Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng hàm số bậc nhất vào các bài toán thực tế

docx 28 trang Giang Anh 21/03/2024 940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng hàm số bậc nhất vào các bài toán thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_ham_so_bac_nhat_vao_cac_bai_to.docx
  • pdf19_-20_sang_kien_ap_dung_ham_so_bac_nhat_vao_cac_bai_toan_thuc_te-gv_tran_ngo_b_134202014.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng hàm số bậc nhất vào các bài toán thực tế

  1. a) Tìm thời gian của một người nhảy bungee từ vị trí cao cách mặt nước 108m đến khi chạm mặt nước (làm tròn đến một chữ số thập phân) b) Sau bao lâu thù một người nhảy bungee sẽ cách mặt nước 50m (làm tròn đến một chữ số thập phân) Bài 1.13 Lực F của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm của mkot65 con thuyền trên biển tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc v của gió, tức là F = av 2(a là hằng số). Biết rằng khi vận tốc gió bằng 2m/s thì lực tác động lên cành buồm là 120N (Niu-tơn) a) Tính hằng số a b) Hỏi khi v = 10m/s thì F bằng bao nhiêu? c) Biết cánh buồm chỉ có thể chịu lực tối đa 12000N. Hỏi thuyền có thể đi được trong gió bão với vận tốc 90km/h Bài 1.14 Rada của một mày bay trực thăng theo dõi chuyển động của một ô tô trong 10 phút phát hiện ra rằng vận tốc v của ô tô thay đổi phụ thuộc vào thời gian bởi công thức v = 3t2 – 30t + 135 Biết rằng thời gian tính bằng đơn vị phút, vận tốc là km/h a) Tính vận tốc của ô tô khi t = 5 phút; t = 10 phút b) Tính giá trị của t khi vận tốc ô tô là 120km/h (làm tròn đến hai chữ số thập phân) 2.2.2. Dạng toán yêu cầu học sinh tự thiết lập hàm số Trong dạng bài tập này, đề bài thường cho các mối quan hệ giữa các đại lượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài theo các bước sau: - Bước 1: Đọc kỹ đề và xác định đề bài yêu cầu biểu diễn đại lượng nào. Thông thường ta sẽ gọi đại lượng cần biểu diễn là y. - Bước 2: Đọc kỹ đề và xác định đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng nào, ta sẽ gọi đại lượng đó là x. - Bước 3: thiết lập hàm số (công thức) biểu diễn y theo x. Trang 14
  2. Bài tập 5: Công ty Viễn Thông A cung cấp dịch vụ Internet với mức phí ban đầu là 400000 và phí hàng tháng là 50000 Công ty Viettel cung cấp dịch vụ Internet không tính phí ban đầu nhưng phí hàng tháng là 90000 đồng. a) Viết 2 hàm số biểu thị mức phí khi sử dụng internet của hai công ty b) Hỏi bạn An sử dụng Internet trên mấy tháng thì chọn dịch vụ bên công ty Viễn thông A có lợi hơn? * Phân tích: đề bài yêu cầu viết hàm số biểu thị mức phí khi sử dụng internet của hai công ty nên ta gọi y là mức phí khi sử dụng internet. Mức phí sử dụng phụ thuộc vào số tháng sử dụng nên ta gọi x là số tháng sử dụng internet. Giải a) Gọi y là mức phí khi sử dụng internet (đồng, y > 0) Gọi x là số tháng sử dụng internet (tháng, x ∈ ) Hàm số biểu thị mức phí khi sử dụng internet của công ty A: yA = 400 000 + 50 000. x Hàm số biểu thị mức phí khi sử dụng internet của công ty Viettel: yB = 90 000 . x b) Để chọn dịch vụ bên công ty Viễn thông A có lợi hơn thì A 400 000 + 50 000 10 < Vậy để sử dụng dịch vụ bên công ty Viễn thông A có lợi hơn thì bạn An phải sử dụng hơn 10 tháng. Bài tập 6 Bạn Luân hiện có số tiền là 32 000 đồng. Ban định sửng dụng số tiền đó để chơi game. Mỗi giờ bạn chơi game tốn 5 000 đồng. Gọi h là số giờ chơi game của bạn Luân và t là số tiền còn lại. a) Lập hàm số của t theo h. Trang 15
