 4 Trên 4 giờ 139 39,5 33 9,4 3 Từ 3- 4 giờ 126 35,8 67 19 Biểu đồ: Mức độ sử dụng MXH của học sinh trước và sau nghiên cứu Phân tích số liệu: Nhìn vào biểu đồ trên ta số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội(trên 4 tiếng/ngày) giảm xuống rõ rệt từ 39,5% xuống còn 9,4%, chủ yếu các em sử dụng trong tầm 1-3 tiếng/ ngày (chiếm 61,9%) như vậy tỉ lệ các em thường xuyên việc sử dụng mạng xã hội một các tiêu cực hay để giết thời gian cũng đã giảm đi nhiều, thay vào đó các em đã biết dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh nhiều hơn. 43
  2. 3.2.2.2. Khảo sát về mục đích sử dụng mạng xã hội trước và sau khi áp dụng biện pháp Mục đích Trước áp dụng đề tài Sau áp dụng đề tài TT sử dụng Số phiếu Tỉ lệ (%) Số phiếu Tỉ lệ (%) 1 Học tập 112 31,8 238 67,6 2 Lướt FB, tiktok 129 36,6 82 23,3 3 Chơi game 103 29,3 24 6,8 4 Kinh doanh 8 2,3 8 2,3 Biểu đồ: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau nghiên cứu Phân tích số liệu: Nhìn vào biểu đồ trên tôi thấy: Sau khi tiến hành tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cùng với những hoạt động ngoài trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các em thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các em sử dụng mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Mục đích học sinh vào mạng xã hội để tìm kiếm tài liệu hỗ trợ việc học tập đã tăng rõ rệt (từ 31,8% lên 67,6%) đi kèm với nó việc vào mạng để chơi game để lướt facebook hay xem tiktok đã giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy mạng xã hội đã trở thành một kênh thông tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Và học sinh nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn. 44
  3. 3.2.2.3. Khảo sát về mức độ hiểu biết và xử lí các tình huống lừa đảo mà em bắt gặp khi tham gia mạng xã hội Khi gặp những tin nhắn như vay tiền, mời làm CTV kinh doanh, trúng thưởng thì em sẽ làm gì? Khi có người bạn lạ, bạn nước ngoài kết bạn Facebook, Zalo. Em sẽ làm gì? Em xem facebook bạn và thường thấy những bài viết kêu gọi đầu tư tiền để sinh lời, trong bài viết đó có những hình ảnh chuyển tiền lời từ việc đầu tư. Em sẽ làm gì? 45
  4. Qua những số liệu thu được ta nhận thấy hầu hết các em đã nhận biết được các thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội đồng thời có những kĩ năng cơ bản trong việc xử lí các trường hợp đó. 3.2.2.4. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm. Theo kết quả của tất cả của những mặt khảo nghiệm, tôi thấy trong 352 phiếu khảo nghiệm ngẫu nhiên về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT trường Hoàng Mai 2 và trường Nghi Lộc 4 thì tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội của các em học sinh đã có hướng tích cực so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các em học sinh đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các em đã biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học hợp lý nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, các em đã nhận biết được những thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội từ đó biết cách phòng tránh khi bắt gặp các trường hợp đó. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài. 46
  5. PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài đã xác định thực trạng sử dụng mạng xã hội của các em học sinh THPT ở trường Hoàng Mai 2 và Nghi Lộc 4 thường xuyên với tần suất trung bình trên 3 tiếng mỗi ngày và mục đích phần lớn để giải trí nhiều em còn sử dụng mạng xã hội một cách tiêu cực và chưa có kĩ năng với các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng. Qua một thời gian áp dụng đề tài chúng tôi nhận thấy thời gian sử dụng mạng xã hội ít dần, mục đích sử dụng cũng rõ ràng và ý nghĩa hơn. Phục vụ cho việc học tập và trao đổi kiến thức nhiều hơn. Học sinh ít chia sẻ nhưng bài viết không chính thống, không có văn hóa trên trang cá nhân. Các bài viết được chia sẻ có chọn lọc và tìm hiểu kĩ nội dung. Học sinh đã có một số kĩ năng cơ bản khi tham gia mạng xã hội, nắm được các thủ đoạn lừa đảo thường xảy ra trên không gian mạng từ đó biết cách phòng tránh, nhiều học sinh còn có ý thức tuyên truyền cho các bạn khác và cho cả các bậc phụ huynh biết các sử dụng mạng xã hội an toàn hơn. Đề tài là sự tìm tòi, quan sát và kinh nghiệm của chúng tôi nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này và để đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn hơn. 2.Kiến nghị: - Đối với ngành giáo dục cần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số và việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh, sinh viên nhà giáo về Internet, an toàn thông tin, an ninh