Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng vườn thực vật và sử dụng vườn thực vật trong dạy học bộ môn

doc 21 trang Giang Anh 21/03/2024 1730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng vườn thực vật và sử dụng vườn thực vật trong dạy học bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_vuon_thuc_vat_va_su_dung_vuon.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng vườn thực vật và sử dụng vườn thực vật trong dạy học bộ môn

  1. Mục lục Tóm tắt sáng kiến . trang 02 Phần đặt vấn đề trang 04 Phần giải quyết vấn đề . trang 05 A. Mục tiêu hoạt động trang 05 B. Kế hoạch thực hiện vườn thưc vật . trang 06 C. Cấu trúc chủ đề hoạt đông học tập ngoài lớp .trang 10 D. Vận dụng vườn thực vật trong dạy học bộ môn . trang 12 * Một số hình ành minh họa . trang 14 E. Tính hiêu quả, kết quả đạt được . trang 20 Phần kết thúc vấn đề . trang 21 Tài liệu tham khảo . trang 22 1
  2. Tổ: Sinh – Công nghệ Đồng tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình Hoàng thị Bích Mai thị Dung Trang Thị Ngọc Ánh Nguyễn Trọng Nghĩa Nguyễn Thị Bích Phượng Phan Thị Ngân Hà TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1) Tên sáng kiến: Xây dựng vườn thực vật và sử dụng vườn thực vật trong dạy học bộ môn sinh, công nghệ 6,7. 2) Nội dung của sáng kiến: Thiết kế xây dựng vườn thực vật và nêu ra mục đích sử dụng vườn thực vật trong dạy học bộ môn sinh, công nghệ 6,7. 3) Phạm vị áp dụng: Sáng kiến đã được áp dụng trong giảng dạy phần trồng trọt của chương trình môn công nghệ 7, sinh học 6,7 và chương chăm sóc cây cảnh ở môn công nghệ 6. 4) Thời điểm áp dụng: Sáng kiến được áp dụng từ tháng 4 năm 2019 cho đến hết năm học 2019-2020 ( Năm đầu tiên thực hiện , đang trong thời gian thử nghiệm) 5) Hiệu quả mang lại: a) Hiệu quả kinh tế: - Việc đầu tư xây dựng vườn thực vật ít tốn kém tiền của, do giáo viên trong tổ và học sinh đứng ra thực hiện. - Tận dụng khoảng đất trống của nhà trường biến thành vườn thưc vật, là nơi để học sinh học tập, trải nghiệm. - Thu hoạch những sản phẩm rau sạch. b) Vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. + Học sinh được trải nghiệm đầy đủ hết các nội dung của phần trồng trọt môn công nghệ 7 và tham gia thực hiện trồng rau sạch. + Vườn thực vật giúp hs khối 6 tiếp cận thực tế, hiểu rõ cấu tạo các bộ phận của cây trồng + Thực hiện giáo dục tích hợp liên môn: Sinh- nông nghiệp + Học sinh khối 6, 7 biết chăm sóc cây trồng, yêu quí sản phẩm mình làm ra, có ý thức và thể hiện hành động bảo vệ môi trường xanh. 2
  3. + Hoc sinh dươc thực hành giâm cành một số cây thông thường trong vườn nhà: cây mía, cây dâm bụt, rau muống, rau lang, rau ngót, sắn. +Học sinh khối 7 nuôi giun đất, lấy giun đất để thực hành cho môn sinh 7 và làm phân bón cho cây trồng. Ngày 02 tháng 01 năm 2019 3