  3. b) Sau khi chơi 3 giờ thì số tiền Luân còn là bao nhiêu? c) Với số tiền ban đầu thì giờ chơi game tối đa của bạn Luân là bao nhiêu biết rằng tiệm chơi game chỉ cho đóng tiền theo giờ (không được đóng lẻ 10 phút, 20 phút hoặc 30 phút ) *Phân tích: để tính số tiền còn lại ta lấy số tiền ban đầu trừ đi số tiền đã sử dụng. Giải. a) Hàm số của t theo h là: t = 32 000 – 5000.h b) Ta có : t = 32 000 – 5000.h =>t = 32 000 – 5000. 3 = 17 000 Vậy sau khi chơi 3 giờ thì số tiền Luân còn là 17 000 đồng. c) Nếu Luân sử dụng hết số tiền thì t = 0 Ta có : t = 32 000 – 5000.h => 0 = 32 000 – 5000.h => h ≈ 6,4 Vậy với số tiền ban đầu thì giờ chơi game tối đa của bạn Luân là 6 giờ. Bài tập 7: (đề thi HK1 – quận 9 – năm học 2018 – 2019) Nếu bỏ qua sự phụ thuộc về vĩ độ thì sự thay đổi nhiệt độ không khí tùy thuộc theo độ cao của địa hình: cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm xuống 0,6oC. TPHCM cao bằng mực nước biển (0m). TP Đà Lạt cao 1500m so với mực nước biển. Gọi x (oC) là nhiệt độ không khí ở TPHCM, y (oC) là nhiệt độ không khí ở Thành Phố Đà Lạt a) Lập công thức tính y theo x b) Khi Thành phố Đà Lạt có nhiệt độ là 15 oC thì TPHCM có nhiệt độ là bao nhiêu? * Phân tích: ta có TP Đà Lạt cao hơn TP HCM 1500 m nên so với TP HCM thì nhiệt độ ở TP Đà Lạt bị giảm đi bao nhiêu? Để tính nhiệt độ của TP Đà Lạt ta làm phép tính gì? Giải. Trang 16
  4. a) So với TP HCM thì nhiệt độ ở TP Đà Lạt bị giảm đi là: 1500 . 0,6 : 100 = 9 0C Công thức tính y theo x là: y = x – 9 b) Ta có : y = x – 9 => 15 = x – 9 => x = 24 Vậy khi TP Đà Lạt có nhiệt độ là 15oC thì TPHCM có nhiệt độ là 24 0C. Bài tập 8: Một hình chữ nhật có hai kích thước là 20cm và 30cm. gọi y (cm) là chu vi của hình chữ nhật sau khi đã giảm mỗi kích thước là x (cm). a) Lập hàm số củaytheo x. b) Hãy cho biết hàm số ở câu a là hàm đồng biến hay nghịch biến. c) Tính chu vi y của hình chữ nhật sau khi giảm mỗi kích thước là 3cm. *Phân tích: trong bài này GV cần nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật và nhấn mạnh có sự thay đổi của các đại lượng. Giải. a) Ta có: chiều dài lúc sau là: 30 – x chiềurộng lúc sau là: 25 – x Chu vi hình chữ nhật lúc sau là : y = (30 – x + 25 – x) .2 Vậy hàm số biểu diễn y theo x là : y = – 4.x + 110 b) Vì a = – 4 (nhỏ hơn 0) nên hàm số ở câu a là hàm số nghịch biến. c) Ta có : y = – 4.x + 110 => y = – 4.3 + 110 = 98 cm Vậy sau khi giảm mỗi kích thước 3cm, hình chữ nhật có chu vi là 98 cm. Bài tập 9: (đề thi Tuyển sinh 10 – năm học 2018 – 2019) Nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là 100 0C mà phụ thuộc vào độ cao của nơi đó so với mực nước biển. Chẳng hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh có độ cao xem như ngang với mực nước biển (x = 0 m) thì nước có nhiệt độ sôi là y = 1000C nhưng thủ đô La Paz của Bolivia, Nam Mỹ có độ cao x = 3600 m Trang 17
