Đề tài Những vấn đề chung về đánh giá chất lượng giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Những vấn đề chung về đánh giá chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_nhung_van_de_chung_ve_danh_gia_chat_luong_giao_duc.pptx
Nội dung tóm tắt: Đề tài Những vấn đề chung về đánh giá chất lượng giáo dục
- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh
- ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Tích hợp hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và hoạt động công nhận trường đạt chuẩn quốc gia ➢ Cách tiếp cận về chất lượng khác nhau - Trường chuẩn quốc gia: “Chất lượng là sự vượt trội”: phải đạt được một số tiêu chuẩn mà những tiêu chuẩn đó hướng đến sự xuất sắc (vượt trên mức hiện tại khá cao). - KĐCLGD: “Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”: chất lượng được đánh giá theo mức độ hoàn thành sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. ➢ Có những điểm giống và khác nhau.
- QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP 1. Tích hợp nhưng không phải là bỏ hoạt động KĐCLGD hoặc bỏ hoạt động công nhận trường chuẩn quốc gia nhưng vẫn phải bảo đảm mục tiêu cụ thể của hai hoạt động. 2. Thiết kế bộ tiêu chuẩn và quy trình đánh giá dung hòa được cả hai cách tiếp cận. 3. Bảo đảm được tính tự nguyện (trường CQG) và bắt buộc (KĐCLGD). 4. Chống được bệnh thành tích trong việc đánh giá nhà trường.
- VĂN BẢN PHÁP LÝ Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT thay thế Một phần: • Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT (TT GDTX) Toàn bộ: • Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT • Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT 4
- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ • Bộ tiêu chuẩn có số lượng tiêu chuẩn và tiêu chí vừa đủ để đánh giá theo 4 nhóm yếu tố: đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh. • Bộ tiêu chuẩn được xây dựng để đánh giá nhà trường theo nhiều mức (4 MỨC), trong đó có những tiêu chí định tính và định lượng. Có sự phù hợp với các văn bản liên quan. • Chú ý tính tương thích với những định hướng đổi mới chương trình giáo dục; tính liên thông giữa các cấp học; chú trọng các yêu cầu mang tính khu vực để hội nhập quốc tế (Mức 4). 5
- Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn và mức đánh giá Bộ tiêu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá theo 4 mức: - Mức 1: Gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ báo hoàn chỉnh, tương đương với mức chất lượng tối thiểu. - Mức 2: Bổ sung chỉ báo để tương đương CQG mức độ 1. - Mức 3: Bổ sung chỉ báo để tương đương CQG mức độ 2. - Mức 4: Bổ sung thêm các yêu cầu hướng đến sự xuất sắc, nổi bật (vượt trên mức độ trường CQG), mang tầm quốc tế. Lưu ý: Những tiêu chí, chỉ báo bổ sung có yêu cầu cao hơn mức trước đó, nhưng tương thích về nội dung với các tiêu chí, chỉ báo trong bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh (Mức 1).
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá tích hợp Gồm 5 tiêu chuẩn (giống như các bộ tiêu chuẩn trước đây): - Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường; - Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; - Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; - Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; - Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ Trường đạt KĐCLGD Trường đạt chuẩn quốc gia Mức MN TH TrH MN TH TrH Không đạt 1 Cấp độ 1 Cấp độ 1 Cấp độ 1 2 Cấp độ 2 Cấp độ 2 Cấp độ 2 Mức độ 1 Mức độ 1 Mức độ 1 3 Cấp độ 3 Cấp độ 3 Cấp độ 3 Mức độ 2 Mức độ 2 Mức độ 2 4 Cấp độ 4 Cấp độ 4 Cấp độ 4 8
- Quy trình đánh giá tích hợp - Quy trình đánh giá phải thống nhất, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đánh giá chính xác thực trạng chất lượng của các nhà trường. - Đảm bảo nguyên tắc: gọn nhẹ, thuận tiện, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn từng địa phương. - Kết quả đánh giá là căn cứ để các cấp quản lý giáo dục công nhận nhà trường đạt KĐCLGD; công nhận đạt CQG và cho những mục đích đánh giá khác. - Tích hợp quy trình đánh giá thành một quy trình chung theo hướng kế thừa những ưu điểm của quy trình hiện hành.
- Quy trình đánh giá tích hợp Quy trình đánh giá tích hợp gồm hai bước: - Nhà trường tự đánh giá; là bước quan trọng nhất, thực hiện hằng năm - Đánh giá của đoàn đánh giá ngoài.
- Đối với việc công nhận • Hồ sơ, thủ tục công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn KĐCLGD và chuẩn QG được thực hiện như hiện tại nhưng giảm thủ tục hành chính. • Công nhận đạt tiêu chuẩn KĐCLGD theo 4 Cấp độ (Cấp độ 1, 2, 3 và 4), tương đương lần lượt trường được đánh giá đạt Mức 1, 2, 3 và 4). • Công nhận trường đạt chuẩn quốc gia theo 2 mức độ: Mức độ 1 (Trường đạt Mức 2); Mức độ 2 (Trường được đánh giá đạt Mức 3 trở lên). • Thẩm quyền công nhận: - Trường đạt tiêu chuẩn KĐCLGD: Giám đốc Sở GDĐT; - Trường chuẩn quốc gia: Chủ tịch UBND TP. 12
- CÔNG NHẬN ĐẠT KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1. Công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục với 4 cấp độ: Cấp độ 1: ĐGN đạt Mức 1. Cấp độ 2: ĐGN đạt Mức 2. Cấp độ 3: ĐGN đạt Mức 3. Cấp độ 4: ĐGN đạt Mức 4. 2. Thẩm quyền công nhận: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 3. Hình thức: Chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục
- CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 1. Công nhận trường đạt chuẩn quốc gia với 2 mức độ: - Mức độ 1: ĐGN đạt Mức 2; - Mức độ 2: ĐGN đạt Mức 3 trởl ên 2. Thẩm quyền công nhận: Chủ tịch UBND cấp tỉnh 3. Hình thức: Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
- CHU KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ THỜI HẠN CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA • Chu kỳ: 5 năm • Sau 02 năm được đăng ký ĐGN và đề nghị công nhận đạt KĐCLGD ở Cấp độ cao hơn; công nhận trường đạt CQG Mức độ 2 15