  4. XÂY DỰNG VƯỜN THỰC VẬT VÀ SỬ DỤNG VƯỜN THỰC VẬT TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN. I. ĐĂT VẤN ĐỀ Hoạt động học tập ngoài lớp được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của hoạt dộng trải nghiệm sáng tạo là đặt học sinh trong môi trường học tập đa dạng, học đi đôi với hành, điều này phù hợp với chủ trương đổi mói chương trình giáo dục và sách giáo khoa theo định hướng phát triền năng lực , phẩm chất của hs hiện nay. Bằng hoạt động học tập ngoài lớp, của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia , vùa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt đông cho chính mình. Bản chất của hoạt động học tập ngoài lớp, là tạo ra cơ hộị cho tất cả học sinhvận dụng kiến thức, kỹ năng,thái độ đã học ờ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. 1. Cơ sở lý luận: Căn cứ văn bản Số 3255 /GDĐT-TrH ngày 07/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tành phố Hồ Chí Minh Về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm trong trường trung học năm hoc 2017 – 2018. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ giáo dục và đào tạo công bố ngày 27/7/2017 đã chĩ rõ hệ thống năng lực chung và năng lực đặc thù của các môn học mà học sinh cần đạt như năng lực tự chủ, năng lực hợp tác , năng lực giao tiếp, năng lực tính toán Đồng thời chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp, coi đây là một trong những ưu thế vượt trội để phát triền năng lực học sinh. 4
  5. - Rèn luyện kĩ năng thực hành môn sinh, công nghệ cho học sinh bậc học THCS là một việc làm hết sức quan trọng không chỉ là giúp cho các em học tập tốt bộ môn mà còn là góp phần cho các em phát triển nhân cách một cách toàn diện và sau này khi các em rời khỏi ghế nhà trường các em có thể vận dụng một cách thiết thực vào cuộc sống có thể như “ chăm sóc cây trồng ở nhà, tự thiết kế một vườn rau sạch tại nhà.” . Trên cơ sở đó hình thành cho các em làm mọi việc theo qui trình công nghệ có kĩ thuật để đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hành . Tạo cho các em hứng thú học tập bộ môn có thói quen lao động theo kế hoạch , tuân thủ qui trình công nghệ an toàn lao động và bảo vệ môi trường , có ý thức vận dụng vào cuộc sống , tránh hiện tượng nhàm chán , thực hành một cách miễn cưỡng thiếu khoa học không mang lại hiệu quả cao 2. Cơ sở thực tiễn: - Bộ môn công nghệ 7 là bộ môn khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất nông nghiệp. -Bộ môn sinh học là môn học thực nghiệm nên kiến thức gắn liền thực tế là điều rất cần thiết, đặc biệt là sinh học 6. Vườn thực vật được xây dựng để minh họa cho các em trong các tiết học bộ môn. - Được sự quan tâm sâu sát của BGH nhà trường, sự ham thích học tập bộ môn của học sinh khối 6,7 . - Gv trong tổ sinh- công nghệ đoàn kết, quyết tâm xây dựng vườn thực vật. 3. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến được thực hiện cho học sinh khối 6, 7 ở bộ môn sinh học vả công nghệ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ A. Mục tiêu hoạt động: 1. Mục tiêu hoạt động; - Hs củng cố và khắc sâu nội dung được học. - Biết cách chuyển nội dung lý thuyết thành các thao tác thực hành. 5