  5. so với mực nước biển thì nhiệt độ sôi của nước là y = 87 0C. Ở độ cao trong khoảng vài kilomet, người ta thấy mối liên hệ giữa 2 đại lượng này là một hàm số bậc nhất y=ax+b có đồ thị như sau : x: là đại lượng biểu thị độ cao so với mực nước biển y :là đại lượng biểu thị cho nhiệt độ sôi của nước a) Xác định a và b b) Thành phố đà Lạt cao 1500m so với mực nước biển. Hỏi nhiệt độ sôi của nước ở đây là bao nhiêu? * Phân tích: Câu a: HS đọc kỹ đề và xác định được khi x = 0 thì y = 100, và khi x = 3600 thì y = 87. Thay các đại lượng tương ứng vào hàm số y = ax + b để tìm a và b. Câu b: Thành phố đà Lạt cao 1500m so với mực nước biển là đề bài cho y = 1500 m Giải. a) Thay x = 0; y = 100 vào y = ax + b, ta được : 100 = a.0 + b => b = 100 Thay x = 3600; y = 87; b = 100 vào y = ax + b, ta được : 87 = a. 3600 + 100 => a ≈– 0,0036 Vậy : y = – 0,0036.x + 100 b) Ta có : y = – 0,0036.x + 100 => 1500 = – 0,0036.x + 100 => x ≈ 94,6 0C Vậy nhiệt độ sôi của nước ở Thành phố đà Lạt là 94,6 0C Trang 18
  6. Bài tập 10 Nhiệt độ T (đo bằng 0C) được ghi lại sau mỗi hai giờ kể từ nửa đêm cho đến 14:00 được ghi lại ở bảng bên. t 0:00 2:00 4:00 6:00 8:00 10:00 12:00 14:00 T 25 27 28 29 30 31 33 34 a) Hãy cho biết hàm số cho bởi bảng bên là hàm số đồng biến hay nghịch biến? giải thích. b) Hãy cho biết tại thời điểm 2:00, 4:00, 10:00 và 14:00 thỉ nhiệt độ là bao nhiêu 0C? * Phân tích: Hàm số đồng biến và nghịch biến khi nào? Giải. a) Vì thời gian càng dài thì nhiệt độ càng tăng nên hàm số này đồng biến. b) Tại thời điểm 2:00 giờ thì nhiệt độ là 270C. Tại thời điểm 4:00giờ thì nhiệt độ là 280C. Tại thời điểm 10:00 giờ thì nhiệt độ là 310C. Tại thời điểm 14:00 giờ thì nhiệt độ là 340C. Bài tập 11 Hai bạn Hoa và Hương đi cùng trên một con đường. Lúc đầu bạn Hoa và bạn Hương ở cùng một phía và cách bến xe buýt lần lượt là 200 m và 500 m cùng đi ngược hướng với trạm xe buýt. Mỗi giờ Hoa đi được 3 km và Hương đi được 1 k m. G ọ i d ( km) là khoảng cách của Hoa, Hương đối với trạm xe buýt sau khi đi được t giờ: a) Lập hàm số của d theo t đối với mỗi bạn. b) Sau bao lâu thì hai bạn gặp nhau. * Phân tích: Giáo viên vẽ sơ đồ minh họa và hướng dẫn HS theo gợi ý sau. Trang 19
  7. - Sau t giờ Hoa đi được quãng đường là bao nhiêu? - Sau t giờ Hương đi được quãng đường là bao nhiêu? - Khi hai bạn gặp nhau thì khoảng cách giữa hai bạn và trạm xe bus như thế nào với nhau? Giải. Đổi: 200 m = 0,2 km và 500 m = 0,5 km a) - Sau t giờ Hoa đi được quãng đường là: 3t - Sau t giờ Hương đi được quãng đường là: 1t - Hàm số của d theo t đối với bạn Hoa : d = 0,2 + 3t - Hàm số của d theo t đối với bạn Hương : d = 0,5 + t b) Khi hai bạn gặp nhau thì khoảng cách giữa hai bạn và trạm xe bus là như nhau nên ta có : 0,2 + 3t = 0,5 + t => t = 0,15 giờ. Vậy hai bạn gặp nhau sau 0,15 giờ. * Các bài tập tự luyện: Bài 2.1 Ngày 20/12/2014 đến ngày 