mạng. - Đối với nhà trường cần rà soát chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và biên tập tài liệu, hướng dẫn giáo dục về an toàn thông tin lồng ghép vào môn tin học, hoạt động ngoại khóa phù hợp bảo đảm: Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn học sinh tương tác an toàn trên không gian mạng, phát huy tối đa hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn học sinh khả năng tự đọc tin, phân biệt được nội dung an toàn có thể tiếp cận và loại bỏ những nội dung, thông tin sai lệch, thông tin vi phạm pháp luật - Đối với đoàn trường cần tăng cường các hoạt động nhằm tạo ra các sân chơi lành mạnh văn minh cho các em học sinh, tuyên truyền giáo dục qua các bài viết của Facebook Đoàn trường về các kĩ năng sử dụng mạng xã hội an toàn. - Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề tự chọn. 47
  6. PHỤ LỤC Phiếu điều tra lần 1: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI Họ và tên: Lớp: Bạn hãy check vào mục mà mình chọn 1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của bạn trong 1 ngày: □ Dưới 1 tiếng. □ Từ 1- 3 tiếng. □ Từ 3- 4 tiếng. □ Trên 4 tiếng. 2. Mục đích sử dụng mạng xã hội của bạn là: □ Tìm kiếm tài liệu học tập. □ Lướt facebook, xem tiktok. □ Chơi game, chơi các trò tiêu khiển trên mạng □ Buôn bán, bán hàng online 3. Các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội mà em biết: . 4. Bạn đã bị lừa đảo trên mạng xã hội khi nào chưa? . Phiếu điều tra lần 2 PHIẾU KHẢO SÁT Câu hỏi 1. Bạn thường lên mạng xã hội bao nhiêu thời gian một ngày? A. Dưới 1 tiếng. B. Từ 1-3 tiếng. C. Từ 3-4 tiếng. D. Trên 4 tiếng. Câu hỏi 2: Bạn dùng mạng xã hội vào những việc gì? A. Tìm tài liệu học tập, trao đổi việc học và những kiến thức bổ ích với nhau B. Lướt facebook, xem tiktok. C. Chơi game, chơi các trò chơi tiêu khiển trên mạng. 48
  7. D. Buôn bán kinh doanh online. Câu hỏi 3: Khi gặp những tin nhắn như vay tiền, mời làm CTV kinh doanh, trúng thưởng thì em sẽ làm gì? A. Trả lời lại tin nhắn hỏi rõ để tham gia B. Block luôn tài khoản đó C. Bỏ qua, ko đọc và không trả lời D. Tham khảo ý kiến gia đình, giáo viên để trả lời Câu hỏi 4: Khi có người bạn lạ, bạn nước ngoài kết bạn Facebook, Zalo. Em sẽ làm gì? A. Đồng ý kết bạn ngay B. Từ chối với những người bạn mà em xác thực là không quen biết. Câu hỏi 5: Em xem facebook bạn và thường thấy những bài viết kêu gọi đầu tư tiền để sinh lời, trong bài viết đó có những hình ảnh chuyển tiền lời từ việc đầu tư. Em sẽ làm gì? A. Hỏi bạn xem đầu tư thế nào để tham gia B. Bỏ qua, không đọc và không bình luận C. Nhắc nhở bạn bè về những chiêu thức lừa đảo này và khuyên các bạn không nên tham gia vào. Câu hỏi tình huống Tình huống 1: Bạn An nhận được cuộc điện thoại từ một số lạ tự xưng là nhân viên của shop X (shop này bạn An đã từng mua hàng) thông báo về việc bạn An đã may mắn nhận được phần thưởng là một chiếc điện thoại Iphone 13 ProMax. Nhân viên yêu cầu bạn An đọc thông tin cá nhân để điền vào mã dự thưởng. Theo em đó có phải là hành vi lừa đảo trên mạng xã hội không? Nếu là An thì em sẽ xử lý thế nào? Tình huống 2: Bạn X có quen biết và yêu qua mạng với một người bạn nước ngoài. Sau 5 tháng yêu nhau, người yêu bạn X gọi điện nói đã mua cho X rất nhiều quà để chuẩn bị về ra mắt gia đình X, tổng trị giá 500 triệu. Tuy nhiên để nhận được quà thì X phải nộp tiền thuế là 10% tổng giá trị quà. Theo em đó có phải là hành vi lừa đảo trên mạng xã hội không? Nếu là An thì em sẽ xử lý thế nào? Tình huống 3: 49
  8. Em và bạn Y rất thân nhau, trên mạng xã hội 2 bạn thường xuyên trò chuyên cùng nhau. Một hôm, em nhận được tin nhắn của bạn Y nhờ chuyển giúp đến số tài khoản ABC một số tiền là 5 triệu. Em đã gọi video lại cho Y để xác minh và nhận thấy người trong video chính là bạn Y. Nếu là em thì em sẽ xử lý thế nào? Tình huống 4: Bạn M chuẩn bị kinh doanh online quần áo, sau khi tìm hiểu trên FaceBook bạn thấy có một shop thời trang chuyên sỉ quần áo với giá rất rẻ, tuy nhiên shop đó cách nhà bạn M 300km. Vì vậy bạn M đã đặt online một số hàng trị giá 50 triệu từ shop đó, tuy nhiên shop yêu cầu bạn M phải chuyến khoản trước cho shop 50% tổng giá trị hàng để đặt cọc. Nếu là em thì em sẽ xử lý thế nào? 50
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Công văn số 1517/STT&TT-XB ngày 14/10/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An về việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin [2]. Công văn số: Số: 27/SGD&ĐT-VP về việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin tháng 10/2021 [3]. Lên mạng cũng là một nghệ thuật – NXB Lao động [4]. Một số SKKN của đồng nghiệp [5]. Dịch vụ mạng xã hội – Wikipedia tiếng Việt 51