  6. 2. Kỹ năng: - Hs hình thành và rèn một số kỹ năng: tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, thuyết trình . 3. Thái độ: - Học sinh yêu thích lao động, yêu thích công việc trồng cây.Từ đó quý trọng thành quả lao động của mình và của người khác. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp Hs phát triển một số năng lực: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng lý thuyết để thực hiện các thao tác của qui trồng trồng cây. * Kỹ năng sống: - Biết tận dụng không gian và xây dựng không gian xanh cho gia đình. - Kỹ năng thực hành các thao tác của qui trình trồng cây để tạo ra sản phẩm. B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VƯỜN THỰC VẬT Thời gian Nội dung công việc 20/4/2019 - GV tổ nhận đất vườn 25/04 - 3/05 - Giáo viên và học sinh xuống vườn theo tiết học Sinh - Công nghệ để nhặt đất đá, xà bần - Làm sạch đất, san bằng mặt đất - Tiếp nhận 20 bao đất trồng cây, trộn vào đất vườn 7/ 5/2019 - Gieo các loại cây rau: Muống, Mồng tơi, rau Cải xanh, Cải ngọt 7/5-11/5 - Lên luống trồng cây khoai lang (6 luống) - Trồng Bầu, Bí, Mướp, Khổ qua 6
  7. - Trồng các loại cây thuốc nam: Nghệ, Gừng, Diếp cá, Sả, Nha đam 13/5-18/5 - Tiếp tục làm đất; chuẩn bị gieo Đậu bắp, Bạc hà 27/5-31/5 - Tiếp tục làm đất; gieo rau Đay, trồng Mía, trồng hoa 3/6-30/6 - Tưới nước, chăm sóc, nhổ cỏ, bắt sâu - Thu hoạch sản phẩm rau 1/7-14/7 - Chăm sóc vườn, tưới nước, nhổ cỏ 22/7-31/7 - Nhổ cỏ, diệt sâu. Làm sạch chỗ có cỏ lớn - Phân chậu cho các lớp khối 6 và khối 7 + Khối 6: 8 lớp :16 chậu + Khối 7: 7 lớp :14 chậu => Chuẩn bị cho hoạt động trong năm học 2019-2020 1/8-15/8 - Thử nghiệm mô hình trồng rau thủy canh tĩnh 1/9/2019 - Công nghệ 7: hs các lớp được giới thiệu về vườn thực vật, chuẩn bị cho các hoạt động học tập ở phần trồng trọt. - Sinh học 7:lớp 7ATH nuôi giun đất trong chậu.( thử nghiệm) 1/10 - 15/10 - Sinh học 6: Quan sát về các bộ phận của cây trồng. Tiến hành trồng vườn thuốc nam. 1/11- 4/2020 - Dọn dẹp vườn sau vụ sau 5 tháng trồng trọt. - Chuẩn bị gieo trồng vụ mới: trồng cây thực phẩm, cây hoa. - Chăm sóc vườn và cây trồng đến khi thu hoạch. Để cho việc học tập ngoài lớp có hiệu quả, chúng ta cần: 1/Định hướng thiết kế và tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp. 7
  8. Khi tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp , cần phải thực hiện đầy đủ các bước: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGOÀI LỚP Các bước xây dựng hoạt động Các câu hỏi giáo viên cần trả lời. Mục tiêu chính của hoạt động Mục đích,mục tiêu học tập , hoạt động chính của hs là gì? Mục tiêu cụ thể về năng lực. Những năng lực cụ thể nào được hướng tới mỗi hoạt động. Nội dung của mỗi hoạt động Hs phải học cái gì ? Gv phải dạy cái gì? hs phải thu được kiến thức nào sau hoạt động? Các bước tiến hành hoạt động cụ thể Làm thế nào để hs học những nội dung dó? làm thế nào để hs hình thành và phát triển được các năng lực đó? Nhóm và địa điểm làm việc. Hs hoạt động ở đâu và làm việc, hoạt động với ai? Thời điểm , thời gian. Hs học khi nào, thời gian bố trí là bao nhiêu? Thiết bị và vật tư Cần những cái gì để tổ chức học tập , hoạt động cho học sinh? Vai trò của gv Làm thế nào để kích thích , thúc đẩy, động viên, khuyến khích và tổ chức việc học cho hs? Hơp tác, phối hợp Cần phối hợp, hợp tác với ai để thúc đẩy việc dạy và học cho học sinh? Đánh giá Làm thế nào để đánh giá sự tiến bộ và những cái đã thu được của hs? 8