30/12/2014, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã thống kê và đi đến kết luận sau: trung bình giá xăng Rol 92 trên thế giới giảm đều mỗi ngày 110 đồng/lít. Biết giá xăng Rol 92 ngày 20/12/2014 là 17 800 đồng/lít. a) Hỏi giá xăng Rol 92 ở ngày 24/12/2014 là bao nhiêu? b) Lập hàm số biểu diễn giá xăng Rol 92 trong khoảng thời gian trên. Bài 2.2 Một cửa hàng sách cũ có một chính sách như sau: nếu khách hàng đăng ký làm hội viên của cửa hàng sách thì mỗi năm phải đóng 50 000 đồng chi phí và chỉ phải mướng sách với giá 5 000 đồng/ cuốn sách. Nếu khách hàng không phải là hội viên thì sẽ mướn sách với giá 10 000 đồng/ cuốn sách. Gọi s (đồng) là tổng số tiền mỗi khách hàng phải trả trong mỗi năm và t là số cuốn sách mà khách hàng mướn. a) Lập hàm số của s theo t đối với khách hàng là hội viên và đối với khách hàng không phải là hội viên. Trang 20
  8. b) Trung là hội viên của cửa hàng sách. Năm ngoái trung đã trả cho cửa hàng sách tổng cộng 90 000 đồng. Hỏi nếu Trung không phải là hội viên của cửa hàng sách thì số tiền Trung phải trả là bao nhiêu? c) Một hội viên cần thuê tối thiểu là bao nhiêu cuốn sách để có thể bù được phí hội viên? Bài 2.3 Một xí nghiệp đang dự tính đang dự tính chuyển hàng bằng 2 chiếc xe tải và đang phân vân giữa việc mua hẳn 2 chiêc xe tải hoặc mướn 2 chiêc xe tải. Nếu mua hẳn 2 xe và mỗi xe có giá là 200 000 000 đông thì mỗi ngày xí nghiệp phải tốn 5 000 000 đồng cho tất cả tài xê. Còn nếu thuê xe thì giá để thuê 1 chiếc xe chở hàng là 10 000 000 đồng/ngày (đã bao gồm tiền công cho tài xế). a) Gọi C là tổng sổ tiền xí nghiệp bỏ ra để vận chuyển hàng sau n ngày. Lập hàm số của Ctheo n đối với mỗi phương án. b) Nếu xe muốn vận chuyển 1 500 thùng hàng và mỗi ngày phải chở 75 thùng hàng thì phưong án nào sẽ tiết kiệm hơn. c) Sau bao nhiêu ngày thì phương án mua xe sẽ tiết kiệm hơn phương án thuê xe? Bài 2.4 Một xí nghiệp may cứ mỗi tháng thì phải trả tiền lương cho công nhân viên, tiền vật liệu, tiền điện, tiền thuế, tổng cộng là 410 000 000 (VNĐ). Mỗi chiếc áo được bán với giá là 350 000(VNĐ). Gọi số tiền lời (hoặc lỗ) mà xí nghiệp thu được sau mỗi tháng là L (VNĐ) và mỗi tháng xí nghiệp sản xuất được A chiếc áo. a) Lập hàm số của L theo A . b) Nếu trong một tháng, công ty bán được 1 000 chiêc áo thì công ty lời hay lỗ bao nhiêu? c) Mỗi tháng phải sản xuất ít nhất bao nhiêu chiêc áo để xí nghiệp không bị lỗ? d) Hỏi cần phải sản xuất trung bình bao nhiêu chiếc áo, để sau 1 năm xí nghiệp thu được tiền lời là 1 380 000 000 (VNĐ) ( một tỉ ba trăm tám mươi triệu) Bài 2.5 Bảng cước phí dịch vụ MobiCard (áp dụng từ ngày 10/08/2010), cước thông tin (đã bao gồm VAT) quy định rằng: nếu gọi 6 giây đầu thì tính cước Trang 21
