Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp

doc 10 trang Giang Anh 20/03/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 2 TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ ĐỊNH TỔ: SINH – ĐỊA – CÔNG NGHỆ ♣♣♣ ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Người thực hiện: PHẠM THỊ THANH HẢI Chức danh: Giáo viên - TTCM 2018 - 2019
  2. MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Cơ sở lý luận. 2 3. Cơ sở thực tiễn. 3 PHẦN II: NỘI DUNG 3 1. Thực trạng của hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 2. Giải pháp chủ yếu 4 3. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN III: KẾT LUẬN 6 1. Kết luận chung. 6 2. Kiến nghị 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 1
  3. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. - Giáo dục là một quá trình kết hợp giữa vai trò chủ đạo truyền thụ kiến thức của giáo viên đối với sự tự giác tích cực rèn luyện của học sinh, nhằm hình thành ý thức, tình cảm và chủ yếu là hành vi thói quen và chuẩn mực đạo đức phù hợp với những quy định của xã hội. Để từ đó, qua lí luận được tiếp thu trên lớp và qua thực tế hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhìn về hình thức giống như một sân chơi giải trí để học sinh có điều kiện phát huy năng lực hoạt động (trò chơi, văn nghệ, lao động, công tác xã hội ) qua đó học sinh có điều kiện thâm nhập vào các mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Làm cơ sở bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp góp phần giáo dục đồng bộ về các mặt tri thức (Đức, trí, thể, mĩ, lao động ) và đặc biệt là giúp cho các em có nền tảng vững chắc để học lên các lớp trên hoặc có vốn kinh nghiệm kiến thức cần thiết cho người lao động đi vào cuộc sống xã hội. - Hoạt động ngoài giờ lên lớp là cầu nối liên hệ giữa nhà trường và xã hội là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cho nhà trường, bởi vì lứa tuổi này rất thích hoạt động có tính tự lập, năng động, có ý chí tự vươn lên, tự khẳng định mình trước tập thể nên hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường tốt nhất để các em thể hiện khả năng của mình, giúp cho nhà trường định hướng được quá trình giáo dục nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo của cấp học chính vì thế chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp phải thể hiện được tính linh hoạt cho phù hợp với thực tế đơn vị và địa phương kịp thời giáo dục cho các em những điều cần thiết như: An toàn giao thông; Tôn sư trọng đạo; Đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, phòng tránh các tệ nạn xã hội; ý thức tổ chức kỷ luật, văn nghệ, thể dục thể thao qua đó ngăn chặn được hiện tượng những tác động xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến học sinh - Trong nhiều năm công tác, chủ nhiệm các lớp, tôi nhận thấy làm quen trong công việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một mảng hoạt động không thể thiếu được trong công tác giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ những cơ sở lý luận trên nên tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp”. 2. Cơ sở lý luận. Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường trung học cơ sở Nguyễn Thị Định về việc thực hiện các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề từng tháng trong năm học. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp nhằm nâng cao hiểu biết và tạo điều kiện để các em rèn thói quen sống, phát huy năng lực và sở thích của mình. Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở (THCS) là một lĩnh vực hoạt động song song với hoạt động dạy học, giáo dục trên lớp, cùng thực hiện mục tiêu đào tạo cấp học theo các hướng giáo dục: nhân văn, khoa học. 2
  4. - Thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của môn học, phát huy năng lực riêng của mỗi cá nhân học sinh, giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. 3. Cơ sở thực tiễn. - Ở trường THCS môn giáo dục ngoài giờ lên lớp là môn đặc thù không có hệ thống kiến thức xác định mà phản ánh kiến thức của nhiều môn học. Chính vì vậy những tiết học này là cơ hội để học sinh củng cố, ôn lại kiến thức đã học. Ngoài ra còn giúp các em có hiểu biết nhất định về truyền thống dựng nước và giữ nướccủa dân tộc Việt Nam. - Thực tế môn ngoài giờ lên lớp mới đưa vào áp dụng trong trường học vài năm gần đây, nên tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của các giáo viên chủ nhiệm còn gặp nhiều khó khăn, một số học sinh chưa tự giác tích cực tham gia tiết học này. - Trong thực tế giảng dạy cho thấy một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát, thụ động trong tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Chưa thực sự nhiệt tình, tích cực chuẩn bị chu đáo cho tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Một số học sinh có hiện tượng ỷ lại vào các bạn khác trong nhóm, chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm ý kiến cá nhân. - Giáo viên chưa đầu tư nhiều cho môn học này, chưa đổi mới phương pháp dạy và học. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ cơ sở lý luận trên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy được những vấn đề sau: 1.1. Thuận lợi. - Giáo viên: Nhìn chung giáo viên nhận thức đúng đắn và sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xuất phát từ nhận thức đúng đắn đó, đội ngũ giáo viên đã nhiệt tình, hết lòng vì các phong trào hoạt động phần nào đem lại hiệu quả trong công tác giáo dục học sinh. - Học sinh: Các em cũng đã nhận thức đúng đắn với môn học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên nhiệt tình, say sưa hưởng ứng các hoạt động của trường, lớp tạo cho phong trào hoạt động thêm sôi nổi và đạt kết quả. 1.2. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoài giờ còn có những hạn chế sau: - Một số ít giáo viên do nhận thức chưa dầy đủ nên coi môn học là không cần thiết. Hoạt động chỉ mang tính chất đối phó, giảng dạy một cách hời hợt, thiếu sự chuẩn bị chu đáo. Việc làm đó đã ảnh hưởng không tốt đến học sinh, gây căng thẳng trong quá trình học tập, hạn chế tới việc phát triển nhân cách của học sinh. Bởi vậy dẫn đến tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp không có hiệu quả và không có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho học sinh. - Bản thân nhiều học sinh cũng xem đây là một tiết học không quan trọng nên không hoạt động nghiêm túc, dẫn đến kết quả tiết học không cao. 3
  5. - Do đặc thù của môn học, rất cần những sự chuẩn bị về phương tiện, cơ sở vật chất tuy nhiên, những nhân tố trên chưa được trang bị đầy đủ. 2. Giải pháp chủ yếu. 2.1. Giải pháp. Để tổ chức một tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) bổ ích có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiểu biết, hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học, qua nghiên cứu và đã giảng dạy các tiết ngoài giờ lên lớp (NGLL) ở trường, cần thực hiện một số giải pháp sau: - Nâng cao nhận thức vế công tác giáo dục HĐNGLL đối với giáo viên và học sinh: tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, vị trí của công tác NGLL cho giáo viên và học sinh ngay từ khi bước vào năm học mới. - Thông qua HĐNGLL bồi dưỡng cho học sinh lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước. - Qua hoạt động phát triển tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển tinh thần đoàn kết, hợp tác gắn bó với nhau trong cuộc sống hàng ngày. - Thông qua tiết HĐNGLL kỹ năng của học sinh được hình thành và phát triển, như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển chương trình / 2.2. Tổ chức và triển khai thực hiện. Trước hết muốn có một tiết HĐNGLL thành công và hiệu quả, thì mỗi giáo viên phải xem xét lại quan điểm của mình đối với tiết học này. Từ đó có những điều chỉnh hợp lý để giảng dạy tiết học HĐNGLL đảm bảo được mục tiêu đã đề ra. a. Chuẩn bị - Xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở chủ điểm của từng tháng. - Soạn giáo án nghiêm túc trước khi hướng dẫn học sinh hoạt động trên lớp. - Trong mỗi tiết phải xác định chủ điểm và tìm hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung chủ điểm. - Sau mỗi tiết học phải hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ cho tiết học sau. - Phải tìm được những học sinh có khả năng dẫn chương trình, văn nghệ. - Tích cực nghiên cứu để tìm ra những hình thức tổ chức hay, sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh. b. Tiến hành hoạt động - Giáo viên phải biết cách phát huy vai trò chủ động sáng tạo của mỗi học sinh để tạo tâm lý tự tin cho học sinh khi tham gia hoạt động. - Khi tiến hành hoạt động, giáo viên phải quan sát và nhắc nhở để đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều tham gia. - Cần xen lẫn văn nghệ, trò chơi cho học sinh tạo cảm giác thư giãn sôi nổi. - Trong khi tiến hành hoạt động không thể thiếu phần giao lưu với đại biểu đến dự. 4
  6. c. Kết thúc hoạt động Giáo viên cần quan sát tiết hoạt động để rút ra những điều đã làm được, những điều chưa làm được để đưa ra những nhận xét, rút kinh nghiệm để phục vụ cho tiết hoạt động sau tốt hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, quan sát, giao nhiệm vụ theo mỗi chủ điểm, chủ đề. - Thu thập và xử lý thông tin, phương pháp kiểm tra đánh giá. Ví dụ minh họa CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ TRUYỀN THỐNG “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” I. Yêu cầu giáo dục: - Nhận thức: Hiểu biết về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. - Thái độ: Trân trọng tự hào với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” kính trọng biết ơn thầy cô, phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. II. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử dân tộc Việt Nam. - Những dẫn chứng minh họa về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và nay. 2. Hình thức. - Trao đổi, thảo luận, biểu diễn văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động. 1. Về phương tiện. - Những tài liệu sưu tầm (báo, sách, truyện, ) về thày cô giáo, tình cảm thầy trò. - Câu hỏi gợi ý để trao đổi thảo luận: Bạn hãy nói ngắn gọn ý nghĩa ngày 20 -11. Bạn hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bạn hãy kể về một người thầy(cô) giáo cũ của mình. Theo bạn thầy cô giáo mong mỏi điều gì nhất ở học sinh. Bạn hãy đọc một bài thơ viết về thầy(cô) giáo. - Báo cáo của học sinh (cá nhân, tổ). - Phương tiện trang trí và vị trí trưng bày tư liệu. - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Về tổ chức. - GVCN: + Định hướng nội dung hoạt động (cung cấp hướng dẫn tìm nguồn tài liệu). + Động viên hs tích cực tham gia. - HS: + Họp tổ chia nhóm, phân công sưu tầm, sắp xếp tư liệu. + Viết báo cáo thu hoạch. + Tập hợp các báo cáo và tư liệu thành tập san của lớp về truyền thống tôn sư trọng đạo. 5