  9. Hoạt động học tập ngoài lớp, trải nghiệm nhằm phát huy năng lực sáng tạo của hs , cần căn cứ vào sơ đồ tổ chức sau: Giáo viên Đề xuất nhiệm vụ Không có người hướng dẫn Học sinh Có người hướng dẫn Cá nhân Theo nhóm Theo lớp Trải nghiệm thực tiễn Giáo viên Phụ huynh Quản lí cơ sở Sáng tạo Chiếm lĩnh kiến thức Theo nhóm Học sinh Theo cá nhân Làm báo cáo kết quả Sản Hoạt động Quá trình Kiến Cảm Kinh phẩm nhóm học thức xúc nghiệm Cá nhân đối diện Khẳng định giá trị với tập thể bản thân Học sinh Ngoài nhà trường Trong nhà trường, trong lớp Trình bày, thảo luận tập thể các báo cáo Cộng đồng Nhà máy, Môi trường Theo Toàn Môn học trải nghiệm sống, khu bảo tang, tự nhiên, xã lớp trường dân cư sự kiện hội Thể chế hóa Kết luận, Kết quả học tập Rút kinh nghiệm Học sinh kết luận,thể chế hóa kiến thức thu được qua trải nghiệm Kiến thức môn Kinh nghiệm, học, bài học thu Tổ chức trải nghiệm, thực tiễn, trải được hoạt động nhóm nghiệm Kiến thức Năng lực Kĩ năng 9 Giáo viên đánh giá
  10. C. Cấu trúc chủ đề hoạt động học tập ngoài lớp: Dựa vào đặc điểm của hoạt động học ngoài lớp, và đặc trưng của môn học , các chủ đề được cấu trúc rõ ràng và tường minh với từng mục tiêu cụ thể để hs phát huy năng lực tự học , tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành năng lực. mỗi chủ đề được kết cấu tuần tự theo trật tự bảng dưới dây: Cấu trúc chủ đề hoạt động ngoài lớp Các đề mục Diễn giải nội dung , ý nghĩa. Tiêu dề Tên chù đề gắn với sản phẩm, bài học trong môn học. Mục tiêu Định hướng sản phẩm cần thực hiện , kiến thức cần chiếm lĩnh- vận dụng, hoạt động hs cần làm. Thời gian Khoảng thời gian tổ chức, thời điểm bắt đầu tổ chức: + Tổ chức trong các tiết trên lớp: dạy học theo chủ đề, chương trinh nhà trường, ôn tập, củng cố + Tổ chức trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa: hội thi , câu lạc bộ +Tổ chức dưới dạng hoạt động tim tòi khám phá: giao nhiệm vụ cho hs thực hiện ở nhà, dự án Thiết bị và vật tư Thiết bị và vật tư dự kiến để sử dụng trong việc thực hiện các hoạt động của chủ đề. Hình thức hoạt động Theo nhóm từ 3 đến 5 hs. Giai đoạn tim kiếm thông tin - Hướng dẫn hs đọc SGK các bài có liên quan đến kiến thức của sản phẩm và viết vào phiếu thu thập thông tin.Để đánh giá hs có 10
  11. đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng hay không. - Hướng dẫn tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác( internet, thư viện )để mở rộng kiến thức, gắn bài học với thực tiễn.Phát huy năng lực khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để định hướng kĩ năng , năng lực nghề nghiệp cho hs trong tương lai. Giai đoạn xử lí thông tin Sơ đồ hóa thông tin tim kiếm được theo định hướng kiến thức, kĩ năng của chủ đề và của sản phẩm. Phát huy năng lực tư duy hình ảnh , sáng tạo và thể chế kiến thức của hs. Hs sẽ gặp