  9. 118 đồng, còn kể từ sau giây thứ 6 trở đi, họ tính thêm 19,5 đồng cho mỗi giây. Gọi T là số tiền mà một khách hàng phải trả sau t giây. a) Hãy biểu diễn hàm số giữa T và t. b) Hỏi bạn An gọi trong bao lâu biết số tiền bạn phải trả là 2419 đồng. Bài 2.6 Hai người A và B cùng ở một phía và cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km. Cả hai người cùng nhau đi trên một con đường về phía ngược hướng với thành phố, người A đi với vận tốc là 30 km/h và người B đi với vận tốc 45 km/h. Gọi d (km) là khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến hai người A, B sau khi đi được t (giờ). a) Lập hàm số của d theo t đối với mỗi người. b) Hỏi nêu hai người xuất phát cùng một lúc thì vào thời điểm nào kể từ lúc xuất phát, khoảng cách giữa hai người là 30 km. Bài 2.7 Một người đang dự tính đi mua xe máy mà muốn chọn 1 trong hai loại xe sau: Loại 1: Có giá 27 000 000 (đồng) và trung bình số ki-lô-mét đi được mỗi lít xăng là 58 km/lít xăng. Loại 2: Có giá 30 000 000 (đồng) và trung bình số kị-lô-mét đi được mỗi lít xăng là 62,5 km/lít xăng. Biết rằng giá trung bình của 1 lít xăng là 18 000 (đông). Ngươi ta dự tính nua xe máy để sử dụng khoảng 8 năm. Biết rằng mỗi năm người đó đi được khoảng 7 250 km. a) Gọi s (đồng) là chi phí từng năm theo thời gian t (năm) của mỗi loại xe (bao gồm tiền mua xe và tiền xăng). Lập hàm số của s theo t . b) Nên chọn loại xe nào để tiết kiệm hơn ? Tại sao? c) Thời gian sử dụng là bao lâu thì nên mua xe loại 1 Bài 2.8 Một công ty viễn thông A cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với mức phí ban đầu là 300 000 đồng và mỗi tháng phải đóng 150 000(đồng). Công ty viễn Trang 22
  10. thông B cũng cung cấp dịch vụ truyền hình cáp nhưng không tính phí ban đầu và mỗi tháng khách hàng sẽ phải đóng 200 000 đồng. a) Gọi T (đồng) là số tiền khách hàng phải trả cho mỗi công viễn thông trong t (tháng) sử dụng dịch vụ truyền hình cáp. Khi đó hãy lập hàm số T theo t đối với: mỗi công ty. b) Tính số tiền khách hàng phải trả sau khi sử dụng dịch vụ truyền hình cáp trong 5 tháng đối với mỗi công ty. c) Khách hàng cần sử dụng dịch vụ truyền hình cáp trên mấy tháng thì đăng kí bên công ty viễn thông A sẽ tiết kiệm chi phí hơn? Bài 2.9 Công ty A đã sản xuất ra nhưng chiếc máy nước nóng với số vốn ban đầu là 800 triệu đồng. Chi phí để sản xuất ra một chiếc máy nước nóng là 2,5 triệu đồng. Giá bán ra mỗi chiếc máy nước nóng là 3 triệu đồng. a) Viết hàm số y (triệu đồng) biểu diễn tổng số tiền công ty đã đầu tư (gồm vốn ban đầu và chi phí sản xuất) để sản xuất ra x máy nước nóng. b) Công ty A cần bán ít nhất bao nhiêu máy nước nóng mới có thể thu hồi vốn ban đầu? Giải thích. 2.3. Các lỗi sai thường gặp và biện pháp khắc phục Khi giải các bài toán thực tế có áp dụng hàm số bậc học sinh thường quên đi sự thống nhất về đơn vị, hiểu sai ý nghĩa của các đại lượng dẫn đến giải sai. Không biết dựa vào mối liên hệ giữa các đại lượng để thiết lập hàm số, lời giải thiếu chặt chẽ, quên đối chiếu điều kiện, thiếu đơn vị * Biện pháp khắc phục: - Trước tiên giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đề toán và trong quá trình giải không có sai sót về kiến thức, phương pháp suy luận, kỹ năng tính toán, ký hiệu, điều kiện của ẩn. - Giáo viên rèn cho học sinh có thói quen kiểm tra đơn vị của các đại lượng được cho trong đề, đặt điều kiện của ẩn và xem xét đối chiếu kết quả với điều kiện của ẩn xem đã hợp lý chưa. Trang 23