  7. + Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ. + Phân công người dẫn chương trình, trang trí, trưng bày tư liệu. IV. Tiến hành hoạt động. 1. Khởi động. Hát tập thể bài “Bông hồng tặng cô”. 2. Tiến trình hoạt động. Tên HĐ–ND ghi bảng HĐ của GV HĐ của HS * THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” - Người dẫn chương trình tuyên bố lí * HĐ 1: Nghi thức Ra mắt do, giới thiệu khách mời, giới thiệu chương trình. * HĐ2: Trao đổi, thảo Theo dõi - Người dẫn chương trình lần lượt nêu luận. những câu hỏi cho các bạn phát biểu. - Các bạn phát biểu từng nội dung. - Người dẫn chương trình giới thiệu * HĐ3: Văn nghệ. Theo dõi tiết mục đã chuẩn bị. - Các cá nhân được cử lên trình bày. - Người dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu. * HĐ4: Tổng kết Theo dõi - Đại diện cán bộ lớp nhận xét về kết quả tiết hoạt động. V. Kết thúc hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét tiết học: về phần chuẩn bị; phần hoạt động của học sinh - Dặn dò: chuẩn bị hoạt động “biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”. + Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (bài hát, thơ, truyện ) về thầy cô, mái trường theo từng tổ (mỗi tổ chuẩn bị ít nhất 3 thể loại). 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. - 100% học sinh hiểu cách thức tiến hành và tham gia tích cực các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Chất lượng giáo dục được nâng lên nhờ sự bổ trợ của môn giáo dục ngoài giờ lên lớp, ý thức trách nhiệm của giáo viên được nâng cao. - Chất lượng của các hoạt động phong trào được thể hiện rõ nét, học sinh hăng hái tích cực tham gia tập thể, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện trong cư xử. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận chung. Việc học tập các môn văn hóa là một nhiệm vụ trọng tâm đối với mỗi học sinh, tuy nhiên muốn phát triển một cách toàn diện về mọi mặt thì học sinh không thể thiếu những kỹ năng có được từ các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở lý luận và quan trọng hơn là từ thực tế giảng dạy môn học này ở trường, bản thân thiết nghĩ đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ lên 6
  8. lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh, hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của người công dân, người lao động tự chủ, sáng tạo, có ý chí vươn lên trong thực tiễn xã hội. Xây dựng được khối đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái và phản ánh được những truyền thống tốt đẹp mà bao đời nay cha ông ta còn gìn giữ và phát triển. Một lần nữa ta lại khẳng định cho thế hệ tương lai của chúng ta các truyền thống ấy không bao giờ mai một cần phải được phát huy mọi lúc mọi nơi. Đồng thời hoạt động ngoài giờ giúp giáo viên luôn tôn trọng gần gũi học sinh, sử dụng nhiều phương pháp tích hợp, kết hợp với trò chơi, văn nghệ giúp các em yêu thích môn học, tích cực tham gia. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS hiện nay là một hoạt động mang tính khoa học, nghệ thuật. Đây là hoạt động của tập thể người vì vậy mang ý nghĩa xã hội cao. Muốn đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của năm học ban giám hiệu cần có hướng chỉ đạo tốt môn học này. 2. Kiến nghị Dựa trên cơ sở điều kiện thực tế của trường, tôi xin được kiến nghị như sau: - Giáo viên cần nhận thức đúng đắn hơn về tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và coi môn học này quan trọng như những môn học khác. - Cần thường xuyên bổ sung, trang bị mới cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn học này. - Cần tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp về hình thức, cách thức tổ chức một tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp được áp dụng thành công ở đơn vị, tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Thạnh Mỹ Lợi ngày 08 tháng 10 năm 2018 Người viết Phạm Thị Thanh Hải 7
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sách hướng dẫn thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp - NXB giáo dục. [2]. Sách thiết kế tiết hoạt động NGLL – NXB giáo dục. [3]. Nâng cao chất lượng giáo dục NGLL – Tác giả: Nguyễn Văn Bé Ba. [4]. Những trang WEB + www.giaoandientu.com.vn. + www.doc.edu.vn/tailieu/ + www.giaoduc.edu.vn 8
  10. PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1. Đánh giá của hội đồng khoa học cấp trường: 2. Đánh giá của hội đồng khoa học cấp quận: 9