nhiều khó khăn, gv cần hỏi nhiều về tính logich của sơ đồ, tính sáng tạo và sự hiểu tùng nội dung trong sơ đồ hóa thông tin của hs. Giai đoạn xây dựng ý tưởng Hs huy động , vận dụng kiến thức đã học vào cho sản phẩm một sản phẩm trong thực tiễn , nên cần hỏi hs để hs bộc lộ ý tưởng và xác nhận sự phù hợp của kiến thức vận dụng vào sản phẩm. Giai đoạn thực hiện , chế tạo, Hs đối diện với thực tiễn thao tác, kĩ năng xây dựng sản phẩm. nên gv cần tư vấn , hướng dẫn hoặc tạo điều kiện cho hs làm việc trong phòng thực hành hoặc ở nhà để hs chuyển ý tưởng thiết kế thành sản phẩm thật. Giai đoạn trình bày , báo cáo Hs thể hiện sâu sắc giá trị của mình để khẳng sản phẩm định bản thân nên gv cần có những câu hỏi để hs giãi bày , chiêm nghiệm và xác nhận quá trình sáng tạo , cố gắng của hs. 11
  12. Giai đoạn đánh giá sản phẩm - Nhóm tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu và hoạt động. chí đánh giá ở cuối chủ đề và đánh giá theo ý tưởng đã đề xuất. - Dựa vào tiêu chí, gv đánh giá sản phẩm của hs là đạt hay không đạt. Ghi nhận mức độ đóng góp của từng cá nhân thực hiện trong nhóm theo kết quả tự đánh giá của hs và kết quả đánh giá đồng đẳng giũa các em. Có thể dựa vào sản phẩm hoặc hình thức sau để đánh giá khi hs trinh bày báo cáo: + Quan sản phẩm , tập san. +Qua trình bày báo cáo , trả lời câu hỏi. + Qua hồ sơ học tập, phiếu học tập . Phụ lục Cung cấp thông tin và bổ sung các thông tin ( nếu có) về chủ đề của sản phẩm. D.VẬN DỤNG VƯỜN THỰC VẬT TRONG DẠY HỌC Vườn thực vật là nơi sưu tập, chăm sóc các loài thực vật để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. 1. Môn Công nghệ 6 Chủ đề: Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và cây hoa - Hướng dẫn cho học sinh biết cách tưới nước, chăm sóc cho cây: Tùy loại cây mà sử dụng phương pháp tưới nước phù hợp. 2. Môn Công nghệ 7: Phần trồng trọt Các chủ đề: 2.1. Giúp học sinh thực hiện được kỹ thuật làm đất: Làm tơi, trộn đều đất, lên luống; 12
  13. 2.2. Các hình thức lên luống: luống thấp, luống cao; 2.3. Các phương pháp gieo hạt, trồng cây; 2.4. Các hình thức trồng cây bằng giâm cành, chiếc cành (Mía, rau Lang), ghép cành 2.5. Các biện pháp chăm sóc: 2.5.1. - Tưới phun - Tưới ngập - Tưới vào gốc cây - Tưới ngấm 2.5.2. Làm cỏ: Bằng tay 2.5.3. Bón phân, xử lý đất 2.5.4. Vun gốc 2.5.5. Phòng trừ sâu bệnh: Bắt sâu bằng tay 2.5.6. Các phương pháp thu hoạch: Cắt, hái, nhổ, đào 3. Môn Sinh học 6 - Quan sát cấu tạo ngoài (Rễ thân lá, hoa quả hạt) - Phân biệt thực vật - Hướng dẫn học sinh chăm sóc thực vật - Hướng dẫn học sinh làm bầu đất - Nhân giống cây trồng + Sinh sản hữu tính: Thụ phấn + Sinh sản vô tính: giâm cành, chiếc cành (Mía, rau Lang), ghép cành 4. Tích hợp Sinh học 7 + Công nghệ 7 13
  14. Chủ đề 1: - Hướng dẫn cho học sinh nuôi giun đất - Lấy giun đất phục vụ cho bài học (Thực hành: Mổ giun đất) - Nuôi giun đất làm phân bón cho cây trồng Chủ đề 2: - Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính: Trồng hành lá bằng nhân giống vô tính bằng củ. 5. Tích hợp: Sinh học 6 + Công nghệ 7 - Giâm cành, chiếc cành, ghép cành => Hoạt động học tâp ngoài trời giúp học sinh được trải nghiệm thực tế, rút ra kinh nghiệm và tích lũy kiến thức đã được học một cách đầy đủ và chính xác nhất. Một số hình ảnh hoạt động của giáo viên và học sinh: Học sinh dọn dẹp xà bần. 14