  11. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu được đâu là ẩn, đâu là dữ kiện, đâu là điều kiện, có thể thoả mãn được điều kiện hay không, điều kiện có đủ để xác định được ẩn không? Từ đó xác định hướng đi, xây dựng được cách giải. III. Hiệu quả ban đầu và kiểm nghiệm: 1. Hiệu quả ban đầu Học sinh thực hiện giải bài tập bằng nhiều phương pháp, tự tin hơn trong việc đưa ra hướng giải quyết và lập luận, cũng như cách trình bày bài tập (thường là dạng toán mà học sinh rất sợ), tránh được những sai lầm thường mắc phải trong logic và trong trình bày bài giải. 2. Kiểm nghiệm Qua quá trình giảng dạy và hướng dẫn hs thông qua các tiết học giúp học sinh làm bài tập tốt hơn. Kết quả được thể hiện qua bài kiểm tra cuối học kì I. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2019 - 2020 MÔN: TOÁN 9 Thời gian làm bài 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Thực hiện các phép tính sau: 3 a/ 12 + 75 – 300 + 27 b/ 14 – 6 5 + 9 – 4 5 2 2 5 + 5 2 6 c/ – 2 + 5 10 + 2 Câu 2: (2 điểm) Cho hàm số y = 2x – 1 có đồ thị là (d 1) và hàm số y = –x + 5 có đồ thị là (d2). a) Vẽ (d1), (d2) trên cùng mặt phẳng tọa độ. b) Tìm tọa độ giao điểm A của (d1) và (d2) bằng phép toán. c) Tìm hệ số a và b của hàm số y = ax + b (a ￿ 0) có đồ thị là (d 3). Biết (d3) // (d1) và (d3) cắt (d2) tại điểm có tung độ là 4. Trang 24
  12. Câu 3: (1 điểm) Hiện tại Nam đã để dành được số tiền là 800 000 đồng. Nam đang có ý định mua một chiếc xe đạp trị giá 2 000 000 đồng. Hằng ngày Nam đều để dành cho mình 20 000 đồng. Gọi y (đồng) là số tiền Nam tiết kiệm được sau x(ngày). a) Thiết lập hàm số y theo x. b) Hỏi sau bao nhiêu ngày tiết kiệm thì Nam có thể mua được chiếc xe đạp đó. Câu 4: (1 điểm) Từ trên một ngọn hải đăng cao 75m ở vị trí B B, người ta quan sát hai lần ở vị trí D và C thấy một chiếc 30° 45° thuyền đang hướng về phía hải đăng với góc hại lần lượt là 300 và 450. Hỏi chiếc thuyền đi được bao nhiêu mét giữa hai 75m lần quan sát? (làm tròn đến mét) 30° 45° A Câu 5: (1 điểm) Một cửa hàng có hai loại quạt, giá tiền như D C nhau. Quạt loại A được giảm giá hai lần, mỗi lần giảm 10% so với giá đang bán. Quạt loại B được giảm giá một lần 20%. Hỏi sau khi giảm giá như trên thì quạt loại nào có giá rẻ hơn. Câu 6: (3 điểm) Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R) vẽ 2 tiếp tuyến MA, MB với (O;R) (A,B là tiếp điểm). a/ Chứng minh: MO ￿ AB tại H. b/ Vẽ đường kính AC của (O;R) và MC cắt (O) tại D. Chứng minh: góc ADC = 900 và Δ MHDΔ MCO.S c/ Gọi K là giao điểm của MC và AB; AD cắt OM tại I. C/m: KI//AC và KI.AC = KA.AH. ● Trước khi thực hiện sáng kiến: Có 19/38 em không làm được bài tỉ lệ 50%. Qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm 2019 – 2020 , kiểm nghiệm qua bài 3 (1,0đ) kết quả đạt được ở lớp 9A5 như sau: Số HS làm Số HS đạt có L Số HS đạt Số HS bỏ, Sĩ đúng toàn bộ làm bài nhưng LỚP 0,5 đ không làm bài số (1,0đ) bị sai hết 9A5 38 3 (7,9 %) 16 (15,8 %) 9 (26,3 %) 10 (50%) Trang 25