  15. Cô Hà và học sinh nhặt đá và rác, Xà bần và dá dã dược gom sạch sẽ 15
  16. Tạo nền đất trồng cây Xử lý hạt giống Các loại cây trồng đã mọc lên 16
  17. Lên luống trồng khoai lang Tiết học ngoài lớp: Gv giới thiệu vườn thực vật,định hướng những công việc học sinh sẽ thực hiện ở vườn trong môn công nghệ 7, phần trồng trọt. 17
  18. Thu hoạch sản phẩm sạch Học sinh diệt bọ xít và ốc sên phá hại cây trồng. 18
  19. Học sinh tạo nền đất để trồng cây hành lá Gv hướng dẫn học sinh tạo hốc đất để đặt củ hành giống vào Củ hành giống đã được gieo vào chậu đất 19
  20. Cây hành trồng được 2 tuần, học sinh làm báo cáo thực hành. E. TÍNH HIỆU QUẢ, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC a) Hiệu quả kinh tế: - Việc đầu tư xây dựng vườn thực vật ít tốn kém tiền của, do giáo viên trong tổ và học sinh đứng ra thực hiện. - Tận dụng khoảng đất trống của nhà trường biến thành vườn thưc vật, là nơi để học sinh học tập, trải nghiệm. - Thu hoạch những sản phẩm rau sạch. b) Vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. + Học sinh được trải nghiệm đầy đủ hết các nội dung của phần trồng trọt môn công nghệ 7 và tham gia thực hiện trồng rau sạch. + Vườn thực vật giúp hs khối 6 tiếp cận thực tế, hiểu rõ cấu tạo các bộ phận của cây trồng + Thực hiện giáo dục tích hợp liên môn: Sinh- nông nghiệp + Học sinh khối 6, 7 biết chăm sóc cây trồng, yêu quí sản phẩm mình làm ra, có ý thức và thể hiện hành động bảo vệ môi trường xanh. + Hoc sinh dươc thực hành giâm cành một số cây thông thường trong vườn nhà: cây mía, cây dâm bụt, rau muống, rau lang, rau ngót, sắn. 20
  21. +Học sinh khối 7 nuôi giun đất, lấy giun đất để thực hành cho môn sinh 7 và làm phân bón cho cây trồng. III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Việc xây dựng vườn thưc vật và sử dụng vườn thực vật trong giảng dạy môn học sinh học và công nghệ là việc làm cần thiết: - Giúp cho người giáo viên tổ chức các hoạt động học tập ngoài lớp được thuận lợi và dễ dàng. - Giáo viên nâng cao chuyên môn, năng lực quản lý học sinh trong tiết học ngoài lớp. - Giúp cho học sinh được học trải nghiệm thực tế, đươc thực hành, thu hoạch được sản phẩm do chính mình trồng. Giáo dục tinh thần yêu lao động, yêu thành quả làm ra. - Giúp học sinh tích lũy kiến thức một cách đầy đủ ,chính xác và mau nhớ bài hơn. - Phát triển năng lực cho học sinh, hoàn thiện nhân cách của học sinh trong cuộc sống. - Do mới thực hiện ở HK1 năm học 2019-2020, giáo viên tổ sinh - công nghệ đã từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, qua giảng dạy giáo viên sẽ rút ra thêm một số kinh nghiệm , sáng tạo thêm những hình thức phù hợp để tổ chức đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục đăt ra. Tập thể giáo viên tổ sinh- công nghệ xin chân thành cảm ơn! 21