  13. ● Sau khi thực hiện sáng kiến: Có 3/38 em không làm được bài tỉ lệ 7,9% giảm Qua bài kiểm tra HKI 2019 – 2020 , kiểm nghiệm qua bài 3 (1,0đ) kết quả đạt được ở lớp 9A5 như sau: Số HS làm Số HS đạt có L Số HS đạt 0,5 Số HS bỏ, Sĩ đúng toàn bộ làm bài nhưng LỚP đ không làm bài số (1,0đ) bị sai hết 9A5 38 8 (21 %) 30 (71,1 %) 2 (5,3 %) 1 (2,6%) IV. Những bài học khi thực hiện - Qua đề tài này tôi nhận thấy rằng muốn dạy cho học sinh hiểu và vận dụng một vấn đề nào đó trước hết người thầy phải hiểu vấn đề một cách sâu sắc vì vậy người thầy phải luôn học hỏi, tìm tòi, đào sâu suy nghĩ từng bài toán, không ngừng nâng cao trình độ cho bản thân. - Bản thân mỗi giáo viên khi đứng lớp thiết nghĩ ai cũng mong muốn đem lại cho học sinh mình những kiến thức bổ ích, giúp các em học ngày càng tiến bộ, có phương pháp học tập tốt hơn và hứng thú hơn trong việc học nên bản thân tôi sau khi nghiên cứu xong đề tài này đã thấy mình hiểu sâu sắc hơn về các dạng bài toán thực tế áp dụng hàm số bậc nhất. Tôi giảng dạy về vấn đề này cho từng đối tượng học sinh và tuỳ từng đối tượng mà tôi chọn bài tập cho phù hợp thì thấy đa số các em tiếp thu nội dung trong chuyên đề một cách dễ dàng, các em rất hứng thú khi tự mình có thể lập ra các bài toán. C. KẾT LUẬN - Khi nghiên cứu đề tài “ÁP DỤNG HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀO CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ” tôi thấy việc áp dụng vào giảng dạy rất có hiệu quả, học sinh dễ hiểu và hứng thú trong quá trình tiếp thu kiến thức, các em đã biết khai thác sâu bài toán, biết tự đặt ra các bài toán mới, tránh được những sai lầm mà mình hay mắc phải. Trang 26
  14. - Trên đây là những định hướng ban đầu nhằm giúp cho học sinh làm quen với việc “ÁP DỤNG HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀO CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ”. Vì đây là kiến thức mới và khó đối với học sinh nên bước đầu bản thân tôi chỉ chọn những bài tập nhỏ, đơn giản, những bài tập chủ yếu vận dụng kiến thức đã học để qua đó giới thiệu cách “ÁP DỤNG HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀO CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ”. Tuy nhiên dù dễ hay khó giáo viên cần phân tích kỹ đề bài để học sinh tìm được phương pháp giải phù hợp, tránh những lập luận sai hoặc lập luận quanh co dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. - Nội dung bài viết trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy với mong muốn giúp học sinh học tốt hơn và cảm thấy hứng thú hơn trong tiết học. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với kiến thức còn hạn chế chắc chắn tôi chưa thể đưa ra vấn đề một cách trọn vẹn được, mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến xây dựng để đề tài này được hoàn thiện hơn. Quận 2, ngày tháng . năm 2020 Người thực hiện Trần Ngô Bảo Phước Trang 27
  15. Nhận xét của Hội đồng Khoa học đơn vị: Ngày tháng năm HIỆU TRƯỞNG Nhận xét của Hội đồng Khoa học ngành Giáo dục và Đào tạo quận 2: Ngày tháng năm TRƯỞNG PHÒNG Nhận xét của Hội đồng Khoa học cấp trên: Ngày tháng năm Trang 28